img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Hai loại khác biệt| Văn 6 kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 16:06 26/11/2024 2 Tag Lớp 6

Qua bài viết dưới đây, Vuihoc sẽ mang đến cho các em Soạn bài Hai loại khác biệt| Văn 6 kết nối tri thức. Bài soạn này sẽ giúp các em có đáp án chính xác về khác biệt có ý nghĩa và khác biệt không có ý nghĩa.

Soạn bài Hai loại khác biệt| Văn 6 kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Hai loại khác biệt kết nối tri thức: Trước khi đọc 

Em có muốn thể hiện sự khác biệt so với các bạn trong lớp hay không? Vì sao?

- Nếu có thể em muốn thể hiện sự khác biệt so với các bạn trong lớp.

- Bởi vì như vậy em có thể có cơ hội thể hiện những sở trường và ưu điểm của mình. Quá đó em sẽ trở nên nổi bật hơn và khẳng định được bản thân mình.

Em suy nghĩ như thế nào về một bạn không hề cố tỏ ra khác biệt, nhưng vẫn có những ưu điểm vượt trội?

Theo em một bạn không hề cố tỏ ra khác biệt, nhưng vẫn có những ưu điểm vượt trội là một người luôn sống thật với bản thân mình, luôn sống hết mình và làm những điều mà mình thích.

2. Soạn bài Hai loại khác biệt kết nối tri thức: Đọc văn bản

2.1 Bài tập mà giáo viên giao cho học sinh thực hiện nhằm mục đích gì?  

Bài tập mà giáo viên giao cho học sinh thực hiện nhằm giúp cho học sinh có cơ hội thể hiện năng lực của bản thân mình qua đó bộc lộ được chân thật những điều mà các bạn chưa có cơ hội cho những người xung quanh biết.

>> Xem thêm: Soạn văn 6 kết nối tri thức 

2.2 Bằng chứng thể hiện sự khác biệt của số đông học sinh trong lớp.  

Những bằng chứng thể hiện được sự khác biệt của số đông học sinh trong lớp:

- Nhiều bạn đã thể hiện cá tính của bản thân mình bằng cách lựa chọn mặc nhiều bộ quần áo kỳ lạ.

- Một số bạn lại làm những kiểu tóc kỳ quặc ít thấy.

- Có những bạn lại lựa chọn khác lạ với kiểu trang điểm và những trang sức hiếm khi thấy.

- Những hoạt động ngu ngốc và gây nên những sự chú ý cũng được các bạn tham gia.

- Có nhóm con gái vừa nắm tay nhau vừa đi dọc hành lang và cười nói như những đứa trẻ.

- Có một vận động viên và một bạn nữ đã nhào lộn làm trò trong phòng ăn trưa.

2.3 Bằng chứng cho thấy sự khác biệt của J?  

Sự khác biệt của J được thể hiện qua các bằng chứng:

- J đã ăn mặc một cách bình thường như mọi ngày khác.

- Mỗi khi trả lời câu hỏi J đã đứng lên.

- Lúc trả lời câu hỏi, J luôn từ tốn và dõng dạc lễ độ trả lời như không còn gì có ý nghĩa và quan trọng hơn.

- J luôn giao tiếp với giáo viên là “thưa thầy cô” và xưng với bạn bè là “anh chị”.

- Mỗi cuối giờ J đều cảm ơn với giáo viên bằng cách bắt tay với thầy cô.

2.4 Vì sao các bạn học sinh trong lớp ngạc nhiên về J? 

Các bạn trong lớp đã rất ngạc nhiên với J bởi vì J vốn dĩ là người ít nói, không hề quái dị và cũng không làm những việc gây ra sự chú ý của mọi người. Nhưng chính sự nghiêm túc đến khác biệt của cậu đã là điều khiến mọi người cảm thấy kỳ lạ.

2.5 Cách sử dụng lý lẽ để làm rõ vấn đề?

Tác giả đã sử dụng những lý lẽ để làm rõ vấn đề này. Chính hai loại “sự khác biệt vô nghĩa” và “sự khác biệt có ý nghĩa” đã làm rõ được vấn đề. Mỗi một luận điểm tác giả đều đưa ra những dẫn chứng cụ thể bằng chính trải nghiệm của mình để làm rõ những điều mình muốn nói.

2.6 Kết luận nào được người viết rút ra sau khi trình bày lí lẽ và bằng chứng?  

Kết luận được người viết đưa ra chính là:

- Sự khác biệt đã chia ra thành hai loại: Một loại khác biệt vô nghĩa là một loại khác biệt có ý nghĩa.

- Chúng ta đã tách biệt loại khác biệt không có ý nghĩa ra khỏi nhóm có ý nghĩa và chúng ta luôn nghiễm nhiên loại bỏ thẳng loại một bởi chúng không có ích gì cho xã hội. Với nhóm vô dụng thứ hai thì họ chính là sự khác biệt thật sự mà chúng ta để ý đến.

Lộ trình khóa học DUO dành riêng cho cấp THCS sẽ được thiết kế riêng cho từng em học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước tăng 3 - 6 điểm trong bài thi của mình.

3. Soạn bài Hai loại khác biệt kết nối tri thức: Sau khi đọc 

3.1 Câu 1 trang 61 sgk văn 6/2 kết nối tri thức

Văn bản có kể một câu chuyện mà tác giả là người trong cuộc. Theo em, giữa việc kể lại câu chuyện và rút ra bài học từ câu chuyện, điều nào quan trọng hơn? Căn cứ vào đâu mà em xác định như vậy?

- Trong văn bản này, kể chuyện không phải là mục đích mà việc rút ra bài học mới chính là điều quan trọng nhất.

- Nếu lược bỏ đi những điều bàn luận thì ý nghĩa của văn bản đã không còn rõ ràng nữa. Văn bản mang tên “Hai loại khác biệt” không phải đưa ra từ câu chuyện mà được lấy từ chính những lời bàn luận của tác giả.

3.2 Câu 2 trang 61 sgk văn 6/2 kết nối tri thức

Việc thể hiện sự khác biệt của số đông các bạn trong lớp và của J hoàn toàn khác nhau. Sự khác nhau ấy biểu hiện cụ thể như thế nào?

- Số đông của các bạn trong lớp của J đã tạo ra sự khác biệt bằng cách lựa chọn ăn mặc rất kỳ lạ, trang điểm kỳ cục hay những cách làm lố và gây ấn tượng với mọi người.

- Chỉ có J luôn ăn mặc bình thường như mọi ngày đi đến trường nhưng lại gây ra sự chú ý với mọi người bằng phong thái tự tin và bình tĩnh của mình kết hợp với sự điềm tĩnh khi trả lời câu hỏi của giáo viên. J cũng luôn tự tin và tôn trọng giáo viên bằng cách bắt tay cảm ơn giáo viên sau mỗi tiết học.

3.3 Câu 3 trang 61 sgk văn 6/2 kết nối tri thức

Trong văn bản này, tác giả đi từ thực tế để rút ra điều cần bàn luận hay nêu điều cần bàn trước, sau đó mới đưa ra bằng chứng từ thực tế để chứng minh? Hãy nhận xét về sự lựa chọn cách triển khai này.

- Trong đoạn mở đầu tác giả đã kể ra hồi ức thời còn học sinh của mình. Khi đó giáo viên đã giao cho học sinh một bài tập đặc biệt để cho các bạn có thể thoải mái thể hiện sự khác biệt của mình.

- Ở đoạn tiếp theo câu chuyện đã xoay quanh sự khác biệt của J với sự khác biệt của những người bạn khác trong lớp. Chính lời bàn luận của tác giả đã xuất hiện ngay sau những đoạn kể như vậy.

- Ở trong văn bản này tác giả đã sử dụng chính những kinh nghiệm thực tế của mình để rút ra kết luận. Chính nhờ cách triển khai này mà tác phẩm không bị nặng nề mang tính bình luận mà giúp cho câu chuyện trở nên nhẹ nhàng và gần gũi hơn.

3.4 Câu 4 trang 61 sgk văn 6/2 kết nối tri thức

Tác giả phân chia sự khác biệt thành hai loại: sự "khác biệt vô nghĩa" (qua cách thể hiện của số đông các bạn trong lớp) và sự "khác biệt có ý nghĩa" (qua cách thể hiện của J). Em có đồng tình với cách phân chia như thế không? Vì sao?

Em đồng tình với cách phân chia sự khác biệt thành hai loại: sự "khác biệt vô nghĩa" (qua cách thể hiện của số đông các bạn trong lớp) và sự "khác biệt có ý nghĩa" (qua cách thể hiện của J). Chính vì sự khác biệt đối lập cách thể hiện này mà mỗi người sẽ để lại trong lòng người khác dấu ấn khác nhau. Những người chọn khác biệt bằng chiều sâu sẽ tạo ra ấn tượng tốt và sâu đậm hơn những người tạo ra sự khác biệt bằng vẻ bề ngoài.

3.5 Câu 5 trang 61 sgk văn 6/2 kết nối tri thức

Do đâu số đông thường thể hiện sự khác biệt vô nghĩa? Muốn tạo ra sự khác biệt có nghĩa, con người cần có những năng lực và phẩm chất gì?

- Khác biệt vô nghĩa chính là sự khác biệt bằng vẻ bề ngoài, bằng những hành động bồng bột dễ dãi mà không huy động bất cứ khả năng đặc biệt nào. Đó chính là sự thể hiện qua trang phục, cách trang điểm, kiểu tóc kỳ lạ hay chính những hành động sôi động ồn ào chỉ để phô trương ra bên ngoài và tạo sự chú ý,...Nhưng những khác biệt này lại là thứ rất dễ bắt chước.

- Ngược lại sự khác biệt trong ý nghĩ và trí tuệ của con người lại thể hiện ra bản lĩnh, sự tự tin và những năng lực phẩm chất mà không phải ai cũng có thể làm được.

3.6 Câu 6 trang 61 sgk văn 6/2 kết nối tri thức

Theo em, bài học về sự khác biệt được rút ra từ văn bản này có phải chỉ có giá trị đối với lứa tuổi học sinh hay không? Vì sao?

- Bài học về sự khác biệt được rút ra từ văn bản này không chỉ có giá trị đối với lứa tuổi học sinh mà còn có ý nghĩa với tất cả mọi người.

- Kể cả những người trưởng thành cũng có người không hiểu được sự khác nhau giữa những sự khác biệt. Việc phân biệt giữa sự khác biệt ý nghĩa và vô nghĩa là điều vô cùng quan trọng, nó tạo ra phương châm sống và là bài học của mỗi người.

4. Viết kết nối với đọc trang 61 sgk văn 6/2 kết nối tri thức

Với câu mở đầu: Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa…, hãy viết tiếp 5-7 câu để hoàn thành một đoạn văn.

Tôi không mong muốn sự khác biệt không mang ý nghĩa. Tôi không muốn bị người khác nhìn thấy mình như một cá nhân kỳ lạ, không giống ai, hoặc không có giá trị gì cả. Tôi muốn được thừa nhận vì mang lại những ý nghĩa trong cuộc sống. Để tạo sự độc đáo trở nên dễ dàng, nhưng để mang lại ý nghĩa cho sự khác biệt thì thực sự là một thách thức lớn. Để thực hiện điều này, trước hết chúng ta không nên hài lòng với những điều quá đơn giản và bình thường. Chúng ta cần khám phá những ý nghĩa lớn hơn đối với bản thân và cộng đồng. Ví dụ, nếu bạn có thành tích học tập ấn tượng, bạn sẽ trở thành một ngôi sao. Tuy nếu lựa chọn theo một hướng khác, bằng cách sống không lành mạnh và luôn sống tiêu cực, lúc đó sẽ không nhận được sự ngưỡng mộ mà thay vào đó là sự tức giận hoặc thương hại từ mọi người xung quanh. Mỗi cá nhân đều có quyền tự do chọn lựa định hình bản thân theo ý muốn. Đối với tôi, thì điều mong muốn là trở thành một cá nhân đặc biệt mang lại ý nghĩa.
 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Qua bài viết trên, Vuihoc đã mang đến cho các em Soạn bài Hai loại khác biệt| Văn 6 kết nối tri thức. Hy vọng qua bài viết này các em sẽ có thêm những gợi ý và hướng dẫn trọng điểm cho tác phẩm, giúp các em hiểu tác phẩm một cách chi tiết hơn. Để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích với các chủ đề cũng như nội dung khác nhau, các em hãy thường xuyên theo dõi các bài viết mới nhất của Vuihoc nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

 

Banner after post bài viết tag lớp 6
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0914890900