img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Sông Đáy| SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 2 Chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 10:56 30/09/2024 548 Tag Lớp 9

Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Sông Đáy cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Chân trời sáng tạo lớp 9 tập 2 để nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dõi nhé!

Soạn bài Sông Đáy| SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 2 Chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Sông Đáy l SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 2: Phần tìm hiểu về tác giả Nguyễn Quang Thiều 

-  Nguyễn Quang Thiều sinh ngày 27 tháng 4 năm 1957

- Quê quán của ông ngụ tại Thôn Hoàng Dương (Làng Chùa), xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây ngày trước (nay thuộc về địa phận Thành phố Hà Nội)

- Cuộc đời của nhà văn: Ngoài lĩnh vực chính và chủ yếu của ông là thơ ca đã tạo nên tên tuổi cho sự nghiệp của ông , ông còn là một nhà văn với nhiều những tài năng trong khi viết các thể loại tiểu thuyết,truyện ngắn,bút ký và tham gia thêm cả vào lĩnh vực báo chí. Ông hiện nay đang giữ chức vụ là Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; Phó Tổng thư ký thứ nhất của Hội Nhà văn Á – Phi; Giám đốc - Tổng Biên tập của Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Sau đó ông vào làm việc tại tờ báo Văn nghệ từ năm 1992 và làm việc được 1 thời gian thì ông rời khỏi đây vào năm 2007.

- Tác phẩm chính trong sự nghiệp của tác giả:

Thể loại thơ

- Ngôi nhà tuổi 17 ( năm 1990)

- Sự mất ngủ của lửa, năm 1992

- Những người đàn bà gánh nước sông, năm 1995

- Những người lính của làng, năm 1996

- Thơ Nguyễn Quang Thiều, năm 1996

- Nhịp điệu châu thổ mới, năm 1997

- Bài ca những con chim đêm, năm 1999

- Thơ tuyển cho thiếu nhi, năm 2004

- Cây ánh sáng, năm 2009

- Châu thổ, năm 2010

- Tiếng vọng

Thể loại văn xuôi ( trong đó bao gồm các tác phẩm tiểu thuyết và truyện ngắn)

- Mùa hoa cải bên sông, năm 1989 - Là tác phẩm được chuyển thể sang thành một bộ phim mang tên Lời nguyền của dòng sông ( năm 1992) Đạo diễn bộ phim : Khải Hưng

- Tiếng gọi cuối mùa đông - Cũng là một tác phẩm được chuyển thể thành một bộ phim mang tên Tiếng gọi bên sông ( năm 1993) Đạo diễn bộ phim : Nguyễn Hữu Phần

- Cái chết của bầy mối, năm 1991

- Người đàn bà tóc trắng, năm 1993

- Bầy chim chìa vôi

- Thành phố chỉ sống 60 ngày, năm 1991

- Vòng nguyệt quế cô đơn, năm 1991

2. Soạn bài Sông Đáy  l SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 2: Phần hướng dẫn đọc 

Nội dung chính của tác phẩm: Bài thơ thể hiện những tình cảm sâu sắc và những kỷ niệm gắn bó của tác giả đối với con sông Đáy, một dòng sông quen thuộc từ thuở ấu thơ. Qua những dòng thơ mượt mà, tác giả đã bộc lộ một tình cảm yêu thương da diết, tràn đầy sự trân trọng đối với quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên. Con sông Đáy không chỉ là hình ảnh thiên nhiên mà còn là biểu tượng của tình yêu quê hương. Những ký ức đẹp về dòng sông đã để lại dấu ấn đậm nét trong tâm hồn tác giả, làm nảy nở những cảm xúc dạt dào.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

2.1 Câu 1 trang 130 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 2 chân trời sáng tạo

Nội dung bao quát của bài thơ là gì?

Câu trả lời chi tiết:

Bài thơ kể về tâm trạng của một người con xa quê trở về và gặp lại con sông Đáy, nơi đã gắn bó với tuổi thơ cùng những ký ức đẹp về người mẹ hiền. Dòng sông không chỉ là cảnh vật quen thuộc mà còn là biểu tượng cho những kỷ niệm thiêng liêng, tạo nên cảm xúc lắng đọng trong lòng. Những nỗi buồn sâu lắng, sự nhớ thương da diết, được tác giả khéo léo thể hiện qua từng hình ảnh thơ mộc mạc, gợi lại những hoài niệm về quá khứ đầy ắp tình thương và kỷ niệm.

2.2 Câu 2 trang 130 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 2 chân trời sáng tạo

Nêu một số đặc điểm hình thức của bài thơ (thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, vần, nhịp,...) và cho biết những tác dụng của hình thức ấy trong việc biểu đạt nội dung của tác phẩm.

Câu trả lời chi tiết:

- Đặc điểm về thể thơ:

+ Bài thơ được tác giả viết theo thể thơ tự do, không tuân theo bất kỳ một quy luật bằng trắc hay có một số câu được quy định.

+ Việc tác giả sử dụng thể thơ tự do vào trong tác phẩm giúp cho tác giả thể hiện được cảm xúc của mình một cách tự nhiên, cảm xúc tuôn trào, không bị gò bó bởi những quy tắc như trong các thể thơ khác.

- Đặc điểm về từ ngữ:

+ Sử dụng khéo léo nhiều từ ngữ mang ý nghĩa giản dị, mộc mạc, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của con người như các từ ngữ "mẹ", "sông", "bến", "cát", "bẹ ngô",...

+ Sử dụng đặc biệt một số từ ngữ có ý nghĩa gợi tả, gợi cảm xúc như các từ "mồ hôi mát", "mảnh sông đêm", "tiếng cá quẫy tuột câu", "tiếng lá reo",...

+ Sử dụng thêm vào đó là một số hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ, so sánh như các cụm từ "sông Đáy chảy vào đời tôi như mẹ tôi", "đôi mắt nhớ thương của tôi như hai hốc đất ven bờ",...

- Đặc điểm về hình ảnh:

+ Hình ảnh của dòng sông Đáy được tác giả sử dụng xuyên suốt ở trong bài thơ như một biểu tượng cho hình ảnh của quê hương, cho tuổi thơ và cho một tình cảm thiêng liêng như tình mẫu tử.

+ Một số từ ngữ, hình ảnh khác xuất hiện như "mẹ", "bến", "cát", "bẹ ngô",... gợi lên những hình ảnh về ký ức tuổi thơ bình dị, đầy thân thương.

- Đặc điểm của các biện pháp tu từ:

+ Sử dụng rất nhiều các biện pháp tu từ như các biện pháp so sánh, ẩn dụ, nhân hóa,... giúp cho bài thơ tăng thêm phần sinh động, gợi cảm xúc hơn và thể hiện được sâu sắc những nội dung của văn bản.

+ Biện pháp so sánh thể hiện qua các câu văn "sông Đáy chảy vào đời tôi như mẹ tôi", "đôi mắt nhớ thương của tôi như hai hốc đất ven bờ",...

+ Biện pháp ẩn dụ: hình ảnh "sông Đáy" là biểu tượng cho vẻ đẹp của quê hương, cho tuổi thơ và cho tình cảm thiêng liêng là tình mẫu tử.

+ Biện pháp nhân hóa thể hiện qua các câu "sông Đáy ơi", "mẹ tôi đã già như cát bên bờ",...

- Đặc điểm về vần, nhịp:

+ Bài thơ không tuân theo bất kỳ một quy luật bằng trắc nào, nhịp điệu văn học tự do, nhưng tuy nhiên vẫn chưa có được sự hài hòa, uyển chuyển.

+ Nhịp điệu của giọng thơ chậm rãi, da diết thể hiện qua những khổ thơ đầu, nhằm mục đích thể hiện một nỗi nhớ quê hương vô cùng da diết.

+ Nhịp điệu trong tác phẩm nhanh, dồn dập hơn khi ở khổ thơ cuối, thể hiện một nỗi niềm xúc động khi được trở lại quê hương của mình.

=> Tác dụng của hình thức khi được tác giả sử dụng:

+ Hình thức viết theo thể thơ tự do giúp cho tác giả có thể thể hiện được những cảm xúc của mình một cách tự nhiên.

+ Từ ngữ sử dụng trong văn bản giản dị, mộc mạc, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của con người, từ đó giúp cho bài thơ có thể dễ dàng đi vào lòng người.

+ Hình ảnh trong thơ giàu sức gợi cảm, từ đó có thể thể hiện được sâu sắc những nội dung trong bài thơ mà tác giả muốn gửi gắm.

+ Biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản giúp cho bài thơ thêm phần sinh động, giàu sức gợi cảm.

+ Vần và nhịp điệu sử dụng hài hòa, uyển chuyển, phù hợp với nội dung của tác giả và cảm xúc đặc biệt của bài thơ.

Khóa học DUO cung cấp cho các em nền tảng kiến thức vững chắc, bứt phá điểm 9+ trong mọi bài kiểm tra trên lớp.

2.3 Câu 3 trang 130 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 2 chân trời sáng tạo

Phân tích hình ảnh con Sông Đáy được tác giả gợi tả ở trong bài thơ.

Câu trả lời chi tiết:

- Hai khổ thơ đầu nói về sông Đáy và kỷ niệm tuổi thơ, đồng thời gợi lại hình ảnh người mẹ. Sông Đáy chảy qua đời tác giả như một phần không thể tách rời, như dòng máu luân chuyển trong trái tim, mang theo ký ức và tình cảm sâu nặng. Dòng sông không chỉ là một cảnh vật thiên nhiên, mà còn là biểu tượng cho cuộc đời tác giả, nơi gắn kết với bao kỷ niệm của tuổi thơ. Cuộc đời tác giả như dòng sông chảy mãi, không ngừng nghỉ, song hành cùng những năm tháng lớn lên, trưởng thành.

Hình ảnh mẹ gánh nặng, lưng ướt đẫm mồ hôi hiện lên trong tâm trí tác giả như một biểu tượng của sự vất vả, hy sinh thầm lặng. Người mẹ đã dành cả cuộc đời để lo toan, chăm sóc con cái, những sự hi sinh ấy thường không được nói ra hay nhận biết một cách rõ ràng. Mẹ và dòng sông Đáy như hòa làm một, nơi tình yêu thương của mẹ luôn dõi theo từng bước chân của con. Tình mẹ giống như dòng sông chảy mãi, không bao giờ ngừng, luôn bên con dù con có đi xa đến đâu.

Sự hụt hẫng, thiếu vắng trong lòng tác giả khi xa quê hương được ví như “người bước hụt”. Cảm giác trống vắng ấy khiến tác giả không ngừng nhớ về mẹ và quê hương. Trong những cơn mơ, âm thanh của cá quẫy tuột câu cũng làm tác giả nghẹn ngào, khóc nấc, nhớ về dòng sông Đáy. Nỗi nhớ ấy làm tác giả mong muốn được trở về quê, để dòng sông có thể lấp đầy khoảng trống trong trái tim, nơi con mong ngày trở về để gặp mẹ. Nhưng dù con nhớ quê hương, nhớ mẹ nhiều bao nhiêu, thì sự chờ đợi, mong ngóng của mẹ dành cho con còn lớn lao hơn rất nhiều.

- Khổ thơ tiếp theo gợi lên hình ảnh sông Đáy trong hiện tại, đồng thời thể hiện sự tiếc nuối về một mối tình dang dở. Hình ảnh "cánh buồm cổ tích" và "đôi môi màu dâu chín" gợi lại những kỷ niệm ngọt ngào, lãng mạn của tình yêu đôi lứa. Những khoảnh khắc đẹp ấy như đang sống mãi trong tâm trí tác giả, dù mối tình đã xa.

Câu thơ “Sang đò một ngày sông vắng nước” là biểu tượng cho duyên phận lỡ làng. Tác giả đau lòng khi nhớ về ngày người con gái đã bước sang ngang, khi dòng sông trở nên trống vắng, không còn nước chảy. Đó là khoảnh khắc anh rời xa quê hương để lập nghiệp, để lại phía sau mối tình chưa kịp trọn vẹn.

Sông Đáy như một chứng nhân lặng lẽ, đã nhìn thấy mối tình ngắn ngủi giữa đôi trai gái. Họ từng yêu nhau tha thiết, nhưng cuối cùng lại không thể đến được với nhau, để lại trong lòng tác giả niềm tiếc nuối và nỗi đau không nguôi.

2.4 Câu 4 trang 130 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 2 chân trời sáng tạo

Phân tích tình cảm, cảm xúc của người viết khi viết về Sông Đáy. Bài thơ cho thấy mối liên hệ nào giữa Sông Đáy với mẹ và kí ức của người viết?

Câu trả lời chi tiết:

Tác giả đã xa quê nhiều năm, nhưng trong lòng luôn hướng về quê hương với nỗi nhớ khôn nguôi. Nỗi nhớ ấy được tác giả bộc lộ qua hình ảnh "sông Đáy", dòng sông gắn bó với những kỷ niệm tuổi thơ.

Hình ảnh "sông Đáy" còn được tác giả liên tưởng đến người mẹ hiền từ, tần tảo sớm hôm. Sông Đáy như người mẹ đã âm thầm chở che, nuôi dưỡng tác giả từ khi còn bé. Tác giả nhớ những buổi chiều mẹ gánh nặng mệt mỏi, nhớ cả mái tóc mẹ thơm mùi mồ hôi của tháng ngày gian khổ.

- Khi trở về quê hương, tác giả nhận thấy nhiều sự đổi thay. Hình ảnh "Mẹ tôi đã già như cát bên bờ" và "cát từ mặt tôi chảy xuống dòng dòng" gợi lên nỗi buồn sâu lắng. Câu thơ không chỉ thể hiện sự tàn phai của thời gian mà còn chứa đựng sự tiếc nuối cho những năm tháng tuổi thơ đã mất. Thời gian trôi qua, mẹ đã già đi, và tuổi thơ của tác giả cũng chỉ còn lại trong ký ức, như cát chảy qua kẽ tay, không thể giữ lại được.

- Mối liên hệ giữa sông Đáy, mẹ và ký ức của tác giả được thể hiện qua sự gắn kết sâu sắc giữa dòng sông, quê hương và tình mẫu tử. Sông Đáy không chỉ là biểu tượng của quê hương, mà còn đại diện cho tuổi thơ đầy kỷ niệm và tình cảm sâu nặng với mẹ. Dòng sông này đã chứng kiến mọi vui buồn trong cuộc sống của tác giả, là nơi lưu giữ những dấu ấn không thể phai nhòa. Hình ảnh sông Đáy còn gợi nhớ đến người mẹ tảo tần, hiền hậu, người đã chở che và nuôi dưỡng tác giả từ những ngày thơ ấu. Từng dòng nước sông Đáy không chỉ gợi lại kỷ niệm của tuổi thơ, mà còn mang theo ký ức về mẹ, về những tháng ngày êm đềm, hạnh phúc bên dòng sông thân thuộc ấy.

2.5 Câu 5 trang 130 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 2 chân trời sáng tạo

Xác định chủ đề của văn bản và nêu một số căn cứ để xác định chủ đề.

Câu trả lời chi tiết:

- Chủ đề của tác phẩm: Quê hương

- Căn cứ để xác định chủ đề:

+ Nhan đề của tác phẩm là nói về: dòng sông quê hương

+ Miêu tả về hình ảnh người mẹ xuất hiện xuyên suốt từ đầu tới cuối tác phẩm như một bài điệp khúc được lặp đi lặp lại ở trong tâm trí của đứa con sống xa quê, làm sống dậy những kí ức tuổi thơ đẹp đẽ về mẹ của nhân vật trữ tình.

+ Ký ức tuổi thơ của nhân vật ở quê hương chính là một phần của tuổi trẻ, phần của những kí ức ngọt ngào đẹp đẽ nhất mà chẳng thể nào quên, là hình ảnh giúp gắn kết tác giả với con sông Đáy tuổi thơ quê hương.

2.6 Câu 6 trang 130 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 2 chân trời sáng tạo

Theo em, qua bài thơ, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?

Câu trả lời chi tiết:

Bài thơ là bức tranh tuyệt đẹp về sông Đáy qua bốn mùa, phản ánh sự thay đổi của cảnh vật thiên nhiên qua thời gian. Qua hình ảnh sông Đáy, tác giả khắc họa sự trân trọng đối với quê hương và vùng đất nơi mình sinh ra. Những chi tiết trong thơ không chỉ vẽ lên bức tranh quê hương bình dị, mà còn thể hiện tình yêu quê hương đất nước sâu sắc của tác giả. Từng dòng thơ chứa đựng tình cảm thiết tha và niềm tự hào về mảnh đất đã nuôi dưỡng tuổi thơ của mình.

2.7 Câu 7 trang 130 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 2 chân trời sáng tạo

Từ sự gợi nhắc của hình ảnh Sông Đáy qua văn bản, em hãy chia sẻ về hình ảnh của một con sông (trong thực tế hoặc trong văn học) đã để lại cho em những ấn tượng khó quên.

Câu trả lời chi tiết:

Sông Hương là một dòng sông nổi tiếng ở miền Trung Việt Nam, chảy qua thành phố Huế và gắn liền với nhiều giá trị văn hóa, lịch sử. Hình ảnh sông Hương với dòng nước êm đềm, những bờ cát trắng mịn và những hàng cây xanh mát hai bên bờ đã tạo nên vẻ đẹp tuyệt vời trong lòng em. Vẻ đẹp ấy không chỉ là nét tự nhiên thanh bình, mà còn là biểu tượng của sự gắn kết sâu sắc với quê hương. Sông Hương còn được biết đến qua những cây cầu cổ kính như cầu Trường Tiền, cùng các công trình kiến trúc độc đáo dọc theo hai bờ sông, mang dấu ấn của nền văn hóa lâu đời của vùng đất cố đô. Đối với em, sông Hương không chỉ là một cảnh đẹp thiên nhiên mà còn là một phần trong tâm hồn Huế, nơi mọi người có thể cảm nhận sự yên bình, thanh thản giữa cuộc sống hối hả. Mỗi lần đến đây, em luôn có cảm giác thư thái, lắng nghe tiếng gió nhẹ và ngắm nhìn dòng sông trôi lững lờ, như một không gian lý tưởng để tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên trong lành của quê hương.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết Soạn bài Sông Đáy trong sách giáo khoa Ngữ văn Chân trời sáng tạo lớp 9 tập 2. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính của bài học cũng như trau dồi được thêm nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 9
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0914890900