img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 09:28 02/07/2024 51,892 Tag Lớp 9

Những sự việc có tính thời sự là những sự việc nghiêm trọng, cần đến sự quan tâm đặc biệt của tất cả người dân. Bài viết dưới đây VUIHOC sẽ giúp các em tham khảo những bài viết với các chủ đề khác nhau Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức.

Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)| Văn 9 tập 1 kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)

1. Bài viết về “Một vụ xả nước thải chưa qua xử lí” 

Bài tham khảo 1:

Hiện nay, sức khỏe và tính mạng của con người đang dần bị đe dọa bởi rất nhiều mối hiểm họa từ nhiều phía bao gồm thực phẩm bẩn, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông,… Trong số những dạng ô nhiễm môi trường thì ô nhiễm môi trường nước đang là một vấn đề rất đáng lo ngại. Nó không chỉ ảnh hưởng một cách trực tiếp tới sức khỏe con người mà còn là nguy cơ tiềm ẩn những bệnh cấp và mãn tính.

Trước hết, ta cần phải hiểu thế nào là ô nhiễm môi trường nước? Ô nhiễm môi trường nước chính là hiện tượng mà những vùng nước như: hồ, sông, biển hoặc nguồn nước ngầm… bị nhiễm những chất độc hại có trong: chất thải sinh hoạt, thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp… chưa qua xử lý. Nói cách khác, ô nhiễm môi trường nước chính là sự thay đổi chất lượng nước không đáp ứng được những mục đích sử dụng khác nhau, vượt qua tiêu chuẩn cho phép và gây ra những ảnh hưởng xấu tới đời sống con người và sinh vật.

Hiện nay, đa số những con sông hồ ở các thành phố lớn như ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, thường là nơi có dân cư đông đúc cũng như tập trung rất nhiều khu công nghiệp lớn đều đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Phần lớn nước thải ở trong sinh hoạt (khoảng 600.000 m3 mỗi ngày cùng với khoảng 250 tấn rác được thải ra các con sông, hồ tại khu vực Hà Nội) và nước thải công nghiệp (khoảng 260.000 m3, trong đó chỉ khoảng 10% đã được xử lý) đều không được xử lý mà đã đổ trực tiếp ra các con sông, hồ. Rất nhiều nhà máy cũng như cơ sở sản xuất như lò mổ, làng nghề, các khu công nghiệp, bệnh viện (7000 m3 mỗi ngày, có 30% được xử lý) cũng không được trang bị thêm hệ thống xử lý nước thải. 2360 con sông, suối dài trên 10km, hàng nghìn hồ và ao là con số của hệ thống nước mặt ở Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn nước nêu trên đang dần bị suy thoái và phá hủy một cách trầm trọng vì con người khai thác quá mức và ô nhiễm với nhiều mức độ khác nhau. Thậm chí có nhiều con sông và đoạn sông đang bị “chết” dần. Không những thế, mức độ ô nhiễm môi trường nước cũng đang không ngừng gia tăng vì không thể kiểm soát hiệu quả được nguồn gây ô nhiễm.

Vậy, do đâu mà môi trường nước lại bị ô nhiễm? do đâu mà những con sông lại bị “bức tử” từng ngày. Trên thực tế, ô nhiễm môi trường nước có thể xuất phát từ những nguyên nhân tự nhiên. Các hiện tượng làm giảm đi chất lượng nước thì đều bị xem là nguyên nhân gây ra ô nhiễm nước (mưa, gió bão, tuyết, lũ lụt, hoạt động sống cũng như xác của những loài sinh vật khi chết ngấm vào lòng đất…). Tuy nhiên, nguyên nhân tự nhiên chỉ làm cho môi trường ô nhiễm ở mức độ nhẹ. Nguyên nhân mà chúng ta cần phải quan tâm chính là nguyên nhân nhân tạo, là những nguyên nhân xuất phát từ nhiều hoạt động của con người. Thứ nhất cần phải kể tới nguồn chất thải từ sinh hoạt và y tế. Mỗi ngày, một lượng lớn rác thải sinh hoạt và rác thải y tế thải ra môi trường mà không thông qua xử lý. Bên cạnh đó, việc dân số nước ta đang ngày càng tăng (đứng thứ 12 trên thế giới) dẫn tới lượng rác thải sinh hoạt cũng tăng theo. Dân số tăng nhanh, do đó nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt và phát triển kinh tế cũng gia tăng theo, các nguồn thải tăng, sự ô nhiễm môi trường cũng tăng lên. Nguyên nhân thứ hai chính là do sử dụng quá mức những loại phân bón cũng như hóa chất độc hại ở trong nông nghiệp. Hoạt động chăn nuôi gia súc tạo ra nhiều loại chất thải: phân, nước tiểu và thức ăn thừa.. chưa thông qua xử lí mà đã đổ trực tiếp vào môi trường. Cùng với đó chính là các loại hóa chất sử dụng trong sản xuất nông nghiệp như: thuốc trừ sâu và trừ cỏ, phân bón dành cho cây trồng. Chúng vừa gây ra ô nhiễm nguồn nước mặt lại vừa gây ra ô nhiễm nguồn nước ngầm. Việc người dân sử dụng những loại phân bón và chất hóa học không kiểm soát kỹ càng, sử dụng quá mức cho phép gấp 3-4 lần. Bên cạnh đó, đa số những vỏ chai thuốc sau khi sử dụng đều bị vứt bừa bãi làm ảnh hưởng tới chất lượng nước một cách rất nghiêm trọng.

Nguyên nhân cuối cùng và cũng là nguyên nhân nghiêm trọng nhất đó chính là nguồn nước thải từ quá trình hoạt động sản xuất công nghiệp. Khi mà những khu công nghiệp ở nước ta mọc lên ngày nhiều hơn, tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa ngày càng cao. Do đó, lượng chất thải từ những hoạt động sản xuất công nghiệp cũng ngày càng nhiều. Trong khi đó, nhiều khu công nghiệp đã xả trực tiếp nước thải ra ngoài môi trường mà không thông qua xử lí, gây ra ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Hàng loạt nhiều vụ việc về xả thải ra môi trường mà chưa thông qua xử lí đã được đưa tin vào thời gian gần đây là dấu hiệu rất đáng báo động cho môi trường nước ở Việt Nam. Đặc biệt là vụ xả thải của Formosa làm cho cá chết hàng loạt ở vùng biển của các tỉnh miền Trung, hay vụ việc Vedan đã xả thải ra sông Thị Vải năm nào… Hành động của những công ty, nhà máy và xí nghiệp ấy đang từng ngày và từng giờ hủy hoại đi môi trường nước – nguồn sống quan trọng của con người.

Ô nhiễm môi trường nước, con người đã nhận lại những hậu quả gì? Nước là tài nguyên vô cùng quý giá và thiết yếu đối với con người. Trên thực tế, có thể thấy rằng, khi nguồn nước đang ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng đã gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Khi nguồn nước ô nhiễm sẽ làm gia tăng nguy cơ bị ung thư, sảy thai và dị tật bẩm sinh từ đó dẫn tới suy giảm nòi giống. Ở một số địa phương của nước ta, khi nghiên cứu về những trường hợp mắc bệnh ung thư và viêm nhiễm ở phụ nữ đã cho thấy rằng có tới 40 -50% là do việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Dựa vào thông tin của daychuyenlocnuoc.info 26/1/2015: thống kê và đánh giá của Bộ Y tế và Bộ tài nguyên môi trường, trung bình mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 9000 người tử vong do nguồn nước và điều kiện vệ sinh quá kém. Bên cạnh đó còn có gần 200.000 trường hợp mắc bệnh ung thư mới được phát hiện mà việc sử dụng nguồn nước ô nhiễm là một trong những nguyên nhân chính.

Để giải quyết được triệt để những vấn đề về ô nhiễm nguồn nước thì đòi hỏi cần phải có những chiến lược thật cụ thể. Chúng ta cần có chiến lược lâu dài chính là cung cấp những nguồn nước uống an toàn đã thông qua xử lí đồng thời cải hiện hệ thống vệ sinh. Còn chiến lược ngắn hạn chính là sử dụng những phương pháp xử lý nước đơn giản tại nhà. Bên cạnh đó, cần phải đưa ra những chiến dịch truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Đồng thời, còn cần phải thắt chặt thêm nữa về vấn đề kiểm soát ô nhiễm, bắt buộc các doanh nghiệp (bao gồm cả quy mô lớn lẫn nhỏ) đều phải đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu. Có hình thức xử phạt nghiêm minh cụ thể đối với những hành vi vi phạm.

Hành vi gây nên ô nhiễm môi trường nước cũng là một hành vi mang tính “tội ác” khi chúng có thể cướp đi sinh mệnh của con người. Chính vì vậy hãy chung tay để bảo vệ môi trường nước nói riêng và môi trường nói chung nhằm hướng đến một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn đối với mỗi con người.

Bài tham khảo 2:

Nước là một trong những món quà vô cùng quý báu mà Mẹ Thiên Nhiên ban tặng cho con người và tự nhiên. Cùng với không khí, ánh sáng và đất đai, nguồn tài nguyên này sẽ không bao giờ tồn tại vô thời hạn. Tuy nhiên, ngày nay, tình trạng ô nhiễm trầm trọng của nguồn nước ngọt đang dần trở thành một vấn đề rất đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.

Nước ngọt, mà chúng ta sử dụng mỗi ngày để uống và sinh hoạt, chính là một tài nguyên độc quyền. Không giống như nước biển sở hữu hương vị mặn, nước ngọt hiện tại chủ yếu tập trung ở trong các sông, hồ và suối tự nhiên. Một phần quan trọng khác chính là nước ngọt nằm ở dưới lòng đất, ở trong mạch nước ngầm. Người ta cũng có thể tạo ra được các hồ chứa nước, kênh đào hay hào rãnh để lưu trữ nước.

Ở rất nhiều nơi trên thế giới, nước ngọt cũng trở nên vô cùng hiếm hoi và đắt đỏ. Chúng ta thường không nhận ra được giá trị của nó cho đến khi nó bị ảnh hưởng vì sự can thiệp của con người. Các con sông và kênh rạch bị biến đổi màu sắc cũng như bị ô nhiễm mùi hôi kinh khủng, kèm theo sự xuất hiện của những váng thải và bọt khí. Sự sống trong nước dần chết đi do môi trường nước bị ô nhiễm hay bị ô nhiễm bị rác thải. Theo thống kê, ở những thành phố lớn như Hà Nội, hàng trăm nghìn mét khối nước thải cùng với hơn nghìn tấn rác thải được xả ra môi trường mỗi ngày, và chỉ có khoảng 10% được xử lý đúng với quy trình.

Hậu quả của quá trình ô nhiễm môi trường nước ngọt quá đáng sợ. Theo Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường, hàng năm sẽ có khoảng chín nghìn người chết do nước bẩn. Khoảng hai mươi nghìn người được ước tính bị bệnh ung thư chủ yếu vì ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra, nguồn nước ô nhiễm không thể sử dụng trong sinh hoạt, khiến cho người dân phải đối mặt với việc thiếu hụt nước sạch. Sự ô nhiễm này cũng đang gây nên thiệt hại nghiêm trọng cho những loài sinh vật trên Trái Đất, đe dọa đến sự tồn tại của hành tinh chúng ta.

Để bảo vệ được nguồn nước, mỗi người chúng ta cần phải tăng cường nhận thức và thực hiện nhiều hành động nhỏ. Là một công dân có trách nhiệm, chúng ta không nên vứt rác một cách bừa bãi, hãy sử dụng nước sao cho tiết kiệm, và luôn kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ hệ thống cung cấp nước. Việc trồng cây và sử dụng những sản phẩm tự nhiên cũng là cách để có thể bảo vệ môi trường và duy trì được nguồn nước sạch.

Bảo vệ nguồn nước sạch chính là trách nhiệm của chúng ta, nhưng cũng chính là trách nhiệm của toàn bộ nhân loại. Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của tất cả mọi người, và chúng ta cần phải hợp tác để bảo vệ nó.

Khóa học DUO cung cấp cho các em nền tảng kiến thức vững chắc, bứt phá điểm 9+ trong mọi bài kiểm tra trên lớp.

 

2. Bài viết về “Một vụ phá rừng phòng hộ”

Bài tham khảo 1:

Rừng không những là một vùng đất màu mỡ và ngập tràn sự sống, mà nó còn là một kho tài nguyên vô cùng quý báu của đất nước. Nó lan tỏa ở khắp nơi, mọc cao hơn so với đồng bằng và che kín mình với vẻ xanh tươi mát. Việt Nam, với diện tích của đồi núi chiếm đến ¾ tổng diện tích, được coi là một trong những quốc gia rất phong phú về tài nguyên rừng.

Rừng không chỉ là nguồn gỗ quý giá mà nó còn là người bạn đồng hành vô cùng tin cậy trong việc đối phó với những thiên tai tự nhiên. Nó giúp cho chúng ta chống lại những thảm họa như là sạt lở đất, bão lũ và cát tràn. Mỗi ngày, chúng ta đều hít thở không khí trong lành do khu rừng tạo ra, và cây xanh trong rừng còn giúp làm sạch không khí, cải thiện được môi trường sống, giữ cho môi trường xung quanh chúng ta luôn ở trong trạng thái tươi mới. Đúng vậy, rừng có thể coi là một "lá phổi xanh" của cuộc sống con người.

Rừng không phải là một cái gì đó riêng lẻ, mà chính là một hệ thống phức tạp của hàng nghìn loài cây, san sát nhau, tạo ra một nguồn cung cấp không ngừng của khí O2 quý báu. Tuy nhiên, để đảm bảo được sự tồn tại và phát triển của rừng, chúng ta cần phải bảo vệ nó chặt chẽ.

Việc phòng tránh thiên tai mỗi năm, như sạt lở đất, bão lũ và cát tràn, phụ thuộc mạnh mẽ vào việc bảo tồn của rừng. Nó làm nhiệm vụ ngăn chặn dòng nước lũ và ngăn chặn cát xâm chiếm vào đồng bằng. Có thể nói rằng rừng thật sự là một thứ bùa hộ mệnh, giữ cho cuộc sống của con người an lành và ổn định.

Mỗi năm, rừng cung cấp một lượng gỗ không đếm xuể, tạo ra những sản phẩm gỗ tuyệt đẹp và điêu khắc vô cùng tinh xảo. Ngoài ra, rừng còn là ngôi nhà của hàng vạn những loài động vật hoang dã, mang đến sự cân bằng tự nhiên và hài hòa trong hệ sinh thái.

Tuy nhiên, rừng đang phải đối mặt với nguy cơ bị suy thoái và tàn phá. Cháy rừng và đốt rừng để lấy đất làm nương rẫy chính là những hành động đang diễn ra ngày càng nhanh chóng và ngày một nghiêm trọng. Những hậu quả của việc đó đang trở nên đáng lo ngại hơn bao giờ hết.

Trái đất đang phải chịu sự tác động nặng nề từ việc biến đổi khí hậu, băng tan cùng với sự lan tràn của cát. Nếu ý thức về việc bảo vệ rừng không được nâng cao, chúng ta sẽ phải chịu những thiệt hại lớn hơn nữa. Rừng cháy lan tỏa trong mùa khô đã làm mất đi nguồn tài nguyên gỗ quý báu, gây ra sự xói mòn đất và làm đồi trọc bị mất đi.

Vì vậy, việc bảo vệ và phục hồi rừng chính là một vấn đề cấp bách, và chúng ta cần phải nhận thức sâu sắc về vai trò quan trọng của rừng đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Hãy cùng nhau đóng góp cho một tương lai thật bền vững, bằng việc bảo vệ rừng và biến nó thành một phần quý báu trong hành trang của chúng ta.

>> Xem thêm: Soạn văn 9 Kết nối tri thức
 

Bài tham khảo 2:

Khi rừng không còn tồn tại ở trên trái đất, trái đất sẽ bị khô cứng và lạnh lẽo biết nhường nào! Khi đó, con người sẽ chết dần chết mòn khi phải đối diện với những tòa nhà đồ sộ nhưng lại không có sự sống. Dẫu cho lúc đó có vàng bạc chất đống, con người cũng sẽ phải tiếc nuối những ngày tháng tươi đẹp đã trôi qua, những ngày tháng mà cuộc sống được gắn liền với màu xanh tươi và môi trường trong lành.

Ở Việt Nam cũng như ở trên thế giới hiện nay, tình trạng phá rừng đang trong tình trạng báo động đỏ. Hiện nay vẫn còn nhiều kẻ phá rừng một cách vô ý thức, mặc dù họ biết phá rừng là việc làm sai trái, nhưng cái sai ấy ở mức độ như thế nào thì có lẽ họ còn chưa rõ. Thật ra, cái sai đó rất nghiêm trọng. Họ có biết đâu rằng tàn phá rừng chính là sự thắt cổ mình do sự tàn phá đó chính là sự tàn phá môi trường sinh thái.

Rừng từ xưa tới nay luôn luôn là một người bạn tốt và trung thành, tận tụy phục vụ cho con người và không có điều gì nguy hiểm hơn khi mất rừng.

Rừng luôn luôn gắn liền với những sinh hoạt của con người. Vì xung quanh chúng ta, bao giờ cũng tồn tại sự có mặt của những cánh rừng. Vì xung quanh ta, từ một căn biệt thự nguy nga cho tới một cây thước, đôi đũa bạn cầm trên tay đều từ rừng. Rừng còn là kho thuốc vô tận mà thiên nhiên đã ban phát cho con người.

Không những thế, rừng còn là cỗ máy lọc không khí tối tân nhất mà không có một cỗ máy nào trên thế giới có thể sánh kịp. Rừng trao đổi dưỡng khí với con người, cho chúng ta một kho thuốc quý. Rừng chống sa mạc hóa và cản sự xói mòn đất. Rừng còn là nơi giải trí lí tưởng dành cho con người.

Thật không thể nào kể hết được ích lợi của rừng với con người. Thế nhưng, con người đã trả công cho rừng bằng những hành động tàn phá rừng một cách rất thô bạo. Tại sao chúng ta không thể nghĩ tới những nguy hiểm và tác hại khi mất rừng?

Khi rừng không còn tồn tại ở trên trái đất, trái đất sẽ bị khô cứng và lạnh lẽo biết nhường nào! Khi đó, con người sẽ chết dần chết mòn khi phải đối diện với những tòa nhà đồ sộ nhưng lại không có sự sống. Dẫu cho lúc ấy có nhiều vàng bạc, con người cũng sẽ phải tiếc nuối về những ngày tháng tươi đẹp đã qua, những ngày tháng mà cuộc sống được gắn liền với màu xanh tươi và môi trường trong lành. Đến lúc đó, sa mạc hóa sẽ có ở khắp nơi. Những tác hại mà trước kia ta không để ý đến, giờ đây cũng trở thành thảm nạn và hạn hán khắp nơi, lũ lụt xảy ra triền miên. Thêm nữa là thú rừng không có nơi sinh sống sẽ tràn xuống đồng bằng gây ra biết bao nhiêu những tai họa. Nhân loại sẽ kiệt quệ với bầu không khí ô nhiễm vô cùng nghiêm trọng. Con người sẽ chỉ còn chia nhau từng hớp không khí trong lành và cứ thế tiếc nuối, xót xa..

Rõ ràng việc đốt rừng kéo theo rất nhiều hậu quả không lường đến: nhiệt độ của trái đất thêm nóng và bụi khói phủ nhiều nước. Từ đó những chứng bệnh trầm trọng cũng phát sinh. Đúng là con người – có thể vô tình hay vì lợi ích cục bộ, trước mắt mà tàn phá rừng và đốt rừng – tự thắt cổ mình. Sai lầm đó phải trả giá thật đắt, cho chính bản thân người phá rừng và cho cả một cộng đồng. Ấy thế mà tốc độ tiêu diệt rừng đang ngày càng nhanh trên phạm vi thế giới, cảnh cháy rừng khủng khiếp tại Indonesia, tại Cà Mau… vừa qua là một bằng chứng rất hiển nhiên, tác động xấu tới nhiều nước trong vùng Đông Nam Á. Chẳng mấy chốc, rừng xanh sẽ biến mất! Biết bao nhiêu cây quý và thú hiếm sẽ bị tuyệt chủng! Lẽ nào ta lại tự thắt cổ mình? Lẽ nào vì lợi nhỏ mà lại bỏ ích lớn. Hãy dừng cưa và dừng rìu hạ những cây cổ thụ phải hàng trăm năm mới có thể mọc được. Hãy thận trọng khi cầm mồi lửa đi vào giữa rừng. Hãy trồng thêm thật nhiều cây, gây thêm rừng hay dừng ngay việc chặt cây rừng bừa bãi. Giữ lấy rừng, không phải cho bây giờ, mà cho những thế hệ tương lai nữa. Thực tế đã chứng minh rằng muốn có một cánh rừng, thì phải cần rất nhiều năm. Trong khi đó, phá hoại một khu rừng lại chỉ cần một thời gian ngắn. Điều đó buộc lương tâm của mọi người phải thức tỉnh và cần hành động. Hội nghị thượng đỉnh quốc tế tại Braxin chỉ để bàn về một vấn đề cấp bách duy nhất chính là nạn phá rừng và việc bảo vệ rừng. Liên Hiệp Quốc cũng đã phát động và tuyên truyền việc giữ gìn những cánh rừng. Ở một số nước, hàng ngàn người đã xuống đường để biểu tình đòi bảo vệ rừng cũng như như bảo vệ sự sống còn của hành tinh này.

Ở nước ta, rừng nguyên sinh Cúc Phương, rừng Tràm Chim, rừng Nam Cát Tiên,…. là những khu rừng vô cùng quý giá. Nhà nước đã có pháp lệnh phải bảo vệ rừng nhưng đó đây cây xanh vẫn thường xuyên bị hạ, rừng vẫn bị cháy vì một vài kẻ muốn mau chóng giàu có bằng cách bất chính. Phải chăng những cơn lũ lụt tại Lai Châu, ở đồng bằng sông Cửu Long, hay gần đây nhất chính là ở các tỉnh miền Trung… cũng do rừng đã và đang bị tàn phá, bị mất dạng, cần phải kiên quyết hơn với những hành động tàn phá rừng.

3. Bài viết về “Việc triển khai một dự án trồng cây, phủ xanh đất trồng đồi trọc” 

Bài tham khảo 1:

Rừng vốn được mệnh danh là một “lá phổi xanh” của Trái đất, đóng vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc sống của con người và môi trường. Hiện nay, chống biến đổi khí hậu toàn cầu chính là vấn đề được chính phủ rất nhiều nước quan tâm. Trồng rừng là một trong những biện pháp thiết thực nhằm bảo vệ môi trường, chống xói mòn, rửa trôi và thoái hóa đất, từng bước làm giàu đất cũng như làm giàu rừng.

Tuy nhiên trong những năm gần đây rừng đang bị tàn phá và khai thác một cách kiệt quệ. Vì vậy, để đảm bảo được nguồn tài nguyên đó và phòng tránh được những hệ lụy về sau thì chính phủ đang kêu gọi toàn dân phải trồng rừng.

Việc tổ chức sản xuất ngành lâm nghiệp gắn liền với quản lý bảo vệ tài nguyên rừng vẫn còn bị hạn chế, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương chưa tương xứng với tiềm năng đang có; tình trạng phá rừng và lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép vẫn còn diễn ra; tốc độ phát triển rừng vẫn còn chậm và hiệu quả kinh doanh rừng trồng thì còn thấp…

Rừng là một hệ thống vô cùng phức tạp, bao gồm không chỉ những cây cối, mà còn đất đai lẫn khí hậu, tạo ra một tương tác tương hỗ đáng kinh ngạc. Các cây xanh ở trong rừng không chỉ cung cấp cho bóng mát mà còn tham gia vào việc điều hòa không khí, tạo ra một môi trường trong lành và sạch sẽ. Trong một thế giới thiếu vắng đi cây xanh, Trái Đất sẽ trở nên vô cùng ảm đạm, ô nhiễm và chịu rất nhiều biến đổi khí hậu cùng với hạn hán và lũ lụt xảy ra không ngừng. Cây xanh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự sống của tất cả chúng ta.

Ngoài ra, cây xanh cũng giúp ngăn chặn được sự xói mòn, ngăn lũ lụt và sự lở đất. Việc trồng cây xanh một cách cân nhắc sẽ giúp giảm thiểu được hậu quả của những thiên tai. Hệ thống rừng còn tham gia vào việc kiểm soát khí hậu và ổn định dòng chảy của nước, và ngăn chặn sự phá hủy của gió với cát. Điều này có ý nghĩa quan trọng với việc bảo vệ con người khỏi những cơn bão hoặc thảm họa tự nhiên khác.

Về mặt kinh tế, rừng sẽ cung cấp nguồn tài nguyên quý báu như gỗ, củi và hoa quả dành cho con người. Điều này không chỉ là một lợi ích kinh tế mà còn là sự đóng góp vô cùng to lớn của rừng với cuộc sống của chúng ta. Ngoài ra, rừng còn là một hệ sinh thái vô cùng đa dạng và phong phú, với sự gắn kết chặt chẽ giữa những loài  cây và động vật. Nó cũng trở thành điểm đến thú vị cho các du khách và là nguồn cảm hứng cho nhiều lĩnh vực bao gồm nông nghiệp và du lịch.

Tuy nhiên, đất nước của chúng ta ngày nay đang phải chứng kiến sự khai thác rừng một cách không bền vững và mất đi rừng làm suy giảm vô cùng nghiêm trọng môi trường sống và kinh tế của chúng ta. Khai thác trái phép gây ra xói mòn, lũ lụt, và làm gia tăng nguy cơ hạn hán và xâm nhập mặn. Ngoài ra, sự mất rừng còn gây ra tình trạng tuyệt chủng của những loài động vật quý hiếm.

Chính quyền và những tổ chức đã nỗ lực để quản lý và khai thác rừng bền vững. Cùng với đó, việc tạo được sự hiểu biết cho người dân về tầm quan trọng của những khu rừng và sự kết hợp giữa khai thác và tái tạo rừng là cách để phục hồi được hệ sinh thái rừng tự nhiên một cách nhanh chóng.

Hãy hành động ngay lúc này để bảo vệ rừng, bởi đó cũng chính là cách để bảo vệ cuộc sống của mỗi chúng ta.

Bài tham khảo 2:

Cây xanh đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Từ thời xa xưa cho tới ngày nay, mối liên kết giữa loài người với thiên nhiên luôn vững mạnh và không thể nào tách rời. Khi chúng ta đối diện với những yếu tố tự nhiên như nước, hoa lá, cây cỏ, núi non, tâm hồn của chúng ta thường sẽ trở nên nhẹ nhàng và thư thái, như khi chúng ta tìm ra một khu vườn yên bình sau những thời gian bận rộn và hối hả trong cuộc sống.

Tuy nhiên, đất nước chúng ta đang phải trải qua quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, với sự gia tăng không ngừng của những nhà máy, cơ quan, xí nghiệp, và những cơ sở sản xuất. Vấn đề ô nhiễm môi trường cũng không thể tránh khỏi. Dưới sự tác động và phát triển của con người, những yếu tố thiên nhiên và tự nhiên đang dần dần biến mất. Khí hậu biến đổi và thời tiết bất thường, cùng với rất nhiều nguồn ô nhiễm như nguồn nước bị ô nhiễm, rác thải, khói bụi cùng với tiếng ồn đang gây ra những vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là về tinh thần cho con người.

Trong bối cảnh ấy, vai trò của cây xanh trở nên vô cùng quan trọng. Cây xanh không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn giúp cải thiện không gian sống ở xung quanh chúng ta. Bên cạnh những biện pháp giảm thiểu nguồn ô nhiễm, việc trồng và bảo vệ cây xanh sẽ đóng vai trò quan trọng. Đầu tiên, hệ thống cây xanh giúp cải thiện được khí hậu bằng cách ngăn chặn và lọc được bức xạ từ mặt trời, điều này giúp kiểm soát được quá trình bốc hơi nước, duy trì được độ ẩm đất và không khí, và kiểm soát gió cũng như việc lưu thông không khí.

Cây xanh còn có tác dụng bảo vệ môi trường bằng việc hút khí CO2 và cung cấp khí oxy, đồng thời lọc những chất khí độc hại. Từ đó, chúng ta có thể nhận thấy một điều rằng cây xanh không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường cùng với cuộc sống của chúng ta, mà còn đóng vai trò trang trí cho những cảnh quan tự nhiên.

Trước tất cả những lợi ích ấy, chúng ta cần phải đoàn kết để bảo vệ cây xanh. Nếu cần phải thay thế cây cổ thụ, chúng ta cần phải xây dựng một kế hoạch trồng cây có hệ thống và đảm bảo được sự giám sát chặt chẽ từ những cơ quan chức năng.

4. Bài viết về “Người dân ở một địa phương ứng phó thành công một trận bão (lũ) lớn”

Bài tham khảo 1:

Mưa bão và lũ lụt là hiện tượng thời tiết bất thường gây ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống con người, không chỉ gây ảnh hưởng về tài sản mà còn gây mất mát về người. Ở nước ta, hiện tượng thiên tai và bão lũ vẫn xảy ra hàng năm gây ra rất nhiều thiệt hại, đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng tới các tỉnh miền Trung. Lũ lụt ở miền Trung cũng là một trong những vấn đề được cấp chính quyền nói riêng và người dân quan tâm hơn.

Thực tế cho thấy rằng, tại miền Trung, chưa có một năm nào là người dân không phải chịu đựng những cơn mưa dai dẳng, những trận lũ càn quét khắp xóm làng, vườn tược. Cứ vào khoảng tháng 7 tới tháng 10 âm lịch, người dân của mảnh đất ấy lại phải sống trong nỗi lo lắng vì thời tiết thay đổi thất thường, những cơn lũ có thể xảy ra bất kì lúc nào. Có những năm thậm chí lũ lụt cũng xảy ra liên tiếp, nước chưa rút kịp thì đã mưa lớn, nước tiếp tục dâng, gây ra nỗi bàng hoàng cho nhân dân. Những hình ảnh nhà cửa người dân bị chìm trong biển nước, nhà cửa, vườn tược và hoa màu mất trắng không ai không khỏi xót xa. Còn hơn thế, mỗi năm tới mùa mưa lũ, trên báo đài lại thông tin tới hàng chục người mất tích và thiệt mạng do nước lũ cuốn, thật xót xa biết bao.

Lũ quét và sạt lở đã cướp đi nơi ăn chốn ở mà bấy lâu nay người dân phải chắt chiu xây dựng, cướp đi hoa màu mà người làm nông bấy lâu nay bỏ công vun trồng chăm sóc, cướp đi sinh mạng quý giá của biết bao người. Giặc lũ lụt “đánh người” như vũ bão và giặc lũ lụt đã tàn phá đời sống người dân nghèo, làm cho con người vốn đã vất vả, lam lũ lại càng vất vả và cực nhọc hơn. Người ta thường bảo rằng mùa thu là mùa đẹp nhất, nhưng có lẽ với người dân ở miền Trung thì khác, mùa thu lại là "mùa lo lắng" của họ. Bão tháng 7, lụt tháng 8 và tháng 9 cứ liên tiếp xảy ra, họ còn chưa kịp phục hồi lại thiệt hại từ cơn lũ trước thì lại phải chịu thêm những hậu quả từ cơn lũ sau. Lũ chồng lũ, bão chồng bão và mưa xối xả ngày đêm không ngớt khiến cho người dân phải oằn mình lên chống đỡ.

Miền Trung, vùng đất đã nắng thì nắng phải cháy da, cháy thịt, đã mưa thì phải mưa cho đất ẩm, lũ tràn. Xuất phát từ vị trí địa lý vô cùng đặc thù, các tỉnh miền Trung đều chạy dọc bờ biển, những cơn bão lại được hình thành từ biển Đông, gió mùa Đông Bắc cùng với đặc trưng thời tiết tại miền Trung nên tạo điều kiện thuận lợi cho mắt bão di chuyển, hướng đến vùng đất này gây bão lũ. Mặt khác, hệ thống sông ngòi của miền Trung tuy nhiều nhưng lại ngắn và có độ dốc lớn. Khu vực sông lại là đồi núi nên mưa về nước chảy nhanh, khu vực ở phía cửa sông lại bị bồi lấp dẫn tới thoát nước không kịp, vì vậy mà gây ra lũ lụt và ngập úng. Xét về mặt chủ quan, nguyên nhân chủ yếu gây mưa lũ phải kể tới bàn tay tàn phá thiên nhiên của con người. Môi trường vì con người mà bị ô nhiễm, nạn chặt phá rừng cũng đang hoành hành liên tục. Hơn thế nữa, việc khai thác cát sỏi cũng gây ra hiện tượng xâm lấn, xói mòn và sạt lở đất ở dọc những bờ sông thêm trầm trọng.

Trước những nguyên nhân và hậu quả đó, đòi hỏi các cấp chính quyền nói riêng cũng như toàn thể nguồn dân nói chung phải cùng với nhau chống lại bão lũ. Cần có những quyết sách phù hợp để có thể giúp đỡ bà con như những công trình nhà ở chống lũ hay các công trình nước sạch cho mùa lũ,... Xây dựng được hệ thống cầu cống, củng cố bờ kè và đê điều ven các triền sông. Chủ động ứng phó khi đến mùa mưa lũ nhằm hạn chế thấp nhất khả năng thiệt hại về người và tài sản. Mỗi người dân cần phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, không được chặt phá rừng, trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc để làm hạn chế dòng chảy của nước và tránh xói mòn đất.

Mưa bão và lũ lụt là điều không ai mong muốn bởi vì những hậu quả mà nó gây ra. Người dân miền Trung hằng năm luôn luôn cố gắng để vượt qua được thiên tai, lo lắng cho đời sống. Hy vọng rằng thời tiết sẽ ưu ái cho nơi đây hơn, mưa thuận gió hòa để cho người dân được an tâm lao động và mưu sinh.

Duy nhất khóa học DUO tại VUIHOC dành riêng cho cấp THCS, các em sẽ được học tập cùng các thầy cô đến từ top 5 trường chuyên toàn quốc. Nhanh tay đăng ký thôi !!!!


 

Bài tham khảo 2:

Một trong những hiện tượng nóng bỏng nhận được nhiều sự quan tâm của toàn dư luận và xã hội hiện nay chính là hiện tượng lũ lụt đang hoành hành rất mạnh bạo ở miền Trung nước ta và gây ra quá nhiều thiệt hại về người và của.

Gần một tháng trở lại đây, nước dâng cao tại nhiều tỉnh thành như: Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Quảng Bình,… ngập tới tận mái nhà. Nhiều nhà cửa ở những vùng trũng thấp bị cuốn trôi. Động vật và hoa màu cũng bị tàn phá một cách nặng nề và trôi theo dòng lũ không còn lại gì, nhiều lương thực tích trữ cũng đều bị hư hại. Người dân mất hết tài sản, bị rơi vào hoàn cảnh khốn cùng phải ngồi ở trên nóc nhà đợi người tới cứu trợ. Một thực trạng đau lòng hơn nữa đó chính là có rất nhiều người đã thiệt mạng do bão lũ, trong đó có sản phụ đi đẻ và mười ba cán bộ chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại nơi đây.

Nguyên nhân của hiện tượng ấy là do hằng năm miền Trung nước ta phải chịu rất nhiều trận bão nặng nề. Nhưng năm nay những cơn bão mạnh hơn và có sức tàn phá khủng khiếp hơn so với những năm trước. Nguyên nhân sâu xa hơn nữa chính là do hằng năm con người đã tàn phá và gây ô nhiễm môi trường nặng nề khiến cho những thiên tai càng thêm mạnh bạo hơn.

Hậu quả của bão lũ mà ai cũng có thể nhìn thấy được chính là đời sống người dân bị tàn phá một cách nặng nề gây ra thiệt hại lớn về người và của: nhà cửa bị cuốn trôi và người dân rơi vào đường cùng “tiến thoái lưỡng nan” bị mắc kẹt tại vùng lũ không thể di chuyển được. Tài sản mà họ gây dựng cả một đời đều bị hủy hoại hoàn toàn. Môi trường sinh thái cũng bị phá hủy một cách nghiêm trọng do nước lũ,…

Hiện tại, tình hình mưa lũ vẫn có diễn biến vô cùng phức tạp, trước mắt, nhà nước và các mạnh thường quân cần phải chung tay cứu trợ đồng bào các nhu yếu phẩm cần thiết để duy trì được sự sống trong những ngày mưa lũ. Khi nước lũ đã rút đi, cả nước cần phải chung tay quyên góp và giúp đỡ bà con khắc phục hậu quả cũng như gây dựng lại sự sống cho nơi đây. Người dân vùng lũ cần phải thật bình tĩnh, không nên hoảng loạn vì những thiệt hại ở trước mắt.

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Câu nói này hoàn toàn đúng đắn với đồng bào ta ở trong thực trạng người dân miền Trung đang phải đối mặt với những trận bão lũ. Có nhiều tấm gương người tốt việc tốt đã không ngại khó khăn mà lao vào tâm lũ để cứu trợ cho đồng bào, đứng ra quyên góp được một số tiền lớn để giúp đỡ cho đồng bào; trong đó phải kể tới ca sĩ Thủy Tiên, người tiên phong đi vào tâm lũ, sau đó là hàng loạt những nghệ sĩ khác như: Trấn Thành,… Người dân cả nước vô cùng đau xót và hướng về miền Trung, ủng hộ về cả mặt vật chất lẫn tinh thần để giúp họ có thể vượt qua khó khăn, nói lên tinh thần tương thân tương ái của đồng bào ta: nhiều xe chuyên dụng chở lương thực từ khắp mọi miền tổ quốc hướng về miền Trung nhằm tiếp tế cho người dân,…

Bão lũ đã gây ra những hậu quả hết sức đau thương cho con người miền Trung nói riêng và cả nước nói chung. Những bi quan và đau khổ không khiến thời gian quay trở lại và làm giảm nhẹ đi thiên tai. Chính vì thế, người dân cần phải lạc quan hơn nữa để có thể vượt qua được giai đoạn này đồng thời chúng ta cũng cần phải tương trợ lẫn nhau cho những mảnh đời bớt khó khăn hơn để đúng với tinh thần “Tương thân tương ái” của dân tộc.

5. Bài viết về “Việc khởi động một dự án bảo tồn các loài động vật hoang dã quý hiếm” 

Bài tham khảo 1:

Trong thời đại ngày nay, việc bảo vệ động vật hoang dã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nhiệm vụ bảo vệ và duy trì sự phong phú của thiên nhiên cũng như việc bảo vệ môi trường tự nhiên nói chung, điều này đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ cộng đồng quốc tế và cả Việt Nam chúng ta.

Động vật hoang dã không chỉ đơn giản là những sinh vật tồn tại ở trong tự nhiên mà còn là những thành phần không thể nào thiếu của hệ sinh thái, đóng góp vào sự sống cũng như sự phát triển của toàn bộ hệ sinh thái. Do đó, việc bảo vệ các loài động vật hoang dã trước những mối đe dọa đến sự tồn tại của chúng chính là một trách nhiệm cấp bách mà chúng ta cần phải thực hiện.

Trong những năm gần đây, với sự kết hợp giữa những yếu tố khách quan và chủ quan, con người đã gây ra quá nhiều tổn hại đối với hệ sinh thái tự nhiên. Mặc dù có những nỗ lực bảo vệ, nhưng một vài cá nhân vẫn tiếp tục việc phá hủy môi trường và săn bắt động vật hoang dã trái phép với mục đích cá nhân mà không chịu trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. Các con số thống kê về sự giảm thiểu số lượng và tình trạng nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động vật hoang dã đang ngày càng làm nổi lên những nỗi lo sâu sắc trong khắp cộng đồng. Điều này làm cho chúng ta phải nhận ra một điều rằng không chỉ có sự sống của những loài động vật đang bị đe dọa, mà còn cả sự tồn tại của chúng cũng đang gặp nguy hiểm.

Xã hội ngày nay đang phát triển ngày càng mạnh mẽ và hiện đại hơn bao giờ hết, và những phương tiện truyền thông chính là công cụ quan trọng nhất trong việc tạo ra sự nhận thức cùng với tinh thần trách nhiệm đối với việc bảo vệ động vật hoang dã. Chúng ta thường xuyên gặp những thông tin, sự kiện, và lời kêu gọi về việc duy trì được số lượng và bảo vệ những loài động vật hoang dã quý hiếm. Do đó, việc áp đặt những biện pháp pháp lý nghiêm ngặt và hình phạt nặng nề cho những người tham gia vào hành vi săn bắt và buôn bán cũng như tàng trữ động vật hoang dã là rất cần thiết. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền và nâng cao ý thức cộng đồng về việc bảo vệ động vật hoang dã chính là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì sự đa dạng sinh học và tạo ra được một môi trường sống an toàn cho những loài này. Chúng ta cần phải hành động ngay từ bây giờ để có thể ngăn chặn được sự suy giảm và tuyệt chủng của những loài động vật hoang dã, bảo vệ không chỉ cho chúng mà còn cho chính sự tồn tại của chúng ta ở trên hành tinh này.

Bài tham khảo 2:

Mặc dù con người là một nguy cơ lớn nhất đối với động vật hoang dã nhưng chúng ta cũng là nguồn hy vọng duy nhất của chúng. Trên khắp thế giới, từ những cá nhân và nhóm nhỏ cho tới những tổ chức lớn, những doanh nghiệp và cả chính phủ đều đóng góp vào công cuộc đảm bảo một tương lai an toàn hơn cho những loài động vật hoang dã và cho chính chúng ta. Từ việc kiềm chế nhu cầu sử dụng những sản phẩm được làm từ động vật hoang dã, tới việc xây dựng và thực thi những luật pháp chống lại việc buôn bán trái phép, và việc tình nguyện tham gia vào những tổ chức bảo tồn động vật hoang dã, tất cả đều đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ các loài động vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Những người anh hùng trong lĩnh vực bảo vệ động vật hoang dã đang phải chiến đấu một cách kiên quyết với mọi mối đe dọa tới các loài này, theo nhiều phương pháp khác nhau.

Thú hoang dã là những loài động vật sống trong tự nhiên, không chịu ảnh hưởng hoặc can thiệp từ con người. Chúng, giống với chúng ta, xuất hiện trên hành tinh này từ hàng triệu năm trước và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái. Tuy nhiên, vì lòng tham và sự thiếu hiểu biết, nhiều người đã thực hiện những hành vi săn bắt trái phép những loại thú hoang dã, gây ra nguy hiểm tới sự sống còn của chúng. Hiện tượng này không chỉ xảy ra phổ biến mà còn trở nên phức tạp hơn, gây nên một vấn đề cấp bách đáng lo ngại. Những kẻ săn bắt trộm cắp không chỉ nhắm đến những con vật trưởng thành mà còn muốn bắt cả những con non, những con đang mang thai, gây ra sự suy giảm hết sức nghiêm trọng về số lượng thú hoang dã. Ngoài ra, việc giết chết một con vật chỉ để lấy một bộ phận nhỏ của nó cũng là một hành động rất lãng phí. Điều này có thể thấy rõ trong quá trình khai thác vi cá mập, khi một con cá mập toàn thân bị giết chỉ để lấy đi cái vây. Hơn nữa, nhiều hoạt động săn bắt thú hoang dã cũng không phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người mà chỉ để giải trí, trang trí hay thậm chí là để thỏa mãn được sự kiêu ngạo của một nhóm nhỏ kém hiểu biết. Vấn đề ấy được thể hiện rất rõ qua việc nhiều người vẫn tin rằng những sản phẩm từ thú hoang dã như cao hổ hoặc sừng tê giác có thể chữa trị được nhiều bệnh tật, đẩy chúng tới bờ vực tuyệt chủng. Sự tham lam của con người đã khiến những kẻ phạm tội trở nên liều lĩnh và không hề sợ hãi. Chúng không chỉ săn bắt được các loài sống tự nhiên mà còn xâm nhập vào nhiều khu bảo tồn để tiến hành hành vi trộm săn. Điều này làm cho tình hình đang trở nên ngày càng tồi tệ hơn.

Trước tình hình ngày càng phức tạp và những hậu quả bi đát như thế, việc ngăn chặn và chấm dứt những hoạt động săn bắt thú hoang dã là vô cùng cấp bách. Để làm được điều đó, chúng ta cần phải hành động quyết liệt và toàn diện hơn ngay từ bây giờ. Đầu tiên và quan trọng nhất, cần phải áp đặt những biện pháp trừng phạt thật nghiêm ngặt đối với các hành vi săn bắt trái phép thú hoang dã. Đồng thời, việc tăng cường công tác tuần tra và bảo vệ cho những loài thú gần như tuyệt chủng là không thể nào thiếu được. Nhưng điều quan trọng nhất chính là việc tăng cường tuyên truyền và giáo dục nhằm nâng cao ý thức của mọi người về việc bảo vệ các loài thú hoang dã. Chỉ thông qua những việc này, chúng ta mới có thể ngăn chặn và đẩy lùi được tệ nạn săn bắt thú hoang dã một cách hiệu quả và bền vững hơn.

Không có hành động nào trong việc bảo vệ động vật hoang dã là nhỏ, mỗi hành động đều mang lại ý nghĩa. Dù ta không thể nào phục hồi lại được những loài đã biến mất, nhưng còn rất nhiều loài khác cũng đang đứng trên nguy cơ tuyệt diệt; chúng cần được quan tâm và cần những hành động ngay lập tức của chúng ta. Đừng tiếp tay cho vấn đề đó mà hãy cùng nhau giải quyết: Hãy quan tâm và bảo vệ các loài động vật hoang dã trên hành tinh của chúng ta.
 

HỌC ONLINE CÙNG GIÁO VIÊN TOP 5 TRƯỜNG ĐIỂM QUỐC GIA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học cá nhân hóa, giúp con tăng 3 - 6 điểm chỉ sau 1 khóa học

⭐ Học chắc - ôn kỹ, tăng khả năng đỗ vào các trường chuyên cấp 2, cấp 3 

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo mong muốn và thời gian biểu cá nhân 

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô, hỗ trợ con 24/7  

⭐ Học lý thuyết đi đôi với thực hành, kết hợp chơi và học giúp con học hiệu quả 

⭐ Công nghệ AI cảnh báo học tập tân tiến, giúp con tập trung học tập

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập được biên soạn bởi các thầy cô TOP 5 trường điểm quốc gia

Trải nghiệm khóa học DUO hoàn toàn miễn phí ngay!!
 

 

Trên đây là 5 chủ đề Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (con người trong mối quan hệ với tự nhiên). Hy vọng các em đã tham khảo kỹ và có thể biết cách viết dạng bài này. Ngoài phần soạn bài VUIHOC đã hướng dẫn phía trên, nếu các em có nhu cầu tham khảo thêm về những bài soạn văn khác, thậm chí là những bài soạn khác của môn học khác, các em đừng chần chừ, hãy truy cập ngay vào website chính thức của VUIHOC là vuihoc.vn để tự đăng ký cho bản thân mình những khoá học một cách nhanh nhất và được nghe giảng bài trực tiếp từ những thầy cô giáo có chuyên môn cao và đầy nhiệt huyết của VUIHOC nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 9
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0963345212