img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Giải đáp một số thắc mắc về đề thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội

Tác giả Minh Châu 10:03 06/12/2024 8,711 Tag Lớp 12

Kỳ thi đánh giá năng lực hiện nay đang nhận được sự quan tâm từ đông đảo quý phụ huynh và các em học sinh. Trước khi tham gia cuộc thi, các em cần cập nhật tốt những thông tin cần thiết để chuẩn bị và lên kế hoạch ôn tập thật tốt. Do đó, VUIHOC đã tổng hợp bài viết này để giúp các em giải đáp một số thắc mắc về đề thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội

Giải đáp một số thắc mắc về đề thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Cấu trúc, đề cương bài thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội

Mới đây, trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội vừa công bố Cấu trúc, đề cương chi tiết của bài thi Đánh giá năng lực. 

Như những năm trước, bài thi đánh giá năng lực học sinh THPT (HSA) của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) được xây dựng theo hướng đánh giá các năng lực cốt lõi cần thiết của học sinh THPT đạt được theo Chương trình giáo dục phổ thông và phù hợp với tiêu chuẩn, xu hướng đánh giá năng lực của thế giới.

Thông qua nội dung kiến thức thuộc chương trình giáo dục phổ thông, bài thi đánh giá 3 nhóm năng lực chính là: năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ tiếng Việt, lập luận, tính toán, tư duy logic, xử lý dữ liệu; và năng lực tìm hiểu, khám phá và ứng dụng khoa học (Tự nhiên - Xã hội).

Độ khó của các câu hỏi trong đề thi tăng dần từ cấp độ 1 đến cấp độ 3 và được phân chia theo tỷ lệ: Cấp độ 1: 20% - Cấp độ 2: 60% - Cấp độ 3: 20%.

Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN cho biết cấu trúc bài thi HSA sẽ gồm 3 phần thi như sau:

  • Phần 1: Toán học và xử lí số liệu (Toán học, gồm 50 câu hỏi trong thời gian 75 phút).
  • Phần 2: Văn học - Ngôn ngữ (Ngữ văn – Ngôn ngữ, gồm 50 câu hỏi trong thời gian 60 phút), 
  • Phần 3: Khoa học/Tiếng Anh (Tự nhiên - Xã hội, gồm 50 câu hỏi trong thời gian 60 phút).

Trong mỗi phần thi sẽ có 50 câu hỏi chấm điểm nhưng có thể kèm thêm 1- 2 câu hỏi thử nghiệm không tính điểm. Được biết, các câu hỏi thử nghiệm (không tính điểm) được trộn vào một cách ngẫu nhiên. Bài thi có câu hỏi thử nghiệm thời gian làm bài sẽ kéo dài thêm 2 - 4 phút.

 

Xem thêm: Phân tích chi tiết cấu trúc đề thi đánh giá năng lực của trường Đại học Quốc gia Hà Nội 

Đăng ký Thi thử Đánh Giá Năng Lực Online ĐHQGHN ngay!

Khi dự thi, thí sinh làm trực tiếp bài thi trên máy tính tại các phòng thi đủ tiêu chuẩn.

  • Đối với các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, thí sinh lựa chọn một đáp án đúng duy nhất (A hoặc B hoặc C hoặc D) cho mỗi câu hỏi.
  • Đối với các câu hỏi điền đáp án, thí sinh điền đáp án tìm được vào ô trống có sẵn tương ứng trong mỗi câu hỏi thi.

Điểm của bài thi sẽ được chấm tự động bằng phần mềm thi Đánh giá năng lực. Kết quả bài thi được hiển thị trên màn hình máy tính sau khi thí sinh kết thúc bài làm hoặc sau khi hết thời gian thi theo quy định. Tổng điểm của toàn bài thi là 150 điểm dựa trên tổng số câu trả lời đúng.

Theo đó, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, trả lời sai hoặc không trả lời không được tính điểm (các câu hỏi thử nghiệm cũng không tính điểm). Điểm của bài thi là tổng điểm của 3 phần thi gộp lại, trong đó mỗi phần thi tối đa 50 điểm.

Bảng điểm sẽ hiện kết quả bao gồm điểm tổng (tối đa 150 điểm) và 3 đầu điểm thành phần: Toán học và Xử lí số liệu, Ngôn ngữ - Văn học, Khoa học (hoặc tiếng anh)

Năm 2025, Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội được giao nhiệm vụ tổ chức 6 đợt thi HSA từ tháng 3 đến tháng 6. Vào đầu tháng 2 hệ thống đăng ký thi HSA  bắt đầu mở và phục vụ cho thí sinh đăng ký dự thi. 

Xem thêm: Kế hoạch tổ chức thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội

Đăng ký ngay để được các thầy cô tổng hợp kiến thức và xây dựng lộ trình ôn tập theo đúng chuẩn cấu trúc đề thi đánh giá năng lực ĐHQGHN ngay!!!

 

2. Giải đáp một số thắc mắc về đề thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội

2.1. Câu hỏi: "Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội 2025 có khác gì năm 2024 không?

Giải đáp:

Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội 2025 có thay đổi so với năm 2024 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới. Cụ thể:

Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội gồm có 150 câu, thí sinh sẽ hoàn thành bài thi trong vòng 195 phút. Bài thi ĐGNL bao gồm 3 phần:

Phần 1:  Toán học và Xử lý số liệu 

Phần 2: Ngôn ngữ - Văn học

Phần 3: Khoa học hoặc ngoại ngữ ( Lựa chọn 1 trong hai bài thi khoa học hoặc ngoại ngữ). Trong phần 3 thí sinh được lựa chọn phần thi khoa học (chọn 3/5 môn thi) hoặc phần thi tiếng Anh

2.2. Câu hỏi: "Thời gian làm bài thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội 2025 là bao lâu?"

Giải đáp:

Thí sinh sẽ có 195 phút để làm bài thi đánh giá năng lực, trong đó gồm 3 phần

1) Phần Toán học và Xử lý số liệu: làm trong 75 phút

2) Phần Ngôn ngữ - Văn học: làm trong 60 phút

3) Phần Khoa học hoặc ngoại ngữ: làm trong 60 phút

Thời gian làm bài thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội 2023

 

2.3. Câu hỏi: "Bài thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội 2025 được tính điểm như thế nào?"

Giải đáp:

Bài thi có 150 câu hỏi tương ứng với 150 điểm. Vậy nên, với mỗi câu trả lời đúng, thí sinh sẽ được tính 1 điểm. Trong đề thi có thể sẽ có những câu hỏi thử nghiệm được trộn lẫn, thí sinh sẽ không được tính điểm cho các câu hỏi này (phần thi nào có câu hỏi thử nghiệm sẽ được tính thêm thời gian làm bài).

2.4. Câu hỏi: "Thí sinh cần ôn luyện những phần kiến thức nào để hoàn thành tốt bài thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội 2025?"

Giải đáp:

Thí sinh cần có kiến thức vững vàng ở nhiều môn học cũng như lĩnh vực khác nhau. Cụ thể như:

  • Phần Toán học và Xử lý số liệu yêu cầu thí sinh cần có kiến thức về Đại số, Hình học, Giải tích, Thống kê và xác suất sơ cấp

  • Phần Ngôn ngữ - Văn học yêu cầu thí sinh cần có kiến thức về Văn học và Ngôn ngữ (bao gồm cả từ vựng và ngữ pháp)

  • Phần Khoa học hoặc ngoại ngữ yêu cầu thí sinh cần có kiến thức về cả mảng tự nhiên (gồm Vật lý, Hóa học, Sinh học) và cả mảng xã hội (gồm Lịch sử, Địa lý, GIáo dục), nếu chọn phần thi tiếng Anh, thí sinh cần chuẩn bị ôn luyện cả kiến thức tiếng anh. 

Sổ tay ôn trọn kiến thức trọng tâm ôn thi đánh giá năng lực ĐHQGHN 

 

2.5. Câu hỏi: "Phạm vi kiến thức đề thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội 2025 nằm trong những khoảng nào?"

Giải đáp:

Phạm vi kiến thức trong đề thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội nằm trải rộng trong khoảng từ kiến thức lớp 10 đến kiến thức lớp 12. Trong đó chiếm phần lớn là kiến thức của lớp 12 (60%), kiến thức lớp 11 là 30% và lớp 10 là 10%.

Riêng chủ đề Vật lí, Sinh học có thể thay đổi trong khoảng ± 5% theo phân bố chương trình giữa các lớp. Phần thi tiếng Anh kiến thức trong chương trình lớp 12: khoảng 45%, kiến thức tổng hợp, vận dụng bậc cao trong chương trình: khoảng 15%.

2.6. Câu hỏi: "Những trường nào sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội 2025 để xét tuyển Đại học?"

Giải đáp:

Cho đến năm 2025, đã có hơn 90 trường chấp nhận kết quả thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội để xét tuyển đầu vào, thí sinh có thể tham khảo chi tiết danh sách trường tại đây.

Danh sách một số trường xét điểm thi đánh giá năng lực 2025 của Đại học Quốc gia Hà Nội:

STT TÊN TRƯỜNG
1 Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội
2 Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN
3 Trường Đại học Công nghệ - ĐHQG HN
4 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN
5 Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQGHN
6 Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN
7 Trường ĐH Giáo dục - ĐHQGHN
8 Trường ĐH Việt Nhật - ĐHQGHN
9 Trường ĐH Luật - ĐHQGHN
10 Trường Quốc tế - ĐHQGHN
11 Trường Quản trị & Kinh doanh - ĐHQGHN
12 Khoa các Khoa học Liên ngành - ĐHQGHN
13 Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên
14

Trường ĐH Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - ĐH Thái Nguyên Trường

15 ĐH Công nghệ và Truyền thông - ĐH Thái Nguyên
16 Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Thái Nguyên
17 Trường ĐH Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
18 Trường ĐH Y Dược - ĐH Thái Nguyên
19 Trường Ngoại ngữ - ĐH Thái Nguyên
20 Khoa Quốc tế - ĐH Thái Nguyên
21 Trường Đại học Ngoại thương (từ năm 2021)
22 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
23 Trường Đại học Thương Mại
24 Trường Đại học Hà Nội Học viện Ngân hàng
25 Học viện Tài chính
26 Trường ĐH Tài nguyên - Môi trường -
27 Trường Đại học Thăng Long
28 Trường Đại học Y Thái Bình (cộng điểm)
29 Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
30 Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
31 Trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa)
32 Trường Đai học Công nghiệp Việt Trì
33 Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương
34 Trường ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp
35 Trường Đại học Vinh
36 Trường Đại học Tân Trào
37 Trường Đại học Sư phạm 2 Hà Nội
38 Trường Đại học Điện lực
39 Trường Đại học Tây Bắc
40 Học viện Chính sách và Phát triển
41 Trường Đại học Mở Hà Nội
42 Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
43 Trường Đại học Duy Tân
44 Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
45 Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vinh
46 Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải
47 Trường Đại học Tây Bắc
48 Trường Đại học Lâm Nghiệp
49 Trường Đại học Nha Trang (từ năm 2023)
50

Trường Đại học Y tế Công cộng (từ năm 2023 - ngành Khoa học Dữ liệu)

51 Trường Đại học Hoa Sen (từ năm 2023)
52 Trường Đại học Dầu khí (từ năm 2023)
53 Trường ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu nghị (từ năm 2023)
54 Trường Đại học Đà Lạt (từ năm 2023)
55 Trường ĐH Xây dựng Miền Trung (từ năm 2023)
56 Trường ĐH Tài chính - Quản trị Kinh doanh (từ năm 2023)
57 Trường ĐH Kinh tế Nghệ An (từ năm 2023)
58 Trường Đại học Nguyễn Trãi (từ năm 2023)
59 Trường ĐH Công nghiệp Dệt may Hà Nội (từ năm 2023)
60 Trường Đại học Kinh Bắc (từ năm 2023)
61 Trường Đại học Tài chính - Marketing (từ năm 2023)
62 Trường Đại học Quảng Bình (từ năm 2023)
63 Học viện Hàng không (từ năm 2023)
64 Trường Đại học Quy Nhơn (từ năm 2023)
65 Trường Đại học Nam Cần Thơ (từ năm 2023)
66 Trường Đại học Hòa Bình (từ năm 2023)
67 Trường Đại học Công nghệ Đông Á (từ năm 2023)
68 Trường Đại học Đông Đô (từ năm 2023)
69

Trường Đại học Quốc tế - ĐHQG TP.Hồ Chí Minh (từ năm 2023)

70 Học viện Bưu chính - Viễn thông
71 Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

 

Xem thêm: Hiểu rõ về kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội: Thể lệ, đề thi, điểm chuẩn

Qua bài viết này, VUIHOC mong rằng có thể cung cấp cho các em những thông tin hữu ích về cấu trúc đề thi đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

PAS ĐGNL VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa ôn thi đánh giá năng lực online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Học tương tác trực tiếp với thầy cô  

⭐ Lộ trình bám sát cấu trúc đề thi, đảm bảo đạt 100+ thi ĐGNL ĐHQGHN

⭐ Thi thử miễn phí trải nghiệm như thi thật  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Phân lớp theo học lực và trình độ

⭐ Đội ngũ gia sư hỗ trợ 24/7 cho đến lúc thi

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!!

 

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0963345212