img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 122| Văn 9 tập 1 Kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 09:34 21/08/2024 2,527 Tag Lớp 9

Bài tập Thực hành tiếng Việt trang 122 trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 Kết nối tri thức là một bài học quan trọng giúp học sinh củng cố kiến thức về câu rút gọn và câu đầy đủ. Bài tập bao gồm các câu hỏi liên quan đến việc xác định, phân tích và sử dụng hai dạng câu này trong các ngữ cảnh giao tiếp khác nhau.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 122| Văn 9 tập 1 Kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 122 Văn 9 tập 1 kết nối tri thức 

1. Câu 1 trang 122 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức:

“Tìm câu rút gọn trong các lời thoại kịch sau và cho biết thành phần nào của câu bị tỉnh lược.” 

Trả lời:

Câu rút gọn có trong các lời thoại kịch: 

- Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi...

→ Câu trên rút gọn thành phần chủ ngữ.

- Hãy mang tên họ nào khác đi!

→ Câu trên rút gọn thành phần chủ ngữ.

2. Câu 2 trang 123 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức:

“Dựa vào ngữ cảnh, hãy chuyển các câu rút gọn tìm được ở bài tập 1 thành câu đầy đủ. So sánh câu rút gọn và câu đầy đủ để làm rõ tác dụng của việc dùng câu rút gọn trong ngữ cảnh.”

Trả lời:

Chuyển các câu rút gọn tìm được ở bài tập 1 thành câu đầy đủ: 

- Chàng à, chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi.

- Chàng hãy mang tên họ nào khác đi!

So sánh câu rút gọn và câu đầy đủ:

Đặc điểm    

Câu đầy đủ    

Câu rút gọn

Định nghĩa

Là câu có đầy đủ các thành phần chính: chủ ngữ, vị ngữ, có thể có thêm các thành phần phụ như phụ ngữ, trạng ngữ,...

Là câu được lược bỏ một hoặc nhiều thành phần chính của câu (chủ ngữ, vị ngữ) nhưng vẫn đảm bảo nghĩa trong ngữ cảnh giao tiếp.

Số lượng thành phần    

Có đầy đủ các thành phần chính và phụ    

Có thể thiếu một hoặc nhiều thành phần chính
 

Cấu trúc    

Rõ ràng, mạch lạc    

Có thể gãy gọn, linh hoạt
 

⇒ Tác dụng của việc dùng câu rút gọn trong ngữ cảnh là: Sử dụng câu rút gọn hợp lý giúp cho việc giao tiếp trở nên hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng đúng ngữ cảnh để tránh gây hiểu lầm cho người nghe, người đọc.  Ngoài ra, câu rút gọn còn có thể được sử dụng như một biện pháp tu từ nhằm tăng hiệu quả biểu cảm cho câu văn.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 kết nối tri thức 

3. Câu 3 trang 123 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức:

“Những câu văn in đậm sau rút gọn thành phần nào? Nêu tác dụng của việc rút gọn câu trong các ngữ cảnh.”

Trả lời:

a. - Nhưng chiếc tàu chuyển động chứ?

- Thưa ngài, không! Nó bập bềnh trên sóng, chứ chẳng chuyển động chút nào.

(Giuyn Véc-nơ, Hai vạn dặm dưới biển)

Câu văn: Thưa ngài, không!

- Câu rút gọn thành phần vị ngữ.

- Tác dụng: Làm cho câu văn ngắn gọn, súc tích. Tránh lặp lại thông tin không cần thiết, chỉ để lại thông tin cần thiết. Đồng thời gây ấn tượng, thu hút sự chú ý của người đọc, người nghe. 

b. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần.

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

Câu văn: Ngày nào ít: ba lần.

- Câu trên rút gọn chủ ngữ và vị ngữ, chỉ giữ lại bổ ngữ.

- Tác dụng: Chỉ thể hiện thông tin cần thiết, làm cho câu văn ngắn gọn, súc tích, giúp cho câu văn ngắn gọn hơn, dễ đọc, dễ hiểu hơn. Đồng thời Cách diễn đạt giản dị, mộc mạc của câu văn gợi cho người đọc, người nghe cảm giác về sự gian khổ, vất vả của những người lính phải làm việc trong điều kiện chiến tranh ác liệt.

Lộ trình khóa học DUO sẽ được thiết kế riêng cho từng nhóm học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm 9, 10 trong mọi bài kiểm tra.

4. Câu 4 trang 123 SGK Văn 9/1 kết nối tri thức:

“Đọc các đoạn văn và thực hiện yêu cầu bên dưới. 

Trả lời:

a. - Anh đã nhìn thấy chim chìa vôi nó bay từ bãi cát vào bờ bao giờ chưa?

- Chưa.

- Tổ chim sẽ bị chìm mất.

(Nguyễn Quang Thiều, Bầy chim chìa vôi)

- Câu rút gọn: Chưa

- Khôi phục: Tôi chưa nhìn thấy chim chìa vôi bay từ bãi cát vào bờ.

- Tác dụng của câu rút gọn: Câu trả lời "Chưa." là một câu rút gọn tối đa, chỉ bao gồm một từ duy nhất. Việc sử dụng câu rút gọn trong trường hợp này giúp thể hiện sự dứt khoát trong ý kiến của người nói. Đồng thời việc sử dụng câu rút gọn giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho cả người nói và người nghe.

b. Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu ký)

- Câu rút gọn: Cho ra kiểu cách con nhà võ.

- Khôi phục: Tôi làm như vậy mục đích để cho ra kiểu cách con nhà võ.

- Tác dụng của câu rút gọn: Nhìn chung, việc sử dụng câu rút gọn trong đoạn văn này đã giúp cho đoạn văn trở nên ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, đồng thời thể hiện được tính cách, sở thích của Dế Mèn một cách sinh động.

c. Cậu làm trò gì thế? Sao lại ăn trộm hòn đá này?

- Chúng ta không ăn trộm! - Hắn nhún vai. - Chúng ta chỉ mượn tạm thôi! Dùng xong sẽ mang trả lại! Tớ cũng tò mò muốn biết nơi nào được gọi là trung tâm của vũ trụ.

(Hà Thuỷ Nguyên, Thiên Mã)

- Câu rút gọn: Sao lại ăn trộm hòn đá này; Dùng xong sẽ mang trả lại.

- Khôi phục:

+ Tại sao cậu lại ăn trộm hòn đá này.

+ Dùng xong tớ sẽ mang nó trả lại.

- Tác dụng của câu rút gọn: Chi tập trung vào thông tin cần trao đổi. Việc giải thích rằng chỉ "mượn tạm" và "sẽ mang trả lại" thể hiện mong muốn được tha thứ của người nói và những người khác. Họ hy vọng rằng bằng cách giải thích này, họ có thể xoa dịu người bị mất đồ và tránh được rắc rối.

d. Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên.

(Nguyễn Tuân, Cô Tô)

- Câu rút gọn: Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên.

- Khôi phục: Tôi dậy từ canh tư khi trời vẫn còn tối đất. Tôi cố đi mãi trên đá đầu sư ra phía thấu đầu mũi đảo. Và tôi ngồi đó rình mặt trời lên.

- Tác dụng: Chỉ tập trung vào thông tin cần trao đổi. Tránh lặp lại thông tin ở câu trước.


 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 122| Văn 9 tập 1 Kết nối tri thức. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho học sinh trong việc học tập và củng cố kiến thức về câu rút gọn và câu đầy đủ. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 9
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0963345212