img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Phân tích một tác phẩm thơ| Văn 9 tập 1 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 11:30 05/08/2024 8,895 Tag Lớp 9

Qua bài viết dưới đây, Vuihoc sẽ mang đến cho các em Soạn bài Phân tích một tác phẩm thơ| Văn 9 tập 1 Cánh diều. Bài soạn này sẽ bao gồm phương pháp để phân tích một tác phẩm thơ và có hai bài phân tích chi tiết tác phẩm thơ “Khóc Dương Khuê” của tác giả Nguyễn Khuyến cho các em tham khảo.

Soạn bài Phân tích một tác phẩm thơ| Văn 9 tập 1 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Phân tích một tác phẩm thơ Văn 9 tập 1 Cánh diều

Đề bài: Phân tích bài thơ “Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến 

1. Lập dàn ý phân tích một tác phẩm thơ

Các bước lập dàn ý phân tích một bài thơ:

a) Chuẩn bị:

  • Đọc thật kỹ đề bài được đưa ra và xác định rõ ràng các yêu cầu của đề bài.

  • Đọc lại tác phẩm cần phân tích

  • Tìm hiểu sơ lược về thể thơ mà tác phẩm đã sử dụng

  • Tìm hiểu về bối cảnh sáng tác và tác giả

  • Chú ý xác định lại chính xác nội dung mà tác phẩm muốn nói đến là gì

  • Xác định hình thức nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ và tìm ra ý nghĩa của việc sử dụng những biện pháp nghệ thuật đó.

b) Tìm ý chính và lập dàn ý chi tiết

  • Bối cảnh của tác phẩm, đề tài và chủ đề chính của bài thơ là gì?

  • Nội dung của bài thơ có gì đặc sắc?

  • Nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ có gì đặc sắc?

  • Các biện pháp nghệ thuật đã góp phần giúp cho bài thơ nổi bật như thế nào?

  • Qua bài thơ, người đọc rút ra được nội dung gì và bài học như thế nào trong cuộc sống của chính mình?

  • Có thể học được điều gì từ tác phẩm thơ đó?

Dàn ý phân tích tác phẩm Khóc Dương Khuê của tác giả Nguyễn Khuyến được sắp xếp theo bố cục ba phần:

- Mở bài:

  • Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Khuyến

  • Giới thiệu khái quát về nhân vật chính Dương Khuê

  • Nói về cội nguồn của tình bạn giữa hai người để người đọc thấy được lý do nỗi buồn của tác giả.

- Thân bài:

  • Bối cảnh sáng tác của tác phẩm

  • Sự kiện nào đã diễn ra khiến cho tác giả có cảm xúc mãnh liệt đến thế.

  • Nguồn cảm xúc nào đã khiến tác giả viết ra bài thơ này

  • Chủ đề chính của bài thơ mà tác giả muốn truyền tải đến người đọc

  • Phân tích nội dung của từng đoạn thơ và các biện pháp nghệ thuật có trong đó để biểu đạt rõ ràng nội dung của tác phẩm

  • Lựa chọn thêm một số tác phẩm tương tự để làm nổi lên nội dung của “Khóc Dương Khuê” hoặc so sánh với các tác phẩm khác của tác giả Nguyễn Khuyến nhằm thấy được sự khác biệt trong việc sử dụng nghệ thuật trong tác phẩm này của tác giả.

- Kết bài

  • Khẳng định lại một lần nữa tình bạn đẹp đẽ của tác giả Nguyễn Khuyến và Dương Khuê. Qua đó nhấn mạnh lại nỗi đau của tác giả khi mất đi người bạn thân thiết tri kỷ nhất

  • Khái quát nội dung của tác phẩm

  • Nêu lại những biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng và phân tích ý nghĩa của chúng.

  • Nói lên cảm nghĩ của bản thân mình và những tác động mà tác phẩm Khóc Dương Khuê đã mang lại cho người đọc.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 cánh diều 

2. Bài viết tham khảo 1

Trong kho tàng văn học của dân tộc Việt Nam ta, nhà thơ Nguyễn Khuyến chiếm một vị trí huy hoàng khi ông nắm trong tay rất nhiều tác phẩm có giá trị to lớn về cả nội dung lẫn nghệ thuật. Ông là nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ xuất sắc chứa đựng trong đó những tình cảm đẹp đẽ của con người Việt Nam được thể hiện bằng tiếng Việt trong sáng, giản dị và không kém phần thanh lịch.

Có thể nói tình bạn của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê tuy rất đẹp nhưng lại không phải là một tình bạn trọn vẹn. Dù cùng nhau đỗ cử nhân, cùng khoa thi, cùng đỗ tiến sĩ và cùng làm quan dưới triều Nguyễn nhưng sau năm 1884, khi mà năm đất nước thực sự mất vào tay thực dân Pháp thì Dương Khuê lại lựa chọn con đường trái ngược với Nguyễn Khuyến. Ông không từ quan về làng mà Dương Khuê lại tiếp tục làm quan cho chính quyền thực dân cho đến tận khi qua đời vào năm 1902, ở tuổi 64. Tuy không còn cùng chí hướng, không còn thân thiết với nhau nhưng cái chết đột ngột của Dương Khuê vẫn là một nỗi đau lớn đối với Nguyễn Khuyến. Lúc đó quên đi tất cả sự xa cách, anh chỉ biết một điều: anh đã mất đi một người bạn thân, một tình cảm quý giá không gì có thể thay thế được. Lúc ấy, từ tận đáy lòng, từ một tình bạn mà dường chính ông không thể hình dung hết được sự quý giá, Nguyễn Khuyến chợt thốt lên:

Bác Dương thôi đã, thôi rồi,

Nước mây man mác, ngậm ngùi lòng ta.

Trong hai câu thơ gần như không có chút biện pháp nghệ thuật nào, không được chau chuốt câu từ nhưng nó lại là cảm xúc chân thật nhất của Nguyễn Khuyến. Nhất là ở dòng thơ đầu tiên chỉ có nỗi đau, nỗi đau chân thành và trọn vẹn được bật ra bằng lời nói. Tiếng “thôi” được lặp lại hai lần rất giản dị và tự nhiên như xuất phát từ tâm hồn của một người nông dân chất phác bình dị. Câu thơ này xuất hiện trong một xã hội mà "sự cao nhã" là yếu tố được coi là yêu cầu cơ bản của văn học, chúng ta càng thấy được sự chân thành của nhà thơ với người bạn của mình. Khi nhắc tới cái chết, ông không dám dùng đến chữ “chết” mà chỉ lặp lại “thôi đã, thôi rồi”. Nhưng dù đau đớn đến tột cùng thì Nguyễn Khuyến vẫn không hề khóc lên tiếng, không gào thét mà nén tiếng khóc vào trong lòng mình, trong tâm trí của mình. Không cần ồn ào cho mọi người biết mà lúc này ông chỉ muốn ngồi một mình, đối diện với bạn, hồi tưởng về tình bạn của họ, cùng bạn ôn lại những chuyện đã xảy ra giữa hai người. Có rất nhiều kỷ niệm giữa họ nay đã trở nên xa xôi hơn bao giờ hết:

Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,

Những sớm hôm tôi bác cùng nhau,

Kính yêu từ trước đến sau,

Trong khi gặp gỡ biết đâu duyên trời

Đó là kỷ niệm lần đầu tiên họ gặp nhau ở khoa thi Hương và cả hai đều thi đậu. Nguyễn Khuyến quê Bình Lục, Hà Nam còn Dương Khuê quê Vân Đình, Hà Đông.  Hai người hoàn toàn không có chút liên kết nào, không hề quen biết nhau. Ấy vậy mà, tựa như số mệnh trời ban, tình bạn bắt đầu lại được bắt đầu từ thời điểm đó. Từng câu, từng chữ mà Nguyễn Khuyến sử dụng thật giản dị, thật gần gũi. Có “lúc sớm hôm”, xưng hô "tôi bác" rồi lại “cùng nhau”…Dường như nhà thơ cũng xác định được tình bạn của hai người ngay từ cái nhìn đầu tiên. Với giọng điệu chân thành như vậy, nhà thơ gợi lên những ký ức khác:

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo,

Có khi từng gác cheo leo,

Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang.

Kỷ niệm của hai người quả thực rất nhiều, rất sâu đậm. Họ đã có những khoảng thời gian ý nghĩa bên nhau, họ chính là những người bạn có cùng chí hướng, cùng chia sẻ những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống. Nhớ lại những kỷ niệm ấy, tâm hồn người viết vẫn xúc động trước tiếng suối “róc rách lưng đèo” ở nơi “dặm khách” xa xôi. Nhà thơ dường như lên cỗ máy thời gian, trải qua lại lần nữa cảm giác phấn khích khi ở “nơi từng gấc cheo leo”, cùng nhau lắng nghe tiếng đàn, tiếng hát của những người nông dân. 

Đối với nhà thơ Nguyễn Khuyến hay với đa số nhà thơ khác, những tiếng hát tiếng đàn từ các ả đào là nơi họ có thể cảm nhận và thưởng thức sự đẹp đẽ của giai điệu và ngôn từ. Nguyễn Khuyến không có những bài thơ nói về chủ đề này nhưng hiển nhiên ông không thể quên tiếng đàn đó, không quên được những lúc chính ông trút hết tâm hồn mình theo tiếng đàn hát. Là đôi bạn thân thiết gần như làm gì cũng có nhau, gắn bó với nhau, ngưỡng mộ lẫn nhau, tình bạn giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê thực sự là giao thoa của những tâm hồn đồng điệu: 

Cũng có lúc rượu ngon cùng nhấp,

Chén quỳnh tương ấm áp bầu xuân,

Có khi bàn soạn câu văn,

Biết bao đông bích, điển phần trước sau.

Khi nói về việc uống rượu với bạn bè, nhà thơ dùng từ “nhấp”. Đây là động từ rất chính xác và tinh tế, bởi khi nói về việc uống rượu thì ông chỉ “uống cho vui”, chứ không phải là uống cho say hay uống vì nghiện cồn. Nhà thơ đã từng nói về khả năng uống rượu của mình trong tác phẩm Thu ẩm:

Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy

Độ năm ba chén đã say nhè.

Những chiếc cốc mà ta dùng để uống rượu thời xa xưa thường rất nhỏ hay được gọi là “chén hạt mít”. Người uống rượu mà “nhấp” có nghĩa là uống thành từng ngụm nhỏ, như vừa chạm vào môi đã dừng, vừa uống vừa suy nghĩ, vừa uống vừa thưởng thức hương vị đậm đà mà thơm cay của rượu. Uống rượu nhưng lại “ấm áp bầu xuân”. Bầu xuân chính là bầu rượu và cũng là "bầu thơ", bầu rượu càng đầy đặn thì bầu thơ càng ý nghĩa. Uống rượu để mua vui, để tìm sự liên kết nhưng cũng có những khi hai người chọn uống để giải sầu. Đó là khi họ gặp cảnh mất nước, là khi hai nhà nho dưới cùng một triều đại, hai người bạn cùng chia sẻ nỗi đau của thời đại mình:

Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn

Phận đấu thăng chẳng dám than trời

Bác già, tôi cũng già rồi

Biết thôi thôi thế thì thôi mới là!

Bốn câu thơ trên Nguyễn Khuyến đã viết với tâm trạng buồn bã, chán nản. “Buổi dương cửu” ám chỉ thời kỳ hỗn loạn khi thực dân Pháp xâm lược đánh chiếm nước ta. Nhà thơ coi đây như một vận mệnh mà đất nước và tất cả người dân Việt Nam phải chấp nhận trải qua. Không thể làm gì trước tình cảnh này, nhà thơ Nguyễn Khuyến chỉ còn một lựa chọn từ bỏ chức vụ và rời xa chốn quan trường để bảo vệ chí hướng của mình. Nhà thơ lựa chọn cuộc sống yên bình an phận nhưng nghe có vẻ đau đớn. Ông cảm thấy bất lực đặc biệt ở câu thơ cuối có đến ba từ “thôi” lặp lại lại liên tiếp bổ sung cho nhau, tạo ấn tượng về một sự cam chịu rất nặng nề. Tuy biết thôi nhưng lại thôi và rồi vẫn là thì thôi. Đây chính xác là tâm trạng của nhà thơ khi về quê. Ông buồn vì đất nước mất nhưng lại không thể làm được gì cho đất nước ngoài việc từ chức để không làm việc cho giặc.

Qua 16 câu thơ, Nguyễn Khuyến đã gợi lại ký ức của bản thân và đầy đủ về tình bạn giữa hai người cùng chí hướng Nguyễn Khuyến và Dương Khuê. Đặc biệt là khẳng định được độ sâu sắc và bền vững của tình bạn này. Ký ức của nhà thơ được gợi lên một cách giản dị nhưng đầy sự tiếc nuối và trân trọng. Nhớ lại những kỷ niệm ấy, ông lại lần nữa suy ngẫm về tình bạn này, nhà thơ cảm thấy nỗi đau mà mình phải chịu hôm nay thật sự không thể tin được. Ông chưa bao giờ tưởng tượng được sự mất mát to lớn này  lại có thể ập đến vào thời điểm đó:

Muốn đi lại tuổi già thêm nhác

Trước ba năm gặp bác một lần

Cầm tay hỏi hết xa gần

Mừng rằng bác hãy tinh thần chưa can.

Về phương diện nghệ thuật thì bốn dòng thơ trên thực ra không phải là những câu thơ ấn tượng hay đặc sắc  bởi những dòng thơ này khá đời thường. Đây chính là những câu nói thường ngày với “tuổi già thêm nhác”, rồi “hỏi hết xa gần"  hay “tinh thần chưa can”. Giọng thơ này đậm chất làng quê, đúng như lời nói của một ông nông dân chân chất của quê hương Hà Nam. Đúng là Nguyễn Khuyến không làm văn mà dường như ông chỉ bày tỏ tâm trạng của mình. Thậm chí, nhà thơ còn tự lý luận với chính mình:

Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác

Tôi lại đau trước bác mấy ngày

Làm sao bác vội về ngay

Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời!

Chỉ khi con người thực sự đau khổ mới có lý lẽ như vậy. Chẳng khác gì Nguyễn Khuyến hỏi tại sao mình không phải người chết trước, tại sao mình lại phải chịu nỗi đau này khi rõ ràng ông lớn tuổi hơn người bạn của mình. Chính từ những lý lẽ ấy mà những lời cuối cùng của bài thơ hiện lên đầy chân thành và ai oán: 

Ai chẳng biết chán đời là phải

Vội vàng chi đã mải lên tiên

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải không tiền không mua.

Chết là một quy luật tự nhiên mà không ai có thể cưỡng cầu được. Tuy nhiên, trong trường hợp này, Nguyễn Khuyến lại tìm ra sự phi lý của cuộc đời khi cái chết của bạn mình xảy ra quá nhanh. Ngay lập tức nó cướp đi một người bạn tốt của ông và vì thế cũng cướp đi mọi niềm vui của ông. Bài thơ của ông viết về cảm xúc của chính mình, viết về trường hợp của các nhân mình tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vang lên sự thật về tình bạn chân chính trong cuộc sống:

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua không phải không tiền không mua

Trong hai dòng thơ, chữ “không” xuất hiện năm lần như nhấn mạnh nỗi buồn không thể nào tả được. Không còn bạn bè, không còn ham muốn uống rượu, vì không còn ai để chia sẻ hương vị thơm ngon của rượu. Không bạn bè, ông không tìm được hứng thú để làm thơ:

Câu thơ nghĩ đắn đo muốn viết

Viết đưa ai, ai biết mà đưa?

Hai câu thơ là câu hỏi nhưng hỏi cũng có nghĩa là nói “không”. Nếu thơ được viết ra mà không ai có thể thưởng thức hay đồng cảm với nó thì tại sao lại viết nó? Ông thấy tình bạn giữa mình và Dương Khuê cũng chính là sự tri kỷ về tâm hồn cho nên sự mất mát đối với ông sau cái chết của Dương Khuê chính là sự mất mát khi mất đi một nửa hiểu mình:

Giường kia treo cũng hững hờ

Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

Sự mất mát này có thể bù đắp được không? Nhà thơ đã lập tức trả lời bằng câu khẳng định nhưng lại là chữ “không”. Cách duy nhất, như mọi người thường làm chính là tìm cách tự an ủi mình. Rằng người chết không thể sống lại được nữa, những giọt nước mắt thương xót sẽ chẳng ích gì... Nguyễn Khuyến muốn dùng lẽ thường tình này của cuộc sống để an ủi chính bản thân mình:

Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở

Tôi tuy thương lấy nhớ làm thương

Nhà thơ còn tự khuyên bảo mình:

Tuổi già hạt lệ như sương

Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!

Nhà thơ tự khuyên nhủ bản thân đừng khóc bởi ông biết ở độ tuổi này thì nước mắt có rất ít, cùng lắm chỉ như giọt sương mỏng manh, làm sao buộc nước mắt phải chảy thành hai dòng? Nhưng cũng chỉ là nói thế thôi vì bản thân nhà thơ vẫn hiểu rằng không thể “lấy nhớ làm thương” và càng hiểu rõ hơn rằng hai hàng nước mắt trào ra từ khóe mắt lúc đó không phải do ông ép buộc cơ thể tạo ra mà trong mỗi câu thơ của ông đều chứa đựng đầy nước mắt. Đây là nước mắt của nỗi đau tột cùng, của tình bạn cao đẹp. 

Có thể nói trong thơ Việt Nam đã có rất nhiều bài thơ hay thể hiện những tình cảm đẹp đẽ, chân thành nhưng cho đến nay, chưa có bài thơ nào về tình bạn có thể so sánh được với bài thơ “Khóc Dương Khuê” của tác giả Nguyễn Khuyến. Vẻ đẹp của bài thơ này trước hết đến từ tình bạn đẹp và chân thành của hai tâm hồn cao thượng. Vẻ đẹp này còn là vẻ đẹp của nghệ thuật diễn đạt, của ngôn ngữ diễn đạt giản dị, tự nhiên, mang đậm chất vùng miền, hoàn toàn phù hợp với nội dung tình cảm và cảm xúc mà nhà thơ muốn thể hiện ra cho người đọc hiểu được.

Lộ trình khóa học DUO dành riêng cho cấp THCS sẽ được thiết kế riêng cho từng em học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước tăng 3 - 6 điểm trong bài thi của mình.

3. Bài viết tham khảo 2 

Từ lần đầu gặp nhau trong kỳ thi Hương, Nguyễn Khuyến và Dương Khuê đã lập tức trở thành hai người bạn vô cùng thân thiết và thấu hiểu nhau. Họ cùng làm quan dưới thời nhà Nguyễn vào thời điểm đất nước đang có nhiều biến động khiến giới trí thức đương thời vừa bất lực lại chán nản. Càng trải qua nhiều kỷ niệm và đủ cung bậc cảm xúc khiến cho hai người lại càng hiểu và gần gũi nhau hơn. Sự gắn bó của đôi  tri kỷ này thực sự hiếm có trong đời người. Vì vậy, khi nghe tin Dương Khuê qua đời vì bệnh hiểm nghèo, Nguyễn Khuyến đã vô cùng bàng hoàng và đau buồn vì giờ đây không còn một người nào có cùng suy nghĩ giống ông. Họ là những người bạn tâm giao, tri kỷ mà ông có thể chia sẻ tất cả những cảm xúc cá nhân trong cuộc sống của mình. Nguyễn Khuyến viết bài thơ Khóc Dương Khuê để bày tỏ sự tiếc thương cho người bạn đã khuất.

Dương Khuê sinh năm 1839 mất năm 1902 với tên tự là Giới Như và hiệu Vân Trì. Ông là một người học rất giỏi, cùng khóa với Nguyễn Khuyến, lấy bằng tiến sĩ năm 1868 rồi làm quan cùng thời Nguyễn Khuyến. Nhưng cuộc đời làm quan của cả hai ông lại trải qua nhiều thăng trầm bấp bênh. Gặp thời đất nước mất vào tay thực dân, triều chính thay đổi nên Dương Khuê từ chức ở tuổi 58 và nghỉ hưu để cống hiến hết mình cho rượu, thơ ca và ca hát. 

Mở đầu bài thơ là sự bàng hoàng, hoang mang của Nguyễn Khuyến khi biết về cái chết đột ngột của người bạn Dương Khuê:

"Bác Dương thôi đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta."

Nguyễn Khuyến gọi bạn mình bằng đại từ nhân xưng “Bác Dương" rất gần gũi, thân mật, đồng thời còn thể hiện tình cảm vô cùng trân trọng, trìu mến của bạn bè đồng trang lứa. Cách gọi này giống với lúc Dương Khuê còn sống và hai người thường xuyên nói chuyện với nhau. Cụm từ “thôi đã thôi rồi” ở câu thơ đầu tiên đã lặp lại liên tiếp từ “thôi”. “Thôi” thứ nhất đã thể hiện sự tiếc nuối, buồn bã khi ông nhận ra mình đã đánh mất điều quan trọng nhất trong cuộc đời của mình. Còn “thôi” thứ hai là ẩn ý về sự ra đi của Dương Khuê. Nỗi đau mất đi người bạn này thật đau đớn và khiến ông buồn bã. Người ra đi nhẹ nhàng không vấn vương nhưng lại khiến người ở lại dằn vặt và buồn bã vô cùng. Nỗi đau này không chỉ ở trong tâm hồn tác giả mà giống như nước chảy, mây trôi, lan rộng đến tận cùng trái đất. 

Giọng điệu ở hai dòng đầu nhẹ nhàng, tĩnh lặng nhưng mang lại cảm giác buồn bã, thể hiện rõ hơn nỗi đau mất đi người bạn thân của Nguyễn Khuyến.

Trong sự mất mát to lớn này, Nguyễn Khuyến dần nhớ lại khoảng thời gian họ ở bên nhau, cùng nhau chia sẻ vui buồn:

"Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,

Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau;

Kính yêu từ trước đến sau,

Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo;

Có khi tầng gác cheo leo,

Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang;

Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,

Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân.

Có khi bàn soạn câu văn,

Biết bao đông bích, điển phần trước sau.

Buổi dương cửu cùng nhau hoạn nạn,

Phận đấu thăng chẳng dám tham trời"

Hãy nhớ đến ngày đầu tiên hai người gặp nhau và cùng nhau vượt qua kỳ thi, cùng nhau “sớm hôm” bàn về chuyện đời chuyện người. Đây chính là mối quan hệ tình bạn thân thiết của Dương Khuê và Nguyễn Khuyến. Hai người họ luôn tôn trọng nhau, yêu mến, thấu hiểu lẫn nhau và đối xử với nhau trước sau như một. Việc gặp gỡ và trở thành tri kỷ của Dương Khuê và Nguyễn Khuyến rất ngẫu nhiên nhưng lại rất vững bền, giống như thiên mệnh đã định sẵn. Đó chính là mối quan hệ trăm năm chỉ có một lần, không hề dễ dàng. Đối mặt với nỗi đau, nỗi buồn vô tận, Nguyễn Khuyến lại quay trở về những năm tháng huy hoàng của tuổi thanh xuân bên người bạn quá cố. Đâu rồi những tháng ngày ta còn trẻ khỏe, rong chơi khắp chốn xa xôi, leo núi trèo đồi nghe tiếng suối róc rách và những ngày lặng lẽ trên gác xép dốc. Họ cùng nghe các ả đào hát ca, cùng nhớ những ngày đêm bên nhau với chén rượu thơm quý, cùng nhau làm thơ, cùng nhau ngâm thơ, rồi tỉ tê trò chuyện qua lại. Rồi có những ngày cùng nhau vào học đường nghiên cứu Tam Phần, Ngũ Kinh để hiểu đạo lý của người xưa. Để rồi, suốt quãng đời còn lại, họ cùng nhau thi cử, cùng nhau làm quan phục vụ triều đình, và dù mũ quan trên đầu có nặng trĩu, dù thời thế loạn lạc và nhiều lý do bất đồng quan điểm nhưng cả hai vẫn cùng nhau vượt qua để trở lại làm người bạn tâm giao với nhau. Chia sẻ, thấu hiểu và cùng nhau vượt qua nhưng không hề phàn nàn về bất cứ điều gì. Biết bao kỷ niệm đẹp tựa như mới hôm qua mà nay mỗi người một thế giới. Người còn nhưng người còn lại đã về chốn Tây Phương. Nguyễn Khuyến càng nghĩ mà càng buồn bã hơn.

Khi còn trẻ, là lúc ông có sức mạnh và ý chí kiên cường. Nhưng đến lúc tuổi già, mọi thứ không còn như xưa nữa chỉ có tình cảm tri kỷ của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê vẫn không thay đổi dù vì thời gian có trôi đi. Hai người càng trở nên gắn bó và gần gũi nhau hơn:

"Bác già, tôi cũng già rồi,

Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là!

Muốn đi lại tuổi già thêm nhác,

Trước ba năm gặp bác một lần;

Cầm tay hỏi hết xa gần,

Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can"

Khi già đi, sức lực hao mòn, những thú vui của tuổi trẻ dần trở thành thứ xa xỉ. Tuy nhiên, dù xa nhau về khoảng cách, dù đã lâu không gặp nhưng tình bạn thân thiết vẫn ngự trị mãi trong lòng Nguyễn Khuyến và Dương Khuê, không bao giờ nguội lạnh. Họ vẫn thân thiết như xưa, vẫn có thể nắm tay nhau hỏi han chuyện gần xa. Dường như tất cả những câu chuyện đã lâu không được sẻ chia với ai đều được bộc lộ trong lần gặp mặt cuối cùng này, khi thấy người bạn của mình vẫn khỏe mạnh. Thấy bạn mình khỏe mạnh bình an là niềm hạnh phúc vô bờ bến của những người tri kỷ. Có thể thấy, dù đã già, không gặp nhiều lần nhưng Nguyễn Khuyến vẫn giữ được tình cảm sâu sắc này và luôn nhớ về người bạn thời xưa thường xuyên chia sẻ tâm tư, cùng chung một câu chuyện. Ký ức càng gợi nhớ, càng đẹp thì tác giả lại càng phải đối mặt với hiện thực phũ phàng và đau đớn khi những giấc mơ ngày xưa đã vĩnh viễn biến mất. Nguyễn Khuyến buộc phải đối mặt với hiện thực rằng người bạn Dương Khuê của mình đã ra đi mãi mãi. Ông đã thực sự đã mất đi người bạn quý giá nhất trong đời để giờ đây chỉ còn lại thân xác già nua cô độc trong thời loạn lạc.

"Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác,

Tôi lại đau trước bác mấy ngày;

Làm sao bác vội về ngay,

Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời"

Ông không khỏi buồn và tiếc nuối vì sao Dương Khuê rõ ràng nhỏ hơn mình, ốm muộn hơn mình nhưng không hiểu sao lại vội vã đi trước. Lúc nhận được tin tức này Nguyễn Khuyến bị sốc và ngay lập tức tay chân rã rời vì không thể tin được tin dữ ập đến với mình lại như sét đánh ngang tai. Giờ đây người bạn tốt đã trở về miền cực lạc, để lại Nguyễn Khuyến một mình như một ông già cô đơn với nỗi đau, thất vọng và hoang mang vô cùng:

"Ai chẳng biết chán đời là phải,

Vội vàng sao đã mải lên tiên;

Rượu ngon không có bạn hiền,

Không mua không phải không tiền không mua.

Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,

Viết đưa ai, ai biết mà đưa;

Giường kia treo những hững hờ,

Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn."

Người bạn tốt của anh đã phải ra đi đã chết và Nguyễn Khuyến chỉ còn lại một mình với sự cô đơn và trống rỗng, không còn thèm muốn những thú vui nồng nàn một thời. Lúc này rượu ngon đã trở nên vô vị, thú vui làm thơ dần trở nên nhàm chán vì không còn người thấu hiểu để cùng chia sẻ, thưởng thức. Tình bạn thân thiết, gắn bó này được ví như những câu chuyện kinh điển của người xưa như tình bạn giữa Trần Phồn - Từ Trĩ hay như Tử Kỳ và Bá Nha,...

Trở lại với hiện thực, đối mặt linh hồn của người quá cố, Nguyễn Khuyến cuối cùng cũng thoát khỏi ký ức xa xôi và trở về hiện thực đầy đau thương. Nhưng dù Dương Khuê có chết đi thì tình yêu giữa hai người vẫn luôn trường tồn mãi mãi, là điều quý giá nhất trong cuộc đời mà Nguyễn Khuyến luôn trân trọng:

"Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở,

Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương;

Tuổi già hạt lệ như sương,

Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!"

Nỗi đau này không thể hóa thành những giọt nước mắt dài vì Nguyễn Khuyến đã giấu nó sâu trong lòng, để mãi mãi nhớ về một người bạn tri kỷ. Những dòng cuối cùng là buông bỏ nhẹ nhàng và buồn bã, tâm hồn nhà thơ đành phải chấp nhận sự ra đi của người bạn của mình. Thôi đành hẹn kiếp sau lại trở thành tri kỷ của mình, kiếp này coi như vận mệnh của mình đã kết thúc. 

“Khóc Dương Khuê” là bài thơ cảm động, sâu sắc được Nguyễn Khuyến viết để tưởng nhớ người bạn đã khuất, qua đó ta thấy được những tình cảm quý báu, nồng nàn, sâu sắc giữa những người bạn thân, đồng thời ca ngợi sự thiêng liêng của tình trăm năm có một này. Với thể thơ song thất lục bát kết hợp với giọng thơ êm đềm, chậm rãi và ngôn ngữ giản dị tác giả lại càng tinh tế hơn khi lựa chọn sử dụng những câu chuyện lịch sử để góp phần làm tăng sức hấp dẫn của bài thơ và thể hiện thành công nỗi buồn của chính mình.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Qua bài viết trên, Vuihoc đã mang đến cho các em Soạn bài Phân tích một tác phẩm thơ| Văn 9 tập 1 Cánh diều. Hy vọng qua bài viết này các em sẽ có thêm những gợi ý và hướng dẫn trọng điểm cho tác phẩm, giúp các em hiểu tác phẩm một cách chi tiết hơn. Để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích với các chủ đề cũng như nội dung khác nhau, các em hãy thường xuyên theo dõi các bài viết mới nhất của Vuihoc nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 9
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0914890900