img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Cảm xúc mùa thu sách cánh diều 10 tập 1

Tác giả Hoàng Uyên 16:56 23/01/2024 2,626 Tag Lớp 10

Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Cảm xúc mùa thu (Đỗ Phủ), cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Cánh diều lớp 10 tập 1 để nắm rõ được nội dung và vẻ đẹp của tác phẩm, cùng theo dõi nhé!

Soạn bài Cảm xúc mùa thu sách cánh diều 10 tập 1
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Cảm xúc mùa thu sách cánh diều 10 tập 1: Chuẩn bị 

1.1 Nội dung chính:

Thu hứng hiện lên là một bức tranh mùa thu đầy hiu hắt, thể hiện ra được nỗi lo của tác giả khi ông phải chứng kiến cảnh đất nước phải kiệt quệ trước sự tàn phá tồi tệ của chiến tranh. Bài thơ cũng là nỗi lòng của những kẻ xa quê, là nỗi ngậm ngùi đầy xót xa cho  những thân phận của kẻ tha hương l­ưu lạc.

1.2 Tác giả Đỗ Phủ

a. Tiểu sử

- Đỗ Phủ (712 – 770), quê ông ở huyện Củng, tỉnh Hà Nam, xuất thân thuộc một gia đình có truyền thống Nho học và thơ ca rất lâu đời.

- Ông sống trong cảnh nghèo khổ, chết trong bệnh tật

b. Sự nghiệp văn học

- Đỗ Phủ là một nhà thơ hiện thực vĩ đại của Trung Quốc, là danh nhân văn hóa của thế giới.

- Thơ của Đỗ Phủ hiện còn khoảng 1500 bài

- Nội dung thơ của Đỗ Phủ: đó là những bức tranh rất hiện thực, sinh động và chân thực đến mức nó được gọi là “thi sử” (lịch sử bằng thơ); đó cũng là nỗi niềm đồng cảm đối với nhân dân trong nỗi khổ nạn, chứa chan được tình yêu nước và tinh thần nhân đạo.

- Giọng thơ của Đỗ Phủ chứa đầy trầm uất, nghẹn ngào.

- Ông thuần thục gần tất cả các thể thơ nhưng đặc biệt thành công trong thể luật thi.

- Với nhân cách đầy cao thượng, tài năng trong nghệ thuật trác việt, Đỗ Phủ cũng được người Trung Quốc gọi là “Thi thánh”.

>> Xem thêm: Soạn văn 10 Cánh diều 

2. Soạn bài Cảm xúc mùa thu sách cánh diều 10 tập 1: Đọc hiểu

2.1 Chú ý các chi tiết miêu tả mùa thu.

Một số những chi tiết miêu tả về cảnh sắc của mùa thu:

+ Hình ảnh về rừng cây phong.

+ Hình ảnh của núi Vu, kẽm Vu khi vào tiết trời thu thường âm u, hiu hắt.

+ Hình ảnh của khóm cúc.

2.2 Hình ảnh và hoạt động gì được nhắc tới ở bốn câu kết?

Hình ảnh và những hoạt động đã được nhắc tới ở bốn câu kết tác phẩm bao gồm:

- Hình ảnh về khóm cúc nở hoa.

- Hình ảnh một con thuyền lẻ loi nhớ nhung ở nơi vườn cũ.

- Rộn ràng với công việc may áo rét.

- Tiếng chày đập áo ở nơi thành Bạch Đế khi về chiều.

Lộ trình khóa học PAS THPT sẽ được thiết kế riêng cho từng bạn học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm cao trong mọi kỳ thi chung và riêng.

2.3 Đối chiếu các câu trong phần dịch thơ với phần dịch nghĩa để có nhận xét bước đầu về bài thơ dịch.

- Câu 1:

+ Dịch nghĩa: “Sương móc trắng xóa làm tiêu điều cả rừng cây phong”.

+ Dịch thơ: “Lác đác rừng phong hạt móc sa”.

→ Phần dịch thơ đã làm giảm đi phần nào mức độ tiêu điều của rừng phong khi trời thu đến.

- Câu 2:

+ Dịch nghĩa: “Núi Vu, kẽm Vu hơi thu hiu hắt”.

+ Dịch thơ: “Ngàn non hiu hắt, khí thu hòa”.

→ Phần dịch thơ đã không chỉ rõ ra hai địa điểm cụ thể đó là núi Vu và kẽm Vu.

- Câu 3:

+ Dịch nghĩa: “Giữa lòng sông, sóng vọt lên tận lưng trời”.

+ Dịch thơ: “Lưng trời sóng gợn lòng sông thẳm”.

→ Phần dịch thơ đã sử dụng từ “gợn” nên chưa thể làm rõ được mức độ của cơn sóng so với phần dịch nghĩa.

- Câu 6:

+ Dịch nghĩa: “Con thuyền lẻ loi buộc mãi tấm lòng nhớ nơi vườn cũ”.

+ Dịch thơ: “Con thuyền buộc chặt mối tình nhà”.

→ Phần dịch thơ đã dịch thiếu đi từ “lẻ loi” → làm mất đi trạng thái vốn có của con thuyền.

- Câu 7:

+ Dịch nghĩa: “Chỗ nào cũng rộn ràng dao thước để may áo rét”.

+ Dịch thơ: “Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước”.

→ Phần dịch thơ đã sử dụng từ “lạnh lùng”, khác so với từ “rộn ràng” ở trong phần dịch nghĩa. Từ đó cũng đã làm giảm mức độ trạng thái của hoạt động là may áo rét.

3. Soạn bài Cảm xúc mùa thu sách cánh diều 10 tập 1: Trả lời câu hỏi cuối bài

3.1 Câu 1 trang 47 SGK văn 10/1 Cánh diều

Hãy xác định đề tài, thể loại và bố cục của bài thơ Cảm xúc mùa thu.

Lời giải chi tiết:

- Đề tài: Mượn khung cảnh về mùa thu để có thể nói lên tâm trạng, cảm xúc của thi nhân.

- Thể loại: Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.

- Bố cục: gồm 2 phần

+ Phần 1 (4 cầu đầu): Khung cảnh của mùa thu.

+ Phần 2 (4 câu sau): Nỗi niềm của một thi nhân.

3.2 Câu 2 trang 47 SGK văn 10/1 Cánh diều

Từ những thông tin mà bản thân em tìm hiểu được, hãy trình bày được hoàn cảnh ra đời của bài thơ Cảm xúc mùa thu.

Lời giải chi tiết:

Vào mùa thu năm 766, Đỗ Phủ khi ấy vẫn đang sống những ngày tháng phiêu bạt với sự ốm đau, khốn khó tại Quỳ Châu (nay là thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc) nên đã cảm thời thế và viết được một chùm tám bài thơ thất ngôn bát cú nổi tiếng có tên Cảm xúc mùa thu.

Sổ tay ngữ văn chính là bí kíp giúp các em học văn dễ dàng hơn. Rất nhiều tips học văn hiệu quả chỉ được bật mí trong cuốn sổ tay này thôi đấy. Đăng ký ngay để nhận thật nhiều ưu đãi nhé!

3.3 Câu 3 trang 47 SGK văn 10/1 Cánh diều

Cảnh thu ở trong hai cầu đề và hai câu thực của bài thơ có điểm gì đặc biệt so với cảnh thu thông thường mà bạn được biết? Để có thể miêu tả được quang cảnh đó, nhà thơ đã quan sát từ những vị trí nào?

Lời giải chi tiết:

- Cảnh thu ở trong hai câu đề và hai câu thực đã gợi nên được một sắc thu tiêu điều đầy bi thương, mênh mông, rợn ngợp, xơ xác, ảm đạm → Cảm xúc gợi lên nỗi buồn, cô đơn, lạnh lẽo, chênh vênh, nỗi lo lắng của tác giả trước thời cuộc

Cảnh mùa thu thông thường vô cùng đẹp, gợi cho ta một cảm giác rất thoải mái, dễ chịu với màu vàng của lá hòa vào cùng với cái gió se se lạnh.

- Để tả được khung cảnh đó, nhà thơ đã quan sát từ một góc độ đặc biệt: Hai câu đầu tiên của tác phẩm cho thấy tác giả đứng ở một vị trí cao, phóng tầm nhìn từ trên xuống, chiêm ngưỡng cảnh vật bên dưới. Điều này như một cách tác giả mở đầu cho bức tranh tổng thể của dòng sông Trường Giang, nhấn mạnh sự quan sát từ xa tới gần, ánh sáng chiếu xuống cảnh vật từ đỉnh cao nguồn sông.

3.4 Câu 4 trang 47 SGK văn 10/1 Cánh diều

Nỗi lòng của nhà thơ đã được thể hiện qua những hình ảnh nào ở trong bốn câu thơ cuối? Theo em đâu hình ảnh nào ấn tượng nhất? Vì sao?

Lời giải chi tiết:

Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện qua các hình ảnh tượng trưng: khóm cúc héo rũ sau lần nở hoa thứ hai, chiếc thuyền lẻ loi trôi và cảnh nhộn nhịp của mọi người, bận rộn với việc may áo rét và giặt quần áo, chuẩn bị cho mùa đông sắp đến.

Nhìn theo góc độ của em thì hình ảnh ấn tượng nhất chính là chiếc thuyền lẻ loi, cô độc. Hình ảnh này biểu tượng cho sự trôi nổi, lư lạc của con người, đặc biệt là đối với những người xa quê hương, khao khát được quay trở về.

3.5 Câu 5 trang 47 SGK văn 10/1 Cánh diều

Chỉ ra được sự nhất quán giữa chủ đề, nhan đề, nội dung và hình ảnh nghệ thuật trong xuyên suốt toàn bộ tác phẩm.

Lời giải chi tiết:

Sự đồng nhất giữa chủ đề, nhan đề, nội dung và hình ảnh nghệ thuật trong xuyên suốt toàn bộ tác phẩm chính là bức tranh về một mùa thu tiêu điều, xơ xác, ảm đạm, hắt hiu, toát lên tâm trạng buồn, lạnh lẽo, cô đơn, u sầu do một nỗi mong nhớ về quê hương.

3.6 Câu 6 trang 47 SGK văn 10/1 Cánh diều

Bạn hãy viết một đoạn văn (dài khoảng 8-10 dòng) nói lên những suy nghĩ về tình cảm của tác giả Đỗ Phủ với quê hương được đã được thể hiện trong bài thơ. Phải chăng đó chỉ là những tâm sự riêng của tác giả.

Lời giải chi tiết:

Trong tác phẩm "Cảm xúc mùa thu", không chỉ có bức tranh thu đẹp mắt mà còn chứa đựng một lời kể sâu sắc về tâm trạng của tác giả. Bằng việc sử dụng những hình ảnh của thiên nhiên, tác giả biểu hiện nỗi lo âu trước những khía cạnh phức tạp của cuộc sống, sự nhớ nhà đầy quê mùa và cảm giác cô đơn, lạnh lẽo. Tác giả dường như đang khắc họa lên một bức tranh của xã hội Trung Quốc lúc đương thời đầy loạn lạc, bất an, chao đảo. Nỗi buồn của sự lạc lõng giữa một thiên nhiên rộng lớn phải chăng cũng là một nỗi chênh vênh đầy nỗi lo lắng của tác giả trước thời cuộc bấy giờ. Nỗi nhớ về quê hương tha thiết, dồn nén và không thể nào có thể giải tỏa được, đồng thời cũng đã vẽ ra những hình ảnh rất quen thuộc về một cuộc sống quê nhà đã khắc sâu thêm tâm trạng lẻ loi, trầm lắng, u sầu vì nỗi mong nhớ trở về với quê hương.

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết bài soạn bài Cảm xúc mùa thu (Đỗ Phủ) trong sách Cánh diều 10 tập 1. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0914890900