img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Viết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc| Văn 7 tập 2 kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 09:49 17/06/2024 1,076 Tag Lớp 7

Khi đọc những tác phẩm văn học, chắc hẳn các em sẽ cảm thấy ấn tượng với một số nhân vật xuất hiện trong truyện ấy. Và Viết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc cũng là một đề bài khá phổ biến, thường gặp trong các kỳ thi. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm được cách viết dạng bài này nhé!

Soạn bài Viết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc| Văn 7 tập 2 kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Viết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc

1. Bài viết tham khảo 1

Trong truyện "Gió lạnh đầu mùa" người đọc sẽ thấy rất ấn tượng với nhân vật Sơn. Chính cậu bé thân thiện, tốt bụng và giàu tình cảm, ấm áp này đã khiến cho tác phẩm trở nên cuốn hút hơn.

Sáng sớm ngủ dậy khi gió lạnh đầu mùa thổi về, trời trắng đục, gió thì vi vu, khóm lan ở trong chậu “rung động và hình như sắt lại vì rét”. Sơn cũng cảm thấy lạnh, em kéo chăn lên đầu rồi cất tiếng để gọi mẹ. Một chén nước nóng mẹ đưa cho em để “ấp vào mặt, vào má cho ấm”, một chiếc áo dạ chỉ đỏ lẫn với áo vệ sinh, ngoài lại phủ thêm cái áo vải thâm, em mặc vào, đứng trên giường quay đi quay lại đến bốn lần để mẹ ngắm… Những chi tiết đó cho biết Sơn còn bé nhỏ, ngây thơ và em rất được mẹ yêu. Không một tiếng khóc hay một lời vòi vĩnh, Sơn đã cùng với chị Lan đi chơi vì em biết lũ bạn con nhà nghèo xóm láng còn “đang đợi mình ở cuối chợ để đánh khăng, đánh đáo”. Gặp các bạn, khi chúng nó tới ngắm cái áo đẹp của Sơn, em cũng hồn nhiên ngây thơ như tất cả đứa trẻ con khác, Sơn cũng “ưỡn ngực” để khoe áo mới: “Mẹ tôi còn hẹn mua cho tôi một chiếc áo nhiều tiền hơn nữa kia’. Đúng là tâm lý vô cùng đáng yêu: “Già được bát canh, trẻ được manh áo mới”.

Sơn là một em bé vô cùng tình cảm. Anh em như thể chân tay… Sơn đối với em mình đầy tình thương. Ngủ dậy khi thấy lạnh, Sơn “kéo chăn lên đắp cho em” đang ngủ. Khi mẹ giơ cái áo bông cánh cũ của em Duyên – đã mất vào năm lên bốn tuổi – ‘Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá’. Những cử chỉ đó, những cảm xúc đó cho thấy Sơn có một tâm hồn vô cùng đẹp, rất trong sáng, còn bé nhỏ đã biết quan tâm và săn sóc đến mọi người xung quanh. Em rất yêu mẹ, lại vâng lời mẹ, lễ phép với vú già và biết tôn trọng chị. Sơn là một đứa bé được mẹ chăm sóc cũng như dạy bảo nên em rất ngoan. Sơn là một em bé sống cùng với bạn bè rất có tình người.

Trong lúc mấy đứa em họ của Sơn thì tỏ vẻ “kiêu kì và khinh khỉnh” với các bạn, trái lại thì Sơn và chị Lan sống rất chan hòa với chúng. Vì thế mới thấy chị em Sơn Tới, chúng nó đã “lộ vẻ vui mừng”. Gặp bạn, buổi sớm trong gió lạnh đầu mùa, cái nhìn của Sơn dành cho bạn nhỏ, những thằng Cúc, thằng Xuân, con Túc, con Tí,… là cái nhìn yêu thương và cảm thông với cảnh nghèo của bạn. Trời lạnh mà chúng nó vẫn phải ‘ăn mặc không khác ngày thường, vần những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ’, và “môi chúng nó tím lại…”, chỗ áo quần rách để lộ “da thịt thâm đi”. Mỗi lần làn gió lạnh thổi qua, những bạn nhỏ của Sơn “lại run lên” để “hai hàm răng đập vào nhau”. Biết quan tâm đến đồng loại, biết san sẻ và cảm thông với bạn bè chỉ có ở những con người có trái tim nhân ái, những tấm lòng nhân hậu. Sơn đã chơi, đã sống với các bạn bằng chính trái tim nhân ái, bằng tấm lòng nhân hậu như thế!

Tình thương và sự quan tâm của Sơn đối với các bạn còn được thể hiện thông qua những cử chỉ, hành động cụ thể. Thấy cái Hiên, đứa con gái ở bên hàng xóm, bạn chơi với Lan và Duyên đang “co ro đứng bên cột quán”, chỉ mặc mỗi ‘manh áo rách tả tơi hở cả lưng và tay’, chị Lan mới gọi, “nó cũng không đến… Nghe cái Hiên ? “bịu xịu” nói với chị Lan rằng ‘hết áo rồi, chỉ còn cái áo này’, bấy giờ Sơn mới chợt nhớ đến ‘mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề mò cua bắt ốc thì lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa”. Sơn đã thấy “động lòng thương” bạn và có một “ý nghĩ tốt thoảng qua”… Sơn đã nói thầm với chị Lan về việc lấy chiếc áo bông cũ của em Duyên đem đến cho cái Hiên mặc khi gió lạnh đầu mùa đã ùa về. Sơn thấy lòng mình bỗng “ấm áp vui vui” khi đứng lặng yên để chờ chị Lan chạy về lấy áo. Sao không cảm thấy “ấm áp vui vui” được vì một miếng khi đói chính bằng một gói khi no. Đây không phải là một sự bố thí ban ơn! Đó là một nghĩa cử san sẻ tình thương với đồng loại “lá lành đùm lá rách”. Tấm lòng của Sơn đối với các bạn nhỏ rất chân thành. Tình cảm nhường cơm sẻ áo cho các bạn rất mãnh liệt! Mặc dù đó chính là chiếc áo bông của em Duyên, kỉ vật vô cùng thiêng liêng của mẹ, mặc dù sau đó mẹ cái Hiên đã đem cái áo đến trả cho mẹ Sơn, nhưng nhờ vậy mà mẹ em đã biết được cảnh ngộ mẹ cái Hiên, cho mẹ cái Hiên vay năm hào để mua áo cho con.

Sơn và chị Lan cũng đã “cúi đầu lặng im” nhận lỗi. Mẹ đã ôm cả hai em vào lòng và âu yếm nhẹ trách: “dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư?”. Hai chị em Lan và Sơn đã được dạy bảo, được sống tốt trong lòng mẹ, được mẹ yêu thương nên Sơn và chị mới biết rằng thương bạn, mới biết “thương người như thể thương thân” vậy.

Sơn là một trong những gương mặt tuổi thơ ở trong truyện Thạch Lam rất đáng yêu và đáng mến. Thạch Lam đôn hậu và tinh tế nên văn ông mới có thể đậm đà và cho ta nhiều nhã thú. Trong gió lạnh đầu mùa mà lòng Sơn bỗng cảm thấy ấm áp biết bao!

 

2. Bài viết tham khảo 2

Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Bởi lẽ, từ khi chúng ta còn bé đã thấm nhuần được những câu chuyện cổ của bà và của mẹ. Trong số đó, cô Tấm dịu hiền ở trong truyện cổ tích “Tấm Cám” luôn là một hình mẫu lí tưởng để cho chúng ta ao ước.

Trong truyện, cô Tấm là từ một cô gái mồ côi sau đó trở thành hoàng hậu. Từ nhỏ đã bị mất mẹ, cha lại lấy vợ nhưng cũng mất sớm, Tấm sống chung với mẹ ghẻ và con của mụ ta là Cám. Cuộc sống của Tấm bên cạnh mẹ con Cám là những chuỗi ngày cực nhọc và vất vả. Sáng thái khoai, chiều lại đi chăn trâu, hầu như ở nhà có việc gì nặng nhọc nhất Tấm đều phải làm hết. Còn Cám chỉ đủng đỉnh đi ăn chơi tối ngày. Vậy mà cô Tấm chăm chỉ vẫn chưa bao giờ than vãn. Nhưng ngay khi chăm chỉ làm việc, cô Tấm cũng bị cướp mất đi thành quả lao động của mình đó là chiếc yếm đỏ. Nghe lời của mụ dì ghẻ, ai bắt được nhiều tôm tép hơn thì sẽ được mụ thưởng một chiếc yếm đỏ. Đó quả là điều ao ước với cô gái vẫn ngày ngày đầu tắt mặt tối với công việc. Tấm chăm chỉ mò cua bắt tép, do đã quá quen mà chỉ một lúc đã đầy giỏ.

Còn Cám thì chỉ mải chơi, dạo hết ruộng nọ tới ruộng kia. Tấm vì thật thà, cả tin nên bị Cám lừa gạt lấy mất giỏ tép và cướp luôn chiếc yếm đỏ. Tủi thân, Tấm chỉ biết bưng mặt khóc. Sự buồn tủi của cô gái nhỏ đã được ông bụt giúp đỡ. Khi bụt hiện lên đã trao cho Tấm một người bạn tinh thần rất quý giá. Đó chính là một con cá bống. Với một cô gái luôn cảm thấy buồn khổ và cô đơn, bị đối xử tệ bạc như là Tấm, cá bống là một người bạn thực sự vô giá. Hằng ngày, để nuôi sống được người bạn đó, Tấm chia sẻ phần thức ăn ít ỏi của mình cho Bống và tâm sự với Bống. Tưởng chừng cuộc sống của Tấm cho dù thiệt thòi nhưng vẫn được yên ổn. Vậy mà, mụ dì ghẻ và Cám lại sinh ghen ghét, ăn thịt mất con cá bống. Tấm tủi thân nhưng cũng chỉ biết khóc. Bụt liền bày cho Tấm cách chôn xương bống. Tấm răm rắp nghe thôi mà không hay biết rằng những hành động vô tư và chân thành của mình sẽ đem đến những điều bất ngờ sau này.

Cuộc sống của Tấm sẽ chẳng có gì thay đổi nếu như không có yến hội mà nhà vua tổ chức. Như bao cô gái khác, Tấm cũng ao ước mình sẽ được đi xem hội. Vậy mà mẹ con Cám lại nỡ nhẫn tâm cướp mất đi niềm vui tinh thần đó, hành hạ Tấm bằng cách là trộn thóc với gạo rồi bắt Tấm nhặt, nhặt xong mới được phép đi chơi. Điều này quả thật là quá sức đối với cô gái. Tấm lại bưng mặt mà khóc nức nở. Lúc này Bụt mới hiện lên và giúp Tấm. Sự chân thành và chăm chỉ thật thà của Tấm đã nhận được sự giúp đỡ rồi được đi chơi hội. Đến chỗ lội, Tấm vì vội vàng mà đã đánh rơi một chiếc giày. Và như một phần thưởng cho cô gái hiền lành lại nết na, nhà vua nhặt được chiếc giày và quyết tâm sẽ lấy chủ nhân của chiếc giày đó làm vợ. Cô Tấm từ một cô gái nghèo khổ sau đó đã trở thành hoàng hậu trong sự hằn học của hai mẹ con Cám.

Nếu dừng lại ở đây thì Tấm Cám sẽ khá giống với mô típ lọ lem của nhiều nước trên thế giới. Nhưng phần sau của “Tấm Cám” mới chính là sự sáng tạo tài tình của nhân dân ta. Hạnh phúc không phải dễ dàng mà có được, không phải chỉ do ông Bụt, do may mắn mà con người cũng cần phải tự đấu tranh để giành lấy. Tấm trở thành vợ vua nhưng vẫn còn hiếu thảo như xưa. Nàng về quê để giỗ cha nhưng không ngờ mẹ con Cám đã giăng bẫy sẵn để giết hại Tấm. Chặt cây cau khiến Tấm ngã xuống ao mà chết, cái ác là mẹ con Cám đã đi tới tận cùng. Nếu khi xưa, chúng cướp đi vật chất cũng như tinh thần của cô Tấm thì bây giờ lại nhẫn tâm cướp đi cả tính mạng của người khác.

Cũng từ đây, Cô Tấm đã hóa kiếp nhiều lần để đòi lại được hạnh phúc của mình. Hóa thành chim vàng anh quấn quýt ở bên vua, hóa thành cây xoan đào để che bóng mát cho người chồng yêu quý, rồi hóa thân thành khung cửi để chửi rủa Cám. Mỗi lần, cô Tấm càng mạnh mẽ nhẫn nại bao nhiêu thì hai mẹ con Cám lại càng nhẫn tâm và tàn ác quyết giết hại Tấm bấy nhiêu. Cuối cùng, cô Tấm đã náu mình trong quả thị và ở cùng với bà hàng nước. Rồi như một sự sắp đặt của ý trời cùng duyên phận. Nhà vua đã tìm thấy Tấm khi ghé vào quán nước của bà cụ tốt bụng. Tấm cuối cùng đã tìm lại được hạnh phúc của mình.

Đáng nói nhất chính là phần kết của truyện có nhiều dị bản. Trong đó có Tấm dội nước sôi vào Cám hay làm mắm Cám gửi về cho mụ dì ghẻ. Cũng có bản, cô Tấm tha chết cho hai mẹ con Cám nhưng sau đó bọn chúng cũng đã bị ông trời trừng phạt. Xoay quanh mỗi cái kết lại có nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, dù ở cái kết nào, thì dụng ý của nhân dân ta ngày xưa vẫn mong cho cô Tấm có thể bảo vệ hạnh phúc của mình và cái ác cần phải bị trừng trị. “Tấm Cám” là truyện cổ tích thần kì với nhân vật Tấm là tiêu biểu cho sức sống tiềm tàng lại mãnh liệt của người dân lao động.

Lộ trình khóa học DUO sẽ được thiết kế riêng cho từng nhóm học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm 9, 10 trong mọi bài kiểm tra.

3. Bài viết tham khảo 3 

Ai đó đã từng nói rằng: "Truyện cổ tích là thế giới hiện thực biết ước mơ". Vâng, truyện cổ tích nói riêng hay văn học dân gian Việt Nam nói chung chính là tiếng nói, là nỗi niềm và tiếng lòng của người bình dân sống trong xã hội cũ. Song những tiếng lòng đó không hề ủy mị, không hề mềm yếu dẫu cho nó được cất lên trong bùn đen cơ cực. "Tấm Cám" là một truyện cổ tích đã thể hiện rõ niềm lạc quan và niềm tin của nhân dân lao động. Tấm là nhân vật chính trong truyện này hiện lên với số phận bất hạnh nhưng lại ngời sáng vẻ đẹp tâm hồn.

"Tấm Cám" là một truyện cổ tích vô cùng thần kỳ. Truyện kể về cuộc đời số phận của nhân vật Tấm - cô gái mồ côi, bất hạnh nhưng lại có phẩm chất tốt đẹp, trải qua nhiều gian nan rồi cuối cùng được hưởng hạnh phúc. Thông qua số phận vô cùng bất hạnh của Tấm, nhân dân đã gửi gắm ước mơ và khát vọng lí tưởng xã hội của mình về một chiến thắng lẫy lừng của cái thiện với cái ác.

Tấm là một cô gái với số phận bất hạnh. Tấm mồ côi từ bé: "Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám". Tác giả dân gian đã đưa người đọc tới với số phận rất quen thuộc trong những truyện cổ tích: đó là người mồ côi. Phải ở với dì ghẻ, Tấm luôn sống trong cuộc sống khổ cực, bị hai mẹ con Cám hành hạ. Tấm phải làm lụng suốt ngày đêm trong khi đó Cám thì thảnh thơi. Đâu chỉ có thế, Tấm còn bị Cám lừa và bị lấy mất giỏ cá. Mất giỏ cá cũng chính là lúc Tấm mất đi phần thưởng của dì, mất đi chiếc yếm đẹp, mất đi tình yêu thương mà Tấm đã rất khao khát có được. Không chỉ có thế, khi chỉ còn con cá bống bầu bạn, Tấm cũng đã bị mẹ con Cám bắt lấy rồi giết thịt. Cuộc đời Tấm dường như bị bủa vây bởi sự hãm hại. Bống là con cá duy nhất còn sót lại ở trong giỏ cá. Bị lấy mất cá là Tấm đã mất đi người bạn ngày ngày vẫn tâm sự, sẻ chia, mất đi niềm an ủi cuối cùng. Tấm là hiện thân cho một cuộc đời đày đọa, tước đoạt và là một hình ảnh tiêu biểu cho những thân phận thấp cổ bé họng, chịu nhiều thiệt thòi ở trong xã hội phân chia giai cấp. Bởi vậy tiếng khóc tội nghiệp của Tấm những lúc bị chèn ép, áp bức có sức lay động đến mỗi trái tim nhân hậu, khơi dậy được niềm cảm thông chia sẻ ở mọi người.

Nhờ có Bụt, Tấm từ một cô gái mồ côi đã trở thành một hoàng hậu. Bụt xuất hiện mỗi khi thấy Tấm khóc, buồn tủi cần sự an ủi và giúp đỡ. Tấm bị mất đi chiếc yếm đỏ, Bụt cho hi vọng đó là con cá bống. Tấm bị mất cá bống thì Bụt lại cho hi vọng. Tấm không được đến xem hội, Bụt cho một cho đàn chim sẻ tới giúp để nàng được đi hội làng gặp nhà vua. Lúc đi hội, Tấm đã làm rơi giày. Chính chiếc giày ấy đã giúp Tấm gặp lại được vua để trở thành hoàng hậu. Đó chính là ước mơ của người xưa về một sự đổi đời được trở thành hoàng hậu, bước lên ngôi vị tối cao, là ước mơ và khát vọng lớn lao của những người dân bị đè nén, áp bức. Hạnh phúc đó chỉ dành cho những con người hiền lành và lương thiện.

Tấm là một con người sẵn sàng đứng lên đấu tranh để giành lại được hạnh phúc cho chính mình. Thông qua những cuộc đấu tranh của Tấm, nhân dân lao động đã gửi gắm niềm tin và ước muốn về khát khao đổi đời, về cuộc chiến thắng vẻ vang của cái thiện trước cái ác. Tấm nhiều lần phải hóa thân: Tấm bị giết thì hóa thành chim Vàng Anh, Vàng Anh bị giết thì mọc lên cây xoan đào, xoan đào bị chặt thì Tấm hóa khung cửi, khung cửi bị đốt thì Tấm hóa quả thị, từ quả thị Tấm bước ra để làm người. Cuộc đấu tranh giành quyền được sống của Tấm là vô cùng gian nan, quyết liệt và không khoan nhượng. Cuộc đấu tranh cho thấy rằng cái ác luôn luôn hiện hữu, luôn xuất hiện đầy ắp để hành hạ cái thiện. Khi Tấm trở thành hoàng hậu, hai mẹ con Cám vẫn đeo bám để tiêu diệt Tấm tới cùng. Sự đày đọa của Tấm đã tới tận cùng, bị tước đoạt cả sự hạnh phúc lẫn tính mạng.

Lần hóa thân cuối cùng, cô Tấm đã bước ra làm người cũng là gửi gắm những quan niệm về hạnh phúc. Có lẽ hạnh phúc ở nơi trần thế mới là niềm hạnh phúc đích thực và đáng trân trọng. Hạnh phúc giữa cuộc sống đời thực, được ở bên cạnh những người mà mình thương yêu. Đặc biệt, để có được niềm hạnh phúc ấy, Tấm đã phải đấu tranh trong rất nhiều lần. Nếu như lúc trước, lúc còn khó khăn, đau khổ, Tấm có Bụt hiện lên giúp đỡ thì lúc này đây, Tấm đã chủ động đấu tranh để giành lấy hạnh phúc cho mình. Gửi hồn mình vào con chim Vàng Anh, cây xoan đào, khung cửi và quả thị,... sau bao nhiêu lần hóa thân, bị hãm hại, Tấm cũng trở lại làm người. Tấm lại được trở về là Tấm - một vị hoàng hậu xinh đẹp. Nhưng hạnh phúc sẽ chẳng được bền lâu khi cái ác vẫn chưa bị diệt trừ tận gốc. Tấm tự tay trừng trị hai mẹ con Cám, để hai mẹ con cám phải nhận cái kết thật thích đáng. Nhân dân đã đứng về phía Tấm, công lý cũng đứng về phía Tấm, hạnh phúc lại trở về ở bên cô Tấm nết na.

"Tấm Cám" là một truyện cổ tích mà ở đó không hề thấy người nông dân có sự bi quan. Cái hiện thực với xã hội bất công vẫn cứ thế hiện ra thông qua số phận của nhân vật Tấm nhưng cũng qua nhân vật Tấm, nhân dân có thể gửi gắm những ước mơ và khát vọng về cuộc sống hạnh phúc, được thể hiện bằng cốt truyện vô cùng chặt chẽ, có sự tham gia của những yếu tố thần kì tạo nên sự hấp dẫn cho truyện. Thông qua nhân vật Tấm, người đọc có thể hiểu được những ước mơ và khát vọng mà nhân dân gửi gắm, ta thấy được sự đấu tranh của những tầng lớp thấp cổ bé họng ở trong xã hội xưa.

Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm lịch sử, văn học dân gian đã và mãi có chỗ đứng ở trong lòng bạn đọc và có giá trị sâu sắc với kho tàng văn học Việt Nam nói chung. Bởi thông qua văn học dân gian, người đọc có thể hiểu được đời sống cũng như tâm tư và tình cảm người nông dân xưa, càng thêm trân trọng hơn những kho tàng văn học dân gian Việt Nam.

>> Xem thêm: Soạn văn 7 kết nối tri thức 

4. Bài viết tham khảo 4

Người thầy đầu tiên là một truyện ngắn vô cùng xuất sắc của Ai-tơ-ma-tốp kể về nhân vật thầy giáo Đuy-sen qua hồi ức của bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va, vốn là học trò trước kia của thầy Đuy-sen.

Hình ảnh một người thầy tuyệt đẹp và vô cùng đáng kính là cảm nhận sâu sắc nhất của mỗi chúng ta mỗi khi đọc truyện ngắn này. Khi tới vùng núi quê hương của cô bé An-tư-nai. Thầy Đuy-sen vẫn còn trẻ lắm. Học vấn của thầy lúc ấy chưa cao, nhưng trái tim của thầy lại dạt dào tình nhân ái và sôi sục nhiệt tinh thần cách mạng. Một mình thầy lao động hằng tháng trời, đi phạt cỏ, trát lại vách, sửa lại cánh cửa, quét dọn cái sân..., biến cái chuồng ngựa của phú nông hoang phế lâu ngày thành một cái trường khiêm tốn nằm ở bên hẻm núi, cạnh con đường vào ngôi làng nhỏ của người Kir-ghi-di, thuộc vùng Trung Á nghèo nàn lạc hậu

Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ tới thăm trường với biết bao tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì, ở đấy cũng hay” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy Đuy-sen mới “mỉm cười, niềm nở” quệt mồ hôi chảy trên mặt, rồi ôn tồn hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái”. Trước những “vị khách” nhỏ tuổi, thầy hiền hậu mà nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi...?”

Đuy-sen đúng là một người thầy vô cùng vĩ đại, cử chỉ của thầy hết sức hồn nhiên. Thầy hiền hậu nói ra những lời ấm áp làm lay động tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu tiên mà thầy đã nhìn thấy và đã thấu rõ được cái khao khát muốn được đi học của các em: “các em chả sẽ học tập ở đây là gì?” Thầy “khoe” với các em về chuyện đắp được lò sưởi trong mùa đông..., thầy báo tin vui rằng trường học đã làm xong và “có thể bắt đầu học được rồi”. Thầy mời chào và khích lệ? Thầy nói với các em nhỏ người dân tộc miền núi chưa từng biết về mái trường là gì bằng tất cả tình yêu thương mênh mông: “Thế nào, các em có thích học không? Các em sẽ đi học chứ?”

Thầy Đuy-sen quả là vừa có tài, vừa giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau một vài phút gặp gỡ, một vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã chiếm lĩnh được tâm hồn tuổi thơ. Thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi về khao khát được đi học.

Với An-tư-nai, thầy nhìn thấu được tâm can em, cảm thông trước cảnh ngộ mồ côi của em, thầy an ủi và khen em một cách rất chân tình: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Câu nói đó cùng với nụ cười hiền hậu của Đuy-sen đã khiến cho cô gái dân tộc thiểu số bé nhỏ và bất hạnh “thấy lòng ấm hẳn lại”.

Đuy-sen là người thầy đầu tiên, cũng là người thầy khai tâm khai sáng cho An-tư- nai. Thầy hiền hậu và thầy yêu thương tuổi thơ. Thầy đã đốt cháy lên trong lòng của các em ngọn lửa nhiệt tình khát vọng và khát vọng được đi học. Đuy-sen là hình ảnh tuyệt đẹp của một người thầy tuổi thơ. Con đường tuổi trẻ chính là con đường học hành. Trên con đường đầy nắng đẹp đó, anh chị và mỗi chúng ta sẽ được dìu dắt đi qua nhiều thầy, cô giáo. Cũng như An-tư-nai, trong tâm hồn mỗi chúng ta luôn luôn rạng ngời những người thầy, những Đuy-sen vô cùng cao đẹp.

Ai-ma-tốp đã viết ra một truyện ngắn dưới dạng hồi ức hết sức chân thực và cảm động. Hình ảnh Đuy-sen – người thầy đầu tiên cùng với hình ảnh An-tư-nai, cô bé mồ côi khát khao được đi học, đã được tác giả nói đến với tất cả sự ca ngợi và với niềm thương mến bao la. Người thầy trong truyện ngắn chính là người thầy của tình thương tới với tuổi thơ, đem ánh sáng cách mạng đến làm thay đổi mọi cuộc đời. Ngọn lửa tình thương như được toả sáng trang văn Ai-ma-tốp, mãi mãi làm ấm nóng lòng người. Thầy Đuy-sen càng trở nên gần gũi với niềm thương mến của tuổi thơ mỗi chúng ta.

5. Bài viết tham khảo 5

Trích đoạn Chiếc lá cuối cùng ở trong tác phẩm cùng tên của nhà văn O Hen-ry là một trích đoạn hay và giàu ý nghĩa. Đoạn trích chính là bài ca ca ngợi sức mạnh của tình yêu thương đối với từng người. Và tình yêu thương và sự hi sinh cho người khác được thể hiện rất rõ nét thông qua nhân vật cụ Bơ-men.

Cụ Bơ-men được giới thiệu là một người họa sĩ nghèo, đã ngoài độ tuổi sáu mươi. Cụ ở cùng với tòa nhà của hai họa sĩ trẻ là Xiu và Giôn-xi. Đã theo nghiệp vẽ tới hơn bốn mươi năm nay cả đời cụ chỉ có mỗi một mơ ước đó là vẽ được một bức tranh kiệt tác để lại cho hậu thế. Nhưng năm tháng dần trôi qua, nguyện ước của cụ vẫn chưa được thực hiện. Cụ hiện làm mẫu vẽ cho nhiều họa sĩ trẻ để kiếm sống qua ngày.

Đằng sau vẻ ngoài xù xì và gai góc ấy, ta thấy trong cụ là con người với tấm lòng nhân hậu và yêu thương người khác sâu sắc. Ngày biết tin Giôn-xi có những ý nghĩ điên rồ, rằng muốn chết khi chiếc là cuối cùng rơi xuống, cụ đã rất đau đớn, thương xót và cũng thực sự giận dữ khi Giôn-xi có những suy nghĩ yếu đuối tới như vậy.

Có lẽ trong lúc Xiu buồn rầu và chán nản kéo chiếc rèm lên sau một đêm trời mưa gió bão bùng để cho Giôn-xi xem, thì từ căn phòng phía bên dưới cũng là lúc mà cụ Bơ-men mở tung cánh cửa sổ và đi tới một quyết định cao thượng. Hi sinh bản thân mình cho người khác đâu phải là một chuyện đơn giản, dễ dàng, người ta có thể chia nhau được cái bánh, miếng cơm, manh áo, nhưng mấy ai có thể dễ chia nhau sinh mạng. Ấy vậy mà cụ Bơ-men đã dũng cảm dám làm điều ấy.

Trong đêm mưa gió điên cuồng, cái lạnh thấu vào da thịt, cụ Bơ-men đã mang theo những dụng cụ cần thiết, một chiếc thang, cùng chiếc đèn bão, màu mực để vẽ ra kiệt tác của mình. Kiệt tác ấy được vẽ nên từ tình yêu thương và sự hi sinh cao cả bởi vậy đã đem đến sự sống cho Giôn-xi. Sáng hôm sau, khi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng vẫn đang dũng cảm treo bám trên cây, Giôn-xi đã không khỏi ngỡ ngàng và nhận ra được những suy nghĩ sai lầm của bản thân: “Muốn chết cũng là một cái tội” . Cô đã vực lại được niềm tin và sự sống ở trong mình. Nếu không có chiếc lá ấy, hẳn Giôn-xi đã bỏ phí mất cả cuộc đời còn đang rộng mở phía trước.

Còn đối với cụ Bơ-men sau cái đêm chiến đấu với sự lạnh lẽo, giá rét, cụ đã mắc căn bệnh sưng phổi rồi mất không lâu sau đó. Nhưng có lẽ cái chết của cụ cũng không làm cụ cảm thấy vướng bận điều gì, bởi cụ đã thực hiện được ước mơ của đời mình đó chính là vẽ nên một bức tranh kiệt tác. Chiếc lá cuối cùng được coi là một kiệt tác vì trước hết ở độ chân thực của nó. Chiếc lá giống thật tới nỗi, con mắt họa sĩ của hai cô gái cũng chẳng nhận ra đó chỉ là sản phẩm từ màu vẽ. Không chỉ vậy, chiếc lá còn được vẽ nên bằng chính tình yêu thương cùng sự hi sinh cao cả của cụ Bơ-men. Và cuối cùng nó là một kiệt tác vì đã đem đến hi vọng sống cho một con người. Giúp Giôn-xi thoát ra khỏi lưỡi hái tử thần. Bởi tất cả những lí do ấy nên Chiếc lá cuối cùng đã trở thành một kiệt tác nghệ thuật trong cuộc đời cụ Bơ-men. Đồng thời bức tranh đó cũng gửi gắm tới bạn đọc thông điệp về giá trị của tác phẩm nghệ thuật chính là một tác phẩm nghệ thuật chân chính sẽ được sinh ra để phục vụ con người, để khiến cho con người trở nên tốt đẹp hơn.

Nhân vật cụ Bơ-men không được tập trung phác họa quá nhiều, mà chỉ là những nét phác thảo thật ngắn ngủi. Nhưng cũng chỉ cần có thế thôi, ta cũng cảm nhận được giá trị nhân văn cùng với những thông điệp ý nghĩ tác giả muốn gửi gắm thông qua nhân vật này. Sống là để yêu thương, luôn sẵn sàng san sẻ và hi sinh, đó chính là lẽ sống cao đẹp mà bất cứ ai cũng cần hướng tới.



 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Trên đây là phần Soạn bài Viết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc| Văn 7 tập 2 kết nối tri thức. Bài viết bao gồm những bài văn giúp các em tham khảo cách viết về những nhân vật văn học khác nhau.

Ngoài bài soạn phía trên, nếu muốn tham khảo những bài soạn văn khác hoặc với những bài soạn khác ở trong môn học khác thì em đừng chần chừ mà hãy truy cập ngay vào website chính thức của VUIHOC là vuihoc.vn để có thể đăng ký cho mình khoá học nhanh chóng và được nghe giảng giải trực tiếp từ thầy cô giáo có chuyên môn và nhiệt huyết của VUIHOC nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 7
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0963345212