img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Phân tích bài rừng Xà Nu

Tác giả Minh Châu 14:01 30/11/2023 45,122 Tag Lớp 12

Truyện ngắn Rừng Xà Nu là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Nguyễn Trung Thành. Với mục đích giúp các em hiểu được tác phẩm và nắm bắt được kiến thức trọng tâm của bài, VUIHOC xin gửi đến các em bài phân tích truyện ngắn Rừng Xà Nu hay nhất. Cùng VUIHOC tìm hiểu nhé!

Phân tích bài rừng Xà Nu
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Sơ đồ tư duy phân tích bài Rừng Xà Nu 

2. Lập dàn ý phân tích bài rừng xà nu 

2.1 Mở bài phân tích Rừng xà nu 

- Giới thiệu sơ qua về tác giả, tác phẩm

2.2 Thân bài phân tích Rừng xà nu

a. Khái quát

  • Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:

- Truyện ngắn Rừng Xà Nu được sáng tác năm 1965 khi Mỹ tiến quân vào bãi biển Chu Lai - Quảng Nam, khi ấy tác giả đang hoạt động trên chiến trường Tây Nguyên. Và để động viên, cổ động tinh thần nhân dân ta bước vào cuộc kháng chiến, nhà văn đã viết một bài “Hịch tướng sĩ” thời đánh Mỹ. 

- Truyện ngắn Rừng xà nu đầu tiên được đăng trên tạp chí Văn hóa quân giải phóng Trung Trung Bộ, sau này được in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”.

b. Cụ thể

  •  Hình tượng cây xà nu:

- Tác giả đã xây dựng hình tượng cây xà nu một cách sống động lại vừa mang nhiều ý nghĩa qua việc biện pháp nghệ thuật nhân hóa và so sánh tài tình.

  • Ý nghĩa tả thực: Cây xà nu là một trong những loài cây phổ biến ở vùng miền Tây Nguyên, giống cây trong họ thông, mọc thẳng đứng, thân cây chắc khỏe, có sức sống mạnh mẽ bất chấp mọi sự khắc nghiệt của thời tiết.

  • Ý nghĩa biểu trưng: Thể hiện cuộc sống chịu nhiều đau thương mất mát, là biểu tượng về sức sống bất diệt, không bao giờ lụi tàn đôi khi là biểu tượng của đau thương song hành cùng nhiều phẩm chất tốt đẹp của người dân làng Xô Man. Hình ảnh cây xà nu đã được nâng lên một tầm cao mới, sánh ngang với hình tượng của một con người.

- Sức sống kì diệu của rừng xà nu được tác giả gợi tả qua những câu văn: 

+ “Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”

+ Những cây có tấm thân cường tráng “vết thương của chúng chóng lành”, đại bác không giết nổi chúng -> Sử dụng nghệ thuật nhân hóa để gợi cho người đọc liên tưởng về con người nơi đây.

c. Hình tượng con người, các thể hệ anh hùng Tây Nguyên

* Nhân vật Tnú

- Một nhân vật xuất hiện qua lời kể của cụ Mết. Anh được biết tới người anh hùng lí tưởng với bản chất gan góc, thông minh, sáng dạ.

- Nhân vật Tnú dũng cảm, trung thành với lý tưởng cách mạng, Tnú như một bước tiến mới trong sự nhận thức và biểu hiện đại diện cho con người Tây Nguyên mang những phẩm chất của một người anh hùng lí tưởng.

-Từ thuở niên thiếu, Tnú đã rất lanh lợi, cả gan: khi còn nhỏ cùng Mai vào rừng tiếp tế cho anh Quyết, thấy anh Quyết làm cán bộ giỏi. Sự gan góc này càng được hun đúc thành tính cách kiên cường khi Tnú trưởng thành.

- Còn hiện lên ở anh tinh thần kỷ luật cao: “Đi lực lượng quân giải phóng suốt ba năm nhớ buôn làng nhưng được phép mới về thăm quê. Và chỉ về đúng một đêm như cấp trên cho phép”

- Tnú có quyết tâm đánh giặc khó khăn đến mấy cũng sẵn sàng vượt qua.

- Luôn hết mực yêu thương, chăm sóc vợ con. Khi vợ con bị bắt, Tnú không chạy ra cứu vợ con ngay, bởi vì biết đó là âm mưu của giặc. Nhưng khi đứa bé khóc thét lên thì anh không thể kìm nén nổi tình cảm cứ trực trào trong lòng anh, thấy mẹ con Mai bị tra tấn “con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn”, “Tnú nhảy xổ ra”

- Nơi xóm làng, người dân nơi đây, anh luôn coi họ như người ruột thịt. Ba năm đi bộ đội giải phóng, về tới đầu làng, luôn gắn bó và đầy tình nghĩa với dân làng: xin về thăm làng một đêm, để nước suối của làng giội lên người

=> Qua đó để thấy được Tnú là một người con thân yêu của núi rừng Tây Nguyên, là lực lượng nòng cốt của kháng chiến đã sẵn lòng hy sinh hạnh phúc cá nhân để vì quê hương, cách mạng.

*Cụ Mết

- Là người có đôi mắt sáng xếch ngược, râu dài tới tận ngực, vết sẹo ở má láng bóng, bàn tay nặng như kìm sắt, tiếng nói ồ ồ dội vang...-> Cụ mang dáng dấp những nhân vật anh hùng trong trường ca Tây Nguyên.

- Là người trầm tĩnh, sáng suốt, quyết đoán, người yêu thương dân làng, luôn có ý thức dạy con cháu biết giữ truyền thống dân tộc bởi “Đánh thằng Mĩ phải đánh dài”, …

-> Cụ Mết là điển hình cho một biểu tượng của thế hệ anh hùng đi trước, như  cây xà nu cổ thụ hội tụ đủ những vẻ đẹp con người Tây Nguyên, một lòng yêu nước, yêu làng, yêu và tin theo lý tưởng cách mạng.

*Dít

- Là cô bé nhanh nhẹn, hoạt bát, dù tuổi nhỏ nhưng rất can đảm, gan dạ, có sức chịu đựng phi thường, biết kìm nén cảm xúc và nuôi dưỡng, nung nấu ý chí trả thù: đem gạo vào rừng cho dân làng, nhất quyết không khai khi bị bọn giặc bắt gặp được,..: Nó bò theo máng nước đem gạo ra rừng cho cụ Mết, Tnú và đám thanh niên khi giặc lùng bắt Tnú. 

- Tình cảm trong sáng, kín đáo.

*Bé Heng

-  Còn bé tuổi nhưng làm liên lạc nhanh nhẹn, giỏi việc, có ý thức cách mạng sớm, thuộc từng hố chông, từng chiến điểm để dẫn đường cho cán bộ cách mạng, cho khách đến làng.

- Bé Heng là lứa xà nu con, là thế hệ nối tiếp tràn trề sức sống đang kế tiếp cha anh để vươn lên mạnh mẽ.

=> Hình tượng con người Tây Nguyên được tác giả khắc họa đậm nét qua các nhân vật để làm nổi bật rõ nét phẩm chất của những người cách mạng hết mình vì tổ quốc, đất nước, vì lợi ích chung của dân tộc

Combo sổ tay tổng hợp kiến thức các môn học hot nhất năm nay đang được giảm giá nhân dịp đầu năm mới. Nhanh tay đăng ký để nhận được ưu đãi tốt nhất từ VUIHOC nhé! 

2.3 Kết bài phân tích Rừng xà nu

  • Nghệ thuật:

-Với giọng kể trang nghiêm và hùng tráng, lời văn trau chuốt, giàu hình ảnh tái hiện vẻ đẹp tráng lệ hào hùng rất riêng của cảnh vật và con người truyền thống văn hóa Tây Nguyên trong cuộc sống kháng chiến chống Mỹ đau thương mà anh dũng

  • Nội dung:

- Câu chuyện bi tráng về cuộc đời của một người anh hùng đại diện cho cộng đồng được già làng kể lại cho dân làng nghe trong một đêm rừng Tây Nguyên. Người anh hùng ấy là Tnú, sự giác ngộ lý tưởng cách mạng và cuộc nổi dậy từ tự phát đến tự giác của dân làng Xô Man biểu trưng cho cả đất nước Việt Nam đau thương mà quật cường trong kháng chiến chống Mỹ.

>> Mời bạn tham khảo: Soạn bài Ngữ Văn 12

3. Hướng dẫn phân tích bài rừng xà nu 

3.1 Phân tích bài rừng xà nu hay nhất 

Nhà văn Nguyễn Trung Thành là một người xuất thân từ Tây Nguyên, ông cũng từng hoạt động ở chiến trường miền Nam trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Truyện ngắn "Rừng xà nu" là tác phẩm tiêu biểu nổi bật với hình ảnh trung tâm là "Rừng xà nu". Nó được biết đến như một loài cây quen thuộc nơi núi rừng Tây Nguyên kiên cường và bất khuất như cư dân Tây Nguyên dù sống trong môi trường khắc nghiệt nhưng bền bỉ.

Truyện ngắn “Rừng xà nu” được viết năm 1965 trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt, đặc biệt là ở chiến trường Tây Nguyên, nơi Mỹ đổ quân ào ào vào để xâm chiếm, khủng bố. Tác phẩm được in trên tạp chí Văn nghệ giải phóng, trích trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”. Ra đời trong bối cảnh như vậy, tác phẩm được coi như là nguồn cổ vũ, động viên to lớn đối với dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến gian khổ của nhân dân ta.

Mở đầu tác phẩm nhà văn đã so sánh hình ảnh cây xà nu với những cư dân Tây Nguyên  là hình ảnh ẩn dụ cho cốt cách, sức sống của đồng bào Tây Nguyên từ trước đến nay không chịu khuất phục, đầu hàng trước số phận, kiên quyết bảo vệ nền độc lập, tự do dân tộc.  Rừng xà nu được coi là sự kết tinh nghệ thuật khi miêu tả cây gắn liền với đời sống sinh hoạt của cư dân Tây Nguyên, gắn liền với sự trưởng thành của bao thế hệ. Từ đó để tác giả muốn tái hiện chân thực cuộc sống và chiến đấu của người dân nơi đây - thế hệ giàu lòng yêu nước đó là của Tnú, chị Mai, cụ Mết và bé Heng, những người thuộc thế hệ Từ thế hệ này qua thế hệ khác, thế hệ nào cũng cố gắng lớn lên, thay phiên nhau bảo vệ quê hương Tây Nguyên, những gương anh hùng sáng chói với non sông, Tổ quốc.

Đặc biệt hai hình tượng lớn có ý nghĩa tượng trưng sâu sắc trong tác phẩm đó là hình ảnh cây xà nu và hình tượng con người Tây Nguyên thể hiện vẻ đẹp, phẩm chất cao đẹp  của con người làng Xô man. Cây xà nu gắn bó với đời sống sinh hoạt của cư dân làng Xô Man: bếp lửa xà nu trong từng gian bếp, bếp lửa nhà bàng, chứng kiến ​​ròng rõng các cuộc đấu tranh của dân làng Xô Man “Đêm thắp đuốc người mài vũ khí”…. Chẳng điều gì có thể ngăn cản được sự phát triển, sinh sôi nảy nở của rừng cây xà nu. Chúng lớn rất nhanh, “đạn đại bác không giết nổi chúng”. Cây xà nu mang vẻ đẹp biểu tượng cho phẩm chất, sức mạnh quật cường, bất diệt của dân làng Xô Man. Là một loài cây ham ánh sáng như ngầm ý chỉ con người nơi đây luôn luôn hướng về phía ánh sáng của đảng, mặt trời cách mạng. Mặt trời phải luôn vươn cao, vươn thẳng như niềm tin vào lý tưởng, đường lối cách mạng người dân làng Xô Man. Cây xà nu thường mọc thành rừng nhằm ngụ ý của tác giả muốn khắc họa tinh thần đoàn kết của dân làng Xô Man bất chấp mọi hoàn cảnh vẫn sát cánh bên nhau.

Nổi bật hơn cả là hình tượng nhân vật Tnú,thế hệ tiếp bước cha anh, người anh hùng tiêu biểu cho truyền thống của làng Xô Man và có tình yêu sâu nặng với Mai. Tác giả đã khắc họa hình tượng nhân vật Tnú hiện lên với tinh thần bất khuất, ý chí quật cường, một lòng trung thành với Đảng, Cách mạng. Tuổi nhỏ, Tnú đã thể hiện bản lĩnh cách mạng kiên cường bằng cách tham gia phong trào nuôi giấu cán bộ trong rừng, quyết tâm học chữ để sau này lớn lên trở thành cán bộ chiến sĩ. Khi trưởng thành, anh cùng dân làng nung nấu ý chí đánh giặc bằng cách mài vũ khí giấu trong rừng, thấy vợ con anh bị giết nhưng anh vẫn phải kìm nén cảm xúc, giấu đi nỗi đau của riêng mình, nhất quyết không phản ứng mạnh bội phần. Ngoài nhân vật Tnú, ông Mết là người có vai trò quan trọng đối với dân làng Xô Man, hiện thân của thế hệ cha ông dày dặn kinh nghiệm, bản lĩnh và giàu lòng yêu nước, luôn hướng cho dân làng những bước đi đúng đắn trong chiến đấu, có tầm nhìn xa, dẫn dắt dân làng theo đường lối đúng đắn.

 Còn Dít là một đứa bé lanh lợi, rất gan dạ và lòng trung thành với cách mạng: lẻn vào rừng tiếp tế lương thực cho du kích, khi bị bắt vẫn rất can đảm, bình tĩnh và không cảm xúc, không tỏ vẻ sợ hãi. Con người cương nghị, luôn một lòng yêu quê hương, khác xa so với vẻ lạnh lùng bình thản vốn có thể hiện bên ngoài. Với nhân vật bé Heng, nhà văn đã phác họa hình tượng nhân vật qua những nét ngoại hình nhưng cũng đủ tạo ra ấn tượng sâu sắc cho người đọc, là một thế hệ cây xanh mới lớn và lớn rất nhanh, vẻ ngoài nhỏ nhắn nhưng lại rất tích cực tham gia vào công việc chung của làng.

Qua việc phân tích tác phẩm “Rừng Xà Nu”,tác giả đã viết lên câu chuyện thấm đẫm chất sử thi hùng tráng kết hợp cùng cảm hứng lãng mạn. Có thể cảm tưởng như được xem một bộ phim về số phận một con người với biết bao sự kiện bởi tác giả đã tái hiện không khí hào hùng của người dân Tây Nguyên. Xuyên suốt tác phẩm, nhà văn Nguyễn Trung Thành không chỉ nhấn mạnh vào khu rừng “Rừng xà nu” mà còn lột tả nét đẹp ở tuyến nhân vật là thế hệ anh hùng, kiên cường, bất khuất giữa vùng đất miền trung của cao nguyên. Từ đó, nêu bật lên cao truyền thống yêu nước quật cường, ý chí bất khuất của dân tộc ta, cũng nhằm ngợi ca, truyền động lực thế hệ con cháu mai sau tiếp nối thế hệ cha ông, tiếp tục gìn giữ núi sông.

3.2 Phân tích bài rừng xà nu học sinh giỏi 

Đã biết bao tấm gương hy sinh anh dũng và chiến đấu kiên cường vì độc lập, sẵn sàng hy sinh quên mình trên dải đất hình chữ S thân thương để có được nền độc lập, hòa bình ngày hôm nay. Các tác phẩm của bao thế hệ thi sĩ, nhà văn viết nên đã giúp cho các thế hệ hiểu hơn về đau thương, mất mát của cha ông. Một trong số tác phẩm bạn đọc không thể bỏ qua khi đi tìm hiểu về văn chương kháng chiến là Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Tác phẩm là sự ghi dấu về những cảnh rừng xà nu xanh bạt ngàn nhưng ẩn sâu khung cảnh đó là biểu tượng cho vẻ đẹp của con người Tây Nguyên.

Rừng Xà Nu sáng tác trong những năm kháng chiến chống Mỹ năm 1965. Người ta cho rằng đó là một câu chuyện đời thực được kể trong đêm. Câu chuyện cuộc đời ấy là câu chuyện về Tnú, và ý nghĩa của tác phẩm không chỉ là câu chuyện cuộc đời của một con người mà còn là lịch sử của một buôn làng, một dân tộc. Tác phẩm ra đời muốn minh chứng cho tinh thần ý chí quật cường của đồng bào người dân Tây Nguyên. 

Qua nhan đề có thể thấy rõ được hình tượng cây xà nu được nhà văn nhìn nhận, miêu tả từ nhiều góc độ đưa lại hiệu quả thẩm mỹ đặc biệt. Ngay hình ảnh mở đầu và kết thúc bằng hình ảnh rừng xà nu bát ngát đến chân trời được tác giả sử dụng được lặp đi lặp lại nhiều lần đến như vậy, nhất là “các đồi xà nu – 4 lần”; “rừng xà nu – 5 lần”. Cây xà nu không chỉ xuất hiện trong đoạn mở đầu và đoạn kết mà còn xuất hiện xuyên suốt câu chuyện mà tác giả tái hiện.

Thực tế, xà nu được biết tới là một loài cây họ thông, mọc khỏe và có nhiều ở mảnh đất Tây Nguyên, loài cây rất quen thuộc, gắn liền với cuộc sống thường ngày của người dân Tây Nguyên. Hình tượng rừng xà nu được gợi lên đầu bài với hình ảnh bảo vệ, che chắn người dân nơi đây khỏi mưa bom, bão đạn của kẻ thù  nhưng lại là đối tượng mà quân địch nhắm tới để hủy diệt: “Chúng nó bắn đã thành lệ,… hầu hết đạn đại bác rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn”. Dường như những đau thương mất mát, khó khăn, hết lần này đến lần khác kẻ thù dội những trận bom xuống những cánh rừng xà nu như muốn hủy diệt sự sống của con người nơi đây.. Những vẫn hiện lên nét đẹp hào hùng lóe lên chính từ những điều gian khổ như vậy. Chẳng có điều gì có thể hủy hoại được sự sống bất diệt của cánh rừng xà nu năm ấy “Trong rừng ít có loại cây nào sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy. ” Cứ thế lớp nối lớp, sức sống sinh sôi mãnh liệt. Bởi thế chính từ những nét đặc điểm ấy của rừng xà nu đã làm điểm nhấn cho sức sống trường tồn bất diệt của người dân Tây Nguyên anh dũng, kiên cường.

Tiêu biểu hơn hết là hình tượng nhân vật Tnú, chính là linh hồn của tác phẩm với nét điển hình phẩm chất của dân làng Xô man, của nhân dân Tây Nguyên. Chính điều đó đã góp phần tạo nên, hình thành nên hình ảnh con người mang những nét phẩm chất rất đáng ngợi khen. Ngoài ra, nhà văn cũng miêu tả những đau thương tang tóc của dân làng như bọn giặc giết anh Xút treo lên cây vả đầu làng, chặt đầu bà Nhan treo trên đầu súng, giết Mại Và đứa con, đốt 10 đầu ngón tay của Tnú.

 Ngoài ra, tác giả cũng khắc sâu, tô đậm tình yêu thương mà Tnú dành cho vợ con cũng rất chân thành.. Ngày Mai sinh con, Tnú đi bộ để kiếm vải cho vợ địu con. Chứng kiến cảnh vợ con bị giặc đánh, tra tấn tàn bạo trong đêm, Tnú căm phẫn nhưng vẫn phải kìm nén vì anh là người của Cách mạng: “Ở chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn”. Nhưng cuối cùng bất chấp sự nguy hiểm của tính mệnh, anh lao ra cứu lấy vợ mình. Những thứ tình cảm rất đỗi đời thường đã tạo nên xây đắp lên một thứ tình cảm cao cả hơn đó là tình yêu quê hương, đất nước, yêu Cách Mạng.Lớn lên trong thời đại máu lửa của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Tnú ý thức được hơn ai hết những lời dạy của Cụ Mết về đường lối, ánh sáng của Đảng. SInh ra và lớn lên giữa đại ngàn mênh mông rộng lớn, trong chính cái hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh đã nung nấu, nuôi dưỡng con người Tnú, Tnú như được di truyền hết những sức mạnh nội lực như sâu thẳm ẩn dấu bên trong khu rừng xà nu kia.

Rừng xà nu là được coi là một truyện ngắn được ví như bản hợp xướng ca ngợi chủ nghĩa anh hùng của nhân dân Tây Nguyên. Với ngôn ngữ được tác giả chọn lọc mang đậm chất sử thi nhưng vẫn giữ được nét mộc mạc, giản dị vốn có đồng thời hình tượng được xây dựng mang vẻ đẹp lớn lao, kì vĩ. Khi miêu tả rừng xà nu tác giả sử dụng kĩ thuật điện ảnh lúc miêu tả cận cảnh (cây xà nu non, bị thương), lúc lùi xa (rừng xà nu chạy tít tắp), có lúc ống kính chao đảo (luồng ánh sáng thẳng tắp, lóng lánh bụi vàng)… Nhà văn Nguyễn Trung Thành đã miêu tả cây xà nu qua cảm nhận bằng nhiều giác quan khác nhau để thấy được rõ nhất, hiểu được và thấy được nét đẹp của rừng xà nu của người dân Tây Nguyên. Không đơn thuần là rừng cây trên dải Trường Sơn mà nó còn mang biểu tượng về phẩm chất của con người vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ này qua bao sự khắc nghiệt của chiến tranh gian khổ chống quan xâm lược, chúng vẫn vươn lên ngoan cường, mạnh mẽ bất chấp thời gian. Chúng vẫn hiện thân và mang trong mình vẻ hiên ngang, kiêu hãnh và vô cùng bền bỉ. Vì thế ta mới có thể hiểu tại sao Rừng Xà Nu lại là tác phẩm gây ấn tượng sâu đậm trong lòng các thế hệ độc giả tới vậy.

Lộ trình học giúp các em đạt điểm 9+ tất cả các môn thi THPT Quốc Gia. Nhanh tay đăng ký để nhận được nhiều ưu đãi từ vuihoc nhé! 

3.3 Phân tích bài rừng xà nu ngắn nhất 

Mảnh đất Tây Nguyên cùng với những người con kiên cường, hiên ngang từ lâu đã trở thành đề tài thu hút những nhà văn và một trong số đó có người nghệ sĩ Nguyễn Trung Thành. Và một trong số đó có tác phẩm “Rừng Xà Nu” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông khi ca ngợi về Tây nguyên đậm chất sử thi. Đặc biệt tác giả đã xây dựng thành công hình tượng cây xà nu mang đậm bản chất, chí khí cho con người sống trên mảnh đất này.

Nhà văn Nguyễn Trung Thành là người dân Tây Nguyên, ông viết rất hay về cảnh vật cũng như con người nơi đây. Tác phẩm được sáng tác trong khi ông còn hoạt động chiến trường miền Nam thời kỳ chống Mĩ cứu nước. Truyện đăng lần đầu trên tạp chí Quân giải phóng Trung Trung Bộ, và được in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”.Qua tác phẩm, nhà văn muốn ngợi ca tinh thần quật khởi của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù

Hình ảnh cây xà nu được ví von như hình ảnh con người làng Xô Man chưa bao giờ phải đầu hàng trước số phận luôn hướng về phía trước để bảo vệ độc lập, tự do đặc biệt  trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, chính hình ảnh rừng cây xà nu to lớn đã che chở cho người dân buôn làng khỏi những hiểm nguy của bom đạn kẻ thù, những trận đại bác của quân địch. Xuất hiện lên với đầy đủ dáng dấp phẩm chất con người Tây Nguyên vốn có, dường như chẳng điều gì có thể tàn phá chúng cả những trận đạn bom của kẻ thù cứ thế nhắm xuống để phá hủy rừng xà nu bát ngát, rộng lớn. Cứ thế dội xuống rồi chúng lại sinh sôi nảy nở, phát triển, tưởng như là ẩn chứa trong mình nguồn sức sống bất tận không bao giờ vơi cạn đi được.

Rừng xà nu như chứng nhân lịch sử, tận mắt chứng kiến cùng với người dân Tây Nguyên vượt qua bao khó khăn gian khổ, tựa như ngọn đuốc sáng dẫn đường cho người dân. Cây xà nu ăn sâu vào trong tâm niệm, gắn liền với từng hoạt động sinh hoạt thường ngày  của mỗi con người nơi đây. Nó được nhà văn khắc họa như là biểu tượng cho tinh thần, ý chí sức mạnh ngang tàn của con người làng Xô Man nói riêng và con người Tây Nguyên nói chung. Loài cây ấy dường như lúc nào cũng hiên ngang mọc thẳng, vươn vai, cao lớn, hướng tới ánh sáng cũng như người dân Xô Man hướng tới hạnh phúc, sự độc lập dân tộc. Kiên cường mạnh mẽ ròng rã suốt từng ấy năm trời vẫn chẳng đổi thay, lớp từng lớp chồng lên nhau, thế hệ trước ngã xuống thê hệ sau tiếp tục vực dậy, kế thừa và phát huy những gì tốt đẹp mà thế hệ trước đã gây dựng nên. Những thế hệ lão làng như cụ Mết, rồi đến Tnú và bé Dít, bé Heng đều mang khát khao cháy bỏng về tương lai tươi sáng.

Một lần nữa ta phải công nhận rằng thật sáng tạo và độc đáo khi tác giả Nguyễn Trung Thành đã sử dụng rừng xà nu một cách sinh động và vô cùng thu hút người đọc. Dựa trên nhiều phương diện, góc nhìn khác nhau có thể thấy ông đi từ khái quát đến cụ thể để lột tả được ẩn ý miêu tả hình tượng con người mang những vẻ đẹp, phẩm chất cao đẹp. Rừng cây xà nu vươn cao lên nhưng cũng để nói dáng dấp con người đang cố gắng, phấn đấu vươn lên từng ngày.

 Chính Tnú tiêu biểu đại diện cho những con người ấy, người chiến sĩ mang trong mình sự kiên cường, bất khuất. Từ thuở còn nhỏ đã xung phong tham gia phong trào nuôi giấu cán bộ, quyết tâm học chữ, khỏe khoắn, kiên cường, chẳng điều gì có thể gục ngã người thanh niên ấy. Song hành với tuyến nhân vật là các nhân vật khác như anh Quyết, cụ Mết, Mai, Dít, Heng,…để làm nổi bật lên những thế hệ anh hùng nối tiếp nhau đứng lên chống giặc, phát huy tinh thần đoàn kết, ý chí một lòng. Anh Quyết là tuy là cán bộ cách mạng, nhưng anh lại mang trong mình thêm trọng trách là người đã dạy chữ cho Tnú và Mai. Và cũng chính anh cũng là  người nhen nhóm ngọn lửa đấu tranh quật cường của những người dân làng Xô Man. Anh dường như nhận thức được tầm quan trọng của việc lí tưởng, khơi dậy trong chúng được lòng yêu nước, ý chí quyết tâm , bảo vệ tổ quốc của mình. 

 Và ta không thể không nhắc tới hình ảnh cụ Mết. Một thế hệ lão làng, anh hùng dẫn đường chỉ lối buôn làng nổi dậy chiến đấu. Tuy già nhưng không hề dễ dàng bị quật ngã bởi gió bão.Những thế hệ nối tiếp con đường của cụ Mết, Tnú là Dít và Heng. Dít lớn lên là chính trị viên xã đội, từ khi còn nhỏ, Dít đã là một cô bé gan dạ. Cứ sẩm tối, Dít lại “bò theo máng nước đem gạo ra rừng cho cụ Mết, Tnú và thanh niên”. dù bị giặc bắt nhưng nó vẫn im bặt, lạnh lùng, chẳng thể hiện một chút điều gì lo sợ trước mặt kẻ thù, bình thản một cách lạ lùng. Qua chi tiết ấy cũng đủ để thấy được tuy là một cô bé nhỏ nhắn nhưng Dít đã có đủ bản lĩnh và nghị lực phi thường của cô bé.

Dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn Nguyễn Trung Thanh các tuyến nhân vật được xây dựng một cách thành công. Cùng để  khắc họa khu rừng Xà Nu mang nhiều ẩn ý khác nhau nhưng chung quy lại tác giả vẫn muốn làm nổi bật lên hình tượng con người núi rừng Tây Nguyên với sức mạnh phi thường. “Rừng xà nu” đã được nhà văn Nguyễn Thành Trung để tái hiện sự hừng hực trong khí thế chiến đấu giải phóng quê hương đất nước của con người vùng Tây Nguyên. Giọng văn mang tràn đầy khí thế, sự hừng hực, khí thế như không khí cuộc chiến đấu chống kẻ thù. Để ta thấy được rõ nét hơn, thêm hiểu và thêm yêu con người Tây Nguyên với biết bao phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Họ chính là hình ảnh đẹp đẽ, tiêu biểu cho con người Việt Nam thời kì chống Mĩ. Chính tác phẩm đã truyền lại, giúp thế hệ trẻ sau này hiểu và học hỏi thêm nhiều điều về ý chí kiên cường cùng niềm tin vào đường lối, ánh sáng của Đảng, Cách Mạng.

Đăng ký khóa học PAS THPT để được các thầy cô lên lộ trình học tập phù hợp bạn nhé! 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em dàn ý và bài phân tích bài Rừng Xà Nu một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Hi vọng rằng có thể giúp các em hiểu rõ hơn về ý nghĩa mà tác phẩm muốn nhắn gửi tới qua lời văn của nhà văn. Chúc các em học tốt. Ngoài ra, để học thêm nhiều hơn các kiến thức về môn ngữ văn cũng như của các môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0963345212