img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Lý 12 chi tiết

Tác giả Hoàng Uyên 16:15 21/03/2024 5,346 Tag Lớp 12

Kiểm tra giữa kỳ 2 môn lý cần ôn tập những kiến thức nào? Mời bạn cùng tham khảo ngay đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Lý 12 chi tiết của VUIHOC dưới đây.

Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Lý 12 chi tiết
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Ôn thi giữa kì 2 môn Lý 12: Dao động và sóng điện từ 

1.1 Mạch dao động

a. Khái niệm: Mạch dao động là một mạch điện kín do cuộn cảm có độ tự cảm L mắc nối tiếp với một tụ điện có điện dung C. 

b. Định luật biến thiên điện tích và cường độ dòng điện trong mạch dao động lý tưởng: Điện tích q của một bản tụ điện và cường độ dòng điện i trong mạch dao động biến thiên điều hòa theo thời gian, i sớm pha \large \pi /2 so với q. 

q = Qocos(\large \omega t+\varphi)

\large i=\frac{dq}{dt}=I_{o}cos\left ( \omega t+\varphi +\frac{\pi }{2} \right )

Với Io = qo\large \omega

c. Chu kỳ và tần số dao đông riêng của mạch dao động: 

\large T=2\pi \sqrt{LC}

\large f=\frac{1}{2\pi \sqrt{LC}}

1.2 Điện từ trường

a. Điện trường có đường sức là đường cong kín gọi là điện trường xoáy. Nếu tại một nơi có một từ trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một điện trường xoáy. 

b. Từ trường của mạch dao động: 

\large i=\frac{dq}{dt}=Cd\frac{dE}{dt}
c. Điện từ trường: Điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra từ trường, từ trường đó biến thiên theo thời gian và sinh ra điện trường xoáy. Hai trường biến thiên này liên quan mật thiết với nhau và là hai thành phần của một trường thống nhất là điện từ trường. 

Đăng ký ngay để được các thầy cô ôn tập kiến thức và xây dựng lộ trình ôn thi THPT Quốc gia sớm và phù hợp nhất với bản thân. 

1.3 Sóng điện từ và nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến 

a. Khái niệm sóng điện từ: Là diện từ trường lan truyền trong không gian dưới dạng sóng. 

b. Đặc điểm: 

- Sóng điện từ mang năng lượng. 

- Sóng điện từ gặp mặt phân cách giữa hai môi trường cũng sẽ xảy ra hiện tượng khúc xạ, phản xạ như ánh sáng. 

- Dao động của từ trường, điện trường tại một điểm trong sóng điện từ luôn cùng pha với nhau. 

- Sóng điện từ là sóng ngang.

- Sóng điện từ lan truyền tốt trong mọi môi trường. Tốc độ của dòng điện từ trong môi trương nhỏ hơn chân không và phụ thuộc vào hằng số điện môi. 

- Sóng điện từ lan truyền được trong chân không với tốc độ là c = 3.108 m/s. 

c. Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến

- Phải dùng các sóng điện từ cao tần. Những sóng vô tuyến dùng để tải các thông tin gọi là sóng mang. 

- Phải biến điệu sóng mang: Dùng micro để biến dao động âm thành thành dao động điện cùng tần số, dao động này ứng một sóng điện từ gọi là sóng âm tần.

- Ở nơi thu tách sóng âm tần ra khỏi sóng cao tần để đưa ra loa. Bộ phận này được gọi là mạch tách sóng. Lao sẽ biên dao động điện thành dao động âm. 

- Khi tín hiệu thu được có cường độ nhỏ, ta phải khuếch đại chúng bằng mạch khuếch đại.

d. Sơ đồ máy phát thanh và thu thanh: 

- Máy phát thanh: 

(1): Micro;

(2): Mạch phát sóng điện từ cao tầng;

(3): Mạch biến điệu (trộn sóng);

(4): Mạch khuếch đại;

(5): Anten phát. 

- Máy thu thanh: 

(1): Anten thu;

(2): Mạch khuếch đại dao động điện từ cao tầng;

(3): Mạch tách sóng;

(4): Mạch khuếch đại dao động điện từ âm tần;

(5): Loa. 

2. Ôn thi giữa kì 2 môn Lý 12: Sóng ánh sáng

2.1 Tán sắc ánh sáng

- Sự tán sắc ánh sáng là sự phân tách một chùm sáng phức tạp tạo thành các chùm sáng đơn sắc. 

- Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số các ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím. 

- Chiết suất của các chất trong suốt đối với ánh sáng có màu khác nhau thì khác nhau. Chiết suất có giá trị nhỏ nhất đối với ánh sáng màu đỏ và lớn nhất với ánh sáng màu tím: nđỏ < ntím

- Vì góc lệch của một tia sáng khúc xạ qua lăng kính tăng theo chiết suất nên các chùm tia sáng có màu khác nhau trong chùm sáng tới bị lăng kính làm lệch những góc khác nhau khiến chùm tia sáng bị xòe rộng thành nhiều chùm đơn sắc. 

2.2 Giao thoa ánh sáng

a. Nhiễu xạ ánh sáng: Hiện tượng truyền sai lệch so với sự truyền thẳng khi ánh sáng gặp vật cản gọi là hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng. Hiện tượng này chỉ có thể giải thích được nếu thừa nhận ánh sáng có tính chất sóng. Mỗi chùm sáng đơn sắc coi như một sóng có bước sóng xác định. 

b. Hiện tượng giao thoa ánh sáng:

- Vị trí vân sáng: 

\large x=k\frac{\lambda D}{a} (k=\pm 1,\pm 2,...)

Hệ số k là bậc giao thoa.

- Vị trí vân tối: Xen giữa hai vân sáng là một vân tối. 

\large x=(k+1)\frac{\lambda D}{a} (k=\pm 1,\pm 2,...)

c. Khoảng vân (i): Là khoảng cách giữa hai vân sáng hoặc hai vân tối liên tiếp. 

\large i=\frac{\lambda D}{a}

- Ứng dụng: Đo bước sóng ánh sáng bằng phương pháp giao thoa: 

\large \lambda =\frac{ia}{D}

Đăng ký đặt mua bộ sách cán đích 9+ để nhận ưu đãi lên đến 50% của vuihoc bạn nhé!

2.3 Các loại quang phổ 

a. Quang phổ liên tục: Là một dãy sáng có màu sắc biến đổi liên tục từ đỏ đến tím.

- Điều kiện phát sinh: Do vật rắn, lỏng, khí có tỉ khối lớn bị nung nóng phát ra. 

- Đặc điểm: 

+ Không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng.

+ Phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng. Nhiệt độ càng cao miền phát sáng của vật càng mở rộng về phía ánh sáng có bước sóng ngắn. 

- Ứng dụng: Xác định nhiệt độ của vật phát sáng. 

b. Quang phổ vạch phát xạ: Gồm hệ thống những vạch màu riêng rẽ nằm trên một nền tối. 

- Điều kiện phát sinh: Quang phổ vạch phát xạ là do chất khí hay hơi ở áp suất thấp bị kích thích phát sáng. 

- Đặc điểm:

+ Quang phổ liên tục không phụ thuộc nhiệt độ của nguồn sáng mà chỉ phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng. 

+ Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau về số lượng vạch màu, vị trí, màu sắc và độ sáng tỉ đối của các vạch. 

- Ứng dụng: Nhận biết sự có mặt của các nguyên tố hóa học, nồng độ và tỉ lệ của các nguyên tố đó trong hợp chất. 

c. Quang phổ vạch hấp thụ: Là hệ thống các vạch tối trên nền quang phổ liên tục. 

- Điều kiện phát sinh: Điều kiện để thu được quang phổ vạch hấp thụ là nhiệt độ của đám khí hấp thụ phải nhỏ hơn nhiệt độ của nguồn phát ra ánh sáng.

- Đặc điểm: Ở một nhiệt độ nhất định, một đám khí hay hơi có khả năng phát ra những ánh sáng đơn sắc nào thì nó cũng chỉ có khả năng hấp thụ nhứng ánh sáng đơn sắc đó. Như vậy, quang phổ vạch hấp thụ của mỗi nguyên tố cũng có tính chất đặc trưng riêng cho nguyên tố đó. 

2.4  Tia hồng ngoại và tia tử ngoại 

a. Tính chất chung: 

- Tia hồng ngoại và tia tử ngoại có cùng bản chất với ánh sáng nhưng không nhìn thấy được.

- Tính chất: 

+ Tia hồng ngoại và tia tử ngoại tuân theo các định luật: Truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ gây ra hiện tượng nhiễu xạ, giao thoa như ánh sáng thông thường. 

- Miền hồng ngoại có bước sóng trong khoảng 760 nm đến vài nm: 0,76.10-6 m - 10-3 m.

- Miền tử ngoại có bước sóng trong khoảng 380 nm đến vài nm: 10-9 m - 0,38.10-6 m. 

b. Tia hồng ngoại: Là những bức xạ không nhìn thấy được, có bản chất là sóng điện từ và có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ. 

- Nguồn phát ra tia hồng ngoại: 

+ Tia hồng ngoại do các vật bị nung nóng phát ra. 

+ Trong ánh sáng mặt trời có khoảng 50% năng lượng của chùm tia sáng thuộc về các tia hồng ngoại. 

+ Người ta thường dùng các bóng đền có dây tóc bằng vonfram nóng sáng, có công suất từ 250W đến 1000W

- Tác dụng: Tác dụng nhiệt, gây ra một số phản ứng hóa học, biến điệu được như sóng điện từ cao tần. 

- Ứng dụng: Dùng để sấy hoặc sưởi ấm, dùng trong chế tạo phim ảnh, chế tạo bộ điều khiển từ xa.

c. Tia tử ngoại: Là những bức xạ không nhìn thấy được, có bản chất là sóng điện từ và có bước sóng ngắn hơn bước sóng của ánh sáng. 

- Nguồn phát ra tia hồng ngoại: 

+ Các vật bị nung nóng trên 3000oC phát ra tia tử ngoại rất mạnh. 

- Khoảng 9% công suất của chùm ánh sáng mặt trời phụ thuộc vào các tia tử ngoại. 

+ Các đèn hồ quang điện cũng là nguồn phát tia tử ngoại mạnh. 

- Tác dụng: 

+ Tia tử ngoại bị nước, thủy tinh hấp thụ mạnh.

+ Có tác dụng mạnh lên kính ảnh.

+ Làm một số chất phát quang. 

+ Ion hóa không khí. 

+ Gây ra một số phản ứng hóa học, quang hợp.

+ Có tác dụng sinh học. 

- Ứng dụng: Trong công nghiệp dùng để phát hiện các vết nứt, vết xước nhỏ trên bề mặt sản phẩm. Trong y học dùng để chữa bệnh còi xương.

>> Xem thêm: Lý Thuyết Tia Hồng Ngoại Và Tia Tử Ngoại & Bài Tập

2.5 Tia X 

a. Bản chất tia X: Các electron trong tia âm cực tương tác với hạt nhân nguyên tử và tới các electron ở các lớp trong làm phát ra sóng điện từ có bước sóng rất ngắn mà ta gọi là bức xạ hãm, tức tia X.

- Tia X là sóng điện từ có bước sóng ngắn 10-8 - 10-12 m. 

- Tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia X là các bức xạ điện từ không nhìn thấy. 

b. Tính chất: 

- Có khả năng đâm xuyên mạnh. 

- Tác dụng mạnh lên kính ảnh.

- Làm phát quang một số chất. 

- Có khả năng ion hóa không khí. 

- Có tác dụng sinh lý, hủy ngoại tế bào, giết vi khuẩn.

d. Công dụng: 

- Trong y học dùng để chiếu điện, chụp điện, chữa bệnh ung thư nông, gần da.

- Làm các máy đo liều lượng tia X. 

- Trong công nghiệp để dò các lỗ hổng, lỗi nằm sâu trong các sản phẩm đúc. 

COMBO sổ tay môn Vật Lý tổng hợp đầy đủ kiến thức môn học. Nhanh tay đăng ký thôi bạn ơi!!!

3. Các dạng bài tập ôn thi giữa kì 2 môn Lý 12

3.1 Bài tập vê dao động sóng điện từ

Bài 1: Một mạch dao động LC lý tưởng gồm cuộn thuần cảm có độ tự cảm không thay đổi và 1 tụ điện có hai bản tụ phẳng đặt song song và cách nhau 1 khoảng cố định. Để phát ra sóng điện từ có tần số dao động tăng gấp 2 lần thì diện tích đối diện của bản tụ là bao nhiêu?

Lời giải: 

Ta có: 

\large \left\{\begin{matrix} f_{1}=\frac{1}{2\pi \sqrt{LC_{1}}};C_{1}=\frac{\varepsilon S_{1}}{k4\pi d} & \\ f_{2}=\frac{1}{2\pi \sqrt{LC_{2}}};C_{2}=\frac{\varepsilon S_{2}}{k4\pi d} & \end{matrix}\right.\Rightarrow \frac{f_{1}}{f_{2}}=\sqrt{\frac{C_{2}}{C_{1}}}

\large \Rightarrow \frac{1}{2}=\sqrt{\frac{S_{2}}{S_{1}}}\Rightarrow S_{2}=\frac{S_{1}}{4}

Vậy diện tích phải giảm 4 lần.

Bài 2:  Một mạch dao động gồm một tụ điện có điện dung C, cuộn cảm L. Điện trở thuần của mạch
không đáng kể. Dòng điện qua mạch có phương trình i = 2.10-2sin(2.106t)(A). Viết phương trình dao
động của điện tích trong mạch. 

Lời giải: 

Ta có: 

\large Q_{o}=\frac{I_{o}}{\omega }=\frac{2.10^{-2}}{2.10^{6}}=10^{-8}(C) 
Vì cường độ dòng điện tức thời trong mạch sớm pha \large \frac{\pi }{2} so với điện tích, nên điện tích sẽ dao động trễ
pha \large \frac{\pi }{2} so với cường độ dòng điện.
Vậy phương trình dao động của điện tích là:
\large q=10^{-8}sin\left ( 2.10^{6}t-\frac{\pi }{2} \right )

Bài 3: Mạch dao động LC có điện tích cực đại trên tụ là 9 nC. Điện tích của tụ điện vào thời điểm nănglượng điện trường bằng 1/3 năng lượng từ trường bằng bao nhiêu?

Lời giải: 

Vào thời điểm Wd = 1/3 Wt => Wd = 1/4W

\large \Rightarrow \frac{q^{2}}{2C}=\frac{1}{4}.\frac{Q_{o}^{2}}{2C}\Rightarrow q=4,5nC

3.2 Bài tập về sóng ánh sáng

Bài 1: Một lăng kính có góc chiết quang là 60°. Biết chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đó là 1,5.Chiếu tia sáng màu đỏ vào mặt bên của lăng kính với góc tới 60°. Tìm góc lệch của tia ló và tia tới?

Lời giải: 

Áp dụng công thức lăng kính ta có: 

\large sinr_{1}=\frac{sini_{1}}{n}=0,58 \Rightarrow r_{1}=35,5^{o}\Rightarrow r_{2}=A-r_{1}=24,7^{o}

Mặt khác ta có: \large sini_{2}=nsinr_{2}=0,63 = sin38^{o}\Rightarrow D=i_{2}+i_{2}-A=38,8^{o}

Vậy góc lệch D = 38,8o

Bài 2: Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = 60o, có chiết suất đối với tia đỏ là 1,514; đối
với tia tím là 1,532. Góc lệch cực tiểu của hai tia này là bao nhiêu?

Lời giải: 

Đối với tia đỏ: 

\large sin\frac{D_{dmin}+A}{2}=n_{d}sin\frac{A}{2}=1,514.0,5=0,757

\large \Rightarrow D_{dmin}=2.49,2^{o}-60^{o}=38,4^{o}

Đối với tia tím: 

\large sin\frac{D_{tmin}+A}{2}=n_{t}sin\frac{A}{2}=1,532.0,5=0,766

\large \Rightarrow D_{tmin}=2.50^{o}-60^{o}=40^{o}

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây là tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ trong quá trình Ôn thi giữa kì 2 môn Lý 12. Các em hãy nhanh tay note lại các kiến thức này sử dụng ôn tập thật tốt cho bài kiểm tra giữa kì của mình nhé. Đừng quên truy cập vuihoc.vn để tham khảo thêm kiến thức các môn học khác nhé! 

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

 

 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0914890900