img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Kỹ năng làm bài đọc hiểu văn bản đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Văn

Tác giả Minh Châu 09:28 14/05/2024 182,982 Tag Lớp 12

Đọc hiểu văn bản là một dạng bài luôn xuất hiện trong đề thi môn Ngữ văn kỳ thi THPT Quốc gia. Bởi vậy, nắm được các kiểu bài và cách làm bài sẽ giúp các em có thể dễ dàng vượt qua nó. VUIHOC đã tổng hợp lý thuyết, các phương tiện để giúp các em đạt được điểm cao khi gặp dạng bài này.

Kỹ năng làm bài đọc hiểu văn bản đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Văn
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Tổng quan về kiểu bài đọc hiểu văn bản đề thi THPT Quốc gia môn Văn

1.1. Khái niệm

– “Đọc” là hoạt động của con người nhận biết các ký hiệu và chữ cái bằng mắt, suy nghĩ và ghi nhớ những gì đọc được trong đầu, đồng thời truyền đạt đến người nghe bằng cách tạo ra âm thanh bằng thiết bị phát âm.

- “Hiểu” là phát hiện, nắm vững mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, sự vật cụ thể và ý nghĩa của các mối liên hệ đó. Sự hiểu biết cũng bao gồm tất cả các nội dung và có thể áp dụng vào cuộc sống. Hiểu có nghĩa là trả lời câu hỏi Như thế nào? Cái gì? Làm thế nào?

– “Đọc hiểu” là đọc kết hợp với hình thành năng lực lí giải, phân tích, khái quát hoá và phán đoán đúng sai. Tức là kết hợp với khả năng, suy luận và diễn đạt.

 

Đọc hiểu văn bản là phần thi quan trọng trong kỳ thi THPT quốc gia môn Ngữ Văn

 

1.2. Đặc điểm của kiểu bài đọc hiểu văn bản trong đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn

Phần đọc hiểu trong chương trình Ngữ văn 12 cũng tương tự như phần đọc hiểu ở chương trình lớp 10 và 11 mà các em đã được học trước đó. Các bài tập đọc hiểu Ngữ văn có những điểm chung sau: 

Dạng câu hỏi đọc hiểu thuộc phần I (chiếm 3 điểm) của đề thi môn văn THPT. Ngữ liệu đọc hiểu thường là được trình bày dưới dạng một đoạn văn bản và có thể là bất kỳ loại văn bản nào bao gồm khoa học, công vụ, báo chí đến nghệ thuật. Miễn là văn bản được viết dưới dạng ngôn từ. Nhưng chủ yếu sẽ là văn bản nghị luận. 

 

1.3. Yêu cầu của kiểu bài đọc hiểu văn bản

Thông thường, chủ đề này yêu cầu các em học sinh đọc và hiểu được bốn câu hỏi nhỏ. Các em có thể hiểu rõ hơn bằng cách tham khảo các cách làm bài đọc hiểu dưới đây. Các câu hỏi đọc hiểu tập trung vào nhiều khía cạnh như:

- Nội dung chính và ý nghĩa của văn bản; 

- Thông tin quan trọng về văn bản: tiêu đề, phong cách ngôn ngữ, cách diễn đạt. 

- Kiến thức về từ vựng, cú pháp, dấu câu, cấu trúc và thể loại của văn bản. 

- Một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản và tác dụng của nó.

>>> Xem thêm: Ôn thi văn tốt nghiệp THPT 

 

2. Những kiến thức thí sinh cần nắm vững khi làm bài đọc hiểu văn bản

2.1. Các phong cách ngôn ngữ

Dưới đây là các phong cách ngôn ngữ có thể xuất hiện trong phần đọc hiểu văn bản:

 

STT Phong cách ngôn ngữ Cách sử dụng

1

Phong cách ngôn ngữ khoa học

Sử dụng với những văn bản thuộc lĩnh vực như học tập và phổ biến khoa học, nghiên cứu, đặc trưng cho mục đích là diễn đạt sâu về chuyên môn

2

Phong cách ngôn ngữ báo chí (hay còn gọi là thông tấn)

Kiểu diễn đạt này được sử dụng với các loại văn bản về tất cả các vấn đề thời sự trong lĩnh vực truyền thông của xã hội.

3

Phong cách ngôn ngữ chính luận

Sử dụng với lĩnh vực chính trị - xã hội, người giao tiếp sẽ thường trình bày chính kiến, bộc lộ một cách công khai về quan điểm tư tưởng cũng như tình cảm của bản thân với những vấn đề thời sự đang “hot” của xã hội

4

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Chủ yếu được sử dụng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có vai trò thông tin mà còn giúp thỏa mãn nhu cầu về thẩm mĩ của con người; từ ngữ phải thật trau chuốt và tinh luyện...

5

Phong cách ngôn ngữ hành chính

Sử dụng với các văn bản về lĩnh vực giao tiếp điều hành kèm theo quản lí xã hội.

6

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Dùng ngôn ngữ trong việc giao tiếp hàng ngày, mang lại tính tự nhiên, thoải mái và sinh động, không quá trau chuốt...trao đổi những thông tin, tư tưởng cũng như tình cảm trong giao tiếp với tư cách là cá nhân

 

2.2. Các phương thức biểu đạt

Xác định phương thức biểu đạt là một dạng yêu cầu thường được sử dụng trong Phần Đọc hiểu của đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn. Có 6 phương thức biểu đạt thường được xuất hiện trong đề đọc hiểu thi THPT Quốc gia:

 

STT

Phương thức

Khái niệm

Dấu hiệu nhận biết

Thể loại

1

Tự sự 

- Sử dụng ngôn ngữ nhằm tường thuật lại một hoặc một chuỗi những sự kiện, có cả mở đầu lẫn kết thúc

- Ngoài ra còn sử dụng để khắc họa nên đặc điểm nhân vật hoặc quá trình nhận thức của nhân vật

- Xuất hiện sự kiện, cốt truyện

- Xuất hiện diễn biến câu chuyện

- Xuất hiện nhân vật

- Bao gồm các câu trần thuật/đối thoại

- Bản tin báo chí

- Bản tường thuật, tường trình

- Tác phẩm văn học mang tính nghệ thuật (truyện hay tiểu thuyết)

2

Miêu tả

Sử dụng ngôn ngữ nhằm tái hiện lại những tính chất, đặc điểm cũng như nội tâm của sự vật, hiện tượng và cả con người

- Các câu văn miêu tả

- Từ ngữ sử dụng chủ yếu là tính từ

- Văn tả người, tả cảnh, vật...

- Đoạn văn miêu tả thuộc tác phẩm tự sự.

3

Thuyết minh

Trình bày hoặc giới thiệu về các thông tin, những hiểu biết, tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng

- Các câu văn sẽ miêu tả tính chất, đặc điểm của đối tượng

- Có thể là những số liệu để chứng minh

- Thuyết minh về sản phẩm

- Giới thiệu về danh lam thắng cảnh, di tích hoặc nhân vật

- Trình bày về tri thức hoặc phương pháp trong nghiên cứu khoa học.

4

Biểu cảm

Sử dụng ngôn ngữ nhằm bộc lộ ra cảm xúc, thái độ đối với thế giới xung quanh

- Câu thơ, câu văn bộc lộ được cảm xúc của người viết

- Chứa những từ ngữ thể hiện cảm xúc như ơi, ôi....

- Điện mừng, chia buồn, thăm hỏi

- Tác phẩm văn học: thơ trữ tình hoặc tùy bút.

5

Nghị luận

Sử dụng nhằm bàn bạc đúng sai, phải trái giúp bộc lộ rõ chủ kiến cũng như thái độ của người nói, người viết rồi sau đó thuyết phục người khác để họ đồng tình với ý kiến của mình.

- Có vấn đề về nghị luận và quan điểm của người viết

- Từ ngữ thường có tính khái quát cao (nêu ra chân lí hoặc quy luật)

- Sử dụng những thao tác: giải thích, lập luận, chứng minh

- Cáo, hịch, chiếu, biểu.

- Xã luận, bình luận, lời kêu gọi.

- Sách lí luận.

- Tranh luận về một vấn đề liên quan đến chính trị, xã hội và văn hóa.

6

Hành chính - công vụ

Là một phương thức giao tiếp của Nhà nước và nhân dân, của nhân dân và cơ quan Nhà nước, của cơ quan với cơ quan, của nước này với nước khác trên cơ sở pháp lí. 

- Hợp đồng, hóa đơn...

- Đơn từ, chứng chỉ...

(Phương thức và phong cách hành chính công vụ thường sẽ không thấy trong bài đọc hiểu)

- Đơn từ

- Báo cáo

- Đề nghị

 

Đạt 9+ môn văn không còn là trở ngại. Tham khảo ngay!!

 

2.3. Các thao tác lập luận

Trong văn bản, người ta thường sử dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận khác nhau nhưng vẫn có một thao tác lập luận nổi bật lên toàn văn bản. Bảng dưới đây sẽ giúp các em có thể nhận biết rõ ràng hơn. 

 

STT

Thao tác lập luận

Khái niệm

1

Giải thích

Sử dụng lí lẽ nhằm cắt nghĩa, giảng giải về con người, sự vật, hiện tượng và khái niệm để giúp người đọc và người nghe hiểu được chính xác ý của mình.

Phân tích

Chia đối tượng thành nhiều yếu tố nhỏ nhằm xem xét kỹ lưỡng một cách toàn diện về cả nội dung lẫn hình thức của đối tượng.

Chứng minh

Phát biểu những dẫn chứng xác thực nhằm làm sáng tỏ một ý kiến giúp thuyết phục được người đọc và người nghe phải tin tưởng vào vấn đề đó. (Đưa ra lí lẽ trước rồi mới chọn dẫn chứng và đưa dẫn chứng. Cần phải phân tích được dẫn chứng thì lập luận chứng minh mới thuyết phục hơn. Đôi khi cũng có trường hợp thuyết minh trước rồi mới trích dẫn chứng sau.)

So sánh

Đưa đối tượng vào trong mối tương quan để thấy được những đặc điểm và tính chất của nó

5

Bình luận

Đánh giá về các hiện tượng, vấn đề xấu hay tốt, đúng hay sai... 

Bác bỏ

Trao đổi và tranh luận nhằm bác bỏ những ý kiến sai lệch 

 

2.4. Các biện pháp tu từ

Với những câu hỏi yêu cầu tìm biện pháp tu từ, các em có thể dựa vào khái niệm và tác dụng để trả lời câu hỏi. 

 

STT

Biện pháp tu từ

Khái niệm

Tác dụng 

1

So sánh

Đối chiếu giữa 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà chúng phải có những nét tương đồng thì mới làm tăng được sức gợi hình, gợi cảm cho từng câu văn.

Giúp sự vật và sự việc được miêu tả một cách sinh động, cụ thể là có tác động đến trí tưởng tượng, gợi hình, gợi cảm

2

Nhân hóa

Dùng những từ ngữ miêu tả hoạt động, suy nghĩ, tính cách, tên gọi ... dành cho con người với mục đích miêu tả một sự vật, đồ vật, con vật, cây cối khiến chúng có thể trở nên sinh động, gần gũi và có hồn hơn

Làm cho đối tượng hiện ra một cách sinh động, gần gũi, thể hiện tâm trạng và có hồn đối với con người

3

Ẩn dụ 

Gọi tên của sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác khi chúng có nét tương đồng với nhau nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm với sự diễn đạt.

Cách diễn đạt sẽ mang tính cô đọng, hàm súc, giá trị biểu đạt cao và gợi ra những liên tưởng sâu sắc.

4

Hoán dụ

Gọi tên của sự vật, hiện tượng hay khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng và khải niệm khái có quan hệ rất gần gũi với nhau nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm đối với sự diễn đạt.

Diễn tả nội dung thông báo một cách sinh động và gợi ra những liên tưởng sâu sắc

5

Nói quá

Phóng đại quy mô, tính chất, mức độ của sự vật, hiện tượng được xuất hiện nhằm gây ấn tượng, nhấn mạnh và tăng sức biểu cảm.

Khiến cho các sự việc, hiện tượng xuất hiện vô cùng ấn tượng đối với người đọc và người nghe. 

6

Nói giảm nói tránh

Sử dụng cách diễn đạt vô cùng tế nhị và uyển chuyển nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, sợ hãi, nặng nề, tránh để lại lời thô tục hay thiếu lịch sự

Làm giảm nhẹ mức độ khi muốn nói (về sự đau thương và mất mát) nhằm thể hiện được sự trân trọng

7

Liệt kê

Sắp xếp nối tiếp một loạt từ hoặc cụm từ cùng loại nhằm diễn tả một cách đầy đủ nhất, sâu sắc hơn về nhiều khía cạnh khác nhau của thực tế và tư tưởng, tình cảm.

Diễn tả cụ thể và toàn diện ở nhiều khía cạnh

8

Điệp ngữ

Lặp lại từ ngữ (thậm chí là cả câu) nhằm làm nổi bật lên ý, gây được cảm xúc mạnh

Nhấn mạnh và tô đậm ấn tượng nếu có nhằm tăng giá trị của biểu cảm, tạo được âm hưởng nhịp điệu cho câu văn hoặc câu thơ.

9

Tương phản

Sử dụng từ ngữ có tính chất đối lập, trái ngược nhau nhằm tăng hiệu quả diễn đạt.

Tăng hiệu quả diễn đạt và gây ấn tượng

10

Chơi chữ

Lợi dụng được những đặc sắc về âm, về nghĩa của từ nhằm tạo được sắc thái dí dỏm, hài hước…l

Giúp câu văn trở nên hài hước và dễ nhớ hơn

 

2.5. Đặc trưng của các thể thơ

 

STT

Thể thơ

Đặc điểm nhận biết

1

5 chữ (ngũ ngôn) 

- Mỗi câu thường bao gồm 5 chữ

- Thường được chia nhỏ thành nhiều khổ khác nhau, mỗi khổ bao gồm 4 dòng thơ.

2

Song thất lục bát

- Mỗi đoạn có chứa 4 câu

- 2  câu đầu thì mỗi câu sẽ có 7 chữ; câu thứ ba là 6 chữ và câu thứ 4 là tám chữ.

Lục bát

- Một câu chứa sáu chữ rồi lại đến một câu tám chữ cứ như thế nối tiếp nhau

- Thường bắt đầu bằng câu có chứa 6 chữ và kết thúc bằng một câu 8 chữ

4

Thất ngôn bát cú Đường luật

- Câu 1 và 2 chính là câu phá đề và thừa đề.

- Câu 3 và 4 là Thực hay Trạng, sử dụng để giải thích hoặc bổ sung thêm những chi tiết bổ nghĩa giúp đề bài rõ ràng, mạch lạc hơn

- Câu 5 và 6 là Luận, sử dụng để bàn luận để rộng nghĩa hay cũng có thể sử dụng như ở câu 3 và 4

- Câu 7 và 8 là Kết, kết luận về ý của bài thơ đó

5

Thơ 4 chữ, thơ 6 chữ, thơ 7 chữ, thơ 8 chữ

- Dựa vào số chữ trong 1 dòng thơ mà xác định được thể thơ

6

Thơ tự do

- Đếm số chữ trong 1 dòng thơ, dòng nhiều dòng ít sẽ không bị gò bó, không tuân theo quy luật

 

2.6. Các hình thức lập luận của đoạn văn

 

STT

Hình thức lập luận

Đặc điểm

1

Lập luận diễn dịch

Lập luận diễn dịch là việc lập luận xuất phát từ luận điểm có tính khái quát, chuẩn mực nhằm dẫn đến kết luận mang đặc điểm của tính riêng biệt, cụ thể (từ cái chung nhất đến cái riêng).

2

Lập luận quy nạp

Ngược lại với lập luận diễn dịch, lập luận quy nạp chính là lập luận đi từ những quan sát cụ thể, riêng biệt, đơn lẻ nhằm dẫn đến kết luận có tính khái quát và phổ biến (từ cái riêng biệt đến cái chung). 

3

Lập luận hỗn hợp

Lập luận hỗn hợp là dạng lập luận có sự phối hợp của lập luận diễn dịch và lập luận quy nạp

4

Lập luận phản đề

Đây là một dạng lập luận để thông qua đó sử dụng lý lẽ nhằm phản bác lại những luận điểm đối lập, từ đó có thể khẳng định luận điểm đã đưa ra ban đầu.

 

3. Một số phương tiện và phép liên kết

3.1. Những kiểu câu hỏi thường sử dụng trong phần đọc hiểu văn bản

a) Dạng 1: Nhận diện phong cách ngôn ngữ

Đây là một dạng câu hỏi thường xuất hiện ở trong các đề thi, nó thường nằm ở vị trí câu 1 của phần đọc hiểu và thường chiếm 0.5đ. Chính vì vậy, để làm được câu này thì các em chỉ cần phải nhớ đến khái niệm và đặc điểm của mỗi phong cách ngôn ngữ là có thể giải quyết được vấn đề dễ dàng.

Ví dụ: Đơn xin nghỉ học hoặc đơn xin học thêm,...

Nhận biết được văn bản hành chính vô cùng đơn giản: chỉ cần bám sát vào 2 dấu hiệu là mở đầu và kết thúc

  • Có phần tiêu ngữ (đó là dòng Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ở trên đầu của văn bản

  • Có chữ kí hoặc dấu đỏ từ các cơ quan chức năng ở phần cuối văn bản

Ngoài ra, văn bản hành chính cũng có nhiều dấu hiệu khác nữa giúp các em có thể nhận ra một cách dễ dàng.

 

b) Dạng 2: Phương thức biểu đạt

Câu hỏi này cũng tương tự như phía trên và rất đơn giản để các em có thể dành được 0,5đ.

Ví dụ:

“Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt tôm, bắt tép và hứa, đứa nào bắt được đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Còn Cám quen được nuông chiều, chỉ ham chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt được gì.”

⇒ Phương thức biểu đạt ở đây: Tự sự

 

c) Dạng 3: Thao tác lập luận

Đây là một câu hỏi thuộc phần 1 của bài đọc hiểu tuy nhiên câu hỏi này khiến rất nhiều bạn gặp khó khăn và mất điểm, và cũng có khá nhiều bạn có sự nhầm lẫn không đáng có là không phân biệt được sự khác nhau giữa thao tác lập luận với phương thức biểu đạt.

Ví dụ:

“Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp, ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mò vừa phải”.

⇒ Thao tác lập luận giải thích

 

thí sinh làm bài đọc hiểu văn bản đề thi thpt quốc gia môn văn

 

d) Dạng 4: Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu hiệu quả.

Chắc chắn câu hỏi này đã rất quen thuộc với các em. Hầu như bài nào cũng sẽ có câu này và nó nằm ở vị trí câu hỏi số 2 hoặc số 3 của phần đọc hiểu. Tuy là quen thuộc nhưng để lấy được 1 điểm của phần này thì không hề dễ dàng.

Ví dụ: “Về thăm quê Bác làng Sen/ Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng“.

“Thắp” và “nở” đều mang điểm chung về hình thức thức đó là sự phát triển và tạo thành. “Thắp” là hình ảnh ẩn dụ để chỉ hoa râm bụt nở.

 

e) Dạng 5: Phân biệt thể thơ

Dựa vào số chữ trên 1 câu và số câu thì có thể xác định được thể thơ mà văn bản sử dụng

Ví dụ:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

(Sóng – Xuân Quỳnh)

⇒ Thể thơ tự do

>>>Nắm trọn mọi dạng bài trong bài tập đọc hiểu thi tốt nghiệp THPT môn Văn ngay<<<

 

g) Dạng 6: Xác định nội dung chính của văn bản

Đây là câu hỏi khá đơn giản do nó đã có sẵn trong văn bản nhưng vẫn có rất nhiều bạn bị mất điểm do trả lời chưa đủ ý. Vậy để làm dạng câu hỏi này các em cần căn cứ vào:

  • Căn cứ vào tiêu đề của văn bản (hay nhan đề) và nguồn của văn bản được trích dẫn đó.

  • Căn cứ vào những hình ảnh xuất hiện một cách đặc sắc

  • Căn cứ vào những câu văn, từ ngữ, lời thơ mà được nhắc đi nhắc lại nhiều lần

 

h) Dạng 7: Xác định câu chủ đề và cấu trúc đoạn văn

Với dạng câu hỏi này thì xác định được câu chủ đề chính là biết được cấu trúc đoạn văn. Thường thì câu chủ đề sẽ được nằm ở vị trí đầu (cấu trúc diễn dịch) hoặc cuối của đoạn văn (cấu trúc quy nạp).

 

i) Dạng 8: Từ bài trên, anh chị hãy rút ra cho bản thân mình một bài học sâu sắc nhất/ một thông điệp ý nghĩa nhất.

Đây có lẽ là câu hỏi có khả năng vào nhiều nhất. Một vài năm gần đây dạng câu hỏi này rất được ưa chuộng và sử dụng cả trong thi cử hay kiểm tra. Công thức của phần này:

  • Thông điệp ý nghĩa nhất đối với tôi là: chúng ta cần…; phải…; nên…; đừng…

  • Theo tôi đây là thông điệp sâu sắc nhất vì nó cho tôi thấy được… hoặc nó cho tôi biết rằng…

  • Tóm lại thông điệp này không chỉ có ý nghĩa với riêng bản thân mình mà chắc chắn nó còn mang lại ý nghĩa sâu sắc đến tất cả mọi người.

 

k) Dạng 9: anh/ chị suy nghĩ thế nào về…anh/ chị hiểu như thế nào về…(một vấn đề nào đó đã được trích dẫn từ một văn bản )

Câu hỏi này nằm ở vị trí câu 3 hoặc câu 4 trong bài đọc hiểu và chắc chắn sẽ có nhiều bạn cảm thấy câu hỏi này rất khó. 

Tuy nhiên hãy tự tin để nói hết suy nghĩ của mình ra và sử dụng với công thức này:

  • Theo tôi, vấn đề ở đây có ý nghĩa như sau:…

  • Nhận định điều đó là đúng hay sai

  • Tán thành hoặc không tán thành.

 

l) Dạng 10: Tại sao các giả lại nói:”… “

Kiểu câu hỏi này khá giống với câu hỏi dạng 9 và đòi hỏi các em phải trình bày thật chi tiết vì đây là một câu hỏi chiếm 1đ. 

  • Vì 1: Là các em hãy đi tìm ý xuất hiện trong văn bản, những ý mà tác giả cho rằng tại sao như thế rồi ghi ra.

  • Vì 2: Là trình bày những suy nghĩ của chính các em về vấn đề đó.

  • Vì 3: Là lật ngược vấn đề đang nói: Nếu không như thế thì sao…

 

3.2. Cách làm bài đọc hiểu văn bản đề thi THPT Quốc gia môn Văn

Bước 1: Đọc thật kỹ đề bài cho đến thuộc lòng rồi thì hãy bắt đầu làm từng câu một, câu dễ làm trước còn câu khó làm sau.

Đề văn có sự đổi mới bao gồm 2 phần: đọc hiểu và làm văn. Phần đọc hiểu thường đề cập rất nhiều vấn đề, thí sinh cần phải nắm thật vững những kiến thức cơ bản sau:

  • Nắm chắc được 6 phong cách ngôn ngữ văn bản. 

  • Xác định được 5 phương thức biểu đạt của văn bản theo các từ ngữ hoặc cách trình bày. 

  • Nhận biết được từng phép tu từ. Các biện pháp tu từ đó có tác dụng như thế nào đối với đối tượng nói đến. Nó giúp làm tăng thêm tính gợi cảm, gợi hình ảnh cũng như âm thanh, màu sắc để khiến đối tượng hấp dẫn hơn.

  • Đối với những văn bản chưa từng thấy bao giờ, học sinh cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần nhằm hiểu được từng câu, từng từ, hiểu đúng nghĩa và biểu thị qua cách trình bày của văn bản, cách ngắt dòng và liên kết câu,… để có thể trả lời được những câu hỏi thường gặp như: Nội dung chính của văn bản là gì, tư tưởng của tác giả muốn gửi gắm trong văn bản là gì, thông điệp rút ra được sau khi đọc văn bản…

Bước 2: Đọc kỹ từng yêu cầu, gạch chân dưới các từ ngữ trọng tâm, câu văn quan trọng. Việc làm này có thể giúp các em lí giải được những yêu cầu của đề bài và xác định được hướng đi đúng cho bài làm đó, tránh lan man và lạc đề.

Bước 3: Luôn đặt ra câu hỏi và tìm được cách trả lời: Ai? Là gì? Cái gì? Như thế nào? Kiến thức gì? Để làm bài một cách trọn vẹn hơn, khoa học hơn để không trả lời thiếu.

Bước 4: Trả lời rõ ràng từng câu, từng ý. Chọn được từ ngữ, viết câu và viết thật cẩn thận từng chữ một.

Bước 5: Đọc lại kèm theo sửa chữa chính xác từng câu trả lời. Không được bỏ trống bất cứ câu nào, dòng nào.

Một số lưu ý được rút ra trong quá trình làm bài:

  • Viết đúng từng từ ngữ, trình bày một cách rõ ràng, không được sai chính tả, dấu câu, không nên viết quá dài.

  • Chỉ sử dụng thời gian là khoảng 30 phút để có thể làm câu hỏi đọc hiểu. Trả lời đúng các câu hỏi xuất hiện trong đề.

  • Làm chuẩn chỉ từng câu, không được bỏ ý, không nên viết vội vàng để giành được điểm tối đa phần thi này.

 

thí sinh làm bài đọc hiểu văn bản đề thi thpt quốc gia môn văn

 

3.3. Xác định những yêu cầu chính trong bài

Theo ma trận của đề thi thì phần đọc hiểu sẽ bao gồm 1 văn bản cùng với 4 câu hỏi liên quan với các mức độ: nhận biết, nhận biết/thông hiểu, thông hiểu và cuối cùng là vận dụng (ở mức độ thấp). Thường thì thang điểm tương ứng với 0.5 - 0.5 - 1 - 1 điểm.

Ở dạng câu hỏi nhận biết, đề thường yêu cầu: Tìm ra/chỉ ra/xác định được văn bản đó sử dụng phương thức biểu đạt nào; phong cách ngôn ngữ ra sao; phép liên kết và cách trình bày (diễn dịch, quy nạp, song hành, tổng - phân- hợp…) như thế nào; phép tu từ cùng đề tài và thể thơ…

Ở dạng câu hỏi nhận biết/ thông hiểu, đề thường cho: Xác định được chủ đề hay câu chủ đề; đặt nhan đề; theo tác giả “…” là gì; chỉ ra được từ ngữ hoặc hình ảnh “…” xuất hiện ở văn bản; xác định được vấn đề chính từ cô bán văn bản.

Ở dạng câu hỏi thông hiểu, đề thường yêu cầu như sau: Anh/chị hiểu thế nào về từ ngữ/câu/hình ảnh hoặc khái niệm… ở trong văn bản; theo các anh/chị, vì sao mà tác giả cho rằng “…”; xác định được ý nghĩa của phép tu từ…

Ở dạng câu vận dụng (mức độ thấp), có những dạng: Yêu cầu hãy rút ra được ý nghĩa hoặc bài học khi đọc xong văn bản; yêu cầu đưa ra được các giải pháp hoặc liên hệ về thực tiễn; bày tỏ được tình huống cần phải lựa chọn; bày tỏ suy nghĩ/cảm nhận về câu văn hoặc câu thơ được trích từ văn bản; anh/chị có đồng ý hoặc không đồng ý, vì sao; hoặc hãy viết một đoạn văn dựa vào một yêu cầu về hình thức và một giới hạn nhất định…

 

3.4. Đọc và phân bổ thời gian làm từng phần

Nên đọc thật kỹ văn bản theo trình tự lần lượt như dưới đây:

- Lượt 1, đọc được hết các văn bản và câu hỏi.

- Sau đó sẽ đọc lại lượt 2 trên cơ sở hướng tới việc trả lời được các câu hỏi. Có thể sử dụng bút đánh dấu câu trả lời thẳng vào đề, hoặc ghi ra một tờ giấy nháp trước khi trả lời chính thức vào bài làm.

Chú ý vào các thông tin có liên quan đến văn bản bao gồm nhan đề, tác giả, nguồn trích dẫn,… (thường nó sẽ nằm ở cuối văn bản). Nhiều khi đó chính là cơ sở để dựa vào đó cho các em đáp án. Chú ý đến số lượng câu hỏi, các vế thuộc từng câu hỏi. Các câu hỏi thường được sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó, vì vậy cần phải chú ý đến yêu cầu kiến thức đọc hiểu có hài hoà hay không, sự tương quan hợp lý của chúng. Nếu cần thiết thì có thể sử dụng đến phương pháp loại suy.

Có hai loại văn bản thường xuất hiện ở đề là văn bản nghệ thuật (thể loại thơ hoặc văn xuôi) và văn bản thông tin (báo chí, chính luận…). Tương tự cũng sẽ xuất hiện những câu hỏi liên quan đến đặc trưng của hai loại văn bản đó. Với thời gian 120 phút làm bài, với dạng câu đọc hiểu văn bản có thang điểm giữ nguyên là 3/10 điểm, nên chỉ dành được khoảng 20 phút với câu hỏi này. Những câu hỏi khó, chưa thể trả lời thì cần nên tạm dừng lại và để làm lại sau.

>>>Đăng ký ngay để được các thầy cô tư vấn và chia sẻ phương pháp luyện thi văn tốt nghiệp THPT đạt hiệu quả tốt nhất<<<

3.5. Trả lời đúng trọng tâm câu hỏi

Các em không nên trả lời dài dòng, vòng vo mà nên trả lời vào đúng trọng tâm của câu hỏi, đúng với các “từ khóa” của đáp án vừa được xuất hiện. Câu hỏi với một ý (thường nằm ở câu 1, câu 2), nếu có các từ “chính/ chủ yếu” xuất hiện thì chỉ trả lời duy nhất 1 phương án. Câu hỏi liên quan đến xác định (VD: phép tu từ) phải có 2 bước,gồm gọi tên (phép đó là phép gì) và chỉ ra được (nằm ở đâu trong văn bản). Thiếu bước sau sẽ bị mất đi một nửa số điểm.

Nếu câu hỏi xuất hiện nhiều vế (thường nằm ở câu 3 và 4) thì không nên viết thành một đoạn văn, mà hãy trả lời bằng cách gạch đầu dòng. Các cách hỏi như “theo văn bản/theo tác giả” thì cần bám sát được văn bản để trả lời. 

Nếu gặp câu hỏi yêu cầu là “đưa thêm giải pháp/ ý kiến của bản thân” thì có nên đưa ra càng nhiều ý kiến càng tốt hay không, nhưng không được trùng lặp với những ý xuất hiện trong văn bản. Câu hỏi sẽ yêu cầu nêu ra tác dụng của phép tu từ nào đó và trả lời bằng cách sử dụng chính tác dụng của phép tu từ đó để kết hợp với các chi tiết có trong ngữ cảnh của văn bản.

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Đọc hiểu văn bản là một phần kiến thức nắm giữ 3/10 điểm của bài thi THPT Quốc gia. Bởi vậy, thí sinh cần trau dồi và ôn tập thật kỹ phần này để có thể đạt được số điểm tuyệt đối. Để các em có thể ôn tập tốt hơn, VUIHOC viết bài này nhằm đưa ra những kiến thức quan trọng cùng một số kinh nghiệm khi làm bài đọc hiểu văn bản. Các em cũng có thể tham khảo trọn bộ bí kíp ôn Văn thi THPT Quốc gia đã được nhà trường VUIHOC chia sẻ trong bài trước. Để học thêm nhiều kiến thức liên quan đến các môn học khác thì các em có thể truy cập vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô VUIHOC ngay bây giờ nhé!  

>>> Xem thêm: Hướng dẫn làm đoạn văn Nghị luận xã hội 200 chữ đề thi thi tốt nghiệp THPTQG môn Văn

>>> Xem thêm: Hướng dẫn làm bài Nghị luận văn học ôn thi môn Văn tốt nghiệp THPT Quốc gia

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0963345212