img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Mưa xuân| Văn 9 tập 2 kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 09:28 01/10/2024 2,944 Tag Lớp 9

Bài viết dưới đây Vuihoc sẽ mang đến Soạn bài Mưa xuân| Văn 9 tập 2 kết nối tri thức. Bài soạn này sẽ giúp các em hiểu thêm không chỉ giúp các em hiểu thêm về tác phẩm mà còn gợi lên khung cảnh mùa xuân ở khu vực nông thôn Bắc Bộ.

Soạn bài Mưa xuân| Văn 9 tập 2 kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Mưa xuân: Trước khi đọc 

1.1 Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Bính 

- Tác giả Nguyễn Bính sinh ngày 13 tháng 2 năm 1918 mất ngày 20 tháng 1 năm 1966.

- Ông sinh ra vào ngày mùng 3 tết năm Mậu Ngọc với tên thật là Nguyễn Trọng Bính tại huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định ngày nay.

- Nguyễn Bính sinh ra trong một gia đình gia giáo với cha làm nghề dạy học còn mẹ ông là con gái của một gia đình khá giả. Ông có hai người anh trai và ông mất mẹ từ rất sớm, ngay khi ông được ba tháng tuổi thì mẹ ông mất do rắn cắn.

- Trong suốt ba mươi năm sáng tác nghệ thuật, ông đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam rất nhiều tác phẩm với đa dạng thể loại như thơ, kịch, truyện thơ,...Cả cuộc đời ông gắn bó với thi ca, chỉ khoảng mười tuổi ông đã bộc lộ tài năng của mình.

- Nguyễn Bính được công nhận là một trong số nhà thơ hiện đại xuất sắc trong thi ca Việt Nam.

- Các tác phẩm của ông có thể chia thành hai dòng thơ lãng mạn và cách mạng. Cả hai thể loại tưởng chừng trái ngược nhưng ông đều sáng tác với số lượng rất lớn. Trong khi hầu hết các nhà thơ cùng thời của ông đều phần nào đó chịu ảnh hưởng bởi thơ ca phương Tây trong chính phong trào thơ mới thì Nguyễn Bính lại giữ nguyên cho mình tinh hoa của sự dân dã trong thơ ca Việt Nam.

1.2 Trả lời câu hỏi trước khi đọc 

Chia sẻ những câu ca dao, bài thơ viết về mùa xuân mà em biết.

Những câu ca dao và bài thơ viết về mùa xuân mà em biết:

- Xuân sang cho én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

- Cây đào nở hoa

  Rung rinh cánh mỏng

  Tiếng chim hót vang

  Bầu trời trong xanh.

- Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

- Mọc giữa dòng sông xanh

  Một bông hoa tím biếc

  Ơi con chim chiền chiện

  Hót chi mà vang trời

- Bài thơ “Xuân về” của Chu Minh Khôi, “xuân ca” của Lê Mỹ Hường, “Quà tặng mùa xuân” của Hoàng Chẩm, “Tìm xuân” của Nguyễn Hiền,...

Nêu cảm nhận của em về mùa xuân.

Trong bốn mùa, mùa em thích nhất là mùa xuân. Mùa xuân đến khiến cho thời tiết ngày càng ấm áp hơn. Bầu trời không còn tối nữa mà sáng hơn. Một năm mới mang đến những khởi đầu mới. Mọi người đều vui vẻ và hào hứng. Em thích mùa xuân vì đó là lúc em được nghỉ Tết. Mỗi khi tết đến mọi thành viên trong gia đình đều dọn dẹp nhà cửa. Người lớn chuẩn bị mua quà Tết còn trẻ em háo hức đếm ngược từng ngày đến lúc được nghỉ tết, được đi du xuân và được ăn rất nhiều món ngon. Năm nào cũng vậy, vào ngày 30 Tết cả nhà tôi quây quần ăn cơm tất niên bên nhau. Cả nhà vừa ăn vừa trò chuyện về những hoạt động năm vừa qua. Đó là một không khí thật ấm cúng và hạnh phúc.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 kết nối tri thức

2. Soạn bài Mưa xuân: Đọc văn bản 

2.1 Số tiếng trong mỗi dòng, vần, nhịp thơ

- Mỗi dòng đều có 7 tiếng.

- Tác giả sử dụng đa dạng phương pháp gieo vần với vần cách ở cách từ “già - xa”, “đầy - nay”,...và vần liền ở các từ “bay - đầy”, “tình - xinh”,...

- Cách ngắt nhịp linh hoạt 2/2/3, ⅖ và 4/3.

2.2 Khung cảnh làng quê mùa xuân

Khung cảnh làng quê vào mùa xuân có:

- Những cơn mưa xuân êm ái mà nhẹ nhàng.

- Mùa xuân đến với những hàng hoa xoan rụng từng lớp.

2.3 Tâm trạng của em khi anh lỡ hẹn

Khi anh lỡ hẹn thì tâm trạng của em vừa buồn vừa tủi bởi em biết sau lần lỡ hẹn này thì cơ hội em có thể được gặp lại anh là rất thấp. Chính những bông hoa xoan bị người người dẫm đạp lên cũng như sự khắc khoải ngóng trông anh đến nhưng rồi tất cả những hy vọng đó như tan vào mây khói theo từng cơn mưa nặng hạt.

Duy nhất khóa học DUO tại VUIHOC dành riêng cho cấp THCS, các em sẽ được học tập cùng các thầy cô đến từ top 5 trường chuyên toàn quốc. Nhanh tay đăng ký thôi !!!!

3. Soạn bài Mưa xuân: Trả lời câu hỏi cuối bài  

3.1 Câu 1 trang 53 sgk văn 9/2 kết nối tri thức

Xác định số tiếng trong mỗi dòng thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ

- Số tiếng trong mỗi dòng thơ: 7 tiếng

- Cách gieo vần:

+ Vần cách: “già - xa”, “đầy - nay”,...

+ Vần liền: “bay - đầy”, “tình - xinh”,...

- Cách ngắt nhịp: 2/2/3, ⅖, 4/3

3.2 Câu 2 trang 53 sgk văn 9/2 kết nối tri thức

Bài thơ là lời tự tình của một cô gái xưng “em”. Lời tự tình ấy cho biết câu chuyện gì về “em”?

Qua lời tự tình của một cô gái xưng “em” thì ta có thể hiểu được nội dung của câu chuyện. Đây là câu chuyện về một mối tình dang dở, về sự mong chờ có thể gặp được người mình thương, có được tình yêu của cô gái trẻ trong đêm hội chèo làng Đặng.  

3.3 Câu 3 trang 53 sgk văn 9/2 kết nối tri thức

Xác định bố cục, mạch cảm xúc của bài thơ

- Có thể chia tác phẩm thành hai phần:

+ Phần một: tư đầu đến “cách có một thôi đê” - nói về vẻ đẹp tự nhiên mỗi khi mùa xuân đến.

+ Phần hai: đoạn còn lại - Miêu tả tâm trạng và những hành động của con người khi mùa xuân đến.

- Mạch cảm xúc của tác phẩm nói về tâm trạng của nhân vật “em” khi người “anh” đã lỡ hẹn và mùa xuân thì vẫn đang dần dần trôi qua.

3.4 Câu 4 trang 53 sgk văn 9/2 kết nối tri thức

Em cảm nhận như thế nào về sự thay đổi tâm trạng của cô gái từ lúc “mưa xuân phơi phới bay” đến khi “mùa xuân đã cạn ngày”?

Sự thay đổi tâm trạng của cô gái từ lúc “mưa xuân phơi phới bay” đến khi “mùa xuân đã cạn ngày”:

- Tâm trạng của “em” trong câu thơ “mưa xuân phơi phới bay” là sự vui vẻ háo hức khi mong chờ chàng trai đến.

- Tâm trạng của “em” trong câu thơ “mùa xuân đã cạn ngày” chuyển thành tâm trạng thất vọng và buồn bã khi chàng trai đã lỡ hẹn.

3.5 Câu 5 trang 53 sgk văn 9/2 kết nối tri thức

Không gian mùa xuân của làng quê Bắc Bộ và dòng tâm trạng, cảm xúc của cô gái có mối liên hệ như thế nào? Chỉ ra những hình ảnh thơ thể hiện mối liên hệ đó

- Không gian mùa xuân của làng quê Bắc Bộ và dòng tâm trạng, cảm xúc của cô gái có mối liên hệ gắn kết với nhau.

- Những hình ảnh thơ đã thể hiện được mối liên hệ đó:

+ Hình ảnh khung cửi, lụa trắng gợi lên những đồ vật quen thuộc xuất hiện trong mọi nhà của nơi thôn quê miền Bắc. 

+ Khung cảnh mưa xuân giăng khắp lối chính là đặc trưng của mùa xuân Bắc Bộ. Đó là những cơn mưa gọi chồi non tới, là lúc không gian bừng sáng vui tươi.

3.6 Câu 6 trang 53 sgk văn 9/2 kết nối tri thức

Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của bài thơ?

- Ngôn ngữ thơ mộc mạc, bình dị mà lại rất sinh động qua lối nói gián tiếp.

- Tác giả đã sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật nhân hoá cùng với lối nói ví von.

- Giọng điệu thơ cũng như cách gieo vần rất linh hoạt và thay đổi theo tâm trạng của nhân vật.

3.7 Câu 7 trang 53 sgk văn 9/2 kết nối tri thức

Hãy nêu cảm hứng chủ đạo, chủ đề của bài thơ Mưa xuân và cho biết căn cứ vào đâu em xác định được chủ đề đó.

- Cảm hứng chủ đạo cùng với chủ đề của bài thơ mưa xuân chính là nói về khung cảnh thiên nhiên mùa xuân đẹp lung linh kết hợp với tâm trạng thực tế của mỗi con người sống trong khoảnh khắc đó.

- Em có thể xác định được chủ đề đó nhờ vào các yếu tố nhan đề, hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ, cách sử dụng vần điệu trong thơ,...

4. Kết nối đọc viết trang 53 sgk văn 9/2 kết nối tri thức

Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) nêu cảm nhận của em về không gian mùa xuân của làng quê Bắc Bộ được gợi lên trong bài thơ Mưa xuân.

Qua bài thơ “Mưa xuân” của tác giả Nguyễn Bính, tôi nhớ đến cảnh sắc mùa xuân ở khu vực vùng quê Bắc Bộ. Không phải ngẫu nhiên mà mùa xuân được coi là mùa đẹp nhất. Trời mưa rất nhiều vào mùa xuân. Khi mùa xuân đến, những bông hoa xoan rụng từng lớp tạo nên một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp. Cùng với những cơn mưa xuân thường mang đến không khí nhẹ nhàng, dường như gieo niềm vui vào lòng người. Nguyễn Bính đã tái hiện thiên nhiên tuyệt vời của mùa xuân tại miền quê Bắc Bộ tới độc giả bằng ngôn ngữ thơ giản dị, với hình ảnh làng quê đầy đầy gợi cảm, và đã để lại dấu ấn khó phai mờ trong lòng độc giả.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Bài viết trên chính là Soạn bài Mưa xuân| Văn 9 tập 2 kết nối tri thức mà Vuihoc đã tổng hợp lại để chi tiết và dễ hiểu hơn cho các em. Hy vọng qua bài soạn này không chỉ bổ sung thêm kiến thức cho các em mà còn giúp các em có thể nâng cao điểm số!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 9
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0914890900