img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ| Văn 7 tập 2 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 10:49 28/05/2024 1,366 Tag Lớp 7

Qua Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ| Văn 7 tập 2 Cánh diều dưới đây, Vuihoc sẽ gửi đến các em kiến thức chuyên sâu về tác phẩm của nhà văn Phạm Văn Đồng. Không những vậy còn là sự tôn kính đến lối sống giản dị của Bác Hồ.

Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ| Văn 7 tập 2 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ: Chuẩn bị 

Tác giả Phạm Văn Đồng:

- Phạm Văn Đồng sinh năm 1906 mất năm 2000, ông là một nhà cách mạng lớn, nổi tiếng của đất nước Việt Nam ta. Không những vậy, ông còn là một nhà văn lớn với nhiều tác phẩm nổi tiếng.

- Ông tham gia cách mạng từ sớm và nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền nước nhà.

- Các tác phẩm của ông đều mang những tư tưởng triết lý sâu sắc mà giản dị, cùng với những lời văn hấp dẫn người đọc.

Mẩu chuyện ngắn về đức tính giản dị của Bác Hồ:

Qua lời kể của bà Nguyễn Thị Liên - người trực tiếp làm việc với Hồ chủ tịch tại văn phòng Phó Chủ tịch thì Bác Hồ chính là hình mẫu lý tưởng cho lối sống giản dị. Áo Bác mặc luôn có thời gian rất lâu. Dù rách, dù phải vá đi vá lại nhiều lần thì Bác vẫn luôn tái sử dụng và chỉ thay khi thật sự quá cũ không thể dùng được nữa. Chiếc vỏ gối Bác nằm dù đã bạc màu với chằng chịt vết vá nhưng Bác nhất quyết không đồng ý để cán bộ thay chiếc mới. Bà có rất nhiều kỷ niệm cũng như những mẩu chuyện ý nghĩa với Bác, có thể kể đến câu chuyện:

Khi ở chiến khu Việt Bắc, vào một hôm Bác đi công việc về rất muộn. Ngay khi về đến văn phòng Bác đã đặt lưng nghỉ ngơi vì quá mệt. Khi đó đồng chí bảo vệ của Bác đã nói với bà Liên nấu cho Bác bát cháo cho dễ ăn. Ngay khi nghe thấy vậy, dù đang nghỉ ngơi Bác cũng nói với ra “Cô hãy dùng cơm nguội để nấu cháo cho Bác, vừa nhanh chín lại sử dụng được cơm thừa, không lãng phí gạo”. 

Chỉ qua mẩu ký ức nhỏ nhặt nhưng ai cũng có thể thấy được sự giản dị tiết kiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dù giữ cương vị lớn nhất, nắm giữ vận mệnh một dân tộc nhưng Bác cũng như bao người dân bình thường khác, luôn tích cóp chắt chiu từng hạt gạo. Mỗi người chúng ta, ai ai cũng cần học tập và noi theo lối sống thanh cao mà giản dị của Bác Hồ. Đây chính là hành động theo cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh” mà Đảng và nhà nước ta phát động.

>> Xem thêm: Soạn văn 7 Cánh diều 

2. Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ: Đọc hiểu

2.1 Phần 1 nêu vấn đề trực tiếp hay gián tiếp? Câu nào chứa đựng thông tin chính? 

- Phần 1 đã nêu lên vấn đề trực tiếp.

- Câu văn chứa đựng thông tin chính: “Điều quan trọng nhất… đời sống bình thường, vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch”

2.2 Lí lẽ được dùng kết hợp với dẫn chứng phần 2 như thế nào?

- Tác giả đã đưa ra những lý lẽ và dẫn chứng cụ thể để chứng minh được đức tính giản dị của Bác Hồ:

  • Hàng ngày Bác chỉ ăn những bữa cơm thanh đạm có phần đạm bạc.

  • Căn nhà Bác ở gần gũi với thiên nhiên, đơn sơ mà thanh cảnh.

  • Tuy công việc rất bận rộn nhưng Bác luôn tự làm mọi việc, không muốn làm phiền ai.

  • Trong từng lời nói, câu văn của mình Bác cũng luôn thể hiện được sự giản dị nhẹ nhàng.

2.3 Phần 3 nêu lí lẽ hay bằng chứng?

- Phần 3 đã được sử dụng một hệ thống luận điểm, luận cứ kết hợp với những lời bình luận và giải thích rõ ràng để chứng minh được nội dung:

- Cuộc sống của Bác có phần giản dị, đơn giản đến khắc khổ nhưng đó lại không phải là sự khắc khổ của những nhà hiền triết hay những vị đi theo con đường tu hành.

- Chính nhờ sự giản dị về đời sống vật chất càng làm nổi bật lên sự phong phú về đời sống tinh thần, tình cảm của Bác Hồ.

2.4 Tác giả nêu lên vấn đề gì trong phần 4 ?

Trong phần 4, tác giả đã tập trung nói đến nội dung đề cao tấm gương vĩ đại mà giản dị của Bác Hồ. Đây là đức tính tốt để người dân muôn đời noi theo.

Khóa học DUO dành riêng cho các em bậc THCS từ nhà trường VUIHOC, các em sẽ được học cùng các thầy cô TOP trường điểm quốc gia với kinh nghiệm giảng dạy phong phú. Đăng ký học thử để được trải nghiệm buổi học trực tuyến hoàn toàn miễn phí nhé!

3. Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ: Trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 42 SGK Văn 7/2 Cánh diều 

Vấn đề chính mà tác giả Phạm Văn Đồng nêu lên trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ là gì? Người viết đã làm sáng tỏ vấn đề đó từ những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác?

- Vấn đề chính mà tác giả Phạm Văn Đồng nêu lên trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ chính là: Đức tính giản dị của Bác Hồ được thể hiện trong mọi mặt của cuộc sống.

- Để làm sáng tỏ vấn đề chính đó, tác giả đã lựa chọn chi tiết trong mọi mặt của cuộc sống như: Cách ăn, cách mặc, phong cách làm việc, lịch trình sinh hoạt hàng ngày cũng như trong chính cách giao tiếp với mọi người.

3.2 Câu 2 trang 42 SGK Văn 7/2 Cánh diều 

Chỉ ra trình tự triển khai nội dung, từ đó, nêu bố cục của văn bản.

- Trình tự triển khai nội dung văn bản: Đặt vấn đề - Đưa ra những lý lẽ và dẫn chứng để chứng minh nội dung chính - Khái quát lại những vấn đề mình vừa phân tích.

- Có thể chia tác phẩm theo bố cục 3 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến thanh bạch, tuyệt đẹp - Khẳng định sự nhất quán trong cuộc sống hàng ngày với cuộc đời cách mạng đầy thanh cao mà giản dị của Bác Hồ.

  • Phần 2: Tiếp theo đến trong thế giới ngày nay - Những minh chứng rõ ràng nhất trong lối sống của Bác Hồ. Từ những bữa cơm chỉ vài món đơn giản đến nơi ở là căn nhà sàn đơn sơ với hai, ba phòng,...

  • Phần 3: Còn lại - Cách sống của Bác Hồ chính là tấm gương cho thế hệ sau này noi theo.

3.3 Câu 3 trang 42 SGK Văn 7/2 Cánh diều 

Nhận xét về cách viết nghị luận của tác giả ở phần (2). Điều gì làm nên sức thuyết phục của phần này?

- Ở phần 2, tác giả đã lựa chọn những bằng chứng về cuộc sống hàng ngày của Bác Hồ cùng với những mối quan hệ với mọi người của Bác để chứng minh cuộc sống thanh cao mà giản dị của người.

- Những lý lẽ và bằng chứng cụ thể đã tạo nên sự thuyết phục trong đoạn này. Người đọc dễ dàng tin khi thấy rõ những khía cạnh cuộc sống của Bác Hồ.

3.4 Câu 4 trang 42 SGK Văn 7/2 Cánh diều 

Trong phần (4), để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác và sức mạnh của phẩm chất cao quý đó, người viết đã thuyết phục như thế nào?

Để người đọc có thể hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác Hồ và sức mạnh trong phẩm chất cao quý đó, người viết đã tập trung nhấn mạnh vào sự nhất quán trong cuộc sống của Bác. Dù trong cuộc sống thường ngày hay khi ở chiến khu Bác đều giản dị từ trong cách sinh hoạt đến lời ăn tiếng nói.

3.5 Câu 5 trang 42 SGK Văn 7/2 Cánh diều 

Theo em, tác giả muốn khẳng định điều gì qua câu kết này: “Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.”? 

Theo em, qua câu kết “Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.” đã phần nào khẳng định được sức ảnh hưởng của Bác Hồ với toàn thể nhân dân Việt Nam. Không chỉ là những chiến thắng mà Bác mang lại cho đất nước mà còn ở chính đức tính thanh liêm mà giản dị của người. Hồ chủ tịch chính là tấm gương về phẩm chất và lý tưởng sống của toàn nhân dân ta.

3.6 Câu 6 trang 42 SGK Văn 7/2 Cánh diều

Qua văn bản, em hiểu như thế nào là đức tính giản dị? Em sẽ làm gì để rèn luyện đức tính ấy?

- Qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” em có thể hiểu đức tính giản dị là:

  • Lối sống đơn giản, tự nhiên không màu mè hoa mỹ cả trong cách thể hiện hàng ngày đến những câu nói đúng trọng tâm mà dễ hiểu.

  • Giản dị nghe tưởng đơn giản nhưng đây chính là đánh giá nhân cách của con người. Chúng ta luôn cần nỗ lực để tạo được nét đẹp đó.

  • Để rèn luyện đức tính giản dị ta cần chăm chỉ rèn luyện bản thân mỗi ngày, tối giản cuộc sống để nhẹ nhàng hơn.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Qua bài viết trên, Vuihoc đã mang đến cho các em Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ Văn 7 tập 2 Cánh diều. Hy vọng qua bài viết này các em sẽ có thêm những gợi ý và hướng dẫn trọng điểm cho tác phẩm, giúp các em hiểu tác phẩm một cách chi tiết hơn. Để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích với các chủ đề cũng như nội dung khác nhau, các em hãy thường xuyên theo dõi các bài viết mới nhất của Vuihoc nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 7
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0963345212