img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Phân tích bài "Khóc Dương Khuê"| Văn 9 tập 2 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 10:27 15/10/2024 3,758 Tag Lớp 9

Bài viết dưới đây chính là Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Phân tích bài "Khóc Dương Khuê"| Văn 9 tập 2 Cánh diều mà Vuihoc gửi đến các em. Hy vọng qua bài soạn này các em sẽ hiểu rõ hơn về tác phẩm Khóc Dương Khuê của tác giả Nguyễn Khuyến.

Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Phân tích bài
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Phân tích bài "Khóc Dương Khuê": Chuẩn bị 

- Đọc trước văn bản Phân tích bài Khóc Dương Khuê; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Hoàng Hữu Yên.

+ Tác giả Hoàng Hữu Yên sinh năm 1927 ở Nghệ An.

+ Ông lấy được học vị Phó Giáo sư vào năm 1984.

+ Ông tốt nghiệp khoa văn trường đại học Sư phạm Hà Nội khoá 1 vào giai đoạn 1953 đến 1956.

+ Hoàng Hữu Yên là nguyên phó chủ nhiệm khoa văn trường đại học Tổng hợp Hà Nội từ năm 1958 đến năm 1970.

- Liên hệ với những hiểu biết khi đọc hiểu bài thơ Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến đã học ở Bài 1 (sách Ngữ văn 9, tập 1) để đọc hiểu văn bản này.

- Chú ý để rút ra điểm giống nhau và khác nhau trong cách phân tích một văn bản thơ (Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến) so với cách phân tích một văn bản truyện (Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ, Làng – Kim Lân).

2. Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Phân tích bài "Khóc Dương Khuê": Đọc hiểu

2.1 Vấn đề cần làm sáng tỏ ở bài này là gì?

Vấn đề cần làm sáng tỏ ở bài này chính là tình cảm giữa một cao đẹp, thân thiết, gắn bó với nhau, hiểu nhau bất chấp mọi đổi thay của thời đại. Đó chính là tình bạn của Dương Khuê với Nguyễn Khuyến.

2.2 Các ý gạch đầu dòng làm rõ nội dung nào?

Các gạch đầu dòng trong tác phẩm có tác dụng làm rõ diễn biến tâm trạng của Nguyễn Khuyến khi ông nhận được tin người bạn thân thiết nhất của mình là Dương Khuê đã ra đi không bao giờ quay trở lại.

Khóa học DUO cung cấp cho các em nền tảng kiến thức vững chắc, bứt phá điểm 9+ trong mọi bài kiểm tra trên lớp.

2.3 Chữ nào được chú ý phân tích?

Chữ “thôi” là chữ được tác giả chú ý phân tích.

2.4 Dấu ba chấm giữa đoạn thơ có ý nghĩa gì?

Việc đặt dấu ba chấm giữa đoạn thơ giúp người đọc nhận ra là ở đó vẫn còn những câu văn chưa được trích dẫn hết.

2.5 Chú ý cách tóm tắt thơ.

Cách tóm tắt thơ của tác giả chính là phương pháp sử dụng chính lời văn của mình, kết hợp cùng với những trích dẫn trong tác phẩm để tóm tắt lại ý chính của bài thơ. Đó chính là tình bạn đẹp của tác giả Nguyễn Khuyến với người bạn Dương Khuê.

2.6 Tại sao phần còn lại của bài thơ lại là phần quan trọng?

Có thể nói phần còn lại của bài thơ là phần quan trọng bởi vì trong đoạn đó đã trực tiếp diễn tả được nỗi đau của Nguyễn Khuyến khi mất đi người bạn tri kỷ của đời mình.

2.7 Câu văn nào nêu nhận xét chủ quan của người viết?

Câu văn đã nêu ra nhận xét chủ quan của người viết chính là câu: “Giờ này, trước mắt và trong lòng tác giả là cả một sự trống vắng ghê người.”

2.8 Phần kết bài tác giả nêu lên nội dung gì?

Ở phần kết, tác giả đã nêu ra được nội dung chính của tác phẩm. Theo tác giả thì “Khóc Dương Khuê” chính là bài thơ nói về tình bạn đẹp nhất trong nền văn học Việt Nam ta.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 cánh diều

3. Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Phân tích bài "Khóc Dương Khuê": Trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 120 sgk văn 9/2 cánh diều 

Mục đích của văn bản Phân tích bài “Khóc Dương Khuê” là gì?

Mục tích văn bản Phân tích bài “Khóc Dương Khuê” là một lời khẳng định của tác giả Hoàng Hữu Yên về nội dung của bài thơ. Đó chính là lời ca ngợi một tuyệt tác văn học nước nhà cũng như nói đến một tình bạn hiếm có khó tìm trong cả đời sống thực tế lẫn trong nền văn học toàn thế giới.

3.2 Câu 2 trang 120 sgk văn 9/2 cánh diều

Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?

- Có thể chia văn bản theo bố cục ba phần:

+ Phần 1: Từ “Trong nhiều mối quan hệ đến ông đã viết một áng thơ khóc bạn” - Giới thiệu qua về nội dung chính cần nghị luận trong văn bản.

+ Phần 2: Tiếp theo đến “chân thành và tình bản” - Tác giả đã triển khai các vấn đề cần nghị luận để chứng minh nội dung của bài thơ.

+ Phần 3: Phần còn lại: Một lần nữa tác giả đã khẳng định lại vấn đề cần nghị luận.

3.3 Câu 3 trang 120 sgk văn 9/2 cánh diều

Tác giả đã phân tích bài thơ theo cách nào? Cách phân tích ấy có tác dụng gì trong việc làm rõ nội dung chính của bài thơ?

- Tác giả đã phân tích bài thơ theo cách chia nhỏ từng câu thơ trong bài thơ để làm rõ được từng ý, từng nội dung mà nhà thơ Nguyễn Khuyến đã nói trong bài thơ của mình.

- Cách sử dụng phương pháp phân tích như trên đã có tác dụng giúp người đọc hiểu được rõ từng ý thơ, từng cảm xúc của tác giả khi mất đi người bạn thân của mình.

3.4 Câu 4 trang 120 sgk văn 9/2 cánh diều

Chỉ ra luận đề và các luận điểm chính trong văn bản. Em hãy cho biết: Các luận điểm trong văn bản có làm sáng tỏ được luận đề không? Vì sao?

- Luận đề của tác phẩm là: Tình bạn thiêng liêng, đáng quý, không bao giờ thay đổi dù thời gian không gian hay thời thế để có những biến chuyển không thể kiểm soát được. Mỗi người mỗi cảnh nhưng cả hai luôn giữ được tình cảm với nhau.

- Các luận đề chính của văn bản:

+ Luận đề 1: Chỉ bằng câu lục bát mở đầu bài thơ, người đọc đã thấy được chân thật nỗi đau mất đi người bạn thân của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

+ Luận đề 2: Với nhà thơ Nguyễn Khuyến thì khi biết được tin người bạn của mình mất và bình tĩnh lại thì lần lượt từng ký ức từ lần đầu gặp mặt đến quãng thanh xuân bên nhau vừa thơ mộng vừa êm đềm tràn đầy kỷ niệm ùa về. Tác giả đã tái hiện những kỷ niệm đó chân thật và cụ thể sinh động đến mức người đọc cũng có thể dễ dàng thấy được từng chi tiết niềm vui nỗi buồn.

+ Luận đề 3: Diễn biến tâm trạng của tác giả dần đến với những kỷ niệm khó quên nhất trong chính lần gặp mặt cuối cùng của Dương Khuê với Nguyễn Khuyến.

+ Luận đề 4: Mười sáu câu thơ cuối bài cũng chính là đoạn quan trọng nhất của cả tác phẩm bởi đây đúng như nhan đề của tác phẩm “Khóc Dương Khuê”. Đó là nỗi đau khôn cùng khi một người nghe được tin người bạn thân thiết nhất của mình đã không còn trên cuộc đời nữa.

+ Luận đề 5: Chỉ một vài câu thơ cuối bài đã hiện lên được tiếng khóc, nỗi đau không thể tả bằng bất cứ ngôn ngữ nào, khóc mà không ra được nước mắt, tiếng hét chói lòng người đã dồn thẳng vào trong lòng tác giả. Đó là tiếng khóc uất nghẹn không thể giải toả ra bên ngoài.

- Hệ thống luận điểm trong văn bản đã làm sáng tỏ được vấn đề cần nghị luận bởi lẽ tác giả đã sử dụng hệ thống lập luận cũng như ngôn từ rất cụ thể và rõ ràng.

3.5 Câu 5 trang 120 sgk văn 9/2 cánh diều

Dẫn ra một số bằng chứng cho thấy tác giả đã sử dụng cách trình bày kết hợp nêu vấn đề khách quan và phát biểu ý kiến chủ quan.

Một số bằng chứng cho thấy tác giả đã sử dụng cách trình bày kết hợp nêu vấn đề khách quan và phát biểu ý kiến chủ quan:

- Tác giả đã nêu lên trước những vấn đề khách quan như:

+ “Trước ông, Phạm Thái chẳng đã viết văn tế Trương Đăng Thụ và sau ông, Phan Bội Châu cũng viết văn tế Phan Châu Trinh.”

+ “Nỗi đau mất bận hiện ra dưới nhiều cung bậc: lúc bộc phát, lục ngậm ngùi nuối tiếc, lúc lắng đọng thấm sâu, chi phối tuổi già của tác giả.”

- Sau đó tác giả mới đưa thêm vào những ý kiến chủ quan của bản thân:

+ Tiếc thay đó lại là sự thật nghiệt ngã!

+ Kỳ tái ngộ quý hóa biết dường nào!

+ Đúng là nỗi mừng biết lấy chi cân?

3.6 Câu 6 trang 120 sgk văn 9/2 cánh diều

Từ văn bản trên, em rút ra được kinh nghiệm nào về cách thức phân tích một bài thơ?

Từ văn bản trên, em đã rút ra được kinh nghiệm cũng như bài học cho bản thân về các thức để phân tích một tác phẩm thơ. Đó chính là mình cần phải chủ động và cẩn thận khi chia bài thơ thành những luận điểm theo chính cảm xúc và tư tưởng của tác giả. Thêm vào đó, ta cần phải tìm thêm những dẫn chứng để liên hệ với tác phẩm để kết hợp trình bày những vấn đề khách quan của tác giả cùng với những ý kiến chủ quan của bản thân mình.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Qua bài viết phía trên VUIHOC đã giúp các em biết cách  Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Phân tích bài "Khóc Dương Khuê" Văn 9 tập 2 Cánh diều. Các em hãy thường xuyên tương tác với các bài viết trong website vuihoc.vn hoặc trực tiếp đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ để có thêm nhiều các kiến thức không chỉ với môn Văn và cả các môn học khác nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

 

Banner after post bài viết tag lớp 9
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0963345212