img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài bài nhìn về vốn văn hóa dân tộc - Ngữ Văn 12

Tác giả Minh Châu 14:30 30/11/2023 5,996 Tag Lớp 12

Để giúp các em nắm chắc được kiến thức bài học về vốn văn hóa dân tộc và hiểu rõ được đặc điểm của vốn hóa truyền thống của Việt Nam, VUIHOC xin gửi tới các em học sinh bài soạn nhìn về vốn văn hóa dân tộc đầy đủ và chi tiết nhất.

Soạn bài bài nhìn về vốn văn hóa dân tộc - Ngữ Văn 12
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài nhìn về vốn văn hóa dân tộc phần tác giả 

–Trần Đình Hượu sinh năm 1926 quê tại xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ông từng giảng dạy tại khoa Văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ông tập trung nghiên cứu chủ yếu các vấn đề lịch sử xoay quanh tư tưởng và văn học Việt Nam trung cận đại.

– Năm 2000, ông vinh dự  được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ.

– Các công trình sáng tác tiêu biểu của ông: Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại (1995), Các bài giảng về tư tưởng phương Đông (2001),…

2.  Soạn bài nhìn về vốn văn hóa dân tộc phần tác phẩm 

2.1 Xuất xứ 

– Văn bản được trích trong phần II, bài Về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc thuộc cuốn Đến hiện đại từ truyền thống (1996) , một công trình được tặng Giải thưởng Nhà nước. 

2.2 Bố cục 

– Gồm 3 nội dung:

+ Phần I: Từ phần “Trong lúc...với nó” nêu lên vấn đề, khái niệm chung về vốn văn hoá dân tộc.

+ Phần II: Từ phần “Giữa các ...văn học” Nhận xét về các mặt của cái vốn văn hoá dân tộc Việt Nam.

+ Phần III: Kết luận : “Con đường… có bản lĩnh” Con đường xây dựng văn hoá, bản sắc dân tộc của nhân dân Việt Nam.

>> Mời bạn xem thêm: Soạn bài Ngữ Văn 12

3. Hướng dẫn Soạn bài nhìn về vốn văn hóa dân tộc

3.1 Câu 1 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 162 

Tác giả Trần Đình Hượu đã nhắc tới các nét đặc điểm nổi bật của truyền thống văn hoá Việt Nam trên các phương diện của đời sống tinh thần cũng như của  vật chất cụ thể như sau: 

- Đời sống vật chất: ưa thích có chừng mực, mức độ vừa phải, hy vọng cuộc sống đủ đầy, an cư lạc nghiệp, con đàn cháu đống, mong cuộc sống an nhàn, no đủ, đất nước thái bình, không ước mong xa vời, cao cả hơn nữa,…

- Đời sống tinh thần:

  • Tôn giáo: không quá mê muội, mê tín mà quên mất giá trị thực chất, phải biết cách dung hòa những tôn giáo khác nữa để tạo nên sự hài hòa.

  • Nghệ thuật: quy mô không lớn, không hùng vĩ, tráng lệ phi thường nhưng lại mang sức sáng tạo và  tác phẩm tinh tế.

  • Ứng xử: không kì thị, khắt khe, cực đoan trọng tình nghĩa.

  • Quan niệm không đề cao quá tri thức, mà coi trọng cách xử lý khôn khéo, thù thế chuẩn mực. Về cái đẹp hướng đến nét nét đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng, vừa xinh vừa khéo léo.

  • Kiến trúc:hòa hợp, hài hòa với thiên nhiên, không nhất thiết phải rộng lớn.

  • Lối sống: trọng tình nghĩa, không quá phô trương, an phận thủ thường…

3.2 Câu 2 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 162

- Đặc điểm nổi bật nhất trong các sáng tạo văn hóa Việt Nam: mang tính thiết thực, hài hòa và linh họa. Cái văn hóa Việt Nam hướng đến là giá trị nhân bản, tinh tế và muốn hướng đến sự dung hòa trên mọi phương diện khác nhau như tôn giáo, ứng xử, sinh hoạt, nghệ thuật…

- Đặc điểm này đã nói lên thế mạnh của văn hóa Việt Nam là tạo ra một cuộc sống ổn định, thiết thực, hòa hợp với vẻ đẹp thanh lịch, lịch sự của con người hiền hòa, sống nghĩa tình, có văn hóa.

- Những ví dụ điển hình về sự dung hòa trong các phương diện

  • Việt Nam có rất nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo khác nhau cùng tồn tại trên một lãnh thổ nhưng không hề có những xung đột, hay tranh chấp về lãnh thổ, sắc tộc hay tôn giáo. Thực tế có thể thấy những công trình kiến trúc như Một Cột, Tháp Rùa, lăng tẩm vua chúa đời Nguyễn… có kiến trúc tinh tế hài hòa với thiên nhiên không cần có quy mô quá lớn.

  • Kiến trúc: đền chùa, lăng tẩm không quá tráng lệ, quy mô vừa đủ và chủ yếu muốn hướng tới giá trị bền vững.

  • Trong sự giao tiếp, lời ăn tiếng nói của nhân dân hợp tình, hợp lý , những bài học nhân văn đặc biệt xuất hiện trong ca dao, thành ngữ, tục ngữ: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”  “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”;....

3.3 Câu 3 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 162

– Dù vậy nhưng văn hóa Việt Nam vẫn chưa thể đạt tới tầm vóc cao quý, lớn lao, chưa mang sức ảnh hưởng như  những nền văn minh khác bởi vẫn còn xuất hiện những hạn chế trong một số phương diện:

  • Tôn giáo, nghệ thuật: không được chú trọng nên ít phát triển, không có công trình nào đạt vị trí quan trọng, chưa nổi bật và ảnh hưởng sâu sắc được tới những nền văn hóa khác như khi so sánh với văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa,.. Thơ ca, âm nhạc, kiến trúc cũng không mấy phát triển đến mức độ tuyệt kĩ.

  • Quan niệm về lí tưởng: không đề cao trí tuệ mà trọng sự khôn khéo, không có khát vọng ước muốn lớn lao,..

– Lý giải nguyên nhân của những hạn chế đó nằm trong ý thức của con người: chấp niệm về thực tế nhiều bất trắc, khó khăn, về sự nhỏ bé, yếu ớt trong tiềm thức của dân tộc Việt Nam.

Khóa học PAS THPT sẽ giúp bạn lên lộ trình ôn tập các môn phù hợp với học lực của mình. Đăng ký ngay để được học thử hoàn toàn miễn phí nhé! 

3.4 Câu 4 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 162

– Các tôn giáo có sức ảnh hưởng to lớn tới nền văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam chủ yếu Phật giáo và Nho giáo bởi lẽ dù du nhập từ nước ngoài nhưng lại đem những nét tương đồng và để lại dấu ấn sâu sắc trong bản sắc dân tộc. 

Ví dụ như tiếp nhận những tư tưởng ý nghĩa như luật nhân quả,..

– Người Việt Nam đã thu nhập những nét đẹp ấy trên cơ sở có chọn lọc những tư tưởng, nét độc đáo để tạo nên nét riêng trong bản sắc dân tộc mình. Cùng với đó người Việt cũng tiếp nhận  một cách hài hòa với nét đẹp dịu dàng thanh lịch của con người Việt Nam giàu tình nghĩa.

– Trong văn học, thơ ca dao tục ngữ cũng nhắc tới rất nhiều về quan niệm nói trên phải kể đến như quan niệm của Nguyễn Trãi về nhân nghĩa:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.”

Hay câu ca dao nói về tôn sư trọng đạo :

”Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”

3.5 Câu 5 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 162

– Đây là điểm tích cực vì:

+ Tính thiết thực giúp văn hóa Việt gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng. Phải kể đến như nhà chùa là nơi thờ Phật nghiêm trang, tôn kính nhưng cũng diễn ra các hoạt động sinh hoạt tổ chức lễ cưới, cúng bái người đã khuất, nuôi dạy trẻ cơ nhỡ, mồ côi,..

+ Tính linh hoạt nhằm thể hiện bản chất của thích nghi với các thay đổi, biến đổii phù hợp với nền văn minh khác: Phật giáo, Nho giáo, Kitô giáo,… đều có chỗ đứng trong văn hoá Việt Nam.

+ Tính dung hòa là hệ quả tất yếu giúp người Việt tiếp thu các giá trị văn hoá nội sinh, ngoại sinh thuộc nhiều nguồn khác nhau một cách có chọn lọc.

– Sau những mặt tích cực vẫn còn tồn tại những điểm hạn chế ở nhiều phương diện:

+ Hạn chế trong sự dung hòa vì luôn dung hòa nên thiếu đi sự sáng tạo không đạt được giá trị đỉnh cao, kì vĩ và thiếu những đặc điểm nổi bật.

3.6 Câu 6 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 162

- Định nghĩa về sự tạo tác: đó là sự sáng tạo của dân tộc; còn đồng hóa là bị ảnh hưởng, tiếp thu một cách chủ động, có sàng lọc từ giá trị văn hoá bên ngoài

- Về lịch sử: dân tộc ta đã trải qua thời gian bị đồng hóa, đô hộ đằng đẵng một khoảng thời gian dài.

=> Khẳng định của tác giả hoàn toàn có căn cứ khi khẳng định như vậy. Các giá trị văn hóa cốt lõi có từ lâu đời bị mai một và ảnh hưởng không nhỏ và chịu ảnh hưởng rất nhiều từ văn hoa nước ngoài và không thể trông chờ và sự tạo tác.

- Chúng ta tiếp thu các giá trị văn hóa có chọn lọc và biến đổi sao cho phù hợp với văn hóa Việt Nam. Chẳng hạn như đạo Phật khi du nhập vào Việt Nam đã bị "Việt hóa": Người Việt chọn lục tiếp thu những nét đẹp như đạo hiếu hay tư tưởng ý nghĩa của đạo Phật,.. chứ không hoàn toàn theo những giáo lí của đạo Phật.

- Nho giáo cũng bị "Việt hóa" theo tinh thần "thiết thực, linh hoạt, dung hòa” khi du nhập vào Việt Nam

- Văn hóa phương Tây hiện đại cũng "Việt hóa" trên tinh thần độc lập dân tộc và người Việt tiếp thu những nét tinh hoa phù hợp với bản sắc dân tộc..

  • Liên hệ thực tế lịch sử:Khi bị thực dân Pháp xâm lược, nước ta đã chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi văn hóa của nước Pháp ở kiến trúc, tôn giáo…

4. Soạn bài nhìn về vốn văn hóa dân tộc phần luyện tập

4.1 Bài 1 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 162 

a. Mở bài

"Tôn sư trọng đạo" là  một trong các truyền thống tốt đẹp nhất có từ lâu đời của ông cha ta. Một Trong những đạo lý mà là một người học sinh cần học hỏi, gìn giữ và phát huy những giá trị cốt lõi của đạo lí ấy.

b. Thân bài

- Giải thích

+ Tôn sư là gì?

  • Tôn là tôn trọng, kính trọng, đề cao, tỏ lòng thành kính. 

  • Sư là người thầy dạy chữ, người chỉ dẫn, trao kiến thức, người lái đò đem đến giấc mơ con chữ

⇒ Là người học trò thì phải biết tôn trọng,  biết ơn công lao người thầy cô

+ Trọng đạo là gì?

  • Trọng là tôn trọng, coi trọng, đặt nặng vấn đề 

  • Đạo là đạo lý, đạo đức răn dạy con người cách sống, cách làm người.

⇒ Là người học sinh, người học trò phải biết tôn trọng, trân quý, lễ phép với người thầy người cô đã truyền đạt kiến thức cho mình, dạy chúng ta biết phải sống như thế nào, đạo lý làm người và các tri thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống thường ngày.. 

- Phân tích, chứng minh, bình luận.

+ Phân tích: Tại sao phải “tôn sư trọng đạo”?

  • "Tôn sự trọng đạo" chính là một truyền thống đẹp của dân tộc ta ngày xưa. Nó được coi là “khuôn vàng thước ngọc” đánh giá phẩm chất ý thức của con người

  • Vì những người thầy đã truyền dạy kiến thức cho chúng ta vì thế chúng ta phải bày tỏ lòng biết ơn đến công lao giảng dạy của thầy cô. 

  • Vì thế dân gian lại có câu: "Tam nhân đồng hành tất hữu vi sư" - ẩn ý muốn nói là: ba người cùng đồng hành với ta,  tất yếu sẽ có người là bậc thầy của ta. Hay câu nói "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư": muốn nói rằng người dạy cho ta một chữ thì cũng là thầy, dạy nửa chữ cũng là thầy.=> Từ những câu ca dao trên kết hợp cùng phân tích để chứng tỏ tầm quan trọng của người thầy trong cuộc đời của mỗi con người. Vì vậy ta phải học cách tôn trọng, biết ơn tới những người đã trao kiến thức cho mình.

- Chứng minh.

+ Chúng ta không khỏi xa lạ với người thầy Nguyễn Tất Thành người đã khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, cùng với các học trò xuất sắc như: Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp đã có công bảo vệ Tổ Quốc của chúng ta. Và còn có rất nhiều người thầy, người cô luôn tận tụy hết lòng trao tri thức đến cho chúng ta

- Bình luận.

+ Thời nay, có rất nhiều học sinh vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường những vẫn còn thờ ơ không coi trọng việc học. coi thường truyền thống “tôn sư trọng đạo”, bất kính, vô ơn với thầy cô, thậm chí còn làm những hành vi sai trái, chống đối lại thầy cô giáo.

c. Kết luận.

- Khẳng định được tầm quan trọng, vai trò và ý nghĩa của đạo lí ”Tôn sư trọng đạo”

- Bài học bản thân:

  • Cố gắng trở thành người tử tế, sống có ích cho xã hội, học tập chăm chỉ mang lại kết quả tốt để không phụ công lao của thầy cô đã truyền đạt, xây dựng cho mình nền tảng kiến thức vững chãi.

  •  Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần không ngừng học hỏi, rèn luyện và trau dồi phẩm chất tốt đẹp, truyền thống của dân tộc ta”Tôn sư trọng đạo”

Bộ sổ tay hack điểm giúp bạn chinh phục kỳ thi THPT Quốc Gia và đánh giá năng lực mới nhất được phát hành trong năm nay. Đừng quên đăng ký để được nhận ưu đãi tốt nhất từ vuihoc nhé! 

4.2 Bài 2 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 162

Những nét đẹp văn hóa trong ngày Tết Nguyên Đán truyền thống của dân tộc ta:

– Tống cựu nghênh tân (tiễn năm cũ qua đón năm mới đến): quét dọn sạch sẽ nhà cửa, sân vườn, vứt bỏ rác rưởi,những thứ được coi là điều xui xẻo của năm cũ để cùng làng xóm dọn dẹp nhà thờ, đình chùa, sắm sửa quần áo mới, chải chuốt, chuẩn bị trang trí nhà cửa đón chào những điều may mắn vào năm mới

–  Nhiều gia đình nhắc nhở, dặn dò con cháu từ phút giao thừa trở đi không được vứt rác, không được đánh nhau, cãi nhau, nói tục chửi bậy,, viết, vẽ bừa bãi. Gặp ai cũng tay bắt mặt mừng niềm nở, bố mẹ , anh chị không được mắng nhiếc con cái, các em.

– Dù xích mích với hàng xóm láng giềng, hay với người xung quanh cũng phải gạt sang một bên nhưng cũng không nên để bụng những lời ác ý trong những ngày xuân đầu năm .Thay vào đó hãy trao nhau những lời chúc tốt đẹp, may mắn cho năm mới

– Truyền thống xông nhà, mừng tuổi, chơi Tết: ai ai cũng mong muốn một năm mới ăn khang thịnh vượng, phát tài phát lộc, gia đình ấm no hạnh phúc hơn năm trước, tự mình xông nhà hoặc dặn trước hợp tuổi với gia chủ đến xông nhà lấy vía may.Tục xông nhà chỉ tính người đầu tiên đến nhà.

– Ngày Tết là khi mọi người gạt bỏ những bận rộn công việc, trở về nhà, về tổ ấm để quây quần sum vầy bên những người thân yêu, kể cho nhau nghe về những câu chuyện đã qua trong năm cũ và cũng mong những điều may mắn tốt đẹp nhất sẽ đến với gia đình của mình.

– Vào dịp đầu năm, còn có tục khai bút, thợ làm nghề thì có tục khai công, người buôn bán thì mở hàng lấy ngày may mắn.. 

4.3 Bài 3 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 162 

- Hủ tục cần xóa bỏ trong ngày Tết Việt Nam:

  • Những hoạt động bài bạc tệ nạn ăn tiền, chơi bài cá độ để thu lợi nhanh chóng trong những ngày giáp Tết. 

  • Lợi dụng niềm tin của mọi người nhằm chuộc lợi.

  • Ăn uống rượu chè liên miên gây đến các vụ tai nạn giao thông đáng thương tâm.

Lộ trình học tập hoàn hảo cùng khóa học PAS THPT của vuihoc. Nhanh tay đăng ký bạn nhé!

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài tổng hợp này, VUIHOC hy vọng các em có thể nắm bắt được kiến thức về vốn văn hóa truyền thống của Việt Nam. Mong rằng hướng dẫn soạn bài nhìn về vốn văn hóa dân tộc này sẽ giúp ích với các em học sinh lớp 12 trong quá trình học tập. Để học nhiều hơn các kiến thức môn Ngữ Văn và các môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn xem thêm: 

 

 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0963345212