img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Bụng và Răng Miệng, Tay, Chân| Sách Ngữ Văn lớp 7 tập 2

Tác giả Hoàng Uyên 15:35 27/05/2024 1,053 Tag Lớp 7

Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Bụng và Răng Miệng, Tay, Chân, cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Cánh diều 7 tập 2 để nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dõi nhé!

Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Bụng và Răng Miệng, Tay, Chân| Sách Ngữ Văn lớp 7 tập 2
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Thực hành đọc hiểu về văn bản: Bụng và Răng Miệng, Tay, Chân: Phần chuẩn bị 

Yêu cầu (Trang 11 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Ê-dốp (620-564 Trước công nguyên), là một nhà văn lớn người gốc Hy Lạp. Cuộc đời của ông trải dài là đầy những nỗi bất hạnh kể khi sinh ra đã mang danh là một kẻ nô lệ. Nhưng không vì thế mà ông nản chí hay chịu khuất phục trước số phận bất hạnh của cuộc đời mình, mà sau đó ông đã cố gắng phấn đầu và dần dần viết lên câu chuyện lịch sử riêng của cuộc đời chính và ông cũng được coi là nhà văn có nhiều những câu chuyện ngụ ngôn nhất ở trên thế giới. Qua những câu chuyện từ lời văn kể của ông, qua sự xuất hiện hình ảnh sinh động của những loài động vật đang nói chuyện với nhau, mang hình ảnh những loài động vật đại diện cho mỗi nét tính cách của mỗi con người nhằm mục đích đưa ra nhiều bài học vô cùng ý nghĩa và quý giá vô cùng. Bởi cách viết truyện vô cùng phong phú và sinh động của ông, mà những tác phẩm truyện được ông viết ra đã được thịnh hành và xuất bản thành rất nhiều thứ tiếng ở khắp mọi nơi trên thế giới.

- Đối với bản thân em, một người có thể không có quá khó khăn, cũng không phải là một người quá giàu có, nhưng bản thân em chưa từng ghen tị hay là đi so sánh bản thân với bất kỳ một người nào khác. Nhưng em lại đã từng chứng kiến người bạn ở xung quanh em, các bạn ấy đã làm những hành động so sánh như vậy với những người bạn xung quanh các bạn ấy,làm bản thân em thấy vô cùng khó chịu. Đó là câu chuyện về một lần cô giáo chủ nhiệm treo phần thưởng với tất cả học sinh ở trong lớp là nếu bạn nào đạt được điểm cao trong kì thi sắp tới thì bạn đó sẽ không phải thực hiện nhiệm vụ trực nhật cả trong lớp hay trong trường. Và thật may mắn khi kì thi đó, em lại là một trong số những bạn lần đó được điểm cao ở trong lớp và được phần thưởng đó là không phải đi làm nhiệm vụ trực nhật trường lớp. Mấy ngày hôm sau thì đến phiên của em trực nhật và em đã được phép không trực nhật, chuyển tiếp buổi trực nhật đó cho một bạn ở ngay dưới danh sách thứ tự sau em. Sau khi được chuyển tiếp, thấy vậy bạn ở sau được chuyển tiếp làm nhiệm vụ trực nhật ấy tỏ rõ ra một thái độ khinh bỉ, khó chịu với em, và đi than phiền với các bạn xung quanh về việc em không trực nhật mà chuyển tiếp cho bạn ấy làm.

Sau đó bạn ấy đem em đi so sánh và kể với các bạn ở trong lớp, tại sao nhiệm vụ trực nhật là nhiệm vụ chung của tất cả học sinh trong lớp, mà bản thân em lại có thể không làm và chuyển tiếp cho bạn ấy làm, và bạn ấy cảm thấy điều đó là không được công bằng. Trong khi, đó chỉ là phần thưởng mà cô giáo dành cho sự cố gắng của những bạn đạt điểm cao ở trong kỳ thi vừa qua. Sau khi bạn ấy đem em đi so sánh,kể lể thì em cảm thấy rất buồn, vì không nghĩ phần thưởng mình giành được lại là không công bằng với các bạn trong lớp, làm cho các bạn ý cảm thấy khó chịu và từ khi đó em bắt đầu tự thầm nhủ với bản thân rằng sẽ phải cố gắng hơn nữa, để các bạn ấy thấy được đó chỉ là phần thưởng mà cô dành cho các bạn có cố gắng trong học tập và cũng cùng cố gắng giống em,cùng nhau tốt lên.

>> Xem thêm: Soạn văn 7 Cánh diều 

2. Soạn bài Thực hành đọc hiểu văn bản: Bụng và Răng Miệng, Tay, Chân: Phần đọc hiểu 

Nội dung chính của văn bản: Truyện kể về câu chuyện của các bộ phận trên cơ thể: “Răng, Tay, Chân, Miệng”chỉ vì họ ghen tị với cuộc sống của bác Bụng mà họ cùng rủ nhau không ăn uống hay làm bất cứ một thứ gì, rồi kết quả là điều gì đến sẽ đến các bộ phận đều bắt đầu bị mệt mỏi, không còn có sức để hoạt động hay làm một việc nào nữa.

Câu 1 (Trang 11, SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2)

Lý do gì khiến cho tất cả các thành viên trên cơ thể phải ngồi lại họp bàn với nhau.

Câu trả lời chi tiết:

Lý do khiến cho tất cả các thành viên trên cơ thể phải ngồi lại họp bàn với nhau đó là vào một ngày đẹp trời khi họ thấy mình đang phải cong lưng làm lụng để nuôi cơ thể mạnh khỏe mỗi ngày, trong khi đó có duy nhất anh Bụng, người mà chỉ việc ung dung hưởng thụ, chỉ có ngồi im chờ thức ăn vào, rồi lại chờ thức ăn ra mà không phải bỏ bất cứ một chút công sức gì.

Câu 2 (Trang 11, SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2)

Sau khi các bộ phận ấy cùng nhau đinh công, thì kết quả cuối cùng sau khi họ làm vậy như thế nào?

Câu trả lời chi tiết:

Kết quả cuối cùng sau khi các bộ phận rủ nhau đình công đó là tình hình của tất cả bọn họ càng ngày càng tệ người thì rã rời hết cả ra, Tay thì oặt ẹo, Miệng thì khô khan đắng ngắt, Chân thì mệt mỏi không có đủ sức mang nổi tấm thân gầy gò đang đói ăn.

Câu 3 (Trang 11, SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2)

Khổ thơ cuối xuất hiện ở trong văn bản có phải là bài học của truyện mà tác giả muốn để lại dành cho tất cả mọi người đọc truyện hay không?

Câu trả lời chi tiết:

Khổ thơ cuối xuất hiện ở trong văn bản chính là bài học của truyện mà tác giả muốn để lại dành cho tất cả mọi người đọc truyện nhằm nhắc nhở về một tinh thần đoàn kết chung sức, đồng lòng để có thể có được một cuộc sống thoải mái, một cuộc đời bình yên.

3. Soạn bài Thực hành đọc hiểu văn bản: Bụng và Răng Miệng, Tay, Chân: Phần trả lời câu hỏi ở cuối bài 

3.1 Câu 1 (trang 11 SGK Ngữ Văn lớp 7 tập 2) 

Dựa vào văn bản “Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân” đã được cho sẵn ở trên bài, em hãy thực hiện kể tóm tắt lại câu chuyện qua lời kể bằng văn xuôi.

Câu trả lời chi tiết:

Đó là vào một ngày đẹp trời như thế, mấy thành viên của các bộ phận trong cơ thể  Răng, Miệng, Tay và Chân bỗng dưng thấy bản thân mình phải làm lụng cực kỳ vất vả trong khi đó anh Bụng bên kia chỉ có việc ung dung hưởng thụ, xơi chén tràn nên họ ngồi họp bàn lại tại chỗ, và sau một hồi các anh chị đó năng nổ bày tỏ những bức xúc của họ về anh Bụng, thì ngay lập tức họ đưa ra quyết định rủ nhau cùng đình công không làm bất cứ một công việc gì nữa để cho tên  Bụng thấy khó mà phải cùng chung tay lăn xả vào làm. Công việc bình thường hàng ngày của Tay là mang vác, bê, gắp thức ăn,... ngay cả việc yêu thích của Tay đó là gắp thịt, Tay cũng không thiết mà bỏ hẳn luôn; Miệng bình thường làm cho thức ăn có lối đi vào, giờ cũng từ chối nhất quyết không ăn; còn Răng thì miệng không làm, anh cũng không có việc để làm, cũng chỉ ngồi chơi, anh thích lắm. Nhưng mà cũng chẳng được bao lâu, sau khi họ cùng nhau đình công thì  kết quả sau đó cũng chẳng thăng hoa tí tạo nào mà thậm chị lại còn khiến cho họ tệ hơn, các thành viên đình công ở trong cơ thể đều bắt đầu cảm thấy rã rời, ặt ẹo, mệt mỏi, uể oải, không làm gì được. Miệng thì khô cong như đồng ruộng không được tưới nước, đắng ngắt cả ngày, còn Chân thì  chẳng khấm khá gì hơn, cũng không có đủ sức để lết nổi cái thâm thân gầy gò đói ăn. Đến lúc này họ mới hiểu ra và chẳng cần bàn cãi gì nhiều, họ bắt đầu nhận ra họ đã hiểu lầm anh Bụng không hề lười biếng chỉ có ngồi chơi, chúng ta cứ tưởng rằng anh ấy chỉ có ngủ thôi nhưng mà hóa ra anh ấy cũng có việc khác phải làm mà thậm chí còn không được nghỉ ngơi xíu nào. Từ đó, họ hiểu ra rằng họ phải chung sức, đồng lòng đoàn kết với nhau, không ganh đua, kèn cựa nhau nữa, không làm gì sai nữa để cùng nhau làm việc thì tấm thân kia mới không bị rã rời, sau đó mới có một cuộc sống thoải mái, một cuộc đời bình yên được.

3.2 Câu 2 trang 11 SGK Ngữ Văn lớp 7, tập 2 

Đối chiếu với khái niệm truyện ngụ ngôn ở  phần Kiến thức ngữ văn đã được nhắc đến để nêu ra sự giống nhau và sự khác nhau giữa truyện ngụ ngôn này so với các câu truyện ngụ ngôn mà em đã từng được học trong các văn bản trước đó (Gợi ý đưa ra: có thể dựa vào các yếu tố đề tài,thể loại văn học, nhân vật trong truyện, nội dung, bài học rút ra,...).

Câu trả lời chi tiết:

 


Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân


Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng


Điểm giống nhau

- Các truyện đều được các tác giả sử dụng các đề tài gần gũi với con người, thể hiện lên những suy ngẫm về những bài học cuộc sống luân thường đạo lý ở trên đời

- Trong hầu hết các truyện đều cùng mượn hình ảnh con vật, con người, cơ thể con người để xây dựng lên một loạt các tính cách các nhân vật xuất hiện trong truyện

- Các truyện đều được viết ngắn gọn, ít tình tiết phức tạp, gây rối cho người đọc.

- Các truyện ngụ ngôn viết theo thể loại như văn bản trên đều thể hiện lên những bài học giá trị nhằm giáo dục, khuyên răn con người về cách sống có văn hóa đạo đức, lối sống biết đối nhân xử thế


Điểm khác nhau

 


Đề tài


Phản ánh lên một cách sống biết đối nhân xử thế: sống ở trong một tập thể hay sống ở trong bất kỳ môi trường nào đi chăng nữa cũng phải biết sống hòa đồng, chan hòa, không nên tự cho bản thân mình là quan trọng nhất mà quên đi vai trò của những người xung quanh mình rồi cuối cùng mất đi sự đoàn kết, đem lại những kết quả không lường


- Đẽo cày giữa đường: Ngụ ý mượn miệng người đời để phê phán một kẻ không có chính kiến của bản thân, chỉ biết nghe theo ý kiến của những người xung quanh mà không cần xác thực thông tin xem có đúng hay không
- Ếch ngồi đáy giếng: Mượn hình ảnh con ếch dưới đáy giếng ngầm phê phán thói hư của sự tự cao tự đại của con người, chưa đi nhiều biết nhiều chưa giỏi hơn ai, nhưng luôn nghĩ bản thân hơn người, là trung tâm của vụ trụ, không coi những người xung quanh ra gì và rồi kết quả cũng không tốt đẹp hơn


Thể loại văn học


Văn vần


Văn xuôi


Nhân vật trong truyện


Mượn chính bộ phận ở trên cơ thể con người để xây dựng lên hình tượng, tính cách của các nhân vật


Mượn hình con ếch ngồi đáy giếng và hình ảnh người thợ mộc để xây dựng lên các nét tính cách đại diện cho hình tượng của các nhân vật


Nội dung của truyện


Nêu lên lối sống, cách ứng xử, đối nhân xử thế giữa con người với con người được rút ra từ những bài học thực tiễn trong cuộc sống


Phê phán thói hư tật xấu của con người


Bài học rút ra


Khuyên răn mỗi con người khi sống ở trong tập thể hay bất cứ môi trường nào đi nữa thì mỗi cá nhân cũng cần có cho mình ý thức về tinh thần đoàn kết, góp phần cùng nhau tạo nên sức mạnh to lớn, biết gắn kết nương tựa vào nhau; đừng tự cho bản thân mình là có vị trí quan trọng, coi thường những người xung quanh mà sinh lòng đố kị lẫn nhau, dẫn đến sự chia rẽ trong nội bộ, đem đến những hậu quả không tốt cho cá nhân và cả một tập thể

- Ếch ngồi đáy giếng: phê phán những kẻ thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết, tầm nhìn nông cạn hạn hẹp nhưng luôn tự cao tự đại, đề cao vị trí của bản thân, và đồng thời, khuyên răn mọi người cần phải có một đức tính khiêm tốn, tinh thần ham muốn tham gia học hỏi để nâng cao kiến thức, nhận thức của bản thân tốt hơn 
- Đẽo cày giữa đường: Muốn khuyên nhủ mọi người cần phải biết giữ lập trường quan điểm của bản thân một cách vững vàng, kiên định và phải biết tìm hiểu, xác thực thông tin xem có phù hợp, chính xác hay không rồi hãy nghe theo và rèn giũa ý chí bền bỉ để có thể đạt được mục tiêu của chính mình đã đặt ra

 

Khóa học DUO dành riêng cho các em bậc THCS từ nhà trường VUIHOC, các em sẽ được học cùng các thầy cô TOP trường điểm quốc gia với kinh nghiệm giảng dạy phong phú. Đăng ký học thử để được trải nghiệm buổi học trực tuyến hoàn toàn miễn phí nhé!

3.3 Câu 3 trang 11 SGK Văn 7/2 Cánh diều 

Theo em, qua những đoạn văn vần trên chúng ta có thể rút ra được những bài học gì từ truyện ngụ ngôn “Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân” của Ê-dốp?

Câu trả lời chi tiết:

Từ câu chuyện của “Bụng, Răng, Miệng, Tay, Chân”, truyện đã nêu ra những bài học ý nghĩa trong cuộc sống, đó chính là: 

Sống ở trong một tập thể, mỗi thành viên đều giữ trong mình một vị trí, một vai trò riêng không thể chỉ sống biết đến có bản thân, sống tách biệt với tất cả những người xung quanh mà phải biết tôn trọng công sức làm việc của mọi người, biết nương tựa, gắn bó với nhau để cùng nhau tồn tại, cùng nhau phát triển bền vững và  tạo lên sức mạnh to lớn.

3.4 Câu 4 trang 11 SGK Ngữ Văn lớp 7 tập 2 

Tìm và đọc truyện ngụ ngôn “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” của văn học Việt Nam. Sau đó, em hãy thực hiện so sánh giữa truyện ngụ ngôn của Việt Nam  với truyện ngụ ngôn trên của Ê-dốp và từ đó nêu lên nhận xét của em về sự so sánh này.

Phương pháp giải đáp câu hỏi:

Đọc kỹ văn bản “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”  và “Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân”  trong SGK.

Câu trả lời chi tiết:

Sau khi đọc xong hai văn bản truyện ngụ ngôn “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”  của Việt Nam và truyện ngụ ngôn “Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân” của Ê-dốp, em thấy cả hai văn bản đều có điểm giống nhau ở phần nội dung và ý nghĩa răn dạy mà hai văn bản đem đến đều tương tự nhau, đều cùng nói về những thói hư tật xấu của con người khi sống và sinh hoạt trong cùng một tập thể, một môi trường. Điểm khác nhau giữa hai câu chuyện ngụ ngôn này là chỗ ở trong truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”, đối tượng chính xuất hiện bị các nhân vật khác ghen tị, ghét bỏ ở đây chính là nhân vật lão Miệng và văn bản trên được tác giả kể lại dưới thể loại viết truyện văn xuôi, còn trong truyện ngụ ngôn “Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân” thì là anh Bụng lại là nhân vật chính được chú ý và bị các nhân vật khác ganh ghét, đố kị và tác phẩm trên lại được tác giả kể lại dưới thể loại văn vần. Mặc dù vậy đi chăng nữa, thì cả hai truyện ngụ ngôn xuất hiện ở trên đều cùng mục đích, ý nghĩa nhân văn chung chính là đem đến và dạy dỗ cho mỗi chúng ta những bài học vô cùng sâu sắc về cách cư xử về thái của mỗi con người khi cùng sống và sinh hoạt ở trong một tập thể hay một môi trường sống nhất định. Và khi sống ở trong môi trường đó, mọi người bất kỳ ai cũng thế, không phân biệt lớn nhỏ cũng cần phải có trong mình một thái độ biết tôn trọng những người xung quanh, biết giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành tốt công việc được giao và cùng nhau phát triển tốt hơn.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết bài Soạn bài Bụng và Răng Miệng, Tay, Chân trong sách giáo khoa Cánh diều 7 tập 2. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 7
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0914890900