img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học trang 142| Văn 9 chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 15:02 10/09/2024 7,932 Tag Lớp 9

Bài viết dưới đây chính là phần Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học trang 142| Văn 9 chân trời sáng tạo VUIHOC đã chuẩn bị cho các em tham khảo. Thông qua bài viết, hy vọng các em có thể cách Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học sao cho thật đầy đủ và hấp dẫn người đọc.

Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học trang 142| Văn 9 chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: Phân tích kiểu văn bản

1.1 Câu 1 trang 145 sgk văn 9/1 chân trời sáng tạo

Tìm những câu văn thể hiện được luận điểm của bài viết.

Phương pháp giải:

Xác định được luận điểm của bài viết.   

Lời giải chi tiết:

Luận điểm của bài viết là:

+ Về hình thức nghệ thuật, nét đặc sắc đầu tiên đã làm nên sự hấp dẫn của đoạn trích chính là nghệ thuật miêu tả nhân vật.

+ Hình thức nghệ thuật của đoạn trích còn làm người đọc hấp dẫn ở sự kết hợp vô cùng tài tình giữa yếu tố tự sự với trữ tình.

+ Bên cạnh đó, nét đặc sắc của đoạn trích còn được thể hiện ở chủ đề tiêu biểu về giá trị nội dung của Truyện Kiều: bức tranh hiện thực của một xã hội bị tha hoá vì đồng tiền và tấm lòng nhân đạo vô cùng sâu sắc của tác giả.

1.2 Câu 2 trang 145 sgk văn 9/1 chân trời sáng tạo

Bài viết đã phân tích được những nét đặc sắc nào về nghệ thuật trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều?

Phương pháp giải:

Xác định được những nét đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn trích

Lời giải chi tiết:

- Những nét đặc sắc về nghệ thuật:

+ Nghệ thuật miêu tả nhân vật:

Qua việc khắc hoạ về chân dung nhân vật phản diện Mã Giám Sinh (miêu tả về ngoại hình, hành động và ngôn ngữ).

Đầu tiên là về ngoại hình: trạc ngoại tứ tuần, họ Mã vẫn mày râu nhẵn nhụi cùng với áo quần bảnh bao → bản chất kệch cỡm, vì những người ở độ tuổi như vậy thì phải để râu mà Mã Giám Sinh lại không để râu mà lại chải chuốt.

Sau về hành động: họ Mã đã cố đóng vai một người thuộc về tầng lớp trên nhưng cách đi đứng thì lại “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”

+ Sự kết hợp vô cùng khéo léo giữa tư sự với trữ tình

Qua việc miêu tả tâm trạng của nhân vật (yếu tố trữ tình) và ngôn ngữ bình luận nhằm bộc lộ thái độ và sự đánh giá đối với các nhân vật

Ví dụ: Mối càng vén tóc bắt tay (lời kể); Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai (tả tâm trạng và bình luận)

Ghế trên ngồi (lời kể) tót sỗ sàng (bình luận và đánh giá)

1.3 Câu 3 trang 145 sgk văn 9/1 chân trời sáng tạo

Nội dung chủ đề của đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều đã được phân tích thông qua những phương diện nào? Cần chú ý đến điều gì khi phân tích chủ đề của một truyện thơ?

Phương pháp giải:

Xác định chủ đề của đoạn trích sau đó phân tích

Lời giải chi tiết:

- Nội dung chủ đề của đoạn trích được phân tích thông qua những phương diện:

+ Bức tranh hiện thực của một xã hội tha hoá chỉ vì đồng tiền

Qua việc tái hiện vô cùng chân thật cảnh mua bán người nguỵ trang dưới hình thức là một lễ đính hôn. Người mua với thái độ hợm hình và chà đạp lên tài sắc. Người bị bán thì tội nghiệp mà ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày,…

+ Tấm lòng nhân đạo vô cùng sâu sắc của tác giả.

Tác giả đã hóa thân vào nhân vật nhằm cảm thông và thay nhân vật nói lên những nỗi đau đớn, phẫn uất ở trong hoàn cảnh mua bán ê chề: “Nỗi mình thêm tức nỗi nhà” hay “Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng”.

→ Cần chú ý khi phân tích về chủ đề của một truyện thơ: Dựa vào từ ngữ ngôn ngữ của truyện thơ, hình tượng và thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm.

1.4 Câu 4 trang 145 sgk văn 9/1 chân trời sáng tạo

Các đoạn văn ở trong bài viết thường được viết theo kiểu đoạn văn như thế nào? Trình bày tác dụng của cách viết ấy.

Phương pháp giải:

Xác định được kiểu đoạn văn sau đó nêu ra tác dụng

Lời giải chi tiết:

- Những kiểu đoạn văn: Sử dụng đến đoạn văn diễn dịch

Tác dụng của kiểu đoạn văn diễn dịch chính là khi nêu luận điểm chính ở phần đầu, những câu phía sau sử dụng thao tác phân tích, đánh giá và chứng minh,… làm rõ hơn về chủ đề và nội dung của luận điểm.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

1.5 Câu 5 trang 145 sgk văn 9/1 chân trời sáng tạo

Xác định những phương tiện và phép liên kết đã được sử dụng ở trong bài viết và nêu ra tác dụng của chúng.

Phương pháp giải:

Xác định những phương tiện và phép liên kết

Lời giải chi tiết:

Phép liên kết là Phép thế. Phương tiện: thế đại từ và từ thay thế (thế từ “Kiều” cho “Thuý Kiều”, “họ Mã” thay thế cho “Mã Giám Sinh”

Phép liên kết là phép nối. Phương tiện: sử dụng đến từ liên kết (Không những… mà còn…)

→ Tác dụng: để thay thế cho nhau trong những câu khác nhau, từ đó tạo ra được sự liên kết câu giữa chúng.

1.6 Câu 6 trang 145 sgk văn 9/1 chân trời sáng tạo

Từ bài văn phía trên, em rút ra được điều gì cần phải lưu ý khi phân tích đoạn trích của một truyện thơ

Phương pháp giải:

Lưu ý khi phân tích đoạn trích ở trong một truyện thơ  

Lời giải chi tiết:

- Đề tài cùng với chủ đề bài viết

- Thể thơ

- Nội dung trọng tâm

- Đặc sắc về mặt hình thức nghệ thuật

Lí lẽ và bằng chứng cần lấy ở trong tác phẩm

2. Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: Thực hành viết 

Viết một bài giới thiệu về Vẻ đẹp của truyện thơ Việt Nam là một trong những hoạt động mà Câu lạc bộ Văn học ở trường em tổ chức nhằm khuyến khích các bạn học sinh tìm hiểu về truyện thơ dân tộc. Để hưởng ứng hoạt động đó, em hãy chọn ra một đoạn trích ở trong một truyện thơ mà mình cảm thấy yêu thích để viết bài phân tích sau đó gửi cho câu lạc bộ.

2.1 Bài viết tham khảo 1

Trong thơ cổ viết về giai nhân thì đoạn thơ Chị em Thúy Kiều được trích trong Đoạn trường tân thanh tức Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du chính là một trong những vần thơ tuyệt bút. Hai mươi tư câu thơ lục bát đã vẽ nên sắc, tài và đức hạnh của hai chị em Thuý Kiều và Thuý Vân.

Với ngòi bút của một kì tài diệu bút Nguyễn Du đã vẽ ra một bức chân dung của hai nàng giai nhân tuyệt thế:

Đầu lòng hai ả tố nga,

Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.

Vân là em gái còn Kiều là chị gái. Hai chị em Vân và Kiều (con đầu lòng của gia đình nhà Vương viên ngoại) đều là những ả tố nga, tức là những người con gái xinh đẹp. Vẻ đẹp của hai nàng chính là vẻ đẹp thanh tao của mai cũng là sự trắng trong và tinh sạch của tuyết:

Mai cốt cách tuyết tinh thần,

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.

Bút pháp ước lệ cùng với phép ẩn dụ đã gợi ra vẻ đẹp vô cùng hài hoà và hoàn hảo cả về mặt hình thức lẫn mặt tâm hồn. Vẻ đẹp của hai nàng đều tới mức tuyệt mĩ mười phân vẹn mười nhưng mỗi người lại mang một vẻ đẹp riêng biệt. Nguyễn Du đã lấy những gì đẹp đẽ nhất của thiên nhiên để có thể miêu tả về hai chị em. Thuý Kiều và Thuý Vân đều mang những vẻ đẹp lí tưởng, theo khuôn mẫu và vượt lên trên cả khuôn mẫu.

Sau những câu thơ giới thiệu về hai chị em, ngòi bút của Nguyễn Du lại có chiều hướng cụ thể hơn ở trong bức chân dung quý phái của Thuý Vân:

Vân xem trang trọng khác vời,

Hai chữ trang trọng ở trong câu thơ đã nói lên về vẻ đẹp đài các và cao sang của Vân. Vẻ đẹp đó của thiếu nữ được so sánh với những thứ vô cùng cao đẹp trên đời:

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

Chân dung của Vân được miêu tả một cách rất toàn vẹn từ khuôn mặt, nét mày đến làn da, mái tóc và nụ cười, tiếng nói. Vân có khuôn mặt vô cùng đầy đặn và phúc hậu hệt như vầng trăng, có đôi lông mày rất sắc nét như con ngài, có miệng cười thật tươi thắm như hoa, giọng nói lại trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngà ngọc và mái tóc của nàng thì bồng bềnh hơn mây, làn da của nàng lại trắng hơn tuyết, sắc đẹp của Vân được so sánh với những nét kiều diễm và sáng trong của những báu vật tinh khôi của đất trời. Tất cả toát ra một vẻ đẹp trung hậu, đoan trang, êm dịu và quý phái. Vân đẹp hơn những gì mỹ lệ của thiên nhiên nhưng vẫn tạo ra sự hoà hợp và êm dịu thông qua chi tiết mây thua, tuyết nhường. Với vẻ đẹp như vậy, Vân sẽ có một cuộc đời vô cùng bình lặng, suôn sẻ và một tính cách rất điềm đạm. Qua bức chân dung đó, Nguyễn Du đã gửi đến những thông điệp về tương lai và cuộc đời chính bởi vậy mà bức chân dung của Thúy Vân chính là chân dung mang tính cách số phận.

Tả Vân thật kỹ, thật cụ thể song Nguyễn Du lại chỉ vẽ Kiều bằng những nét phác hoạ thông thoáng vì ông không muốn là một người thợ vẽ vụng về:

Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn.

Sắc đẹp của Kiều được đặt ở trong sự so sánh với vẻ đẹp đoan trang và quý phái của Vân để thấy được sự hơn hẳn của Kiều về mặt sắc sảo của tài năng trí tuệ và bởi cái mặn mà của nhan sắc. Không tả khuôn mặt, tiếng cười, giọng nói, làn da và mái tóc như Thuý Vân mà Nguyễn Du đã thật sự tài tình khi chọn đôi mắt Kiều để đặc tả bởi vì đôi mắt là cửa sổ tâm hồn và thể hiện phần tinh anh trong tâm hồn và trí tuệ:

Làn thu thủy nét xuân sơn,

Câu thơ tuy tả đôi mắt nhưng lại gợi lên một bức tranh sơn thuỷ, diễm lệ. Bức tranh đó có làn thu thủy - làn nước mùa thu và có nét xuân sơn - dáng của núi mùa xuân. Cũng như khuôn mặt Kiều có đôi mắt vô cùng trong sáng, long lanh và có đôi lông mày thanh tú mà khiến:

Hoa ghen đua thắm liễu hờn kém xanh.

Vẻ đẹp của Kiều không chỉ như thiên nhiên mà còn vượt trội hơn so với thiên nhiên khiến hoa cũng phải ghen và liễu cũng phải hờn. Thiên nhiên không còn thua và nhường mà cau mày, bặm môi tức giận, mà phải đố kị hờn ghen. Nếu vẻ đẹp của Vân là những gì tinh khôi và trong trắng nhất của đất trời thì Kiều lại mang một vẻ đẹp của nước non, của không gian mênh mông và của thời gian vô tận. Cái đẹp đó làm cho nghiêng nước và đổ thành:

Một hai nghiêng nước nghiêng thành,

Nguyễn Du đã sử dụng đến những điển tích để cực tả Kiều với một vẻ đẹp của trang giai nhân tuyệt thế. Và cũng chính vẻ đẹp ấy không ai sánh bằng như tiềm ẩn những phẩm chất bên trong vô cùng cao quý là tài và tình rất đặc biệt:

Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm.

Cung thương làu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

Kiều có cả tài cầm - kì - thi - hoạ của những bậc văn nhân quân tử và đặc biệt là tài nào cũng đến mức điêu luyện. Nàng giỏi về âm luật tới mức làu bậc. Cây đàn nàng chơi chính là cây hồ cẩm, tiếng đàn của nàng cũng ăn đứt bất cứ nghệ sĩ nào và đã trở thành một nghề riêng. Để cực tả được cái tài của Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng đến hàng loạt những từ ngữ ở mức độ tuyệt đối: vốn sẵn, pha nghề, làu bậc cùng với đủ mùi. Không những giỏi về ca hát và chơi đàn mà Kiều còn sáng tác được nhạc nữa. Cung đàn nàng sáng tác chính là một thiên Bạc mệnh. Bản đàn đó đã ghi lại được tiếng lòng của một tâm hồn đa sầu đa cảm. Nguyễn Du đã cực tả tài năng của Kiều chính là ngợi ca cái tâm vô cùng đặc biệt của nàng. Tài năng của Kiều đã vượt lên trên tất cả và đó là biểu hiện của những phẩm chất rất cao đẹp, trái tim trung hậu, nghĩa tình, nồng nhiệt và vị tha. Vẻ đẹp của Kiều chính là sự kết hợp của sắc - tài - tình và đạt tới mức siêu phàm và lí tưởng. Nhưng nhan sắc tới mức hoa ghen và liễu hờn để tạo hóa cũng phải hờn ghen đố kị và tài hoa trí tuệ thiên bẩm làu bậc lại đủ mùi cái tâm hồn đa sầu và đa cảm như tự dưng mà có của nàng cũng khó tránh khỏi được sự nghiệt ngã của định mệnh. Chính bởi Kiều quá toàn mĩ và hoàn thiện cho nên trong xã hội phong kiến kia khó có một chỗ đứng dành cho nàng. Và cung đàn Bạc mệnh mà nàng tự sáng tác như dự báo một cuộc đời hồng nhan bạc mệnh khó có thể tránh khỏi của Kiều. Cuộc đời nàng rồi sẽ sóng gió, nổi chìm và truân chuyên. Cũng giống như bức chân dung của Thúy Vân, bức chân dung của Kiều là bức chân dung mang tính cách về số phận.

Nguyễn Du đã hết lời ca ngợi Vân và Kiều mỗi người có một vẻ mười phân vẹn mười nhưng ngòi bút tác giả lại có sự đậm nhạt khác nhau ở mỗi người. Vân chủ yếu có vẻ đẹp ở ngoại hình còn Kiều lại có cái đẹp cả về nhan sắc, tài năng lẫn tâm hồn. Điều ấy đã tạo nên vẻ đẹp khác nhau giữa hai người thiếu nữ và hé mở về hai tính cách, đồng thời dự báo hai cuộc đời khác nhau đang chờ đón hai ả tố nga. Hai bức vẽ chân dung của chị em Thuý Vân và Thuý Kiều đã cho thấy được sự tài tình trong ngòi bút vô cùng tinh tế của Nguyễn Du.

Kết thúc đoạn thợ là bốn câu lục bát miêu tả về cuộc sống phong lưu khuôn phép và mẫu mực của hai chị em Kiều:

Phong lưu rất mực hồng quần,

Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.

Hai người con gái họ Vương không chỉ có đủ sắc - tài - tình mà còn có cả đức hạnh. Sống phong lưu tới mực hồng quần. Cả hai đều đã tới tuần cập kê - tới tuổi búi tóc, cài trâm nhưng vẫn sống ở trong cảnh:

Êm đềm trướng rủ màn che,

Tường đông ong bướm đi về mặc ai.

Hai câu thơ như che chở và bao bọc cho hai chị em, hai bông hoa vẫn còn phong nhụy trong cảnh êm đềm và chưa một lần hương toả vì ai. Nguyễn Du đã buông mành và gạt bỏ tất cả mọi vẩn đục cho cuộc đời khỏi cuộc sống phong lưu của hai chị em nhằm đề cao hơn đức hạnh của hai nàng.

Với cảm hứng nhân đạo cùng với tài nghệ thơ, Nguyễn Du đã vẽ ra một bức chân dung Thúy Vân và Thuý Kiều bằng những gì đẹp đẽ và mỹ lệ nhất. Hai bức tranh mỹ nhân bằng thơ đã sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng và những biện pháp tu từ dưới ngòi bút tinh tế của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.

Khóa học DUO dành riêng cho các em bậc THCS từ nhà trường VUIHOC, các em sẽ được học cùng các thầy cô TOP trường điểm quốc gia với kinh nghiệm giảng dạy phong phú. Đăng ký học thử để được trải nghiệm buổi học trực tuyến hoàn toàn miễn phí nhé!

2.2 Bài viết tham khảo 2

Nguyễn Du là một nhà thơ thiên tài của dân tộc ta. “Truyện Kiều” chính là kiệt tác của nền thi ca cổ Việt Nam. Đây cũng là một tác phẩm sáng ngời với tinh thần nhân đạo. Trong đó, đoạn trích “Cảnh ngày xuân” là một trong số những đoạn thơ hay nhất và đẹp nhất của truyện. Nó tiêu biểu cho sự thành công về mặt bút pháp tả cảnh và tả tình rất tài hoa của nhà thơ. Qua đoạn trích, ta thấy được một niềm vui xôn xao và náo nức lan tỏa, lắng đọng ở trong lòng bạn đọc khi tác giả đưa ta đến với khung cảnh lễ hội văn hóa truyền thống của dân tộc vào ngày lễ tết thanh minh.

Bốn câu thơ đầu tiên mở ra một khung cảnh hữu sắc, hữu hương và hữu tình nên thơ giữa bầu trời mênh mông, bao la và xanh thẳm có những cánh én nhỏ đang chao nghiêng, chao đi chao lại trông giống như những con thoi trên tấm vải khổng lồ. Trong rất nhiều tác phẩm thì cánh én luôn báo hiệu một mùa xuân tới, mùa xuân ấm áp đã trở về sau khoảng thời gian gió lạnh nhưng trong “Truyện Kiều” của tác giả Nguyễn Du thì cánh én chao nghiêng như đưa thoi gợi ra hình ảnh thời gian trôi đi quá nhanh:

“Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”

Dân gian ta đã có câu: “thời gian thấm thoắt thoi đưa như ngựa chạy, như nước chảy qua cầu”. Câu thành ngữ đó đã nhập vào hồn thơ của Tố Như để tạo nên một cánh én đưa thoi ở ngay chính câu thơ đầu tiên của đoạn trích. Cùng với thời gian đưa thoi chính là ánh sáng đẹp của mùa xuân và ánh thiều quang đã ngoài sáu mươi ngày. Bằng lời thơ gợi tả cùng với biện pháp nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ và so sánh “con én đưa thoi” đã gợi ra về sự nuối tiếc của con người vì cái đẹp ấy sắp qua đi khiến lòng người bâng khuâng, lưu luyến và muốn níu kéo mong sao đất trời mãi còn xuân. Không chỉ riêng tác giả Nguyễn Du, mà cả tác giả Xuân Diệu cũng đã từng viết:

“Xuân đang đến là xuân sắp qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sắp già”

Đó chính là quy luật tuần hoàn của thời gian hay của vũ trụ. Nhưng trong tiết trời tháng ba vừa ấm áp và trong trẻo đó có một màu xanh mơn mởn và ngọt ngào của cỏ non, chúng trải dài, trải rộng như một tấm thảm khổng lồ kéo tới tận chân trời. Bức tranh thiên nhiên vô cùng đẹp đẽ, trong trẻo và tinh khôi tràn đầy sức sống của mùa xuân hiện ra thông qua bút pháp miêu tả tài tình của nhà thơ:

“Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Bằng vài nét chấm phá cùng với nghệ thuật miêu tả tài tình, kết hợp với những hình ảnh đặc sắc “cỏ non xanh, lê trắng” và từ ngữ chọn lọc “điểm”… Nguyễn Du đã mở ra trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên mùa xuân vô cùng tươi sáng, đẹp đẽ và sinh động vô cùng. Trong cái nền “cỏ non xanh” ấy có điểm một vài bông hoa lê trắng. Hai chữ “trắng điểm” của Tố Như như là một nét chấm phá đầy sức sáng tạo và độc đáo, thu hút mắt người đọc và tai người nghe như mở ra trước mắt chúng ta một khung cảnh của lễ hội tưng bừng náo nức giữa bầu trời xuân êm đềm, trong trẻo và tràn ngập sắc màu. Màu sắc được phối hợp rất hài hòa và tự nhiên đã tạo ra một bức tranh thiên nhiên mùa xuân đầy tươi đẹp với nền xanh điểm trắng nhẹ nhàng, tinh khôi, tao nhã, thanh khiết, trong trẻo và tràn đầy sức sống với không gian trải dài trải rộng ngút ngát về phía tận chân trời chứ không phải là bức tranh của thơ ca cổ Trung Hoa đơn giản một màu:

“Phương thảo liên thiên bích

Lê chi sổ điểm hoa”

Tám câu thơ tiếp theo tả về cảnh trẩy hội mùa xuân:

“Thanh minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.”

Nguyễn Du đã đưa chúng ta trở lại lễ hội tưng bừng của người dân Việt Nam, lễ hội mang một nét đẹp truyền thống của dân tộc. Lễ tảo mộ chính là lễ của những người còn sống đi quét dọn, thắp hương và sửa sang phần mộ cho những người đã mất nhằm tỏ lòng hiếu kính, biết ơn và nhớ thương của người ở lại đối với người đã ra đi, của con cháu với tổ tiên của mình. Việc làm ấy thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta, đây chính là lễ giáo văn hóa vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta.

Bên cạnh “lễ tảo mộ” chính là “hội đạp thanh”, là cuộc du xuân và cuộc vui chơi ở trên đồng cỏ xanh của những trai tài gái sắc và các nam thanh nữ tú, “hội đạp thanh” còn là cơ hội để gặp gỡ tạo nên sợi tơ hồng thành duyên đôi lứa sau này. Vì vậy không khí lễ hội thực sự đông vui và nhộn nhịp đến lạ thường:

“Gần xa nô nức yến anh

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân

Dập dìu tài tử giai nhân

Ngựa xe như nước áo quần như nêm”

Chỉ với bốn câu thơ, tác giả đã gợi ra được không khí lễ hội bằng một loạt từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm như những từ láy “dập dìu”, “nô nức”, “sắm sửa” và từ ghép, từ Hán-Việt như là “tài tử”, “bộ hành”, “ngựa xe”, “giai nhân”, “gần xa”, “yến anh” kết hợp với những biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ và so sánh đã khắc họa thật sự sinh động, không khí lễ hội rộn ràng, tưng bừng, đông vui, náo nhiệt đang diễn ra trên khắp mọi miền đất nước. Trong dòng người nô nức ấy có ba chị em Kiều cũng sắm sửa và hòa nhập vào cái đẹp, cái tưng bừng và rộn rã của tuổi trẻ. Hình ảnh so sánh rất giản dị “Ngựa xe như nước áo quần như nêm”, gợi tả không khí náo nức của lễ hội, từng đoàn người người đi chơi xuân với bộ áo quần đẹp đẽ và tươi thắm màu sắc, họ như từng đàn chim én, chim oanh ríu rít bay về để dự lễ hội mùa xuân. Cảnh trẩy hội thật đông vui và náo nhiệt trên khắp nẻo đường “gần xa”, những dòng người cuồn cuộn cùng nhau đi trẩy hội, có biết bao “yến anh” đang nô nức và giục dã, chân nói nhịp bước trong dòng người tấp nập, nhộn nhịp, đông vui trên khắp các làng quê. Điều ấy cho thấy những “tài tử giai nhân” đã chuẩn bị vô cùng chu đáo mong ngóng ngày hội vui để có thể hưởng niềm hạnh phúc của tuổi trẻ trong tiết màu xuân đẹp đẽ. Đi trẩy hội đã thể hiện được nếp sống phải nói là phong lưu của chị em Kiều.

Thơ vốn là nghệ thuật của ngôn từ, những từ ghép “yến anh; tài tử, giai nhân; chị em; ngựa xe; áo quần” chính là những danh từ và “gần xa; sắm sửa; nô nức; dập dìu” là những động từ và tính từ được đại thi hào dân tộc sử dụng chọn lọc và tinh tế đã làm sống lại lễ hội mùa xuân. Trong niềm vui của ngày hội xuân ấy, đời sống tâm linh cùng với phong tục và dân gian cổ truyền đã được Nguyễn Du nói đến với rất nhiều cảm thông sâu sắc:

“Ngổn ngang gò đống kéo lên

Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”

Với nhịp thơ 2/4 và 4/4, giọng thơ trầm xuống thoáng hiện ra một nét gì đó buồn cho thấy cõi âm và cõi dương, người sống với người chết, hiện tại với quá khứ đều hiện trên những gò đống ngổn ngang ở trong “lễ tảo mộ”, cái tâm thì thánh thiện còn niềm tin thì phác thực, dân gian đầy ắp những nghĩa tình. Những tài tử giai nhân, chị em Kiều không chỉ cầu nguyện cho riêng bản thân mình mà còn cầu nguyện cho những vong linh còn gửi gắm biết bao niềm tin và ước vọng về một tương lai hạnh phúc

Sáu câu thơ cuối cùng là đoạn ghi lại cảnh chị em Kiều du xuân trở về:

“Tà tà bóng ngả về Tây

Chị em thơ thẩn dan tay ra về

Bước dần theo ngọn tiểu khê

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh

Nao nao dòng nước uốn quanh

Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

Mặt trời đã “tà tà” xuống núi, ngày hội vui cũng đã qua rất nhanh, chị em Kiều “thơ thẩn dan tay ra về”. Hội đã tan còn lòng người thì buồn lưu luyến. Nhịp thơ chậm rãi và tâm tình đến “thơ thẩn”, cử chỉ thì “dan tay” còn nhịp chân thì bước dần, tất cả để lại một nỗi lòng bâng khuâng, man mác, lần xem với mọi cảnh vật như tiếc nuối một ngày vui mau qua. Bằng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, cảnh vật hiện ra vẫn đẹp nhưng đã không còn có sự tươi sáng như lúc đầu ngày. Cái tài miêu tả của tác giả Nguyễn Du khiến không khí lễ hội lúc tan ảm đạm và buồn bã mà có phần thanh dịu, mơ mộng, lặng lẽ, không gian như thu hẹp lại, thời gian trôi chậm hơn còn cảnh vật thì như nhạt dần, lặng lẽ theo bước chân “thơ thẩn” trên dặm đường về, phảng phất những nỗi tiếc nuối và lưu luyến của lòng người. Mọi chuyển động nhẹ nhàng đều thể hiện thông qua tâm trạng giai nhân đa sầu đa cảm qua và qua việc sử dụng một loạt những từ láy vừa gợi tả cảnh, vừa gợi về tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến từ dư âm ngày vui xuân dường như đã có dự báo và linh cảm về điều sắp xảy ra  ở trong tâm hồn nhạy cảm của Thúy Kiều. Bằng việc sử dụng những từ láy gợi tả: “tà tà, thơ thẩn, nho nhỏ, nao nao, thanh thanh”, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình và bút pháp ước lệ gợi nên sự nhạt nhòa của cảnh vật nhưng cũng vô cùng đẹp, rất thân quen với mỗi chúng ta bởi vì không ai xa lạ với “ngọn tiểu khê, nhịp cầu nho nhỏ” của nơi làng quê yên bình bởi đó chính là màu sắc của quê hương ở trong lòng người. Cảnh chiều đẹp nhưng lại buồn còn tâm tình của giai nhân thì cứ bâng khuâng, man mác và nuối tiếc ngày hội vui đã tàn.

“Cảnh ngày xuân” là một trong những đoạn thơ tả cảnh hay nhất trích trong “Truyện Kiều” của tác giả Nguyễn Du. Đọc đoạn trích, người đọc không chỉ trầm trồ về bức tranh thiên nhiên vô cùng trong sáng mà còn cảm nhận được vẻ đẹp của một lễ hội truyền thống đầy ý nghĩa của cha ông ta chính là tiết Thanh minh. Và qua đây, Nguyễn Du cũng muốn thể hiện nét tài hoa trong việc dựng lên một bức tranh tả cảnh ngụ tình đầy tinh tế,...


 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Trên đây là phần Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học trang 142 Văn 9 chân trời sáng tạo vô cùng dễ hiểu mà VUIHOC đã chuẩn bị cho các em. Sau khi tham khảo bài viết, chắc hẳn các em sẽ nắm được cách làm khi gặp dạng đề này. Ngoài phần soạn bài này ra, nếu các em muốn tham khảo thêm những bài soạn văn khác hay bất cứ bài soạn trong những môn học khác thì hãy nhanh tay truy cập vào trong website chính thức của VUIHOC để có thể đăng ký một cách nhanh nhất khoá học cho mình và được giải đáp những thắc mắc từ các thầy cô giáo của VUIHOC vô cùng tâm huyết và có trình độ chuyên môn cao nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 9
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0963345212