img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Nếu mai em về Chiêm Hóa| Văn 8 tập 1 cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 17:15 22/04/2024 18,262 Tag Lớp 8

Bài thơ "Nếu mai em về Chiêm Hóa" của nhà thơ Mai Liễu là một bức tranh sinh động về cảnh đẹp Chiêm Hóa vào mùa xuân và hình ảnh những cô gái Dao, Tày xinh đẹp trong ngày hội đầu năm. Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương sâu sắc, tha thiết của tác giả. Hãy cùng VUIHOC tìm hiểu kĩ hơn tác phẩm qua Soạn bài Nếu mai em về Chiêm Hóa| Văn 8 tập 1 cánh diều dưới đây.

Soạn bài Nếu mai em về Chiêm Hóa| Văn 8 tập 1 cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Nếu mai em về Chiêm Hóa văn 8 tập 1 cánh diều: Chuẩn bị 

1.1 Tìm hiểu về tác giả Mai Liễu

  1. Tiểu sử. 

- Tác giả Mai Liễu, tên đầy đủ của ông là Ma Văn Liễu,  sinh năm 1950. Ông là người dân tộc Tày. Mai Liễu được sinh ra và lớn lên tại xã Công Đa, huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang. 

- Ông là một trong những nhà thơ mang đậm hơi thở của dân tộc qua từng năm tháng, mang hơi thở của quê hương Tuyên Quang. Cả cuộc đời ông đều cống hiến và gắn với văn chương. Khi sáng tác văn học, ông thường lấy bút danh là Mai Liễu.

- Tác giả Mai Liễu từng theo học và tốt nghiệp tại trường đại học tổng hợp văn Hà Nội. Sau khi ra trường, ông trở thành Hội viên đầu tiên của Hội Nhà văn Việt Nam tại tỉnh Tuyên Quang. Ông cũng từng có một khoảng thời gian không ngắn công tác tại Báo Tân Trào và Hội Văn học - Nghệ thuật Tuyên Quang. Ngoài ra, Mai Liễu còn đảm nhận nhiều vị trí quan trọng khác trong Hội Văn học, báo Tân Trào, hay Tạp chí Văn hóa,... Nhà thơ Mai Liễu mất năm 2020, để lại nhiều tiếc thương trong lòng khán giả.

  1. Phong cách nghệ thuật 

- Hồn thơ của tác giả Mai Liễu luôn thấm đẫm giọng thơ của dân tộc. Những sáng tác của ông chủ yếu đề cập đến con người, gia đình và vùng đất Tuyên Quang quê hương. Giọng thơ vừa hồn hậu vừa nhẹ nhàng của ông là một đặc trưng riêng biệt. 

- Ông xuất thân là người dân tộc thiểu số, từ nhỏ đã luôn sống trong cộng đồng và hiểu được rất nhiều tục lệ, nếp sống và bị ảnh hưởng ít nhiều. Bởi vậy mà những vần thơ của ông đều xoay quanh cuộc sống lao động và chiến đấu. 

- Tuy chỉ là những cảnh vật quen thuộc như cây cỏ, chim muông nhưng cách dùng từ và hành văn của Mai Liễu vô cùng đặc biệt. Ông biết cách lắng nghe và cảm nhận, không bao giờ chạy theo lối mòn lý thuyết.

  1. Các tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Mai Liễu.

Các tác phẩm của nhà thơ Mai Liễu chủ yếu là thơ. Trong cuộc đời sáng tác của mình, ông đã đã để lại cho nền văn học nước nhà nhiều tác phẩm có giá trị với hàng chục tập thơ đã xuất bản như: “Mây vẫn bay về núi” (1995),  “Suối làng” (1994), “Lời then ai buộc” (1996), “Tìm tuổi” (1998), “Giấc mơ của núi” (2001), “Bếp lửa nhà sàn” (2005),  “Đầu nguồn mây trắng” (2004), “Núi vẫn còn mưa” (2013), tuyển tập “Thơ Mai Liễu”,…

1.2 Tìm hiểu về tác phẩm Nếu mai em về Chiêm Hóa 

  1.  Thể loại:

Bài thơ “Nếu mai em về Chiêm Hóa” thuộc thể loại: thơ sáu chữ.

  1.  Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Bài thơ “Nếu mai em về Chiêm Hóa” được nhà thơ sáng tác năm 1995, được trích từ tập “Thơ Mai Liễu”, NXB Hội Nhà Văn, Hà Nội, 2015.

  1.  Phương thức biểu đạt.

Phương thức biểu đạt của bài thơ “Nếu mai em về Chiêm Hóa”: miêu tả, biểu cảm

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

  1.  Bố cục bài thơ “Nếu mai em về Chiêm Hóa”.

- Khổ thơ 1 và 2: Miêu tả bức tranh thiên nhiên vào mùa xuân ở Chiêm Hóa.

- Khổ thơ 3 và 4: Miêu tả vẻ đẹp của con người trong mùa xuân.

- Khổ thơ 5: Nét riêng trong lễ hội đầu năm ở Chiêm Hóa.

  1.  Giá trị nội dung.

Tác phẩm viết về quê hương, mảnh đất Chiêm Hóa - một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Tuyên Quang với những cảnh sắc khi ngày xuân về, nhằm thể hiện tình yêu quê hương, nhớ về nguồn cội của tác giả.

  1. Giá trị nghệ thuật.

- Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ như: nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ.

- Miêu tả các hình ảnh thiên nhiên vừa sinh động vừa nên thơ.

- Sử dụng ngôn từ giản dị, gần gũi với người đọc.

2. Soạn bài Nếu mai em về Chiêm Hóa văn 8 tập 1 cánh diều: Đọc hiểu

2.1 Chú ý các hình ảnh thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên.

Trả lời:

- Các hình ảnh trong bài thơ thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên: Mưa tơ rét lộc, mùa măng, sông Gâm “đôi bờ cát trắng”, non Thần “xanh ngút ngát”.

⇒ Cả vùng núi ấy như một tấm khăn thổ cẩm rực rỡ sắc màu, nó bừng sáng lên vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng hiểm trở cùng với những cánh đồng hoa bạt ngàn trải dài dưới các thung lũng, triền đồi, triền núi. Đến với khung cảnh thiên nhiên nơi đây, ta như lạc giữa tiên cảnh đẹp mê hoặc lòng người.

2.2 Chỉ ra biện pháp tu từ nhân hóa trong khổ thơ.

Trả lời:

Biện pháp tu từ nhân hóa trong khổ thơ: “đá ngồi dưới bến trông nhau” và “non Thần hình như trẻ lại”.

2.3 Chú ý các hình ảnh thể hiện vẻ đẹp của con người.

Trả lời:

Các hình ảnh trong bài thơ thể hiện vẻ đẹp con người: cô gái Dao nào cũng đẹp,  ngù hoa mơn mởn, vòng bạc rung rinh, con gái bản Tây duyên quá, nụ cười môi mọng.

2.4 Dòng thơ nào được điệp lại trong khổ cuối?

Trả lời:

- Trong khổ thơ cuối, dòng thơ “Nếu mai em về Chiêm Hóa” được điệp lại với câu thơ đầu tiên trong bài.

>> Xem thêm: Soạn văn 8 Cánh diều 

3. Soạn bài Nếu mai em về Chiêm Hóa văn 8 tập 1 cánh diều: Trả lời câu hỏi cuối bài

3.1 Câu 1 trang 46 SGK Văn 8/1 Cánh diều:

“Hãy xác định bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ Nếu mai em về Chiêm Hóa.” 

Trả lời:

- Bố cục bài thơ Nếu mai em về Chiêm Hóa: 5 khổ thơ.

+ Khổ thơ 1 và 2: miêu tả bức tranh thiên nhiên vào mùa xuân ở Chiêm Hóa.

+ Khổ thơ 3 và 4: miêu tả vẻ đẹp con người trong mùa xuân.

+ Khổ thơ 5: nét riêng trong lễ hội đầu năm ở Chiêm Hóa.

- Mạch cảm xúc của bài thơ với kết cấu giản đơn, bình dị, đi từ khung cảnh thiên nhiên đến con người cùng những rung cảm, nét đặc sắc riêng về cảnh sắc khi bước sang xuân tại quê hương, mảnh đất Chiêm Hóa.

3.2 Câu 2 trang 46 SGK Văn 8/1 Cánh diều:

“Tác giả sử dụng những hình ảnh, chi tiết nào để thể hiện bức tranh thiên nhiên và con người trong mùa xuân? Hãy chia sẻ ấn tượng, nhận xét của em về bức tranh đó (Gợi ý: về màu sắc, sức sống, về những nét riêng của mùa xuân ở vùng núi phía bắc,...)”

Trả lời:

- Những hình ảnh, chi tiết tác giả đã sử dụng để thể hiện bức tranh thiên nhiên và con người trong mùa xuân:

  • "Tháng Giêng mưa tơ rét lộc"

  • mùa măng, sông Gâm “đôi bờ cát trắng”

  • "Non thần....Xanh lên ngút ngát một màu"

  • "Cô gái Dao nào cũng đẹp/ Vòng bạc rung rinh cổ tay/ Ngù hoa mơn mởn ngực đầy"

  • "Con gái bản Tày...riêng nụ cười môi mọng"

- Chia sẻ ấn tượng, nhận xét của em: bức tranh được tái hiện lại khung cảnh thiên nhiên vô cùng gần gũi, giản đơn nhưng rất có hồn, tạo nên một mùa xuân tràn đầy sức sống. Cùng với đó là hình ảnh con người được miêu tả đầy khéo léo và tinh tế đã đem lại cho em những cái nhìn rất chân thực về cảnh sắc và con người tại mảnh đất Chiêm Hóa.

3.3 Câu 3 trang 46 SGK Văn 8/1 Cánh diều:

“Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong các khổ thơ 2, 4 của văn bản.”

Trả lời:

- Biện pháp tu từ nhân hóa được tác giả sử dụng trong khổ 2: “Đá ngồi dưới bến trông nhau”, “Non Thần hình như trẻ lại”.

⇒ Tác dụng: Góp phần khiến cho hình ảnh thiên nhiên thêm sinh động hơn, gợi lên sức sống của cảnh sắc trong mùa xuân, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên và trí tưởng tượng phong phú của tác giả.

- Biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong khổ 4: “Mùa xuân e cũng lạc đường”.

⇒ Tác dụng: Góp phần khiến cho mùa xuân thêm sinh động hơn. Nó tựa như một sinh thể có linh hồn. Đồng thời gợi tả sức sống của cảnh vật và tô đậm thêm vẻ đẹp của nụ cười người con gái trong câu thơ phía trên. Từ đó, cho thấy tâm trạng đang say mê, ngây ngất của tác giả.

3.4 Câu 4 trang 46 SGK Văn 8/1 Cánh diều:

“Tìm các từ có thể thay thế từ “về” trong dòng thơ “Nếu mai em về Chiêm Hóa”. Theo em, vì sao nên chọn từ “về”?”

Trả lời:

- Các từ có thể thay thế từ “về” trong dòng thơ “Nếu mai em về Chiêm Hóa”:

  • Đi: Đây là từ đồng nghĩa cơ bản với từ "về", thể hiện sự di chuyển từ một nơi khác đến Chiêm Hóa.

  • Trở lại: Có nghĩa là quay về sau một thời gian xa cách, thể hiện sự gắn bó, thân thuộc với mảnh đất Chiêm Hóa.

  • Tới: Nhấn mạnh sự xuất hiện tại Chiêm Hóa, thể hiện mong muốn được gặp người con gái ở quê hương.

  • Đến: Tương tự như từ "tới", nhưng có thể tạo nên cảm giác gần gũi, thân mật hơn.

- Theo em, nên chọn từ “về” vì những lý do sau:

  • Thể hiện sự gắn bó, thân thuộc: Từ "về" gợi lên cảm giác cùng đất Chiêm Hóa là quê hương, là nơi chôn rau cắt rốn của người con gái, là nơi mà cô ấy luôn hướng về.

  • Tạo sự gần gũi, trìu mến: "Về" mang nghĩa quay lại sau một thời gian xa cách, thể hiện sự mong nhớ, háo hức được gặp gỡ người con gái.

  • Gợi cảm giác bình yên, ấm áp: "Về" gợi đến hình ảnh sum vầy, đoàn tụ, thể hiện mong muốn được cùng người con gái tận hưởng không khí trong lành, thanh bình của quê hương.

  • Hợp với nhịp điệu thơ: Từ "về" có hai âm tiết, nó tạo nên sự cân đối cho câu thơ và góp phần tạo nên nhịp điệu nhẹ nhàng, du dương cho bài thơ.

  • Ngoài ra, việc sử dụng từ "về" còn thể hiện sự tinh tế trong việc sử dụng ngôn ngữ của tác giả Mai Liễu. "Về" không chỉ là một từ đồng nghĩa đơn thuần, mà nó còn là một cách để thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả đối với quê hương và người con gái.

3.5 Câu 5 trang 46 SGK Văn 8/1 Cánh diều:

“Bài thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của tác giả với quê hương?”

Trả lời:

Tác giả đã mượn hình ảnh cảnh sắc thiên nhiên cùng con người tại mảnh đất Chiêm Hóa khi mùa xuân về để thể hiện được tình cảm sâu sắc, da diết, đầy gắn bó cùng với tình yêu thương của bản thân đối với quê hương, nguồn cội của mình. Tình cảm ấy được thể hiện qua nỗi nhớ quê hương, tình yêu quê hương, niềm tự hào về quê hương và khát vọng được trở về quê hương.

3.6 Câu 6 trang 46 SGK Văn 8/1 Cánh diều:

“Giả sử sau dấu ba chấm Nếu mai em về… là tên vùng đất quê hương em, thì em sẽ chia sẻ những hình ảnh, chi tiết nào của quê hương mình? Vì sao em lại chọn các chi tiết, hình ảnh ấy?”

Trả lời:

- Sau dấu ba chấm: “Nếu mai em về…” là tên vùng đất quê hương em, thì em sẽ chia sẻ về khu di tích lịch sử Đền Hùng linh thiêng.

- Em lựa chọn chia sẻ về hình ảnh của Đền Hùng vì đây là hình ảnh đặc trưng và tiêu biểu nhất của Việt Trì. Đền Hùng là di tích lịch sử văn hóa đặc biệt quan trọng của quốc gia, nơi thờ cúng các vị vua Hùng - những người đã có công dựng nước và giữ nước. Đây chính là di sản văn hóa quý giá của người dân Việt Trì nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung, cần được gìn giữ và phát huy. Bằng cách chia sẻ hình ảnh Đền Hùng, em có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về nguồn gốc và lịch sử của dân tộc, từ đó hun đúc lòng yêu nước của dân tộc ta. Bên cạnh đó,.em còn có thể góp phần giúp lan tỏa giá trị văn hóa, khơi dậy lòng tự hào dân tộc và thu hút du khách đến tham quan, tìm hiểu về quê hương đất nước. Em rất yêu và tự hào về di tích lịch sử ấy, nơi em đã có biết bao kỉ niệm đẹp..

 

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Nếu mai em về Chiêm Hóa Văn 8 tập 1 cánh diều. Đây là là một bài thơ hay, thể hiện tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng của tác giả, đồng thời gợi cho người đọc nhiều cảm xúc tốt đẹp. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

 

Banner after post bài viết tag lớp 8
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0914890900