img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 138| Văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 14:40 10/09/2024 1,808 Tag Lớp 9

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 138| Văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo dưới đây sẽ hướng dẫn các em về nội dung của một số điển tích điển cố quen thuộc cũng như tác dụng của chúng trong mỗi tác phẩm.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 138| Văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 138| Văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo

1. Câu 1 trang 138 sgk văn 9/1 chân trời sáng tạo

Xác định điển tích, điển cố và nêu tác dụng của việc sử dụng điển tích, điển cố trong các trường hợp sau

a.  

Trướng hùm mở giữa trung quân,

Từ Công sánh với phu nhân cùng ngồi.

Tiên nghiêm, trống chữa dứt hồi,

Điểm danh trước dẫn chực ngoài cửa viên.

(Nguyễn Du, truyện Kiều)

- Trong bốn câu thơ trên có sử dụng điển tích qua chữ “hùm”. Đại thi hào Nguyễn Du đã sử dụng từ này để chỉ phong thái uy nghi dũng cảm của người anh hùng Từ Hải trong chính quan tòa báo oán mà Thúy Kiều và Từ Hải đang là chủ tọa.

b. 

Cho gươm mời đến Thúc Lang,

Mặt như chàm đổ, mình dường dẽ run.

Nàng rằng: “Nghĩa trọng nghìn non,

Lâm Tri người cũ, chàng còn nhớ không?

Sâm, Thương chẳng vẹn chữ tòng,

Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân?

Gần trăm cuốn, bạc nghìn cân.

Tạ lòng dễ xứng, báo ân gọi là, […]”

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

- Điển tích xuất hiện trong các câu trên là “Sâm” và “Thương” ám chỉ ngôi sao Sâm và ngôi sao Thương. Hai ngôi sao này không bao giờ xuất hiện cùng nhau ám chỉ tình cảm sâu đậm nhưng khác biệt, không thể có được kết quả viên mãn.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

2. Câu 2 trang 139 sgk văn 9/1 chân trời sáng tạo

Dùng từ điển để tra cứu nghĩa của các thành ngữ dưới đây và cho biết các thành ngữ này gắn với điển tích, điển cố nào.

a. Lá thắm chỉ hồng

- Lá thắm chỉ hồng là câu thành ngữ dùng chỉ duyên số trong chuyện tình yêu đôi lứa và hôn nhân gia đình.

- Điển tích của thành ngữ này dựa trên câu chuyện của Vu Hựu đời Đường đã kết duyên với một nàng cung nữ mà chàng đã từng gửi những dòng thơ của mình vào trong một chiếc lá cho nó theo dòng nước trôi vào trong cung cấm. Cũng chính là câu chuyện của Vi Cố khi cố gắng kết duyên với chính người con gái mà trước đó chàng đã thuê người sát hại. Chàng cố gắng chống lại ý trời dù được ông tơ cho biết hai người đã được buộc chỉ tơ hồng từ khi cả hai còn nhỏ, khi mà vợ chàng mới chỉ lên ba tuổi.

b. Tái Ông thất mã

- Tái Ông thất mã là câu thành ngữ ám chỉ trong cuộc sống cả rủi ro và may mắn đều là những điều không thể đoán trước được. Không có gì là đen đủi toàn phần mà cũng không có ai may mắn cả đời và hai điều này tuy đối lập nhưng lại hoàn toàn có thể tác động vào nhau.

- Câu chuyện kể về một ông lão có tên là Tái Ông, sinh sống ở phía Bắc Trung Quốc. Ông rất có năng khiếu trong lĩnh vực nuôi ngựa và ông cũng có một con ngựa quý hiếm. Vào một ngày, con ngựa quý của ông lại bị xổng chuồng và chạy sang nước Hồ. Khi đó hàng xóm của ông đã đến để an ủi ông nhưng ông lại thản nhiên cười và nói rằng  “Tôi tuy mất ngựa, nhưng đó có thể lại là điều tốt”. Bất ngờ rằng, chỉ vài tháng sau đó con ngựa đi lạc của ông đã quay trở lại, mang theo một con tuấn mã khác. Lúc này hàng xóm của ông lại sang vui vẻ chúc mừng tin vui này nhưng không lại không thấy vui vẻ mà có phần lo lắng khi mà “Tôi được ngựa quý, sợ rằng đó chẳng phải là điềm lành.” Quả thật là như vậy, vì con ngựa vừa đẹp vừa tốt nên con trai ông rất thường xuyên cưỡi nó và rồi con trai ông bất cẩn bị ngã ngựa và bị gãy chân. Mọi người xung quanh liên tục an ủi ông, sợ ông nghĩ nhiều nhưng Tái Ông ngược lại cho rằng “Con trai tôi tuy gãy chân, nhưng đó chưa hẳn đã là điều không may.” Thời gian sau đó khi mà đất nước của ông bị nước láng giềng sang xâm lược, khi đó tất cả thanh niên trai tráng đều phải ra trận thì con vì tàn tật mà không phải tham gia. Điều đó giúp cho con ông thoát chết khỏi trận chiến. Chính vì vậy thành ngữ “Tái Ông thất mã, an tri họa phúc” xuất hiện mang theo câu nói của ông rằng mất ngựa chưa chắc đã là chuyện không tốt.

c. Ngưu lang Chức nữ 

- Đây là câu thành ngữ nói về hoàn cảnh vợ chồng ly tán, một năm chỉ có cơ hội gặp nhau một lần. Điển tích này đã trở thành biểu tượng cho tình yêu đôi lứa cũng như sự thủy chung son sắc.

- Ngưu lang Chức nữ là câu chuyện tình yêu của chàng Ngưu lang và nàng Chức nữ. Ngưu lang là một chàng trai nghèo còn Chức nữ lại là một nàng tiên nữ xinh đẹp. Chính vì vậy chuyện tình của cả hai gặp muôn ngàn gian truân. Nhưng với tình yêu của mình, cả hai đã vượt qua bao sự nhớ nhung khi chia ly để rồi hàng năm gặp nhau vào ngày Thất Tịch mùng 7 tháng 7 âm lịch.

Lộ trình khóa học DUO dành riêng cho cấp THCS sẽ được thiết kế riêng cho từng em học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước tăng 3 - 6 điểm trong bài thi của mình.

3. Câu 3 trang 139 sgk văn 9/1 chân trời sáng tạo

Kể tên một tác phẩm văn học viết bằng chữ Nôm mà em biết. Chỉ ra ít nhất một từ ngữ hoặc hình ảnh mà em thích trong tác phẩm ấy và giải thích lý do lựa chọn từ ngữ/ hình ảnh như vậy

- Một tác phẩm văn học được viết bằng chữ Nôm mà em biết chính là bài thơ Tự Tình của nữ sĩ Hồ Xuân Hương:

"Canh khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan mấy nước non.

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây đá mấy chòm.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình son trẻ tí con con."

- Trong tác phẩm này em thích nhất hình ảnh thơ “Mảnh tình son trẻ tí con con”. Tình đã ít ỏi lại còn chỉ có “mảnh” khiến cho tình cảm đó đã nhỏ bé lại còn không trọn vẹn khi phải chia sẻ chỉ còn lại “tí con con” nên càng trở nên thảm thương hơn.

- Chỉ qua một câu thơ, người đọc đã có thể thấy được nỗi buồn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cổ hủ. Khi mà vợ chồng vốn là mối quan hệ thân thiết nhất nhưng lại có lúc như hai người xa lạ.

4. Câu 4 trang 139 sgk văn 9/1 chân trời sáng tạo

Xác định thành ngữ có trong đoạn trích sau và cho biết hiệu quả của việc sử dụng (những) thành ngữ này:

Vợ chàng quỷ quái, tinh ma,

Phen này kẻ cắp, bà già gặp nhau!

Kiến bò miệng chén chưa lâu.

Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa!

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

- Hai thành ngữ xuất hiện trong đoạn thơ trên là “Kẻ cắp bà già” và “kiến bò miệng chén”.

  • “Kẻ cắp gặp bà già” là câu thành ngữ chỉ kẻ khôn ngoan tinh quái gặp phải kẻ còn ranh mãnh xảo quyệt hơn.
  • “Kiến bò miệng chén” nói về tình trạng cùng đường, bế tắc không thể trốn được đi đâu.

- Tác dụng của việc sử dụng hai câu thành ngữ giúp cho câu thơ tăng tính nhạc điệu. Khi này câu thơ vừa ngắn gọn súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý nghĩa.

5. Câu 5 trang 139 sgk văn 9/1 chân trời sáng tạo

Nêu tác dụng của việc sử dụng từ Hán Việt trong ngữ liệu b, bài tập 1.

Việc sử dụng từ Hán Việt trong ngữ liệu b, bài tập 1 giúp tăng tính biểu cảm cho câu thơ. Câu thơ sẽ trở nên tao nhã mà sang trọng hơn giúp thể hiện tâm trạng của Thúy Kiều dành cho người ân nhân Thúc Sinh.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Qua bài viết phía trên VUIHOC đã giúp các em biết cách Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 138| Văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo. Các em hãy thường xuyên tương tác với các bài viết trong website vuihoc.vn hoặc trực tiếp đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ để có thêm nhiều các kiến thức không chỉ với môn Văn và cả các môn học khác nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 9
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0963345212