img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Viết một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ| Văn 7 chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 15:09 06/05/2024 8,058 Tag Lớp 7

Bài học "Soạn bài Viết một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ" mở ra cánh cửa cho học sinh khám phá thế giới thơ ca đầy màu sắc. Với hướng dẫn chi tiết về cách viết thơ bốn chữ và năm chữ, bài học giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sáng tác, đồng thời khơi gợi niềm đam mê với thơ ca. Hãy cùng VUIHOC khám phá nội dung bài học và những điều thú vị xoay quanh việc sáng tác thơ ca nhé!

Soạn bài Viết một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ| Văn 7 chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Viết một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ: Phân tích văn bản

1.1 Câu 1 trang 23 SGK Văn 7/1 Chân trời sáng tạo:

“Bài thơ được viết theo thể thơ nào?”

Trả lời:

Bài thơ trên được viết theo thể thơ năm chữ.

1.2 Câu 2 trang 23 SGK Văn 7/1 Chân trời sáng tạo:

“Để miêu tả bức tranh sống động của mùa đông, tác giả đã dùng những hình ảnh và biện pháp nghệ thuật nào?”

Trả lời:

Để miêu tả bức tranh sống động của mùa đông, tác giả đã dùng những hình ảnh và biện pháp nghệ thuật sau đây:

- Hình ảnh: mặt trời trốn đi, áo trời xám ngắt, cây khoác tấm áo nâu, sẻ núp trong mái nhà, ong không đến vườn hoa, mưa phùn giăng đầy, gió lạnh đầy, khói đung đưa, cóng buốt bàn tay...

- Biện pháp nghệ thuật: 

+ Nhân hóa (mặt trời "trốn", se sẻ "giấu tiếng hát, cây "khoác tấm áo", núp trong mái nhà"...)

+ So sánh (bằng lăng như sương mờ, chiếc áo choàng như đốm nắng)

+ Ẩn dụ: (giọt nắng hồng)

>> Xem thêm: Soạn văn 7 chân trời sáng tạo

1.3 Câu 3 trang 23 SGK Văn 7/1 Chân trời sáng tạo:

“Vì sao khi sáng tác thơ, văn, cần sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh để miêu tả sự vật, hiện tượng?”

Trả lời:

Khi sáng tác thơ, văn, cần sử dụng các biện pháp nhân hóa, so sánh để miêu tả sự vật, hiện tượn, bởi vì:

- Biện pháp nhân hóa giúp cho các sự vật, hiện tượng trở nên sinh động hơn trong suy nghĩ, đem lại cho người đọc cảm giác gần gũi và thân thiết.

- Biện pháp so sánh có tác dụng gợi hình, giúp cho việc mô tả sự việc, sự vật, hiện tượng được cụ thể và sinh động hơn.

1.4 Câu 4 trang 23 SGK Văn 7/1 Chân trời sáng tạo:

“Làm thơ không phải chỉ là miêu tả sự vật, hiện tượng mà còn phải thể hiện cảm xúc và cách nhìn mới lạ, thú vị về cuộc sống. Hai khổ thơ cuối có thể hiện các đặc điểm đó không?”

Trả lời:

- Hai khổ thơ cuối cùng của bài đã thực sự đáp ứng yêu cầu thể hiện cảm xúc và góc nhìn mới về cuộc sống.

- Lý do thể hiện điều đó:

+ Tác giả bài thơ đã truyền đạt cảm xúc biết ơn và tình cảm sâu sắc đối với người mẹ.

+ Tác giả cũng đã thể hiện được góc nhìn mới và độc đáo về hình ảnh của người mẹ. Mẹ được mô tả như là 'đốm nắng' trên chiếc áo khoác đỏ, bước chân mẹ mang theo 'giọt nắng hồng'; còn nụ cười của mẹ như 'mùa xuân sáng bừng' ở trong trái tim những đứa con. Mẹ, bằng tình yêu thương, đã làm tan chảy cái lạnh giá của mùa đông.

1.5 Câu 5 trang 23 SGK Văn 7/1 Chân trời sáng tạo:

“Trong bài thơ này, tác giả đã sử dụng những loại vần nào?”

Trả lời:

Trong bài thơ này, tác giả đã sử dụng các vần:

  • Vần lưng ( dáng - đang, giấu - sâu,…) 

  • Vần chân ( lửa - đưa, đâu - nâu,…)

1.6 Câu 6 trang 23 SGK Văn 7/1 Chân trời sáng tạo:

“Từ cách viết của tác giả trong bài thơ trên, em học được điều gì về cách làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ?”

Trả lời:

Từ cách viết của tác giả trong bài thơ, em đã học được cách làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ, đó là:

- Biết cách đặt nhan đề phù hợp với nội dung bài thơ

- Ngôn ngữ trong thơ bốn chữ hoặc năm chữ thường đơn giản, dễ hiểu, gần gũi với đời sống

- Bài thơ sử dụng chủ yếu các vần chân hoặc vần lưng

- Cách ngắt nhịp 2/2 cho thể thơ bốn chữ hoặc 3/2, 2/3 cho thể thơ năm chữ

- Các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa,... giúp tăng sức gợi cảm cho bài thơ, làm cho bài thơ sinh động và hấp dẫn hơn. 

- Bài thơ thể hiện cách nhìn và cách cảm nhận của người viết về cuộc sống

2. Soạn bài Viết một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ: Thực hành viết 

2.1 Phương pháp Viết một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Trả lời:

Bước 1: Trước khi viết

- Lựa chọn một sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên hoặc cuộc sống mà bạn cảm thấy ấn tượng, muốn làm thơ về nó (một con thú cưng, một món đồ kỉ niệm, một món đồ dùng quen thuộc, một người thân trong gia đình hoặc người quen mà bạn yêu quý…)

- Cảm xúc của bạn về đối tượng mà bạn đã chọn: miêu tả để làm rõ đối tượng, thể hiện cảm xúc với đối tượng (yêu quý, yêu mến, trân trọng, biết ơn…)

Bước 2: Tìm ý tưởng cho nội dung bài thơ

- Hãy tập trung vào một sự vật, hiện tượng đã để lại trong bạn ấn tượng, cảm xúc sâu sắc nhất.

- Liệt kê tất cả những ý tưởng, cảm xúc mà bạn có khi ngắm nhìn những hình ảnh của cuộc sống.

Bước 3: Làm thơ

- Thể hiện những ấn tượng và cảm xúc đó bằng những từ ngữ thích hợp.

- Chọn những từ ngữ gợi tả âm thanh, mùi vị, màu sắc, hình ảnh của sự vật, hiện tượng để thể hiện rõ nhất, chính xác nhất cảm xúc, ý tưởng của em.

- Sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ... để làm tăng hiệu quả thể hiện của bài thơ.

-  Để gieo vần cho bài thơ, hãy thay thế những từ ngữ đã viết bằng những từ ngữ khác có vần giống hoặc gần nhau, ví dụ như: thanh, xanh, vơi, khơi...

- Biết ngắt nhịp ở những vị trí phù hợp, đảm bảo thể hiện hiệu quả ý tưởng của người viết.

- Khi viết xong, hãy đọc diễn cảm các câu thơ đã viết, lắng nghe xem giọng điệu có phù hợp với cảm xúc mà bạn muốn thể hiện hay không.

Khóa học DUO cung cấp cho các em nền tảng kiến thức vững chắc, bứt phá điểm 9+ trong mọi bài kiểm tra trên lớp.

2.2 Bài thơ tham khảo 

Mẫu 1:

Mùa hè đã đến

Bé được về quê

Thăm ông thăm bà

Thật vui biết bao.

 

Xóm làng thân thương

Con đường nhỏ bé

Cánh đồng bất tận

Lúa thơm ngọt ngào.

 

Ôi, đẹp làm sao!

Quê hương của bé

Gắp học chăm ngoan

Mai về dựng xây.

 

Mẫu 2:

Ngày xửa, ngày xưa

Nhà nước Văn Lang

Hùng Vương thứ sáu

Giặc Ân xâm lược

Vua sai sứ giả

Tìm khắp mọi nơi

Người tài cứu nước

 

Khi đến Phù Đổng

Tiếng rao lan truyền

Gióng liền bật dậy

Nhờ mẹ mời vào

Cất tiếng đầu tiên

Một áo giáp sắt

Một chiếc roi sắt

Một con ngựa sắt

Ta sẽ đánh tan

Lũ cướp nước này

 

Sứ giả mừng rỡ

Vội về tâu vua

Sai người ngày đêm

Làm ra vũ khí

Kể từ hôm ấy

Gióng lớn như thổi

Cơm ăn chẳng no

Áo chẳng mặc vừa

Dân làng góp gạo

Nuôi lớn tráng sĩ

 

Áo, roi, ngựa đến

Vươn vai trưởng thành

Tráng sĩ dũng mãnh

Đánh tan quân giặc

Khi roi sắt gãy

Nhổ bụi tre ngà

Lũ giặc hoảng sợ

Chạy không kịp hàng

 

Đánh tan quân giặc

Thánh Gióng một mình

Lên đỉnh núi cao

Cởi bỏ áo giáp

Bay về trời xanh

Vua nhớ công ơn

Cho lập đền thờ

Phù Đổng Thiên Vương

Làng Gióng bấy giờ

Dấu vết còn lưu.

 

Mẫu 3:

Ngày xửa ngày xưa

Có chàng Thạch Sanh

Khỏe mạnh, tài năng

Mồ côi cha mẹ

Một mình lủi thủi

Gốc đa kiếm sống.

Gặp tên Lí Thông

Gian xảo dối trá

Kết nghĩa huynh đệ

Hoạn nạn có nhau.

Bấy giờ trong vùng

Chằn tinh làm loạn

Đến phiên họ Lí

Canh miếu thờ phụng

Sợ chết không đi

Bày mưu tính kế

Thạch Sanh đi thay

Dũng cảm đánh bại

Chằn tinh hiện hình

Lí Thông cướp công

Vua phong tước hầu.

Vua có con gái

Đến tuổi lấy chồng

Trong lễ kén rể

Đại bàng bắt đi

Rồi một lần nữa

Thạch Sanh giải nguy

Lí Thông lợi dụng

Lại bị vu oan

Nhốt trong ngục tối.

Nhờ có tiếng đàn

Bày rõ sự thật

Thạch Sanh vô tội

Nên duyên công chúa

Mười tám chư hầu

Đem quân sang đánh

Đàn thần, niêu thần

Đánh bại kẻ thù.

Được truyền ngôi vua.

 

Mẫu 4:

Tôi yêu ngôi trường này

Gắn bó bao tháng ngày

Từng kỉ niệm đẹp đẽ

Tuổi học trò thân thương.

 

Thầy cô và bạn bè

Như những người thân yêu

Đi xa lại nhớ nhiều

Mong gặp lại xiết bao

 

Mai này có rời xa

Sẽ mãi ghi nhớ về

Giữ nguyên vẹn lời thề

Mái trường của tuổi thơ.

 

Mẫu 5:

Mùa thu đang đến gần

Bầu trời cao thăm thẳm

Tiếng chim hót trên cành

Nắng cũng thôi dần hanh.

 

Cánh đồng lúa chín vàng

Hương lúa thơm ngọt ngào

Gió thổi nghe rì rào

Trời cũng dần se lạnh.

 

Con đường trong phố xá

Hàng cây rụng lá vàng

Khóm hoa cúc điệu đà

Người thảnh thơi đón thu.


 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Trên đây VUIHOC đã cùng các bạn Soạn bài Viết một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ Văn 7 chân trời sáng tạo. Bài học đã giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sáng tác, đồng thời khơi gợi niềm đam mê với thơ ca. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 7
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0963345212