img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Bắt nạt| SGK Ngữ Văn lớp 6 Kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 14:28 11/11/2024 488 Tag Lớp 6

Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Bắt nạt cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn Kết nối tri thức lớp 6 để nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dõi nhé!

Soạn bài Bắt nạt| SGK Ngữ Văn lớp 6 Kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Bắt nạt SGK Ngữ Văn lớp 6 Kết nối tri thức 

1.1 Câu 1 trang 28 SGK Ngữ Văn lớp 6 kết nối tri thức 

Nhân vật “tớ” trong bài thơ thể hiện thái độ như thế nào với các bạn bắt nạt và các bạn bị bắt nạt?

Câu trả lời chi tiết:

Nhân vật “tớ” xuất hiện ở trong bài thơ thể hiện những đặc điểm thái độ với các bạn bắt nạt và các bạn bị bắt nạt như bảng dưới đây:

Thái độ của nhân vật đối với các bạn bắt nạt

Thái độ của nhân vật đối với các bạn bị bắt nạt:

- Đưa ra những lời phê bình thẳng thắn, phủ định mang tính chất đầy sự mạnh mẽ, trực diện và vô cùng dứt khoát trước những cái sai của hành động đi bắt nạt của các bạn đó:

+ Bắt nạt là xấu lắm

+ Bất cứ ai trên đời, Đều không cần bắt nạt

+ Vẫn không thích bắt nạt, Vì bắt nạt rất hôi

- Thể hiện một thái độ đầy sự cởi mở, thân thiện, không tỏ ra những thái độ của sự gay gắt hay căm tức đối với các bạn bắt nạt: Đừng bắt nạt bạn ơi!

- Đưa ra những câu hỏi mang tính chất đầy dí dỏm, hài hước:

+ Sao không trêu mù tạt

+ Tại sao không học hát, Nhảy híp-hóp cho hay

- Thể hiện một sự gần gũi, thái độ tôn trọng và yêu mến dành đến các bạn đã bị bắt nạt:
+ Những bạn nào nhút nhát, Thì là giống thỏ con
+ Trông đáng yêu đấy chứ
- Sẵn sàng đứng ra để bênh vực và bảo vệ cho những bạn bị bắt nạt đó:
+ Bạn nào bắt nạt bạn, Cứ đưa bài thơ này
+ Bảo nếu thích bắt nạt, Thì đến gặp tớ ngay

 

1.2 Câu 2 trang 28 SGK Ngữ Văn lớp 6 Kết nối tri thức

Cụm từ “đừng bắt nạt” xuất hiện bao nhiêu lần trong bài thơ? Theo em, việc lặp lại cụm từ này có tác dụng gì?

Câu trả lời chi tiết

- Cụm từ "đừng bắt nạt" được tác giả cho lặp lại xuất hiện 8 lần ở trong bài thơ.

- Tác dụng của việc lặp lại cụm từ này: tác giả muốn nhấn mạnh tới người đọc một thông điệp "đừng bắt nạt người khác", khẳng định cho những hành động này là sai lầm này gửi gắm đến người đọc. 

>> Xem thêm: Soạn văn 6 kết nối tri thức 

1.3 Câu 3 trang 28 SGK Ngữ Văn lớp 6 kết nối tri thức

Bài thơ nói chuyện bắt nạt mà vẫn ẩn chứa ý vị hài hước. Hãy chỉ ra một số biểu hiện của ý vị hài hước đó.

Câu trả lời chi tiết:

Một số biểu hiện của ý vị sự hài hước được thể hiện trong bài thơ nói chuyện bắt nạt: Đưa ra những lời đề nghị tới các bạn thay vì đi bắt nạt các bạn khác thì hãy:

- Tìm cho mình những thử thách khác khó khăn hơn bằng việc ăn mù tạt.

- Tìm tòi, trau dồi, đi học thêm về bộ môn hát, học nhảy híp hóp.

→ Tác dụng của việc đưa ra những ý vị hài hước xuất hiện trong bài thơ:

- Để nhằm thể hiện ở trong đó một sự bao dung, mong chờ sau đó là những thái độ hối hận, sự quay đầu làm người tốt của các bạn hay đi bắt nạt.

- Khéo léo nhằm tạo cho bài thơ chứa một không khí hài hước, vui tươi, trong sáng hơn cho bài thơ, tránh tạo ở trong đó một sự căng thẳng, nặng nề do chủ đề bắt nạt, vốn là chủ đề nhạy cảm đem đến.

1.4 Câu 4 trang 28 SGK Ngữ Văn lớp 6 kết nối tri thức

Mỗi chúng ta có thể từng bị bắt nạt, chứng kiến cảnh bắt nạt hoặc từng bắt nạt người khác. Hãy cho biết em đã làm gì khi ở vào một trong các tình huống trên. Bài thơ có thể khiến em thay đổi cách ứng xử trước chuyện bắt nạt như thế nào?

Câu trả lời chi tiết:

Bài thơ đã khiến em thay đổi cách ứng xử khi đứng trước một câu chuyện bắt nạt:

- Em sẽ tuyệt đối không bao giờ đi bắt nạt và gây áp lực tới những bạn khác, dù cho nó được thể hiện bằng bất kỳ hình thức và mức độ nào.

- Khi vô tình em nhìn thấy bạn khác đang bị những bạn xung quanh bắt nạt, em sẽ đứng ra bảo vệ cho bạn ấy nếu có thể, hoặc em sẽ đi tìm người lớn, thầy cô đến để giải quyết và bảo vệ bạn ấy, không để cho bạn ấy phải chịu sự bắt nạt.

- Cố gắng khuyên nhủ những bạn hay đi bắt nạt các bạn khác rằng việc đi bắt nạt đó là hành động không đúng, cần phải dừng lại và được thay đổi.

Lộ trình khóa học DUO dành riêng cho cấp THCS sẽ được thiết kế riêng cho từng em học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước tăng 3 - 6 điểm trong bài thi của mình.

2. Phân tích bài thơ bắt nạt SGK Ngữ Văn lớp 6 kết nối tri thức

2.1 Bài viết thực hành tham khảo số 1

Bạo lực học đường đang trở thành vấn đề ngày càng nghiêm trọng trong môi trường học tập, gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần và sức khỏe của học sinh. Tình trạng này diễn ra dưới nhiều hình thức, từ bạo lực thể chất đến bạo lực tinh thần, để lại hậu quả lâu dài cho nạn nhân. Để bày tỏ suy nghĩ và gửi gắm thông điệp sâu sắc về tác hại của bạo lực học đường, nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh đã sáng tác bài thơ "Bắt nạt". Tác phẩm không chỉ phê phán hành vi này mà còn là lời khuyên răn cho những ai từng tham gia hoặc chứng kiến bạo lực.

Ngay từ nhan đề, tác giả đã gợi mở nội dung chính mà bài thơ muốn truyền tải. Trong tác phẩm, Nguyễn Thế Hoàng Linh hóa thân thành một cậu bé, tự xưng là “tớ,” để bày tỏ những suy nghĩ và thái độ chân thực về hành vi “bắt nạt.” Lời thơ giản dị, gần gũi giúp người đọc cảm nhận rõ ràng hơn về nỗi lòng của những nạn nhân và lên án mạnh mẽ hành vi bạo lực học đường, điển hình qua các câu thơ sau:

“Bắt nạt là xấu lắm
Đừng bắt nạt, bạn ơi
Bất cứ ai trên đời
Đều không cần bắt nạt…”

Bài thơ với những câu năm chữ và ngôn từ đơn giản nhưng rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với cách bày tỏ suy nghĩ của một đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên. Khổ thơ đầu tiên truyền tải thông điệp về sự xấu xa của hành vi bắt nạt và khuyến khích mọi người tránh xa điều này. Qua đó, tác giả nhấn mạnh rằng không ai muốn trở thành nạn nhân của bạo lực. Nguyễn Thế Hoàng Linh đã tinh tế dùng giọng thơ gần gũi để lên án bạo lực học đường và khơi dậy lòng đồng cảm, kêu gọi mọi người tôn trọng lẫn nhau.

Tiếp theo, bài thơ đưa ra một loạt câu hỏi nhằm nhấn mạnh và khẳng định rằng cuộc sống có vô vàn việc hữu ích để làm. Vậy tại sao lại dành thời gian cho những hành vi như bắt nạt người khác? Những câu hỏi này không chỉ để người đọc suy ngẫm mà còn là lời nhắc nhở rằng thời gian nên được sử dụng để làm điều tích cực và có ý nghĩa hơn. Tác giả khéo léo truyền tải thông điệp về việc chọn con đường tốt đẹp, thay vì gây tổn thương và mất đi tình bạn trong cuộc sống:

“Tại sao không học hát
Nhảy híp - hóp cho hay
Thời gian trong một ngày
Đâu để dành bắt nạt…”

Nhân vật “tớ” trong bài thơ gợi ý nhiều hoạt động thay vì bắt nạt người khác. Chẳng hạn, tớ có thể học hát, nhảy híp-hóp, hoặc thậm chí thử ăn mù tạt, một cách để đương đầu với các thử thách và khám phá bản thân. Nhân vật này không chỉ dừng lại ở việc tránh bắt nạt mà còn sẵn lòng bảo vệ những người yếu đuối, nhút nhát. Hình ảnh thỏ con đáng yêu là biểu tượng cho những người như vậy - dễ tổn thương nhưng đáng được yêu thương và quan tâm. Qua đó, "tớ" mong mọi người sống tử tế hơn, gắn kết với nhau và cùng nhau xây dựng một môi trường đầy tình yêu thương.

“Sao không ăn mù tạt
Đối diện thử thách đi?
Thử kẻ yếu làm gì
Sao không trêu mù tạt?”

Những câu thơ trong bài đặt ra thử thách lớn cho kẻ bắt nạt: thay vì chứng tỏ bản thân bằng cách bắt nạt người yếu đuối, tại sao không chọn đối mặt với những thử thách khó khăn hơn, thực hiện những việc mà trước đây chưa từng dám làm? Giọng thơ được tác giả sử dụng dồn dập và đầy tính chất vấn, như một cách để thể hiện thái độ "coi thường" đối với những kẻ chỉ biết tìm kiếm sức mạnh từ việc gây tổn thương cho người khác. Bằng cách ấy, bài thơ muốn nhấn mạnh rằng sức mạnh thật sự nằm ở việc vượt qua chính mình, không phải bắt nạt người khác.

Những câu thơ ở cuối bài thơ, nhân vật “tôi” đã đưa ra những lời khuyên nhủ gửi gắm đến cho mọi người:

“Đừng bắt nạt người lớn
Đừng bắt nạt trẻ con
Đừng bắt nạt nước khác
Trên khắp trái đất tròn

Đừng bắt nạt mèo, chó
Đừng bắt nạt cái cây
Đừng bắt nạt ai cả
Vì bắt nạt dễ lây”

Hành động bắt nạt có tính “lây lan” rất cao, và điều này dễ dàng thấy trong cuộc sống hằng ngày. Trong hai khổ thơ cuối, nhân vật chính mạnh mẽ khẳng định sẵn sàng đứng lên bảo vệ những người yếu đuối, những ai đang bị bắt nạt. Đồng thời, nhân vật cũng tái khẳng định thái độ không chấp nhận hành vi bắt nạt. Từ “hôi” được tác giả sử dụng để thể hiện rõ ràng sự khinh miệt, ghét bỏ dành cho hành vi bắt nạt, nhằm nhấn mạnh rằng bắt nạt không bao giờ được coi là điều đúng đắn hay đáng chấp nhận.

Bài thơ “Bắt nạt” của Nguyễn Thế Hoàng Linh đề cập đến vấn đề nổi cộm trong xã hội, nhưng cách diễn đạt nhẹ nhàng, không nặng nề, tạo nên sự thuyết phục sâu sắc. Nhờ vậy, bài thơ dễ tiếp cận và truyền tải thông điệp hiệu quả đến người đọc.

2.2 Bài viết thực hành tham khảo số 2 

Nguyễn Thế Hoàng Linh là nhà thơ viết nhiều cho thiếu nhi, với phong cách hồn nhiên, ngộ nghĩnh và trong trẻo. Thơ anh mang đến sự tươi vui, dễ gần, phù hợp với trẻ em, tiêu biểu là bài thơ “Bắt nạt”, thể hiện rõ nét đặc trưng này.

Bài thơ được tác giả mở đầu bằng những lời tâm sự, nhắn nhủ rất nhẹ nhàng nhưng cũng rất chân tình:

“Bắt nạt là xấu lắm
Đừng bắt nạt, bạn ơi
Bất cứ ai trên đời
Đều không cần bắt nạt…”

Tác giả nhập vai nhân vật trong bài để thể hiện quan điểm về hành vi “bắt nạt.” Bắt nạt được xem là hành động xấu xí qua góc nhìn hồn nhiên của trẻ thơ. Thái độ ngây thơ, đáng yêu nhưng chân thành ấy lại có sức thuyết phục mạnh mẽ với người đọc.

Từ thái độ với những hành động của việc “bắt nạt”, nhân vật xuất hiện ở trong bài thơ đã đặt ra những câu hỏi tới những bạn bắt nạt:

“Tại sao không học hát
Nhảy híp - hóp cho hay
Thời gian trong một ngày
Đâu để dành bắt nạt…”

Nhân vật gợi ý nhiều hoạt động tích cực thay vì bắt nạt người khác, như học hát, nhảy hip-hop, thử ăn mù tạt, hoặc đối diện với các thử thách. Mỗi học sinh có thể tận hưởng cuộc sống vui tươi, hạnh phúc mà không nên phí thời gian vào việc bắt nạt. Đồng thời, nhân vật sẵn sàng bảo vệ những người yếu đuối, nhút nhát – giống như chú thỏ con, đáng yêu và xứng đáng được yêu thương và bảo vệ.

“Sao không ăn mù tạt
Đối diện thử thách đi?
Thử kẻ yếu làm gì
Sao không trêu mù tạt?”

Tác giả dùng giọng thơ dồn dập, đầy chất vấn để thể hiện sự "coi thường" với những kẻ bắt nạt. Nhân vật trong bài mạnh mẽ khẳng định rằng bắt nạt là hành động xấu xí, đáng chê trách, nhấn mạnh quan điểm rằng việc này không nên có trong cuộc sống:

“Đừng bắt nạt người lớn
Đừng bắt nạt trẻ con
Đừng bắt nạt nước khác
Trên khắp trái đất tròn

Đừng bắt nạt mèo, chó
Đừng bắt nạt cái cây
Đừng bắt nạt ai cả
Vì bắt nạt dễ lây”

Hành động bắt nạt rất dễ “lây lan” từ người này sang người khác, thậm chí ảnh hưởng rộng đến cả xã hội. Trên khắp thế giới, dù là động vật hay cây cỏ, không ai đáng bị bắt nạt. Chúng ta nên tránh xa hành vi này vì nó gây hại cho sự phát triển xã hội.

Trong hai khổ thơ cuối, nhân vật bày tỏ rõ ràng quyết tâm bảo vệ những người bị bắt nạt và nhấn mạnh thái độ phản đối hành vi này. Từ "hôi" ở câu thơ cuối được sử dụng đắt giá, biểu đạt thái độ khinh miệt với hành động bắt nạt. Cụm từ "đừng bắt nạt" lặp lại nhiều lần, tạo nên sự khẩn thiết trong việc ngăn chặn vấn đề này. Bài thơ truyền tải thông điệp khuyên mỗi người hãy đối xử tốt với bạn bè, sống hoà đồng, sẵn sàng giúp đỡ những bạn yếu hơn. Qua đó, chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường học đường lành mạnh, an toàn và hạnh phúc.

Với giọng điệu của nhân vật mang sự hồn nhiên và thân thiện, cách xưng hô cũng vô cùng gần gũi, tác giả đã đặc biệt khiến cho bài thơ có thể khéo léo đề cập được đến vấn đề mang tính xã hội rất lớn nhưng lại không mang đến sự nặng nề, giúp cho bài thơ có tính thuyết phục cao.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết Soạn bài Bắt nạt trong sách giáo khoa Ngữ văn Kết nối tri thức lớp 6 . Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính của bài học cũng như trau dồi được thêm nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 6
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0914890900