img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Tiếng Việt| Văn 9 tập 2 kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 16:28 30/09/2024 4,168 Tag Lớp 9

Qua bài viết dưới đây, Vuihoc sẽ mang đến cho các em Soạn bài Tiếng Việt| Văn 9 tập 2 kết nối tri thức. Bài soạn này sẽ giúp các em hiểu hơn về giá trị, tầm quan trọng cũng như quá trình hình thành ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta. Qua đó các em sẽ thêm yêu ngôn ngữ dân tộc mình và hiểu được bản thân mỗi người phải làm gì để bảo tồn và phát triển tiếng Việt.

Soạn bài Tiếng Việt| Văn 9 tập 2 kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Tiếng Việt: Trước khi đọc 

1.1 Tìm hiểu về tác giả Lưu Quang Vũ 

- Tác giả Lưu Quang Vũ sinh ngày 17 tháng 4 năm 1948 mất ngày 29 tháng 8 năm 1988.

- Ông sinh ra tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ nhưng quê gốc cha ông lại ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Ông là con nhà nòi khi cha ông là nhà viết kịch Lưu Quang Thuận.

- Hồi nhỏ ông sống cùng ba mẹ tại Phú Thọ cho đến năm 1954 khi hòa bình đã lập lại trên đất nước thì gia đình ông đã chuyển lên Hà Nội để sinh sống.

- Ngay từ khi còn ít tuổi thì năng khiếu nghệ thuật của ông đã được bộc lộ rõ. Chính vì ký ức hồi nhỏ mà các tác phẩm sau này của ông thường mang dấu ấn của các làng quê vùng trung du Bắc Bộ.

- Ông gia nhập quân đội vào ngày 3 tháng 6 năm 1965 và xuất ngũ vào năm 1970. Sau khi xuất ngũ ông đã làm đủ loại nghề để mưu sinh, từ công nhân xưởng cao su đường sắt đến làm vẽ pano áp phích, làm hợp đồng cho nhà xuất bản,...

- Giải đoạn từ năm 1978 cho đến khi ông mất, Lưu Quang Vũ tập trung làm biên tập viên cho Tạp chí sân khấu và bắt đầu sáng tác kịch nói. Tác phẩm đầu tiên của ông chính là vở kịch “Sống mãi tuổi 17” được viết lại theo kịch bản của Vũ Duy Kỳ.

- Cho đến tận ngày nay thì sự ra đi của ông vẫn luôn là sự tiếng nuối vô cùng cho nền văn học nước nhà và cũng là một bí ẩn lớn mà chưa có lời giải thích chính xác. Ông qua đời vào lúc đỉnh cao của sự nghiệp trong một sự cố tai nạn xe ở Hải Dương. Vợ ông là nhà thơ Xuân Quỳnh cùng cậu con trai nhỏ của ông cũng đã ra đi trong chính vụ tai nạn đó.

- Các tác phẩm của Lưu Quang Vũ luôn để lại trong lòng độc giả Việt Nam những dấu ấn đặc biệt. Nhất là từ sau chiến tranh, những năm sau 1980 là lúc các tác phẩm của ông được biết đến rộng rãi.

- Các tác phẩm văn học và kịch nói của ông hầu hết đều mang tính hiện thực và nhân văn cũng như in đậm theo từng dấu ấn của cuộc đời ông. Dù chỉ sống đến 40 tuổi nhưng ông đã để lại cho nền văn học nước nhà hơn 50 vở kịch lớn nhỏ khác nhau. Hầu hết các tác phẩm của ông đều được các đoàn kịch sau này tái hiện lại và rất thành công. Trong đó thành công lớn nhất có thể kể đến các vở kịch: Hồn Trương Ba da hàng thịt, Lời thề thứ 9, Bệnh sĩ, Khoảnh khắc và vô tận, Ông không phải bố tôi, Tôi và chúng ta, Tin ở hoa hồng, Nàng Sita,...

- Ngoài kịch nói, ông còn có tài năng thể hiện cảm xúc, khát khao, trăn trở của mình qua các bài thơ “Và anh tồn tại”, “Tiếng Việt”, “Vườn trong phố”, tập thơ “Bầy ong trong đêm sâu” sáng tác năm 1989 gồm 30 bài thơ, tập thơ “Mây trắng của đời tôi” sáng tác năm 1993 gồm 40 bài thơ,  bài thơ “Gửi tới các anh” sáng tác năm 1998,  tập thơ “Những bông hoa không chết” sáng tác năm 2008 gồm 35 bài thơ,...cùng với rất nhiều bài thơ khác mà chưa được in thành tập thơ phát hành.

- Các tác phẩm văn học của ông cũng mang đậm dấu ấn riêng của phong cách thơ Lưu Quang Vũ như Mùa hè đang đến sáng tác năm 1983, Người kép đóng hổ sáng tác năm 1984, Một vùng mặt trận,...

- Tác giả Lưu Quang Vũ đã được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật sân khấu vào năm 2000. Tác phẩm kịch đầu tay của ông là “Sống mãi tuổi 17” cũng được trao tặng Huy chương Vàng của hội diễn nghệ thuật.

- Có thể nói cả đại gia đình của tác giả Lưu Quang Vũ đều theo đuổi bộ môn nghệ thuật. Không chỉ bố ông là nhà viết kịch Lưu Quang Thuận mà các em ông cũng là những người thành công trong ngành nghề này. Em gái ông là bà Lưu Khánh Thơ đang làm việc tại tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu Văn học của Viện Văn học, em trai ông là Lưu Quang Hiệp cũng từng giữ chức hiệu trưởng Trường Đại học Thể dục Thể thao 1 còn em trai Lưu Quang Định hiện nay đang làm tổng biên tập báo Nông thôn ngày nay. Ông từng trải qua hai lần hôn nhân với vợ đầu là diễn viên điện ảnh Tố Uyên còn vợ thứ hai của ông chính là nữ nhà thơ nổi tiếng của nền thơ mới - nhà thơ Xuân Quỳnh. Con trai lớn của ông chính là MC nổi tiếng Lưu Minh Vũ, hiện đang làm việc tại đài truyền hình Việt Nam.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 kết nối tri thức

1.2 Trả lời câu hỏi trước khi đọc 

Câu 1: Giới thiệu trước lớp một số câu ca dao, tục ngữ hay bài thơ nói về tiếng mẹ đẻ mà em đã sưu tầm được.

- Bài thơ “Yêu Tiếng Việt” của nhà thơ Huy Cận:

Thuở nhỏ giờ anh học Quốc Văn

Là thương vô hạn tủi vô ngần

Tiếng là tiếng mẹ con ngồi học

Mà ở chương trình học ngoại văn...

 

Buổi ấy anh yêu tiếng nước nhà

Là yêu hơi thở của ông cha

Yêu hồn nước đọng trong vần điệu

Yêu thiết tha mà lại xót xa.

 

Tiếng Việt nuôi con như sữa mẹ

Nuôi con từng thớ thịt tâm hồn

Cuộc đời chỉ trở thành xương máu

Khi nói qua lời mẹ của con.

 

Thế đó em ơi lớp tuổi xanh

Yêu văn dân tộc xót tâm tình

Yêu cha ông bốn nghìn năm lẻ

Giữ nước mình lo giữ tiếng mình. 

 

Tiếng nói cha ông trao các em

Giữ gìn em nhé trau dồi thêm

Nói bằng tiếng Việt đời thêm đẹp

Như máu hồng tươi trở lại tim.

 

Ai đâu chọn được quê sinh đẻ

Chọn tiếng yêu thương mới đến đời

Nhưng nếu mai sau mà sống lại

Lòng anh tiếng Việt lại đầu thai.

 

- Một số ca dao tục ngữ nói về vẻ đẹp của Tiếng Việt:

+ Tiếng mẹ gọi con, chín tháng cưu mang.

+ Tiếng mẹ ru con, ngọt ngào, êm ái.

+ Tiếng mẹ hiền như lời ca dao,

+ Nghe mẹ hát, lòng ta bâng khuâng.

Câu 2: Nghe bài hát Tiếng Việt (nhạc Lê Tâm, lời thơ Lưu Quang Vũ) và nêu cảm nhận về tình cảm của người nghệ sĩ đối với tiếng nói dân tộc.

- Bài hát Tiếng Việt lời thơ Lưu Quang Vũ, nhạc của tác giả Lê Tâm chính là một tác phẩm đầy tình yêu thương và sự trân quý xúc động mỗi khi nhắc đến ngôn ngữ quý báu của dân tộc.

- Qua từng câu từng từ của bài hát kết hợp với giai điệu mượt mà giúp cho người đọc có thể cảm nhận dễ dàng được sự tự hào, trân trọng cũng như tình cảm gắn bó sâu nặng của tác giả với ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.

- Tiếng Việt là ngôn ngữ mà từng con người Việt Nam trân quý, là báu vật quý giá của cả dân tộc biến thành sức mạnh để người dân Việt Nam bảo vệ không để cho ngôn ngữ biến mất. Để gìn giữ và phát huy xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh thì việc bảo vệ và phát triển tiếng Việt là điều rất quan trọng. Tiếng Việt phát triển nghĩa là văn hóa đi lên, là bản sắc dân tộc không bao giờ biến mất.

- Bài thơ hay bài hát Tiếng Việt là tiếng lòng sâu lắng và da diết của nhà thơ Lưu Quang Vũ. Mỗi khi bài hát tiếng Việt được cất lên là ta thấy được những nhạc đẹp vừa trong sáng tinh khiết vừa chứa đựng được biết bao ý nghĩa của tiếng Việt.

Khóa học DUO dành riêng cho các em bậc THCS từ nhà trường VUIHOC, các em sẽ được học cùng các thầy cô TOP trường điểm quốc gia với kinh nghiệm giảng dạy phong phú. Đăng ký học thử để được trải nghiệm buổi học trực tuyến hoàn toàn miễn phí nhé!

2. Soạn bài Tiếng Việt: Đọc văn bản 

2.1 Số tiếng trong mỗi dòng, vần và nhịp thơ

- Số tiếng trong mỗi dòng thơ: 8 tiếng

- Bài thơ gieo vần qua các từ: sấm - đẫm; về - tre; nắng – trắng; mờ - tơ,....

- Bài thơ ngắt nhịp đa dạng và linh hoạt qua nhịp 2/3/3,3/2/3,...

2.2 Những hình ảnh, âm thanh cuộc sống mà tiếng nói của con người đã hòa quyện trong đó

Những hình ảnh, âm thanh cuộc sống mà tiếng nói của con người đã hòa quyện trong đó có thể kể đến:

- Hình ảnh về những chiều hoàng hôn, về cánh cò trắng bay lượn, về những đàn nghé, những cây tre,...

- Xuất hiện trong bài thơ có các âm thanh của tiếng gọi đò bên sông, tiếng mảnh lụa bị xé, tiếng dập dồn của dòng nước lũ xoáy, tiếng người cha đang dặn dò con mình hay cả tiếng mưa tiếng nước dội từ trên trời xuống,...

2.3 Những hình ảnh làm nổi bật vẻ đẹp của tiếng Việt

Những hình ảnh có tác dụng làm nổi bật lên vẻ đẹp của tiếng Việt:

- “Tiếng Việt như bùn như lụa/ Óng tre ngà và mềm mại như tơ”

- “Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát”

- “Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối”

Những hình ảnh thơ trên đều khẳng định được đặc trưng của tiếng Việt. Đây là thứ ngôn ngữ mộc mạc, khỏe khoắn nhưng cũng không kém phần tinh tế và mềm mại. Tiếng Việt đã phần nào thể hiện được không chỉ bản sắc của dân tộc mà còn nói lên được đức tính tốt đẹp của người dân Việt Nam.

2.4 Sức mạnh trường tồn và lan tỏa của tiếng Việt

Sức mạnh trường tồn và lan tỏa của tiếng Việt được thể hiện qua các câu thơ:

- “Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng/ Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta.” Đây là tình yêu vượt qua mọi khoảng cách địa lý. Dù có ở đâu trên trái đất, ở bất cứ quốc gia xa xôi nào thì với người dân Việt Nam, tiếng Việt vẫn luôn là báu vật quý giá.

- “Tiếng chẳng mất khi Loa Thành đã mất” - Đây là tình yêu vượt mọi thời gian, được khảo nghiệm qua mọi biến cố lịch sử để duy trì và phát triển.

- “Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng”

- “Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán/ Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời.”

2.5 Cách nhà thơ thể hiện tình cảm đối với tiếng Việt.

Ta có thể thấy được sự trân quý tiếng Việt của tác giả qua cách nhà thơ thể hiện tình cảm đối với tiếng Việt. Lưu Quang Vũ rất trân trọng và yêu thương ngôn ngữ mẹ đẻ của mình qua các câu thơ:

- “Ai phiêu bạt nơi chân trời góc bể”

- “Nhớ quặn lòng về tiếng Việt tái tê”

- “Ai ở phía bên kia cầm súng khác”

- “Cùng tôi trong tiếng Việt quay về”

Đây chính là cách bày tỏ tình cảm trực tiếp. Tác giả đã chủ động thể hiện tình yêu không thể giấu giếm của mình với tiếng Việt qua những lời yêu thương. Đây là một tình cảm có giá trị trường tồn theo thời gian, không thể hết và không thể bị đánh mất.

3. Soạn bài Tiếng Việt: Trả lời câu hỏi 

3.1 Câu 1 trang 49 sgk văn 9/2 kết nối tri thức

Xác định những đặc điểm của thể thơ tám chữ trong bài thơ Tiếng Việt.

Những đặc điểm của thể thơ tám chữ trong bài thơ Tiếng Việt:

- Tất cả các dòng thơ đều gồm 8 chữ.

- Bài thơ theo quy luật vần giãn cách với thứ tự một câu trước có chữ cuối mang thanh trắc còn câu tiếp theo sẽ là những thanh bằng nối tiếp nhau. Vần thơ sẽ được giao ở phần chân ở các câu thứ 2, thứ 4, thứ 6 và thứ 8. Còn các câu thứ nhất, thứ 3, thứ 5 và thứ 7 thì được gieo vần cách.

- Nhịp thơ có nhạc tính cao theo nhịp 3/3/2. Đây là cách ngắt nhịp đầy linh hoạt, có tác dụng tạo ra nhạc tính cũng như sự uyển chuyển và mượt mà của bài thơ.

3.2 Câu 2 trang 49 sgk văn 9/2 kết nối tri thức

Bài thơ Tiếng Việt là lời của ai, bộc lộ cảm xúc về đối tượng nào? Điều đó có ý nghĩa gì?

- Bài thơ Tiếng Việt chính là lời của tác giả dùng để bộc lộ cảm xúc về ngôn ngữ “Tiếng Việt”.

- Lời của tác giả dành cho đối tượng đặc biệt này đã thể hiện được tình cảm da diết và chân thành của chính tác giả Lưu Quang Vũ dành cho ngôn ngữ biểu tượng cho dân tộc Việt Nam.

3.3 Câu 3 trang 49 sgk văn 9/2 kết nối tri thức

Trong cảm nhận của nhà thơ, tiếng Việt rất gần gũi thân thương, bao gồm muôn vàn âm thanh của cuộc sống đời thường. Hãy phân tích một hình ảnh thơ đã thể hiện điều đó một cách đặc sắc.

- Theo cảm nhận của nhà thơ, tiếng Việt rất gần gũi thân thương, bao gồm muôn vàn âm thanh của cuộc sống đời thường. Điều đó được thể hiện từ những tiếng gọi thân thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Đó là tiếng mẹ gọi con về ăn cơm, là tiếng mẹ về mỗi chiều. Tiếng của mẹ với bất kỳ ai cũng luôn là thanh âm quen thuộc, dịu dàng và ấm áp nhất. Đây là tiếng nói đầy thương yêu, sự quan tâm và chăm sóc của mẹ dành cho con của mình.

- Tiếng Việt xuất hiện ngay từ những bờ tre gốc rạ, từ cánh đồng xa xôi đến dòng sông vắng lặng hay từ chính những sự lam lũ nhọc nhằn của người dân lao động quanh năm chân lấm tay bùn.

- Tiếng Việt còn thân thương hơn khi được xuất phát từ thanh âm ấm áp của mẹ “Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm” hay chính là “Tiếng cha dặn khi vun cành nhóm lửa”. Hoàng hôn là thời điểm ánh mặt trời dần khuất bóng, là lúc bầu trời được nhuộm sắc đỏ quyến rũ và cũng là lúc khói bếp bắt đầu bốc lên. Đây là lúc người người nhà nhà thổi cơm tối và khi đó là lúc khói bếp quyện vào sắc trời tạo nên một khung cảnh mờ ảo mà quá đỗi thơ mộng.

- Đó còn là âm thanh vọng từ trong gió “xạc xào gió thổi giữa cầu tre”, là “Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê” và có cả “Tiếng mưa dội ào ào trên mái cọ”,...

- Có thể nói tất cả âm thanh xuất hiện trong cuộc sống của con người Việt Nam đều mang âm hưởng của thứ ngôn ngữ của dân tộc, đó chính là tiếng Việt Nam. Từ mọi mặt của cuộc sống gần gũi như tự nhiên xã hội hay rộng lớn hơn đến tận vũ trụ đều làm nên vẻ đẹp phong phú của tiếng Việt.

3.4 Câu 4 trang 49 sgk văn 9/2 kết nối tri thức

Những yếu tố cụ thể trong tiếng Việt (âm thanh, ý nghĩa của từ ngữ) và chữ viết tiếng Việt gợi lên trong tác giả những liên tưởng gì? Hãy phân tích một vài câu thơ thể hiện sự liên tưởng mà em thấy thú vị, độc đáo.

- Những yếu tố cụ thể trong tiếng Việt (âm thanh, ý nghĩa của từ ngữ) và chữ viết tiếng Việt gợi lên trong tác giả những liên tưởng khác nhau: 

+ So sánh Tiếng Việt với những khu rừng rộng lớn bao la và chứa đựng biết bao điều kỳ diệu mà con người luôn mong muốn khám phá “Tiếng Việt như rừng”.

+ Những âm điệu của tiếng Việt như dấu huyền và dấu ngã có thanh âm như những nốt nhạc trầm bổng để tạo nên được sự đặc sắc của tiếng Việt “Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh”.

+ Tiếng Việt còn thể hiện được sự liên kết máu thịt không thể tách rời với người dân Việt Nam. Bởi lẽ nghe thấy tiếng Việt là thấy dân tộc Việt Nam, thấy người Việt Nam là ta như thấy vang vọng được thanh âm của thứ ngôn ngữ tuyệt đẹp này “Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người”.

+ Ngôn ngữ Tiếng Việt mỗi khi xuất hiện còn cho ta thấy được những đặc sắc và biểu tượng của đất nước Việt Nam, là công cụ dùng để lưu giữ vẻ đẹp trong tâm hồn của người Việt “Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt”.

- Phân tích câu thơ “Tiếng Việt như rừng”:

+ Câu thơ “Tiếng Việt như rừng” đã dùng biện pháp so sánh với hình ảnh rất độc đáo có tác dụng giúp người đọc liên tưởng được một khu rừng bao la rộng lớn khi nói đến tiếng Việt.

+ Khu rừng vốn rộng lớn với hệ sinh thái đa dạng cùng với những bí ẩn mà con người chưa thể khám phá hết. Chính vì vậy khi so sánh tiếng Việt như rừng là tác giả đã khẳng định được sự phong phú và đa dạng cũng như sức sống tiềm ẩn mà mãnh liệt của tiếng Việt.

+ Tiếng Việt chính là kho báu vô giá của người dân Việt Nam bởi ở thứ ngôn ngữ này đã chứa đựng được biết bao tri thức cũng như là nơi đúc kết kinh nghiệm của ông cha bao đời nay cùng với những giá trị văn hóa của đất nước Việt Nam ta.

+ Qua những liên tưởng thú vị mà người đọc có thể thấy được tiếng Việt đã len lỏi và hòa quyện với từng lời ăn tiếng nói, nếp ăn nếp ở hay chính sinh hoạt hàng ngày của mọi người dân Việt Nam.

3.5 Câu 5 trang 49 sgk văn 9/2 kết nối tri thức

Trong các khổ thơ 8 đến 12 nhà thơ đã làm nổi bật sức mạnh trường tồn của tiếng Việt như thế nào?

Trong các khổ thơ 8 đến 12 nhà thơ đã làm nổi bật sức mạnh trường tồn của tiếng Việt qua các câu thơ:

- Nổi bật sức mạnh trường tồn của Tiếng Việt. Tình yêu tiếng Việt là tình yêu vượt không gian vượt mọi khoảng cách địa lý. Dù ở bất cứ đâu thì tiếng Việt vẫn luôn là vật báu của dân tộc - “Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng/ Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta”

- Tiếng Việt luôn trường tồn với thời gian dù đã trải qua bao biến cố và mất mát trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc - “Tiếng chẳng mất khi loa thành đã mất/ Nàng Mỵ Châu quỳ xuống lạy cha già”.

- Biết bao thăng trầm lên xuống của cuộc đời mỗi người. Tiếng Việt vẫn luôn vững vàng và hiên ngang làm chủ cuộc sống, giữ được vẻ đẹp của chính mình 

“Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng

 Dưới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi

 Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán

 Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời”

- Tiếng Việt luôn gắn liền với đời sống hàng ngày và tạo nên một dòng chảy của văn hóa dân tộc “Như vị muối chung lòng biển mặn / Như dòng sông thương mến chảy muôn đời”.

- Tiếng Việt luôn là chất kết dính, là sự kết nối giữa quá khứ với hiện tại và cả cầu nối với tương lai đáng mong chờ của dân tộc:

“Ai thuở trước nói những lời thứ nhất

 Còn thô sơ như mảnh đá thay rìu

 Điều anh nói hôm nay, chiều sẽ tắt

 Ai người sau nói tiếp những lời yêu?”

- Ngôn ngữ tiếng Việt còn là sự gắn kết giữa con người với con người, giữa những người có dòng máu Lạc Hồng, tóc đen da vàng Việt Nam. Đây là sự kết nối của những con người có cùng gốc gác, cùng tiếng nói dù cho họ có đang ở đâu đi chăng nữa “phiêu bạt nơi chân trời góc biển” hay ở  tận “phía bên kia cầm súng khác”.

- Qua góc nhìn mới mẻ và đặc biệt của mình mà tác giả Lưu Quang Vũ đã nói lên được sức mạnh vô cùng lớn của và kỳ diệu của tiếng Việt. Có thể nói tiếng Việt là “dòng sông thương mến chảy muôn đời” và còn là biển lớn góp nhặt từ tinh thần yêu nước đồng lòng của toàn bộ dân tộc Việt Nam.

3.6 Câu 6 trang 49 sgk văn 9/2 kết nối tri thức

Phân tích tình cảm của nhà thơ đối với tiếng Việt được thể hiện qua ba khổ thơ cuối.

- Tình cảm của nhà thơ đối với tiếng Việt được thể hiện rõ ràng qua ba khổ thơ cuối:

+ Với tác giả thì tiếng Việt chính là một vật báu vô giá không gì có thể sánh bằng. Chính vì vậy mà tác giả luôn trân trọng tiếng Việt và là vật quý giá có giá trị vô cùng lớn mà người dân Việt Nam đã được ban tặng.

+ Tiếng Việt còn là chỗ dựa tinh thần của con người Việt Nam. Tiếng mẹ để luôn đồng hành cùng ta dù hành trình của mỗi người khó khăn hay gian truân như thế nào.

+ Mỗi người dân Việt Nam đều mang trong mình trách nhiệm to lớn để giữ gìn và phát huy bảo vệ vẻ đẹp của tiếng Việt.

"Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ

Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn

Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá

Tiếng Việt ơi! Tiếng Việt ân tình"

+ Chỉ qua từ cảm thán “Ôi” đã thể hiện được tình cảm sâu nặng của tác giả. Để có được ngôn ngữ tiếng Việt mà chúng ta dùng để giao tiếp mỗi ngày như hôm nay thì biết bao thế hệ, bao con người phải lao động vất vả cùng sáng tạo, cùng vui đắp, cùng hy sinh để gìn giữ và phát triển cho tiếng Việt đẹp như bây giờ. Qua đó mà tác giả cũng đã nhấn mạnh được sự cần cù chịu khó và lối sống ân tình thủy chung của người dân Việt Nam.

3.7 Câu 7 trang 49 sgk văn 9/2 kết nối tri thức

Xác định mạch cảm xúc và nhận xét về kết cấu của bài thơ

- Mạch cảm xúc của tác phẩm chính là cảm nhận cá nhân của tác giả về Tiếng Việt qua cuộc sống hàng ngày mà mỗi người đang trải qua. Mỗi khi tiếng Việt xuất hiện là ta có thể dễ dàng cảm nhận được vẻ đẹp cũng như sức sống mãnh liệt mà thứ ngôn ngữ này phát ra. Qua đó có thể thấy được sự gắn kết không thể tách rời của mỗi cá nhân với ngôn ngữ dân tộc cũng như trách nhiệm của tất cả người dân Việt Nam trong công cuộc bảo tồn và phát triển tiếng mẹ đẻ của mình.

- Có thể chia bài thơ thành kết cấu 4 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “Tiếng Việt như rừng” - Đoạn đầu tiên là những hình ảnh và âm thanh trong cuộc sống mỗi ngày mà tiếng Việt xuất hiện và hòa quyện trong từng chi tiết đó.

+ Phần 2: Tiếp theo đến “những con đường” - Những hình ảnh và liên tưởng thú vị đã làm nổi lên vẻ đẹp khó cưỡng của tiếng Việt.

+ Phần 3: Tiếp theo đến “dân tộc Việt” - Tiếng Việt có sức mạnh tường tồn và có khả năng lan tỏa rất lớn.

+ Phần 4: Đoạn còn lại - Tác giả đã thổ lộ hết tất cả tình yêu da diết của mình đối với tiếng Việt.

3.8 Câu 8 trang 49 sgk văn 9/2 kết nối tri thức

Nêu chủ đề và căn cứ xác định chủ đề của bài thơ Tiếng Việt. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?

- Chủ đề của bài thơ nói về Tiếng Việt.

- Căn cứ để xác định chủ đề của bài thơ Tiếng Việt và cảm hứng chủ đạo của bài thơ là:

+ Tên nhan đề.

+ Mạch cảm xúc toàn tác phẩm.

+ Những từ ngữ và hình ảnh chọn lọc.

+ Những biện pháp nghệ thuật đa dạng.

3.9 Câu 9 trang 49 sgk văn 9/2 kết nối tri thức

Em cần làm gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?

- Để có thể giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt thì ta cần phải:

+ Chăm chỉ học tập và rèn luyện khả năng và kiến thức của mình để có thể sử dụng Tiếng Việt một cách chính xác về cả ngôn từ, ngữ pháp, chính tả, ý nghĩa và phát âm.

+ Nâng cao và trau dồi vốn từ vựng cũng là một cách bảo tồn và phát triển tiếng Việt. Qua đó ta còn có thể có thêm kiến thức về văn hóa, lịch sử để ứng dụng chính xác tiếng Việt trong từng trường hợp.

+ Cố gắng sử dụng tiếng Việt một cách lịch sự và phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp.

+ Tuyệt đối tránh sử dụng những từ ngữ thô tục làm xấu đi ngôn ngữ vốn đẹp đẽ này.

4. Kết nối đọc viết trang 49 sgk văn 9/2 kết nối tri thức

Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) ghi lại cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của tiếng Việt được thể hiện trong năm khổ thơ đầu của bài thơ “Tiếng Việt”.

Chỉ qua năm khổ thơ đầu bài thơ “Tiếng Việt” mà nhà thơ Lưu Quang Vũ đã thể hiện được rõ nét đẹp của tiếng Việt. Tác giả không sử dụng những khái niệm trừu tượng để giải thích tiếng Việt mà ông đã tạo nên một thế giới sống động, gần gũi với cuộc sống thường ngày của chúng ta, đó là tiếng mẹ gọi, đó là tiếng cha dặn dò mỗi ngày hay là tiếng cười nói, tiếng hát, tiếng ru con,... Bài thơ đã tạo ra những âm thanh sâu lắng, những tiếng nói cười gắn liền với cuộc sống đời thường. Những âm thanh đó là tiếng mẹ, tiếng kéo gỗ, tiếng đẩy thuyền, tiếng lụa bay, lời dạy của cha,... Những âm thanh này rất gần gũi nhưng lại rất thiết tha ấm áp. Tiếng Việt là sản phẩm ngôn ngữ của những con người sinh ra từ một quốc gia, từ tình yêu sự vật con người và lao động hăng say ổn định cuộc sống. Mọi mặt của đời sống dân tộc đã hình thành nên tinh thần của tiếng Việt. Việt Nam là một đất nước có lịch hơn bốn nghìn năm và tiếng Việt chính là thứ khiến cho người Việt có thể giữ gìn và phát triển được văn hóa dân tộc. Tác giả Lưu Quang Vũ rất tài năng trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật để so sánh và nêu lên đực nét đặc sắc của ngôn ngữ dân tộc“Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa/ Ống tre ngà và mềm mại như tơ”. Câu thơ đã nói lên được một phát hiện mới của nhà thơ. Người nghệ sĩ đã sử dụng những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với bản sắc dân tộc như “đất cày”, “lụa”, “tre”, “tơ”. Chốt lại với hai câu thơ cuối giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của tiếng Việt rất chân thật, mộc mạc, giản dị, uyển chuyển, mạnh mẽ mà trong sáng. Có thể khẳng định rằng, qua năm đoạn thơ đầu của bài thơ, người đọc có thể thực sự cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ dân tộc, từ đó thể hiện tình yêu và trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ tiếng Việt.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Qua bài viết trên, Vuihoc đã mang đến cho các em Soạn bài Tiếng Việt| Văn 9 tập 2 kết nối tri thức. Hy vọng qua bài viết này các em sẽ có thêm những gợi ý và hướng dẫn trọng điểm cho tác phẩm, giúp các em hiểu tác phẩm một cách chi tiết hơn. Các em sẽ thêm yêu và hiểu được trách nhiệm của mình trong công cuộc bảo tồn và phát triển tiếng Việt. Để bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích với các chủ đề cũng như nội dung khác nhau, các em hãy thường xuyên theo dõi các bài viết mới nhất của Vuihoc nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 9
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0914890900