img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Hướng dẫn học toán lớp 3 ôn tập hình học

Tác giả Lê Thị Vân 15:26 09/07/2024 143,829 Tag Lớp 3

Toán lớp 3 ôn tập hình học là bài học quan trọng, con được ôn tập, củng cố kiến thức quan trọng như độ dài đường gấp khúc, chu vi tam giác, tứ giác.

Hướng dẫn học toán lớp 3 ôn tập hình học
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Để con củng cố lại kiến thức, vuihoc.vn sẽ cung cấp tới phụ huynh và con những nội dung, bài tập trọng tâm của bài học toán lớp 3 ôn tập hình học.

1. Đường gấp khúc

1.1.  Định nghĩa đường gấp khúc

Đường gấp khúc là đường gồm nhiều đoạn thẳng kế tiếp nhau và không thẳng hàng.

Ví dụ:

hình gấp khúc

1.2. Cách tính độ dài đường gấp khúc

Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó (độ dài các đoạn thẳng cùng đơn vị đo).

1.3. Ví dụ: Tính độ dài đường gấp khúc ABCD

tính độ dài đường gấp khúc

 

Giải:

Độ dài đường gấp khúc ABCD là: AB + BC + CD

8 + 10 + 10 = 28 (cm)

Vậy độ dài đường gấp khúc ABCD là 28cm

2. Hình tam giác

2.1. Định nghĩa hình tam giác

Hình tam giác là hình có 3 đỉnh không thẳng hàng và 3 cạnh là 3 đoạn thẳng nối các đỉnh với nhau.

Ví dụ: Hình ảnh tam giác thực tế

Hình mái nhà

hình ảnh chóp nhà

Hình miếng phô mai

miếng phô mai

2.2. Các yếu tố của hình tam giác

  • Đỉnh là điểm chung của hai cạnh trong một hình tam giác

  • Cạnh là một đoạn thẳng nối hai đỉnh hoặc hai điểm trong không gian

Ví dụ: Cho 2 điểm A, B trong không gian. Nối 2 điểm đó với nhau sẽ tạo thành cạnh AB.

2.3. Cách tính chu vi hình tam giác 

Chu vi hình tam giác là tổng độ dài các cạnh của hình tam giác (độ dài các cạnh phải cùng đơn vị đo)

2.4. Ví dụ: Tính chu vi hình tam giác ABC

Hình tam giác ABC

Giải:

Chu vi hình tam giác ABC là: AB + BC + AC

4 + 8 + 6 = 18 (cm)

Vậy chu vi tam giác ABC là 18cm

3. Hình tứ giác

3.1. Định nghĩa hình tứ giác 

Tứ giác là 1 hình gồm 4 cạnh và 4 đỉnh

Ví dụ: hình vuông, hình chữ nhật, hình thang, hình bình hành cũng là tứ giác

Hình chữ nhật, hình thang, hình vuông

3.2. Cách đọc tên tứ giác 

Đọc tên tứ giác có 2 cách đọc: Chọn bất kỳ 1 điểm trên hình làm mốc rồi đọc theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ.

Ví dụ: Đọc tên tứ giác sau

Hình tứ giác MNPQ

Chọn M là điểm làm mốc đọc theo chiều kim đồng hồ ta có: Tứ giác MNPQ

Chọn M là điểm làm mốc đọc ngược chiều kim đồng hồ ta có: Tứ giác MQPN

3.3. Các yếu tố của hình tứ giác

  • Đỉnh là điểm chung của 2 cạnh hay nhiều cạnh trong hình tứ giác

  • Cạnh là một đoạn thẳng nối hai đỉnh hoặc hai điểm trong không gian

3.4. Cách tính chu vi hình tứ giác 

Chu vi hình tứ giác là tổng độ dài các cạnh trong tứ giác đó (độ dài các cạnh phải cùng đơn vị đo)

3.5. Ví dụ: Tính chu vi hình tứ giác MNPQ sau

Hình tứ giác

Chu vi hình tứ giác MNPQ là: MN + NP + QP + MQ

5 + 6 + 8 + 4 = 23 (cm)

Vậy chu vi tứ giác MNPQ là 23cm

4. Những lưu ý khi học toán lớp 3 ôn tập hình học

Kiến thức cần nhớ

5. Các dạng bài tập thực hành (có lời giải)

5.1. Dạng 1: Đếm hình theo yêu cầu

5.1.1. Cách làm

Cách làm bài toán đếm hình

5.1.2. Bài tập

Bài 1: Có bao nhiêu hình tứ giác trong hình sau?

Có bao nhiêu hình tứ giác trong các hình sau

Bài 2: Có bao nhiêu hình tam giác?

có bao nhiêu hình tam giác trong hình sau

5.1.3. Cách giải

Bài 1: Có 12 hình tam giác

Bài 2: Có 16 hình tam giác

5.2. Dạng 2: Kẻ thêm đoạn thẳng để được hình theo yêu cầu

5.2.1 Cách làm

5.2.2. Bài tập

Bài 1: Cho 1 hình tứ giác và 1 đoạn thẳng. Chỉ dùng đoạn thẳng đó để kẻ vào tứ giác sao cho được 2 tứ giác và 1 hình tam giác.

dựng hình theo yêu cầu

Chọn đáp án đúng sau?

Dựng hình

 

5.2.3. Cách giải

Ta có cách kẻ đúng là hình c và d

5.4. Dạng 4: Tính độ dài đường gấp khúc

5.4.1. Cách làm

  • Bước 1: Đọc đề và xác định yêu cầu của đề bài
  • Bước 2: Độ dài đường gấp khúc là tổng độ dài các đoạn thẳng trong đường gấp khúc (độ dài đoạn thẳng cùng đơn vị đo)
  • Bước 3: Trình bày lời giải, kiểm tra kết quả và kết luận

5.4.2. Bài tập

Bài 1: Tính độ dài đường gấp khúc sau

Tính độ dài đường gấp khúc

Bài 2: Để đi tới trường mỗi ngày Linh phải đi qua 3 đoạn đường. Đoạn đường thứ nhất dài 4000cm, đoạn đường thứ 2 dài 755m và đoạn đường thứ 3 dài 90m. Hỏi độ dài quãng đường mà Linh phải đi từ nhà tới trường mỗi ngày là bao nhiêu?

5.4.3. Cách giải

  • Bài 1:

Độ dài đường gấp khúc ABCMNP là: AB + BC + CM + MN + NP

34 + 34 + 17 + 13 + 20 = 118 (cm)

Vậy độ dài đường gấp khúc ABCMNP là 118cm

  • Bài 2:

Đổi 4000cm = 40m

Độ dài quãng đường đến trường của Linh là:

40 + 755 + 90 = 885 (m)

Vậy quãng đường đến trường của Linh dài 885m

5.5. Dạng 5: Tính chu vi hình tam giác

5.5.1. Cách làm

  • Bước 1: Đọc và xác định rõ yêu cầu đề bài
  • Bước 2: Chu vi hình tam giác là tổng độ dài các cạnh trong tam giác đó (độ dài các cạnh phải cùng đơn vị đo)
  • Bước 3: Trình bày lời giải, kiểm tra kết quả và kết luận

5.5.2. Bài tập

Bài 1: Một miếng phô mai hình tam giác có độ dài lần lượt các cạnh là 18cm; 24cm; 34cm. Hỏi chu vi miếng phô mai là bao nhiêu?

Bài 2: Cho hình tam giác ABC có độ dài cạnh AB = 400mm, AC = 45cm, BC = 78cm

5.5.3. Cách giải

Bài 1:

Chu vi miếng phô mai là:

18 + 24 + 34 = 76 (cm)

Vậy chu vi miếng phô mai là 76cm

Bài 2:

Đổi 400mm = 40cm

Chu vi hình tam giác ABC là: AB + AC + BC

40 + 45 + 78 = 163 (cm)

Vậy chu vi hình tam giác ABC là 163cm

5.6. Dạng 6: Tính chu vi tứ giác

5.6.1. Cách làm

  • Bước 1: Đọc và xác định rõ yêu cầu đề bài
  • Bước 2: Chu vi hình tứ giác là tổng độ dài các cạnh trong tứ giác đó (độ dài các cạnh phải cùng đơn vị đo)
  • Bước 3: Trình bày lời giải, kiểm tra kết quả và kết luận

5.6.2. Bài tập

Bài 1: Cho tứ giác MNPQ có các cạnh MN = 13cm, NP = 24cm, PQ = 31cm, MQ = 27cm. Tìm chu vi của tứ giác MNPQ

Bài 2: Cho tứ giác OMNK có 4 cạnh bằng nhau biết cạnh MN = 16cm. Hỏi chu vi của tứ giác OMNK là bao nhiêu?

5.6.3. Cách giải

  • Bài 1:

Chu vi tứ giác MNPQ là: MN + NP + PQ + MQ

13 + 24 + 31 + 27 = 95 (cm)

Vậy chu vi tứ giác MNPQ là 95cm

  • Bài 2:

Chu vi của tứ giác OMNK là:

16 + 16 + 16 + 16 = 64 (cm)

Vậy chu vi tứ giác OMNK là 64cm

6. Các dạng bài tập (không có lời giải)

Bài 1: Đếm hình sau: có bao nhiêu hình tứ giác, hình tam giác?

Đếm hình

Bài 2: Cho tam giác ABC có độ dài cạnh AB bằng 25cm. Tổng độ dài hai cạnh BC và AC hơn độ dài cạnh AB là 9cm.

a. Tìm tổng độ dài hai cạnh BC và CA

b. Tìm chu vi tam giác ABC.

Bài 3: Hình tứ giác MNPQ, có cạnh MN = 9cm,  tổng độ dài hai cạnh MN và NP bằng 21cm. Tìm tổng độ dài của hai cạnh PQ và QM và chu vi hình tứ giác MNPQ?

Như vậy bài học hôm nay con được cung cấp những kiến thức trọng tâm toán lớp 3 ôn tập hình học. Phụ huynh và con tiếp tục theo dõi vuihoc.vn để con chinh phục môn toán một cách dễ dàng nhé!



 

| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0914890900