img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Ôn tập trang 54| SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 10:45 05/08/2024 5,175 Tag Lớp 9

Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Ôn tập trang 54 cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Chân trời sáng tạo 9 tập 1 để nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dõi nhé!

Soạn bài Ôn tập trang 54| SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Ôn tập trang 54 SGK Ngữ Văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo 

1. Câu 1 trang 54 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo 

Em hãy đọc lại các văn bản mà em đã được học và điền vào bảng dưới đây (làm vào vở):

Văn bản

Luận đề

Luận điểm

Lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu


Về hình tượng của bà Tú xuất hiện ở trong bài thơ “Thương vợ”


Hình tượng của bà Tú xuất hiện trong bài Thương vợ


Luận điểm 1: Hình ảnh của bà Tú hiện lên với chân dung một cuộc đời một duyên phận ở hai câu đề

Lí lẽ: Cuộc đời bà Tú đã vất vả, quanh năm suốt tháng bươn chải kiếm sống nuôi cả gia đình
- Bằng chứng lí lẽ:
+ Hai chữ “quanh năm” thể hiện sự liên tục, cần cù mà không có một ngày nghỉ ngơi.
+ Khi chữ “một” trước chữ “chồng, ông Tú đã hạ vị trí của mình xuống ngang hàng với con.
+ Không chỉ đủ về số… đầu kia là hình ảnh của một ông chồng

Luận điểm 2: Hai câu thơ thực thể hiện lòng thương xót cho người vợ tần tảo của Tú Xương

Lí lẽ: Hình ảnh bà Tú hiện lên không chỉ nhọc nhằn mà còn nhục nhằn.
- Bằng chứng:
+ So sánh thân phận của bà Tú trong câu “Cái có lặn lội bờ sông” với câu “Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non” đã làm nổi bật tiếng lòng của ông Tú dành cho bà, qua đó đã hiện lên hình ảnh bà Tú là một người đảm đang tháo vát, thương khó tần tảo vì chồng vì con.

Luận điểm 3: Hình ảnh của bà Tú đối với gia đình của mình đã hiện lên ở hai câu luận

Lí lẽ: Vẻ đẹp của Bà Tú là con người tình nghĩa, sâu đậm, thuỷ chung, nhu thuận. Bà là hình tượng của con người làm tròn bổn phận với gia đình.
- Bằng chứng:
+ Hình ảnh con cò đã được đưa ra để gợi nhắc về người vợ lam lũ bình dị.
+ Sống trọn bổn phận với gia đình: sống có nghĩa là xả thân vì người khác, xả kỉ, vị tha.


Ý nghĩa văn chương


 


Ý nghĩa của văn chương


 


Luận điểm 1:
Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, lòng thương muôn vật, muôn loài.

Lí lẽ: Quan niệm nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, lòng thương muôn vật, muôn loài đúng nhưng nó không phải là duy nhất. Văn chương còn tạo ra sự sống.
Bằng chứng:
+ Câu chuyện của nhà thi sĩ Ấn Độ đã được đưa ra để làm rõ luận điểm
+ Thuý Kiều của Nguyễn Du cũng được tác giả lấy làm ví dụ

Luận điểm 2: Văn chương đã tạo cho ta cảm nhận được những tình cảm ta không có và giúp ta tôi luyện những tình cảm ta sẵn có.

Lí lẽ: Văn chương cho đã tạo cho ta những tình cảm, những cảm giác mới lạ có sức trau dồi, tô điểm cho đời người và trao cho cuộc đời một ý nghĩa sâu, rộng.
Bằng chứng: Tác giả đưa lịch sử, câu nói của nhà nghệ thuật nổi tiếng để phân tích


Tính đa nghĩa của văn chương đã xuất hiện trong bài thơ “Bánh trôi nước”


 


Tính đa nghĩa của văn chương đã xuất hiện trong bài thơ Bánh trôi  nước 


 


Luận điểm 1:
Nghĩa miêu tả của chiếc bánh trôi

Lí lẽ: Quá trình hình thành của chiếc bánh trôi nước được sử dụng với nhiều tầng nghĩa
Bằng chứng
- Tác giả đã đưa ra cách làm bánh trôi qua việc miêu tả quá trình ấy, qua đó thấy được Hồ Xuân Hương là một người am hiểu về miêu tả sự vật.
- Bánh trôi nước trở lên như có linh hồn hay nói cách khác chính Hồ Xuân Hương đã thổi hồn vào nó.


Luận điểm 2:
 Nghĩa ẩn dụ về con người

Lí lẽ: Những đặc điểm về phụ nữ trong xã hội cũ như nhan sắc, thân phận và phẩm chất cao đẹp hiện lên
Bằng chứng
- Tác giả đã phân tích bài thơ sử dụng các bằng chứng trong bài để chứng minh về lý lẽ trên
- Tác giả liên hệ hình ảnh bánh trôi tới thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ đó là phụ thuộc, long đong nhưng bản lĩnh của họ sẽ vượt lên trên cảnh ngộ, vẫn son sắt thuỷ chung...

2. Câu 2 trang 54 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo

Làm thế nào để có thể phân biệt cách trình bày vấn đề khách quan và vấn đề chủ quan?

Câu trả lời chi tiết:

Muốn phân biệt cách trình bày giữa vấn đề khách quan và vấn đề chủ quan ta cần xem xét và phân biệt mục đích về cách sử dụng của hai cách trình bày này: Với cách trình bày vấn đề khách quan chỉ cần đưa thông tin, bằng chứng khách quan (số liệu, lời trích dẫn trực tiếp,…) nhằm tạo lên một cơ sở vững chắc cho các lập luận; Cách trình bày vấn đề chủ quan đưa ra những ý kiến, đánh giá chủ quan, thể hiện rõ những tình cảm, quan điểm của người viết nhằm tác động đến những mạch cảm xúc của người đọc, khơi gợi sự đồng cảm, tính quan tâm của người đọc đối với vấn đề được nêu ra.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

3. Câu 3 trang 54 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo

Những cách tiếp nhận khác nhau về cùng một vấn đề được đặt ra trong văn bản có ý nghĩa gì đối với văn bản và người đọc.

Câu trả lời chi tiết:

- Những cách tiếp nhận khác nhau về cùng một vấn đề được đặt ra trong văn bản đã có ý nghĩa vô cùng sâu sắc với văn bản và người đọc.

+ Văn học phải được nhìn nhận một cách khách quan vì mỗi một người đọc lại có năng lực đọc hiểu khác nhau, nếu chỉ dựa vào ý kiến chủ quan của bản thân thì tác phẩm văn học đó sẽ bị lãng quên rất nhanh, không còn giữ được giá trị trọn vẹn của nó. Ví dụ khi xem xong một bản kịch mà khán giả chỉ chú ý đến những chi tiết như diễn viên có giọng hay, diễn xuất thần thái như nào thì sẽ không hiểu được thông điệp tác giả muốn gửi gắm là gì và sẽ không nhớ được nội dung tác phẩm.

+ Có thể thấy việc tiếp nhận văn học đã không chỉ giúp tác phẩm, nhà văn có được chỗ đứng, mà còn giúp người đọc sống được nhiều cuộc đời. Nếu như là câu chuyện mà người đọc đã từng trải thì nó sẽ mang lại dịp chiêm nghiệm và nhận xét. Nếu như là câu chuyện chưa từng trải bao giờ thì sẽ được dịp trải nghiệm như câu chuyện xảy ra trong chính cuộc đời mình. Từ đó người đọc sẽ tự quan sát, soi xét lại mình và thanh lọc bản thân để trở thành một con người tốt hơn. Văn học đã giáo dục con người là như vậy. Văn chương có thể tác động để thay đổi được cả một lớp người, tác động vào cả thời đại gây tạo nên những biến chuyển, cũng là nhờ những thần kỳ mà ta có được nhờ văn chương. Nhắc đến văn chương là nhắc đến tình cảm, mà tình cảm thì thấm sâu, thấm lâu. Những gì nhờ tình cảm mà có cũng được níu giữ lâu dài. Văn học là tình, con người cũng là tình, văn học nhờ vào con người mà được sống, con người cũng nhờ văn học mà trở nên hoàn thiện, toàn vẹn hơn, để ngày càng hướng đến chân – thiện – mỹ.

4. Câu 4 trang 54 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo

Trình bày những lưu ý về việc tham khảo, trích dẫn tài liệu để tránh việc đạo văn.

Câu trả lời chi tiết:

-  Khi tham khảo bất kỳ tác phẩm, văn bản, tài liệu khác ngoài nguồn chúng ta cần lựa chọn nguồn thông tin chính thống, đáng tin cậy như các bài báo, tránh chọn nhầm những nguồn không đáng tin dẫn đến bài làm bị sai kiến thức.

- Khi trích dẫn trực tiếp các tài liệu văn học phải bảo đảm đúng chính xác về từng câu, từng chữ, từng dấu câu cần được sử dụng trong bản gốc được trích dẫn.

- Đối với lĩnh vực nghiên cứu khoa học, người viết thường sẽ được khuyến khích nên sử dụng cách trích dẫn gián tiếp này. Khi trích dẫn tài liệu tham khảo theo hình thức gián tiếp này, người viết cần phải chú trọng đến độ chính xác để tránh diễn dịch sai và phải bám sát vào nội dung của bài gốc.

- Tất cả những tài liệu được trích dẫn trong bài viết phải có trong danh mục tài liệu tham khảo.

- Phần trích dẫn tài liệu tham khảo bao gồm lời nói, ý tưởng, quan điểm…, tác giả, tác phẩm/ công trình, nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản…

Lộ trình khóa học DUO sẽ được thiết kế riêng cho từng nhóm học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm 9, 10 trong mọi bài kiểm tra.

5. Câu 5 trang 54 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo

Em hãy tìm một ví dụ về việc dẫn nguồn lời nói, ý tưởng, quan điểm… của người khác trong khi viết và chỉ ra các yếu tố nổi bật trong phần dẫn nguồn đó.

Câu trả lời chi tiết:

Thạch Lam là một trong số những cây bút tài tình viết truyện ngắn tiêu biểu trong nền văn học hiện đại của Việt Nam. Nếu như hai người anh ở trong Tự lực văn đoàn lựa chọn và đem đến cho người đọc về những ấn tượng mạnh mẽ, những câu chuyện kịch tính, những cảm xúc xót xa, đau đớn, day dứt thì người em út Thạch Lam lại hành văn theo một phong cách khá riêng như nhà văn Vũ Ngọc Phan từng nhận xét ở trong cuốn Những nhà văn hiện đại: “Ngay trong tác phẩm đầu tay (Gió lạnh đầu mùa), người ta đã thấy Thạch lam đứng vào một phái riêng… Ông có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ và rất đẹp… Phải là người giàu tình cảm lắm mới viết được như vậy…” Có lẽ chính nhờ vào những ngòi bút nhẹ nhàng, điềm tĩnh cùng dòng chảy của mạch cảm xúc âm thầm được lồng ghép trong từng câu chữ mà khi đọc đến Gió lạnh đầu mùa, Dưới bóng hoàng lan hay đặc biệt nhất là tập truyện ngắn Hai đứa trẻ ta thấy được tâm hồn của chúng ta mới có được sự rung động mãnh liệt đến vậy.

Có thể thấy ở đoạn văn ở trên, người viết đã trích dẫn những ý kiến, quan điểm của nhà văn Vũ Ngọc Phan trong cuốn Những nhà văn hiện đại để nhận xét những nét tiêu biểu về nhà văn Thạch Lam.

6. Câu 6 trang 54 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo

Đối với những bài văn nghị luận và phân tích một tác phẩm văn học, cần phải lưu ý điều gì khi phân tích về chủ đề và những nét đặc sắc trong hình thức nghệ thuật của tác phẩm?

Câu trả lời chi tiết:

Đối với bài văn nghị luận phân tích tác phẩm văn học, ta cần lưu ý những việc sau khi phân tích chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm:

- Thứ nhất, ta cần xác định chủ đề chính của tác phẩm là gì? Chủ đề ấy được thể hiện ra như thế nào trong tác phẩm (qua nhân vật, hình ảnh, sự việc, cốt truyện,…) và đã gợi ra những thông điệp, suy nghĩ, tình cảm gì ở người đọc?

- Thứ hai, ta cần xác định và phân tích đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm đã được thể hiện ở những phương diện nào? Những nét đặc sắc về nghệ thuật được biểu hiện trong tác phẩm như thế nào? (với những văn bản thơ: cần phải chú ý vần, nhịp, hình ảnh thơ, từ ngữ, biện pháp tu từ,…; với những văn bản truyện: cần phải chú ý cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, ngôi kể, sự việc, chi tiết nghệ thuật,…).

7. Câu 7 trang 54 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo

Hãy tìm thêm ví dụ về một số lỗi lập luận thường gặp em đã được học trong bài (ít nhất một ví dụ/ lỗi lập luận)

Câu trả lời chi tiết:

- Luận điểm nêu ra chưa rõ, nội dung trùng lặp và không có sự nhấn mạnh hay phát triển ý.

- Không nêu được những luận điểm khái quát, diễn đạt các ý bị trùng lặp, không trình bày đúng ý nghĩa, bản chất của vấn đề.

- Nêu quá nhiều luận điểm ở trong một đoạn văn nhưng không một luận điểm nào được triển khai đầy đủ ý và rõ ràng.

Ví dụ:  Dòng sông Hương đã là nguồn cảm hứng đặc biệt của rất nhiều nghệ sĩ. Dưới ngòi bút khéo léo của Hoàng Phủ Ngọc Tường, dòng sông Hương đã được thổi hồn để trở thành một người con gái đẹp có tâm hồn, có cá tính, dịu dàng nhưng lại có một vẻ sang trọng, đầy sự đằm thắm của một vẻ đẹp đầy văn hóa.

- Lỗi nêu luận cứ: phần luận điểm nêu ra: rất nhiều nghệ sĩ nhưng luận cứ mới nêu được 1 tác phẩm  của 1 tác giả nên sức khái quát của ý chưa cao.

Chữa lỗi sai

Dòng sông Hương đã là nguồn cảm hứng tiêu biểu của rất nhiều nghệ sĩ trong văn học. Trong thơ của Hàn Mặc Tử là dòng sông hiện lên với hình ảnh phiêu diêu của một con thuyền chở đầy ánh trăng trong nhịp sống hối hả, gấp gáp của thời gian" kịp tối nay". Trong thơ Thu Bồn lại là sự dùng dằng không chảy "sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu". Còn dưới ngòi bút của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường dòng sông lại hiện lên với hình ảnh được nhân hóa thành một người con gái xinh đẹp có tâm hồn, có cá tính, dịu dàng nhưng đầy một vẻ sang trọng, đằm thắm trong một vẻ đẹp đầy văn hoá, đầy sự dữ dội nhưng mộng mơ. 

8. Câu 8 trang 54 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo

Em hãy thiết kế một sản phẩm sáng tạo (tranh vẽ, áp phích, tờ rơi, sơ đồ tư duy, …) để giới thiệu một tác phẩm văn học đã giúp em nhận ra sức mạnh của văn chương.

Câu trả lời chi tiết:

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết bài Soạn bài Ôn tập trang 54 sách Ngữ văn lớp 9 tập 1 Chân trời sáng tạo. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính của bài học cũng như trau dồi được thêm nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 9
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0914890900