img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Bản đồ dẫn đường| Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 15:02 10/06/2024 928 Tag Lớp 7

VUIHOC hướng dẫn chi tiết các em cách soạn bài Bản đồ dẫn đường | Văn 7 Chân trời sáng tạo tập 2. Qua bài viết này, hi vọng các em có góc nhìn đúng đắn về cuộc sống từ đó góp phần giúp các em xây dựng “tấm bản đồ” của riêng mình.

Soạn bài Bản đồ dẫn đường| Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Bản đồ dẫn đường: Trước khi đọc 

Câu 1: (trang 56, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Học sinh suy nghĩ kỹ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Khách du lịch khi đi du lịch, khám phá một vùng đất đầy mới lạ đa số đều cầm theo một tấm bản đồ. Điều đó là hoàn toàn bình thường và dễ hiểu, bởi khi đặt chân đến một vùng đất mới, họ chưa biết đường đi lối lại để đến địa điểm mình mong muốn. Khi ấy tấm bản đồ là một công cụ hữu hiệu để chỉ lối cho con người.

Câu 2: (trang 56, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương pháp giải:

Học sinh suy nghĩ kỹ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Tương lai là điều mà con người ta luôn hướng tới, để vươn tới một tương lai tốt đẹp, mỗi người phải tự vạch ra cho mình được một “con đường” riêng. Trên đời này không có bất cứ một thành quả nào là được vạch sẵn, để đi đúng hướng và đạt được mục tiêu, mỗi người phải tự tìm cho mình một “bản đồ” riêng.

>> Xem thêm: Soạn văn 7 kết nối tri thức 

2. Soạn bài Bản đồ dẫn đường: Đọc văn bản 

2.1 Văn bản được mở đầu bằng cách kể lại một câu chuyện có tính chất ngụ ngôn.

Phương pháp giải:

Học sinh suy nghĩ kỹ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Câu chuyện ngụ ngôn kể về một người bị đánh rơi mất chìa khóa. Lần cuối cùng anh ta nhìn thấy chìa khóa là ở cạnh cửa ra vào, thế nhưng anh ta và mọi người lại cứ mải miết tìm chìa khoá dưới ngọn đèn đường.

2.2 Cách giải thích hình ảnh “tấm bản đồ dẫn đường”.  

Phương pháp giải:

Học sinh suy nghĩ kỹ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Tấm bản đồ dẫn đường chính là cách nhìn của mỗi người với cuộc đời này, bao gồm cả cách nhìn về con người. Cái nhìn này có thể ảnh hưởng nhiều từ bố mẹ chúng ta, rồi theo thời gian và hoàn cảnh, ta tự điều chỉnh góc nhìn để phù hợp.

2.3 Vai trò của “tấm bản đồ dẫn đường” đối với đường đời của con người. 

Phương pháp giải:

Học sinh suy nghĩ kỹ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Tấm bản đồ dẫn đường thể hiện cách nhìn của chúng ta với cuộc sống, với mọi người và với chính bản thân mình. Nó cũng mang ý nghĩa quyết định tới những thành bại chúng ta gặt hái được trong cuộc sống.

2.4 Những khó khăn của “ông” khi tìm kiếm “tấm bản đồ” cho mình. 

Phương pháp giải:

Học sinh suy nghĩ kỹ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Những khó khăn của “ông” trên chặng đường tìm kiếm “tấm bản đồ” của riêng mình:

  • Mọi người nói rằng cuộc sống đầy nguy hiểm, nhưng ông lại cảm thấy cuộc sống quá an toàn. Sự khác biệt về suy nghĩ với mọi người khiến ông trở nên tự ti.

  • Ông thấy mặt đất dưới chân ông như đang bấp bênh và không bền vững.

  • Sau một vụ tai nạn và đứng trong bóng tối, ông mới thấu hiểu và tìm thấy điều mình muốn.

2.5 Cách kết thúc văn bản.

Phương pháp giải:

Học sinh suy nghĩ kỹ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Văn bản kết thúc bằng những lời dặn dò, bài học mà người ông muốn truyền đạt lại cho cháu mình giúp cháu có những kiến thức bổ ích để vững bước trên chặng đường đời.

Khóa học DUO cung cấp cho các em nền tảng kiến thức vững chắc, bứt phá điểm 9+ trong mọi bài kiểm tra trên lớp.

3. Soạn bài Bản đồ dẫn đường: Sau khi đọc 

3.1 Câu 1 trang 58 SGK Văn 7/2 kết nối tri thức:

Nêu tác dụng của cách mở đầu văn bản bằng việc kể lại câu chuyện có tính chất ngụ ngôn

Phương pháp giải:

Học sinh suy nghĩ để trả lời câu hỏi, liên hệ với tác dụng của việc mở đầu bằng cách kể lại một câu chuyện ngụ ngôn

Lời giải chi tiết:

Mở đầu văn bản tác giả có đề cập đến một câu chuyện mang tính chất ngụ ngôn nhằm đưa ra một tiền đề cho một triết lý nhân sinh mà tác giả muốn đề cập, tác giả viết để đưa ra nhận xét, bổ sung quan điểm cho câu chuyện đó. Câu chuyện ngụ ngôn như một lời chào đầu, vừa có tác dụng thu hút người đọc, vừa là một dẫn chứng quan trọng làm tăng thêm tính sinh động cho văn bản.

Truyện ngụ ngôn này mang tính châm biếm cách tìm chìa khóa của anh chàng, từ đó tác giả đã liên hệ suy nghĩ của bản thân về sự không đúng đắn trong hành động của anh ta.

3.2 Câu 2 trang 58 SGK Văn 7/2 kết nối tri thức:

Từ cách tìm chìa khóa rất kì khôi của người đàn ông trong câu chuyện, tác giả liên hệ đến vấn đề gì?

Phương pháp giải:

Học sinh suy nghĩ kỹ và trả lời câu hỏi theo gợi ý:

- Hành động tìm chìa khóa của người đàn ông kì khôi như thế nào?

- Sự kì khôi thể hiện như thế nào trong lập luận của anh ta?

Lời giải chi tiết:

Chiếc chìa khoá vốn dĩ được để cạnh cửa ra vào mà anh ta lại ra đường tìm. Sự kì khôi thể hiện: Ra chỗ sáng để nhìn rõ hơn, nhưng chỗ sáng ấy chẳng liên quan gì đến chiếc chìa khoá cả.

Chi tiết này của câu chuyện mang ý nghĩa sâu sắc. Nếu "bản đồ" (tức là quan niệm, cách thức hành động) không phù hợp với thực tế đời sống, sẽ dẫn đến thất bại. Tình huống đời sống vô cùng phong phú, nên mỗi người cần suy nghĩ, phán đoán, đánh giá và tạo ra "bản đồ" phù hợp. Mối liên hệ giữa câu chuyện và vấn đề được bàn bạc chính là câu trong văn bản: "Sam, ông chợt nhớ lại câu chuyện ngụ ngôn này khi nghĩ tới những tấm bản đồ dẫn đường cho chúng ta. Rất nhiều khi chúng ta tìm kiếm câu trả lời nơi sáng sủa, trong khi cái chúng ta cần là phải bước vào bóng tối."

3.3 Câu 3 trang 59 SGK Văn 7/2 kết nối tri thức:

Trong văn bản, tác giả lí giải về hai khía cạnh của hình ảnh ẩn dụ “tấm bản đồ”. Khi bàn về hai khía cạnh đó, tác giả dùng những lí lẽ và bằng chứng nào để thuyết phục người đọc?

Phương pháp giải:

Học sinh đọc kỹ văn bản để tìm ra dẫn chứng và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Trong văn bản, tác giả lý giải về hai khía cạnh của hình ảnh ẩn dụ “tấm bản đồ”

  • “Tấm bản đồ” quyết định cách chúng ta nhìn nhận cuộc sống và mọi người xung quanh.

  •  Ngoài ra thì tấm bản đồ còn phản chiếu cách nhìn nhận về bản thân chúng ta.

Bàn về hai khía cạnh đó, tác giả đã sử dụng những lí lẽ vô cùng sâu sắc và sắc bén, thuyết phục hơn, ông đã lấy dẫn chứng từ chính câu chuyện của mình trong hành trình tìm ra bản đồ cuộc đời cho riêng mình.

Tấm bản đồ là cách nhìn với cuộc đời, con người:

  • Lí lẽ: Cách nhìn nhận về cuộc đời và con người tất yếu sẽ hình thành ở mỗi chúng ta, được truyền từ bố mẹ, được điều chỉnh theo hoàn cảnh sống, theo tôn giáo hay kinh nghiệm bản thân. Nếu có hai cách nhìn cuộc đời và con người không giống nhau (một cách nhìn tin tưởng, lạc quan; một cách nhìn thiếu tin tưởng, bi quan) tất yếu sẽ dẫn đến hai sự lựa chọn khác nhau về đường đời.

  • Bằng chứng: Câu chuyện về sự khác nhau trong cách nhìn đời giữa mẹ ông và ông dẫn đến hai quan điểm sống khác nhau.

Tấm bản đồ là cách nhìn nhận bản thân:

  • Lí lẽ: Đoạn văn đặt ra hàng loạt câu hỏi để triển khai ý “nhìn nhận về bản thân”: Tôi có phải là người đáng yêu? Tôi có giàu có, có thông minh? Tôi có quá yếu đuối và dễ dàng bị người khác làm cho tổn thương? Khi gặp khó khăn, tôi sẽ gục ngã, hay chiến đấu một cách ngoan cường? Người viết lí giải: Từng câu trả lời cho những câu hỏi trên sẽ là từng nét vẽ tạo nên hình dáng tấm bản đồ mà chúng ta mang theo trong tâm trí mình.

  • Bằng chứng: Câu chuyện về chính cuộc đời của ông. Sau vụ tai nạn, ông đã có những thay đổi đáng kể để từ đó nhận ra mình là ai, và hiểu ra ý nghĩa cuộc sống là gì. 

 

Lộ trình khóa học DUO dành riêng cho cấp THCS sẽ được thiết kế riêng cho từng em học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước tăng 3 - 6 điểm trong bài thi của mình. 

3.4 Câu 4 trang 59 SGK Văn 7/2 kết nối tri thức:

Cháu biết không, tấm bản đồ của ông lúc ấy thật sự bế tắc – “ông” đã tâm sự với “cháu” như vậy. Theo em, vì sao “ông” bế tắc trong việc tìm kiếm tấm bản đồ của riêng mình? Kinh nghiệm ấy của “ông” có thể giúp “cháu” rút ra được bài học gì?

Phương pháp giải:

Học sinh đọc kỹ văn bản để tìm ra dẫn chứng và trả lời câu hỏi, chú ý phân tích và suy luận để rút ra bài học từ kinh nghiệm của ông.

Lời giải chi tiết:

Trên hành trình tìm kiếm tấm bản đồ cho riêng mình, ông đã có khoảng thời gian rất bế tắc. Lý do ông bế tắc đó là vì từ ông còn nhỏ, cái nhìn về cuộc đời và con người của “ông” với của mẹ và cả bố “ông” là hoàn toàn trái ngược. Trong khi “Ông” thì  tin tưởng và yêu mến mọi người xung quanh, thấy cuộc đời là chốn an toàn thì ngược lại, mẹ “ông” lại nhìn cuộc đời với tâm thế đề phòng, cảnh giác vì cho rằng nơi đầy hiểm nguy. Chính sự khác biệt đó đã làm cho “ông” mất tự tin với quan điểm của mình, từ đó khó khăn trong việc xác định tấm bản đồ cho riêng mình.

Chia sẻ từ kinh nghiệm của bản thân, ông đã giúp cháu hiểu rằng: Mình có thể nhận được từ người thân những tình cảm trân quý, sự quan tâm, nhưng không nên để tấm bản đồ của riêng mình lệ thuộc vào họ. Sự tự nhận thức về cuộc đời, quan điểm cá nhân, tình cảm của mình đối với người khác và đối với bản thân mới là yếu tố quyết định.

3.5 Câu 5 trang 59 SGK Văn 7/2 kết nối tri thức:

Trong hai ý kiến khác nhau sau đây, em tán đồng với ý kiến nào? Vì sao?

a. Cuộc sống chỉ toàn những chuỗi lo âu, đau khổ, còn niềm vui thì hiếm hoi và dễ dàng vụt mất như cánh chim trời!

b. Cuộc sống là một món quà quý mà chúng ta phải trân trọng

Phương pháp giải:

Học sinh đọc kỹ văn bản và dựa vào quan điểm của bản thân để trả lời câu hỏi theo các gợi ý:

- Có phải cuộc sống chỉ toàn những lo âu, đau khổ?

- Có phải cuộc sống thực sự là một món quà quý?

- Hai cách nhìn đó khác biệt như thế nào?

- Có loại trừ nhau không?

- Điều gì dẫn đến sự khác biệt giữa hai cách nhìn cuộc sống như vậy?

- Liệu có thể có tồn tại một cách nhìn trung gian giữa hai cách nhìn đó?

Lời giải chi tiết:

Trong văn bản, tác giả đã đưa ra hai ý kiến trái ngược nhau khi bàn luận về góc nhìn cuộc sống của con người. Trong đó thì em đồng ý với ý kiến: “Cuộc sống là một món quà quý mà chúng ta cần trân trọng”. Cuộc sống mỗi người đều có giá trị. Nếu không có sự sống, chúng ta sẽ không thể ngắm nhìn vạn vật, ngửi thấy hương thơm, hay tận hưởng tình yêu thương từ mọi người. Mặc dù cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng và đương nhiên sẽ có nhiều khó khăn, thử thách, nhưng những thách thức đó chỉ là phép thử mà khi vượt qua được chúng, ta sẽ thấy cuộc đời thật ý nghĩa.

3.6 Câu 6 trang 59 SGK Văn 7/2 kết nối tri thức:

Đọc lời khuyên của “ông” dành cho “cháu” ở phần cuối văn bản, em rút ra điều gì cho bản thân?

Phương pháp giải:

Học sinh đọc kỹ văn bản và dựa vào suy nghĩ của mình để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Ông muốn cháu thực hiện hai điều: tìm kiếm bản đồ riêng cho mình và tự vẽ tấm bản đồ đó bằng chính kinh nghiệm của mình. Từ đó, em rút ra bài học về việc tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho cuộc đời mình. Không chỉ Sam, mà tất cả các bạn trẻ đều cần tìm kiếm cho mình tấm bản đồ riêng, vì mỗi người có một hành trình riêng. Trong hành trình trưởng thành, bài học chỉ có thể rút ra từ trải nghiệm của bản thân, bao gồm cả thành công và thất bại; không thể bắt chước hay vay mượn kinh nghiệm sống của người khác.

4. Kết nối đọc viết trang 59 SGK Văn 7/2 kết nối tri thức:

Trên “con đường” đi tới tương lai của bản thân, “tấm bản đồ” có vai trò như thế nào? Hãy trả lời câu hỏi trên bằng một đoạn văn (khoảng 5-7 câu)

Phương pháp giải:

Làm rõ rằng trên hành trình đến với tương lai, mỗi người cần có một "tấm bản đồ" riêng. "Tấm bản đồ" này giúp con người chủ động và tự tin định hướng đúng đắn hướng đi mà mình lựa chọn, đồng thời giúp họ vượt qua những khó khăn và thử thách trên từng bước đường đời.

Lời giải chi tiết:

Cuộc đời mỗi con người chứa đựng nhiều gia vị khác nhau, từ đắng cay đến ngọt bùi. Để cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn, mỗi người cần có cho mình một "tấm bản đồ" dẫn đường. Tấm bản đồ này là cái nhìn toàn diện của bạn về cuộc đời và con người, giúp bạn tích lũy kinh nghiệm sống, biết cách đối mặt với khó khăn và hiểu rõ bản thân mình. Có tấm bản đồ trong tay, bạn sẽ biết mình là ai, cần gì và phải làm gì để vượt qua thử thách. Khi đó, bạn sẽ mạnh mẽ, hiên ngang trước cuộc đời, và thành công chắc chắn sẽ gõ cửa.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Trên đây là toàn bộ phần Soạn bài “Bản đồ dẫn đường” trong sách Ngữ Văn 7, kết nối tri thức tập 2. Bài đọc giúp có thêm nhận thức để có cho mình một góc nhìn đúng đắn về cuộc sống, bản thân và mọi người, từ đó có định hướng đúng đắn để vươn tới một tương lai tươi đẹp. Ngoài bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm các bài soạn văn khác hay những bài soạn của các môn học khác bằng cách truy cập vào website chính thức của VUIHOC tại vuihoc.vn. Tại đây, các em có thể đăng ký khóa học một cách nhanh chóng và nghe giảng giải trực tiếp từ các thầy cô giáo chuyên nghiệp và nhiệt huyết của VUIHOC.

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 7
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0914890900