img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống| Văn 7 tập 1 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 16:42 13/05/2024 1,883 Tag Lớp 7

Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống| Văn 7 tập 1 Cánh diều sẽ được Vuihoc gửi đến cho các bạn qua bài soạn dưới đây. Không chỉ phân tích sự khác nhau giữa ba tác phẩm mà còn khẳng định lại chủ đề lòng yêu nước.

Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống| Văn 7 tập 1 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống

Đề bài: Các văn bản đã học: “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (Đoàn Giỏi), “Dọc đường xứ Nghệ” (Sơn Tùng) và “Buổi học cuối cùng” (Đô-đê) đều có những nội dung thể hiện lòng yêu nước. Ý kiến của em như thế nào?

1. Soạn bài trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống: lập dàn ý

a. Mở bài: Nêu lên vấn đề cần trình bày. Cả ba văn bản nêu trên đều nói về chủ đề yêu nước. Mỗi bài chỉ khác bởi cách trình bày nội dung có phần khác nhau.

b. Thân bài: Phân tích chi tiết từng tác phẩm theo từng nội dung.

- Cách thể hiện lòng yêu nước trong từng văn bản 

  • Trong văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” của tác giả Đoàn Giỏi…

  • Trong văn bản “Dọc đường xứ Nghệ” - Sơn Tùng…

  • Trong văn bản “Buổi học cuối cùng” của Đô-đê

- Những lý lẽ, bằng chứng cho những biểu hiện yêu nước bên trên

  • Trong văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” của tác giả Đoàn Giỏi”, lòng yêu nước chính là hành động của Võ Tòng khi tạo ra những mũi tên tẩm độc dùng để giết giặc, là việc vùng lên giết tên địa chủ độc ác tham lam.

  • Trong văn bản “Dọc đường xứ Nghệ” - Sơn Tùng, lòng yêu nước là khi nhắc đến những câu chuyện lịch sử oai hùng của vua Thục Phán, của Lý Nhật Quang, của đại thi hào Nguyễn Du,... hay chính là sự tự hào khi nhắc đến các địa danh gắn liền với lịch sử như núi Trống Thủng, núi Cờ Rách, hòn Hai Vai,...

  • Trong văn bản “Buổi học cuối cùng” của Đô-đê có một sự khẳng định lại, lòng yêu nước chính là thầy Ha-men, Phrăng và dân làng luôn có tình yêu với tiếng mẹ đẻ của mình.

- Tại sao những hành động, thái độ đó lại là biểu hiện của lòng yêu nước

  • Biểu hiện của lòng yêu nước bởi nó xuất phát từ chính ý thức, tấm long của mỗi người dân không một chút gượng ép hay bắt buộc.

  • Yêu nước không chỉ là làm mũi tên để trực tiếp giết giặc mà việc yêu ngôn ngữ đất nước mình hay ý chí bảo vệ nền văn hóa cũng là lòng yêu nước.

c. Kết bài

  • Khẳng định lại biểu hiện của tình yêu nước.

  • Liên hệ với tình yêu nước trong cuộc sống hiện nay.

Lộ trình khóa học DUO dành riêng cho cấp THCS sẽ được thiết kế riêng cho từng em học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước tăng 3 - 6 điểm trong bài thi của mình.

2. Soạn bài trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống: Bài viết tham khảo 

Sách giáo khoa văn học đã chứa đựng rất nhiều các tác phẩm về lòng yêu nước, về tình yêu quê hương đất nước. Trong đó nổi bất nhất phải kể đến các tác phẩm “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (Đoàn Giỏi), “Dọc đường xứ Nghệ” (Sơn Tùng) và “Buổi học cuối cùng” (Đô-đê).

Lòng yêu nước là gì và nó được thể hiện như thế nào, chắc hẳn mỗi người ngồi đây đều có câu trả lời cho riêng mình? Cá nhân tôi cảm thấy cả ba văn bản đều có nội dung liên quan đến lòng yêu nước nhưng mỗi văn bản lại có một cách diễn đạt rất khác nhau.

Trước hết chúng ta phải hiểu rằng yêu nước chính là yêu mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên, yêu ngôn ngữ, yêu con người nơi đây; là sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống nguy hiểm. Vì vậy, việc thể hiện lòng yêu nước ở mỗi giai đoạn và trong mọi hoàn cảnh đều khác nhau.

>> Xem thêm: Soạn văn 7 Cánh diều

Trong thời kỳ chiến tranh loạn lạc, lòng yêu nước được thể hiện như trong mỗi cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, như nhân vật Võ Tòng trong tác phẩm “Người đàn ông cô độc giữa rừng” của tác giả Đoàn Giỏi. Lòng yêu nước của Võ Tòng được thể hiện qua việc giết tên địa chủ độc ác, tham lam và chế tạo những mũi tên tẩm độc để bắn giặc Pháp. Làm vũ khí thì thầm lặng nhưng lại mang đến ý nghĩa rất lớn nên người dân đã rất biết ơn người anh hùng này.

Tình yêu quê hương còn được thể hiện ở tình yêu với tiếng mẹ đẻ, sự tôn trọng và giữ gìn ngôn ngữ riêng của dân tộc mình. Nhân vật Thầy Hamen trong tác phẩm “Buổi học cuối cùng” của Đô-đê đã thể hiện lòng yêu nước nồng nàn đó. Sau khi nghe tin về buổi học cuối cùng, thầy ăn mặc trang trọng khác thường ngày cùng với thái độ nhẹ nhàng, ân cần với học trò. Bài giảng cuối cùng của thầy rất dịu dàng bằng thứ ngôn ngữ mà thầy cho là tốt nhất, thuần khiết nhất trên thế giới, và ông đã nhấn mạnh sự cần thiết phải giữ nó trong lòng mỗi người và không bao giờ được quên nó. 

Đó là lòng yêu nước trong thời chiến, loạn lạc, còn trong thời bình, lòng yêu nước được thể hiện ở tình yêu gia đình, tình yêu giữa con người với nhau và giữ gìn bản sắc dân tộc. Trong văn bản “Dọc đường xứ Nghệ” của Sơn Tùng, lòng yêu nước chính là những câu chuyện về những nhân vật lịch sử như Lý Nhật Quang, người quan tâm đến đời sống nhân dân hay phê phán vua Thục Phán chủ quan khinh địch nên để mất nước vào tay giặc. Yêu nước còn có nghĩa là nhớ và hiểu rõ về những địa danh như hòn Hai Vai, núi Trống Thủng, núi Cổ Rạch...đó là luôn nhớ đến những nhân tài như đại thi hào Nguyễn Du…

Mỗi người sẽ có một cách thể hiện tình yêu nước khác nhau, đừng bó buộc hay thu hẹp bản chất của lòng yêu nước về một quan niệm là phải trực tiếp đánh giặc mới chứng minh được mình có lòng yêu nước. Lòng yêu nước còn được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau, trong hành động… Em cũng thể hiện lòng yêu nước ở trường bằng việc học giỏi, nghe lời cha mẹ, ông bà, thầy cô và cố gắng làm người có ích cho đất nước.

 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống Văn 7 tập 1 Cánh diều. Để có thêm nhiều các kiến thức không chỉ với môn Văn và cả các môn học khác, các em hãy thường xuyên truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm:

Banner after post bài viết tag lớp 7
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0963345212