img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt| Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 09:27 24/06/2024 831 Tag Lớp 7

Trong cuộc sống, có thể với một quan điểm chúng ta sẽ có các ý kiến khác nhau. Lúc đó, chúng ta nên bàn luận với nhau để có thể đưa ra một nhận xét đúng đắn nhất. Bài viết dưới đây cũng đề cập đến vấn đề ấy: Soạn bài Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt| Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo.

Soạn bài Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt| Văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt

Đề bài: Trong lớp em, có bạn cho rằng trò chơi điện tử có nhiều tác hại, nhưng cũng có bạn khẳng định nó vẫn có những lợi ích nhất định. Vậy ý kiến của em là gì? Em sẽ trao đổi với các bạn như thế nào? 

1. Bài tham khảo 1

Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, kéo theo những chiều hướng xấu cũng càng dễ xảy ra. Do sự phổ cập vô cùng tràn lan của thời buổi công nghệ. Mạng internet phát triển dẫn tới những hệ lụy nảy sinh từ nó. Mà trong đó có hiện tượng nghiện game cũng đang diễn ra ngày càng phức tạp.

Nghiện game đã trở thành một thói rất xấu xuất hiện trong cuộc sống của nhiều người. Đặc biệt là với giới trẻ. Nghiện game là hiện tượng các bạn trẻ đam mê các trò chơi ở trên màn hình máy tính. Những trò chơi của thế giới ảo, được xây dựng dựa trên cơ sở các thuật toán.

Game đem đến rất nhiều lợi ích tốt cho cuộc sống của con người. Đó là về mặt giải trí, giúp cho con người giảm bớt được căng thẳng, mệt mỏi trong quá trình làm việc. Nhưng dần dần, vì nhu cầu của con người giúp cho những nhà phát triển biến game thành thứ để họ kiếm tiền. Chính vì thế, những tựa game hấp dẫn hơn cũng được ra mắt. Và sự hiếu kì, cuốn hút của những thể loại game đó đã tác động tới một bộ phận con người.

Game đem lại cho người ta sự đam mê và khả năng thể hiện bản thân ở trong đấy. Thôi thúc con người cần vươn lên về phía trước. Những người nghiện game không thể tự ý thức được cuộc sống trong game cùng thế giới thực tại. Họ đắm chìm vào, khám phá thế giới game mà quên đi chính bản thân mình. Quên đi những công việc xung quanh, mà chỉ coi việc sống ở trong thế giới game mới là điều quan trọng nhất.

Tình trạng nghiện game của con người, đặc biệt là ở giới trẻ quả thực là một vấn đề khó khăn để giải quyết. Bởi sức hút của game vô cùng lớn, mà nhất những người trẻ. Những người đang dần bước vào ngưỡng tuổi trưởng thành, những người luôn luôn tò mò để khám phá những điều mới lạ. Thì việc game hấp dẫn họ là một điều vô cùng bình thường. Có rất nhiều người đã bị suy kiệt cơ thể vì chơi game trong thời gian quá dài. Hay nặng hơn nữa là dẫn tới mất mạng.

Không chỉ vậy, những người nghiện game còn có thể đánh mất chính tương lai của bản thân mình. Họ chìm đắm vào trong thế giới game mà quên đi cuộc sống hiện tại. Xa lánh cuộc sống, không muốn giao tiếp với cuộc sống bên ngoài. Khiến cho họ bị cô lập, không thể thích nghi được với cuộc sống hiện tại. Hay ảnh hưởng tới việc học tập của học sinh. Những người vẫn còn đang ngồi trên chiếc ghế nhà trường mà nhiệm vụ quan trọng nhất chính là học tập.

Nghiện game vừa gây tốn thời gian và tiền bạc vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Biết bao nhiêu vụ việc đau thương chỉ do kiếm tiền chơi game mà gây ra những cái chết vô cùng thương tâm.

Hình ảnh những cậu bé vẫn còn thắt khăn quàng đỏ, bước chân vào những quán game vẫn xuất hiện đều đều hàng ngày. Những cậu bé còn quá nhỏ cũng học đòi theo những anh lớn học tập hút thuốc và chửi bậy. Tất cả những sự việc ấy đều diễn ra ở các quán game công cộng. Bởi tiếp xúc với môi trường xấu sẽ làm các em cũng nhiễm dần những thói xấu đó.

Cuộc hành trình tới tương lai của mỗi người đều quá dài. Mà thời gian cho quá trình đó cũng chẳng phải là hữu hạn. Vì thế, nếu như chúng ta mải mê vào những trò chơi điện tử. Những thứ có thể làm cho chúng ta cảm thấy nhất thời say đắm. Mà lãng quên đi công việc chúng ta cần phải làm, đó chính là học tập không ngừng. Để có thể vững bước đi đến vào tương lai. Thì chúng ta cần phải xem xét thật kĩ.

Chúng ta cần tự ý thức được cá nhân, tự điều khiển những hành vi của bản thân. Biết cái gì là đúng, cái gì là sai mà tránh xa được tệ nạn. Chơi game không xấu, nhưng nếu như nghiện game lại là việc rất đáng lên án. Con người nếu phải tách ra khỏi cuộc sống thực tế, chẳng khác nào người thừa mà không được xã hội công nhận. Là con người sống ở trong xã hội, cần phải biết sống làm sao cho đúng đắn.

Nghiện game đang là một vấn đề mà rất nhiều người đang quan tâm, tìm hiểu ra được giải pháp khắc phục. Nhưng hơn hết, đó chính là ý thức của bản thân mỗi người khi tham gia vào thế giới ảo này. Thế giới ảo, thì sẽ chẳng bao giờ có thể là thật được. Và con người, hãy làm chủ được hành vi của bản thân mình, từ đó làm chủ được cuộc đời mình. Tương lai còn ở phía trước, và cuộc sống hiện thực vẫn đang chờ đón chúng ta trải nghiệm.

2. Bài tham khảo 2

Xã hội đang ngày càng phát triển, kéo theo đó chính là sự bùng nổ về ngành công nghệ thông tin. Hiện tượng đó vừa tạo thuận lợi lại vừa đặt ra những thách thức cần được giải quyết. Một trong những vấn đề ấy chính là nạn game online xuất hiện trong trường học. Điều này đang gây ra rất nhiều nhức nhối đối với bậc phụ huynh, học sinh và giáo viên.

Game online là trò chơi kết nối mạng Internet, nó giúp cho con người giải trí sau những căng thẳng mệt mỏi. Thực ra game online chỉ là thú vui tiêu khiển trong những lúc rảnh rỗi. Nhưng khi nó đã trở thành vấn nạn ở trong học đường thì đó là mức độ quá nguy hiểm và nghiêm trọng.

Đây là thực trạng khá phổ biến tại trường học, trò chơi qua mạng đã thu hút được đông đảo học sinh, dẫn dụ các em mê mệt và bỏ bê chuyện học hành. Một khi đã sa đà vào game và bị mê hoặc thì rất khó để có thể thoát ra ngoài. Bởi vậy đây cũng chính là vấn đề nhức nhối đối với rất nhiều người, để lại hậu quả vô cùng lo ngại.

Ở lứa tuổi học sinh, những cái mới thì dễ bị du nhập, các em lại dễ bị dụ dỗ, lôi cuốn. Và các trò chơi với đầy kích thích, dễ gây nghiện ở trên mạng sẽ nhanh chóng khiến cho các em quên đi việc mình cần làm bây giờ là học.

Ở xung quanh nhiều trường học, nhiều quán game mọc lên nham nhảm và hoạt động với công suất rất lớn, có thể là cả ngày lẫn đêm. Những trò chơi ảo ở trên mạng xã hội đã dẫn dụ các em bước vào một thế giới khác: ma mị, kiếm hiệp hay bắn súng, ác quỷ… Mỗi trò chơi đều khiến cho trí não của các em không thể nào kiềm chế được.

Game online là “kẻ giấu mặt” dẫn dụ các em bỏ bê công việc học hành, bạn bè để ngày đêm bị đắm chìm trong thế giới mạng ảo. Nguyên nhân của vấn nạn game online xuất phát từ rất nhiều vấn đề. Lứa tuổi học sinh thì không kiềm chế được bản thân và dễ sa ngã. Phụ huynh không có thời gian để quan tâm hay chăm sóc đầy đủ cho con cái nên các em bị thiếu thốn đi tình yêu thương của bố mẹ. Chỉ biết tìm tới thế giới ảo để sống và để giải trí. Một số khác thì muốn được khẳng định bản thân, đua đòi theo các bạn nên cũng đã bước chân vào thế giới “vui vẻ” này.

Khi vấn nạn game đang ngày càng lấn sâu thì các em mới nhìn thấy được hậu quả của nó lớn như thế nào. Vì game nên sẵn sàng bỏ cả việc học để ngồi quán game cả ngày, thậm chí bỏ bê cả ăn uống, bỏ nhà ra đi cũng chỉ vì game.

An là một học sinh trường THPT H, vì quá nghiện game cho nên có thời gian mấy ngày An không muốn về nhà, ăn, ngủ tại quán game. Game không những khiến cho các em không còn thời gian học tập, sao nhãng mọi công việc mà còn khiến cho tâm trí các em không có sự tỉnh táo nữa, đầu óc u mị và không muốn tư duy. Có nhiều bạn vì không có tiền để chơi game nên đã nảy sinh ra những hành động trộm cắp tiền. Đây là điều rất đáng buồn.

Game online - vấn nạn học đường đang khiến cho rất nhiều trường học, nhiều gia đình và nhiều học sinh đau lòng. Hậu quả của nó để lại rất lớn, ý thức của các em về game còn chưa sâu, chưa được giáo dục, các em chưa thể vượt qua được cám dỗ của cuộc đời.

Để hạn chế được tình trạng này trong trường học thì các thầy cô giáo cần phải tuyên truyền và có những buổi giao lưu, giáo dục cho các em hiểu biết game online có tác hại như thế nào. Để các em nhận thức được điều đó thì chắc chắn các em sẽ bắt đầu tránh xa. Những bạn bị dính vào game hay nghiện game thì cần phải có biện pháp để đưa các em trở lại với trường học.

Mọi người đều có thể chung tay để đẩy lùi game online bằng việc tuyên truyền và giáo dục tác hại của việc nghiện game để các bạn học sinh có thể có một môi trường học tập lý tưởng và lành mạnh nhất.

 

3. Bài tham khảo 3

Cuộc sống hiện đại ngày nay đã khiến cho con người nhìn vào cuộc sống của mình dưới con mắt khác. Họ đòi hỏi ở cuộc sống quá nhiều, và một trong những nhu cầu lớn nhất chính là giải trí. Bàn về vấn đề này có người nói rằng "Trò chơi điện tử là một món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì quá mải chơi mà bị sao nhãng việc học tập và còn phạm phải nhiều sai lầm khác?" Theo bạn, bạn có đồng tình với ý kiến phía trên hay không?

Đã xa rồi những trò chơi dân gian thời xưa: chọi gà, chọi dế hay đánh trận giả... Tất cả dường như đã bị lãng quên, nó đã lùi vào trong cổ tích. Thay vào đó là những trò chơi tiêu khiển mới lạ và hấp dẫn hơn. Một trong những trò chơi được liệt kê vào danh sách trò tiêu khiển hấp dẫn chính là điện tử. Bước chân vào những quán game ta mới thấy được có khá nhiều trò chơi thu hút mọi người đặc biệt là những bạn nam như: đá bóng, đế chế, đua xe,... Tất cả đều được gọi với cái tên chung là điện tử. Các trò chơi điện tử muốn chinh phục được nó thì đòi hỏi người chơi cần phải có óc sáng tạo, sự kiên trì, một chút khéo léo và đặc biệt là nó kích thích tính tò mò. Có lẽ vì thế mà điện tử được gọi là "món tiêu khiển hấp dẫn". Nhưng trò chơi nào thì cũng có ít nhiều những điều tiêu cực.

Xã hội đang ngày càng phát triển đòi hỏi thế hệ trẻ cần phải có trí thức nên việc quan trọng nhất đối với chúng ta là học tập. Nhưng thực tế hiện nay không ít các bạn vì quá đam mê "món tiêu khiển hấp dẫn - điện tử" mà đã bị sao nhãng việc học tập, quên mất nhiệm vụ quan trọng của mình. Kết quả học tập bị giảm sút và khiến gia đình phiền lòng. Việc làm đó làm mất đi sự tự tin của chính bản thân và còn biết bao nhiêu sai lầm khác không đáng có nữa mà chúng ta không thể nào ngờ tới được... Nói về vấn đề kinh tế: chơi điện tử có tác hại vô cùng ngay cả với gia đình kinh tế được đánh giá là dư giả. Lại còn khi quá đam mê mà không có tiền để chơi, lúc đó họ sẽ làm gì? Nói dối bố mẹ để lấy được tiền đi chơi, vay tiền người khác hoặc trộm cắp? Đó là một thực trạng đang  nổi lên ở trong xã hội hiện nay. Vậy tại sao chúng ta lại không biết chọn lựa những trò chơi giải trí phù hợp và bổ ích hơn cho mình thay vào việc chơi điện tử, tại sao chúng ta không tham gia ở những câu lạc bộ thể thao, đọc sách hay tham gia chiến dịch mùa hè xanh, thanh niên tình nguyện và còn rất nhiều hình thức giải trí khác. Tại sao chúng ta lại không tham gia? Vì nó không là món tiêu khiển hấp dẫn hay do chúng ta chưa quan tâm tới?

Còn rất nhiều sai lầm của người chơi điện tử mà chúng ta không thể nêu ra được hết nhưng tôi tin chắc rằng chỉ khi người chơi tự nhận ra được tác hại của việc chơi điện tử thì lúc đó họ mới thực sự cảm thấy thấm thía. Sự thất bại lúc đó mới thực sự là hồi chuông cảnh tỉnh cho họ. Biết tới khi nào tất cả bố mẹ chúng ta mới có thể rạng rỡ nụ cười ở trên khuôn mặt dãi nắng dầm sương vì có những đứa con thật ngoan ngoãn. Điều đó là tuỳ thuộc vào chính chúng ta đó các bạn à!

Xã hội càng văn minh thì những tệ nạn xã hội càng hay rình rập. Nó đòi hỏi ở chúng ta về sự tự chủ và kiên cường. Đừng để lúc nào chúng ta bị sa đà vào những trò tiêu khiển không bổ ích. Hãy nhớ lấy một điều: điện tử là trò tiêu khiển rất hấp dẫn nhưng đừng vì nó mà làm bản thân phạm phải sai lầm không đáng có để cha mẹ và thầy cô phải phiền lòng, để các bạn xa lánh.

Khóa học DUO cung cấp cho các em nền tảng kiến thức vững chắc, bứt phá điểm 9+ trong mọi bài kiểm tra trên lớp. 

4. Bài tham khảo 4

Mạng lưới công nghệ thông tin đang phủ sóng sắp toàn cầu tạo nên rất nhiều cơ hội phát triển cho mỗi quốc gia. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng xuất hiện không ít những thách thức dành cho thế hệ trẻ. Công nghệ thông tin phát triển, kéo theo nhiều trò chơi điện tử đang ngày càng tràn lan. Đây cũng là một trong những vấn đề được quan tâm nhất hiện nay.

Trò chơi điện tử thực chất chỉ là những trò chơi mang tính chất thư giãn, giải trí, giảm stress sau mỗi ngày học tập và làm việc căng thẳng. Đó là thú vui tiêu khiển được thiết lập ở trên mạng xã hội, chỉ cần có tài khoản đăng nhập là có thể chơi được bất cứ trò gì mà mình muốn.

Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đã biến trò chơi điện tử mang tính chất giải trí ấy thành “kẻ gây nghiện” và ngốn rất nhiều thời gian lẫn tiền bạc của chính bản thân mình. Khi trò chơi điện tử đã không giữ được tính chất như ban đầu thì chắc chắn rằng nó sẽ để lại nhiều hậu quả tai hại.

Trò chơi điện tử trong những năm vừa qua đối với giới trẻ đã trở thành thú vui tiêu khiển mang sức hút lớn. Trò chơi điện tử có ở trên điện thoại, máy tính, ipad…và hấp dẫn đối với rất nhiều bạn học sinh, sinh viên. Nếu những trò chơi ấy được sử dụng với mục đích lành mạnh thì nó sẽ giúp cho đầu óc của chúng ta được minh mẫn và giải tỏa được những căng thẳng. Tuy nhiên nếu không được sử dụng đúng mục đích thì sẽ dễ dẫn tới hiện tượng nghiện và khó lòng từ bỏ được.

Hiện nay trò chơi điện tử đã biến thành một món ăn tinh thần không thể thiếu được của rất nhiều bạn học sinh sau mỗi giờ tan tầm. Các quán net mọc lên như nấm ở trên mỗi con phố, san sát nhau khiến cho nhiều bạn học sinh không thể nào cưỡng lại được.

Một khi đã sa vào trò chơi điện tử mà không biết đường kiềm chế thì sẽ phải chịu rất nhiều hậu quả không đáng có. Hầu hết đó là những người đã nghiện và không thể tìm được cách thoát ra. Trò chơi online sẽ lấy đi không ít thời gian, tiền bạc lẫn sức khỏe của nhiều bạn. Việc học tập thì bị lơ đãng, thầy cô giáo phạt cảnh cáo rất nhiều lần, tiền bạc cũng đổ vào trò chơi điện tử quá nhiều và sức khỏe ngày càng suy giảm do cày game cả ngày lẫn đêm. Đây là tình trạng vẫn thường thấy ở khá đông các bạn học sinh, sinh viên.

Hậu quả mà các bạn tự nhận lấy sẽ khiến cho những người xung quanh cảm thấy đau lòng. Bạn Nguyễn Văn Long đang là sinh viên năm cuối của trường đại học Y, nhưng vì mải mê chơi game, bỏ bê việc học hành, đồ án tốt nghiệp cũng dở dang. Hậu quả mà bạn ấy nhận lại chính là việc bảo lưu kết quả học tập trong vòng 1 năm. Vậy là ước mơ của bạn cũng bị dang dở giữa chừng chỉ vì trò chơi điện tử đầy tai hại.

Tuy nhiên chúng ta vẫn nhận thấy rằng trò chơi điện tử luôn có hai mặt của nó. Chúng ta không chỉ nhìn vào những bạn bị sa vào và không bước chân ra khỏi nó được, đánh mất đi chính bản thân mình mà nói nó hoàn toàn xấu. Trò chơi điện tử vẫn có những tác dụng nhất định đó là làm cho tinh thần thoải mái và thư giãn hơn… Để trò chơi điện tử đúng như cái tên của nó, giữ gìn được những nét trong sáng nhất thì ý thức của những người chơi cần phải trong sáng, chơi có chừng mực và chơi biết điểm dừng thì bạn sẽ biến nó trở thành một người bạn tuyệt vời giải trí hằng ngày.

Như vậy để trò chơi điện tử có thể lành mạnh hơn trong cuộc sống thì mỗi người cần phải có nhận thức đúng đắn hơn, để biến nó thành một trong những công cụ giúp giải tỏa mọi ưu phiền vì áp lực gây ra.

>> Xem thêm: Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo 

5. Bài tham khảo 5

Khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển, ra đời mạng điện tử, có những nhà sáng chế và lập trình viên đã sáng tạo ra những trò chơi điện tử nhằm mục đích ban đầu là giúp cho người chơi thư giãn sau những phút giây căng thẳng trong công việc. Tuy nhiên, khi các trò điện tử đang ngày càng phổ biến, đã diễn ra những hiện tượng nghiện game rộng khắp không chỉ ở một nước mà còn trên nhiều nước. Đặc biệt là đối tượng học sinh, những người bị nghiện game nặng nhất.

Game được hiểu là các trò chơi điện tử được những lập trình viên có đầu óc máy tính, sáng tạo phong phú tạo nên. Nghiện game là hiện tượng đang phổ biến khá rộng rãi. Nó còn được cảnh báo rất nguy hiểm giống như nghiện thuốc phiện, khiến cho người chơi cảm thấy mê muội vào nó, không còn để ý đến xung quanh.

Tại Việt Nam, hiện trạng học sinh nghiện game đang vô cùng phổ biến. Ta có thể bắt gặp những quán nét có đầy những thanh thiếu niên còn đang mặc bộ đồng phục trắng ngồi trong đó chơi game hàng giờ liền, cũng có rất nhiều người chơi qua ngày. Hay có thể thấy những clip ở trên mạng quay lại cảnh những quán net với đầy những học sinh, hay cảnh bố mẹ đang cầm roi và quát mắng mà vẫn cố chơi cho nốt. Những quán điện tử xuất hiện với tần số nhiều hơn, được trang bị rất nhiều máy tính công nghệ cao hơn nhằm phục vụ cho “nhu cầu” của học sinh.

Hiện tượng nghiện game đang ngày càng phổ biến vì nhiều lý do. Game cũng ngày càng được sáng tạo thật phong phú. Theo thị yếu của người chơi, những người tạo ra chúng không ngừng sáng tạo thêm những trò điện tử đầy màu sắc và đầy hấp dẫn. Trò chơi đa dạng với nhiều thể loại: trí tuệ, hành động,… Tính đa dạng và mới mẻ của game đã thu hút, hấp dẫn với lứa tuổi học sinh thích được tìm hiểu điều mới. Học sinh ý thức vẫn còn kém trong việc quản lý thời gian chơi game của mình, không thể ngừng chơi và cũng không thể làm chủ bản thân mình. Học sinh cũng còn thiếu đi nhận thức về tính nguy hại của những trò điện tử. Hơn thế cha mẹ quản lý còn lỏng lẻo và buông thả con cái. Nhiều bậc phụ huynh mải mê với công việc của mình mà quên mất quan tâm đến con khiến cho nhiều học sinh vì cô đơn quá mà tìm đến trò chơi điện tử.

Nghiện game giống với việc nghiện các loại ma tuý vậy, nó có nhiều tác hại rất khôn lường. Trước hết ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều vấn đề của sức khỏe và tâm lý học sinh. Học sinh dễ bị cận thị và loạn thị vì sử dụng máy tính với tần số cao. Nghiện game cũng gây ảnh hưởng đến xương cột sống, đến não bộ,… Hơn vậy, nhiều học sinh vì quá nghiện game mà mắc các bệnh tâm lý như là trầm cảm,… Nghiện game còn tiêu tốn tiền bạc và thời gian. Chơi game tiêu tốn rất nhiều thời gian, và như vậy học sinh lấy đâu ra thời gian để học và tham gia những hoạt động khác. Học sinh chưa thể kiếm ra tiền và số tiền bố mẹ cho tiêu vặt hàng tháng cũng không đủ để cho ham mê trò chơi được, điều này dẫn tới nói dối, lấy cắp tiền,… sinh ra rất nhiều thói hư tật xấu mà một người học sinh không được có. Đối với học sinh, nghiện game là con đường ngắn nhất dẫn đến học hành sa sút, điểm số kém dần, lượng kiến thức bị thiếu hụt bởi đầu óc tâm trí để vào những trò chơi điện tử.

Đây là hiện tượng rất đáng báo động buộc chúng ta cần phải lên tiếng và đề ra những biện pháp để ngăn chặn. Với nhà trường phải có những cách thức để ngăn chặn, dạy bảo và tổ chức những các hoạt động ngoại khóa thú vị để cho các em học sinh tham gia. Với phụ huynh phải thường xuyên theo dõi và quản lý thời gian sử dụng máy tính của con cái. Và với học sinh, phải có ý thức tự giác và tự quản lý bản thân, cũng phải không ngừng học tập, rèn luyện.

Xã hội ngày càng phát triển, con người có rất nhiều cách để giải trí khác nhau. Vậy tại sao ta không tham gia vào những hoạt động giải trí lành mạnh mà lại để hiện tượng game lại ngày một phổ biến như vậy? Điều này rất cần chúng ta quan tâm và loại bỏ.

6. Bài tham khảo 6

Thế kỉ 21 là thời đại của ngành khoa học công nghệ. Hiện nay, mạng Internet đã phủ sóng  toàn cầu tạo ra điều kiện cho những người trẻ được tiếp cận với các tiến bộ của nhân loại. Công nghệ càng phát triển kéo theo nhiều trò chơi điện tử cũng ngày càng tràn lan và đa dạng phong phú về thể loại lẫn độ tuổi. Trò chơi điện tử cũng là một vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn từ mọi người hiện nay

Trò chơi điện tử là những trò chơi giải trí ở trên mạng. Đó là một thú vui tiêu khiển vô cùng phổ biến của người trẻ hiện nay, chỉ cần có một máy tính với kết nối mạng là có thể chơi bất cứ trò chơi gì mình thích.

Trò chơi điện tử mang tính giải trí rất cao, vì vậy nó đã cuốn hút không ít những bạn trẻ. Không thể phủ nhận được mặt tích cực của trò chơi điện tử đã giúp cho học sinh giải tỏa được căng thẳng sau những giờ học mệt mỏi ở trường, giúp giảm stress, lấy lại tinh thần cũng như năng lượng để học tập và làm việc. Trò chơi điện tử lại là một phương tiện giải trí không tốn quá nhiều tiền, người chơi ở bất kì độ tuổi nào cũng có thể tìm được cho mình trò chơi phù hợp với nhiều mức độ khó dễ khác nhau. Hơn nữa, trò chơi điện tử cũng yêu cầu chúng ta cần phải vận dụng được đầu óc một cách linh hoạt. Nếu biết chơi một cách hợp lí, trò chơi điện tử sẽ phát huy được đúng tác dụng của nó, là một công cụ hữu ích giúp cho chúng ta giải tỏa áp lực và căng thẳng.

Tuy nhiên, nếu chơi vượt quá mức độ phù hợp, chúng ta sẽ dễ dàng trở thành con nghiện của những trò chơi điện tử. Giống như một con dao hai lưỡi, trò chơi điện tử cũng có những mặt hại khó có thể lường được hậu quả. Trò chơi điện tử xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ máy tính đến điện thoại và ipad… Trước sức cám dỗ ghê gớm của chúng, nhiều học sinh đã không thể nào kháng cự được. Những quán net mọc lên nhiều như nấm, đi qua có thể dễ dàng thấy được những học sinh đang say mê với game của mình, nhìn màn hình máy tính như có một sức hút rất lạ kỳ. Các bạn chơi tới quên ăn quên ngủ nên thường mệt mỏi và chán nản, hậu quả dẫn đến bỏ bê học hành. Một số học sinh còn trốn học để đi chơi điện tử, ảnh hưởng tới các bạn khác và làm cho cha mẹ, thầy cô buồn lòng. Một khi đã quá sa đà vào những trò chơi điện tử thì sẽ không thể có lối ra. Trò chơi điện tử không chỉ làm tiêu tốn thời gian tiền bạc mà còn đạo đức của học sinh bị suy tồi. Nhiều bạn vì để có tiền chơi điện tử mà đã dám nói dối và ăn trộm tiền của bố mẹ. Chúng ta đã chứng kiến trên tivi và báo đài tin tức những bạn học sinh ở độ tuổi chỉ 13-18, nghiện trò chơi điện tử tới mức giết người cướp của, thậm chí để có thể có tiền, các bạn còn nỡ xuống tay với cả những người thân yêu ở bên cạnh mình. Hiện trạng ấy làm cho toàn xã hội phải bức xúc, nhà trường, phụ huynh, thầy cô cùng với những người làm công tác giáo dục phải trăn trở và suy nghĩ. Vậy là từ mục đích chỉ để giải trí, trò chơi điện tử đã hủy hoại đến sức khỏe cùng với đạo đức của học sinh, trở thành một vấn đề cấp thiết khiến cho toàn xã hội quan tâm.

Để trò chơi điện tử không ảnh hưởng tiêu cực tới bản thân, chúng ta cần phải biết sắp xếp thời gian chơi sao cho hợp lí: chỉ chơi sau giờ học, mỗi lần 30 phút tới 1 tiếng. Các bạn cũng nên đặt việc học tập lên hàng đầu, tích cực tham gia vào những hoạt động của trường lớp. Nhà trường cũng nên tổ chức ra những sân chơi bổ ích cho học sinh, có sự kết hợp giữa giáo viên với phụ huynh để theo dõi giờ giấc học tập của con em mình. Bản chất của trò chơi điện tử không có điểm xấu, nó ảnh hưởng như thế nào phụ thuộc vào chính bản thân mỗi chúng ta.

Trò chơi điện tử là một món ăn tinh thần vô cùng quen thuộc với bất kì bạn học sinh nào. Mỗi chúng ta hãy nên biết khai thác những điểm tốt của trò chơi điện tử để làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Thông qua phần soạn bài ở trên, VUIHOC tin rằng các em đã nắm được cách Soạn bài Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt. Từ đó, cũng có thể rèn luyện tư duy và suy nghĩ của mình về một vấn đề nào đó. Ngoài phần soạn bài phía trên, nếu các em muốn tham khảo thêm những bài soạn văn khác, thậm chí là những bài soạn khác trong môn học khác, các em hãy nhanh tay, đừng chần chừ truy cập vào website chính thức của VUIHOC là vuihoc.vn để có thể tự đăng ký cho mình những khoá học một cách nhanh chóng và được nghe giảng bài trực tiếp từ những thầy cô giáo có chuyên môn và đầy nhiệt huyết của VUIHOC nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 7
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0914890900