img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài củng cố mở rộng trang 28 sách kết nối tri thức 11 tập 2

Tác giả Hoàng Uyên 14:04 30/11/2023 6,074 Tag Lớp 11

Ngoài những chủ đề cơ bản được học, cần phải củng cố mở rộng thêm kiến thức văn học để việc ghi nhớ bài học hiệu quả hơn. Dưới đây là bài tham khảo Soạn bài củng cố mở rộng trang 28 sách kết nối tri thức 11 tập 2. Các em cùng tham khảo ngay cách soạn bài mở rộng này cùng với VUIHOC nhé!

Soạn bài củng cố mở rộng trang 28 sách kết nối tri thức 11 tập 2
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài củng cố mở rộng trang 28 sách kết nối tri thức: Câu 1

Hãy giới thiệu về vị trí, nội dung và đặc điểm nghệ thuật của một đoạn trích ở trong Truyện Kiều do bạn tự lựa chọn. 

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết của bản thân để có thể trả lời câu hỏi này. 

Lời giải chi tiết:

Đoạn trích em chọn là: Kiều ở lầu Ngưng Bích 

Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm trong phần thứ hai có tên là Gia biến và lưu lạc. Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt và làm nhục, lại còn bị Tú Bà mắng nhiếc, Kiều đã nhất quyết không chịu chấp nhận cuộc sống ở lầu xanh. Đau đớn và phẫn uất tận cùng, nàng định tự vẫn, Tú Bà sợ bị mất vốn liền lựa lời để khuyên giải đưa nàng ra ở riêng tại lầu Ngưng Bích với lời hứa hẹn khi nào nàng bình phục sẽ gả nàng cho một người tử tế nhưng thực chất đó là giam lỏng nàng để thực hiện một âm mưu mới đê tiện và tàn bạo hơn.

Nội dung: Đoạn trích đã miêu tả vô cùng chân thực cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và đáng thương, nỗi nhớ người thân da diết cùng tấm lòng thủy chung và hiếu thảo vị tha của Thúy Kiều khi bị giam lỏng tại lầu Ngưng Bích

Nghệ thuật: Đoạn trích đã thành công ở nghệ thuật miêu tả nội tâm hết sức đặc sắc với bút pháp tả cảnh ngụ tình được cho là đặc sắc nhất trong tác phẩm Truyện Kiều, ngoài ra còn có sử dụng phép điệp cấu trúc.

2. Soạn bài củng cố mở rộng trang 28 sách kết nối tri thức: Câu 2

Trong Kim Vân Kiều truyện, sự kiện Thuý Kiều đã trao duyên cho Thuý Vân được Thanh Tâm Tài Nhân miêu tả trong Hồi thứ tư. Hãy tìm đọc hồi truyện ấy và chỉ ra một số những điểm khác biệt giữa Nguyễn Du với Thanh Tâm Tài Nhân trong cách miêu tả về sự kiện trao duyên. 

Phương pháp giải:

Tìm đọc Hồi 4 của Kim Vân Kiều truyện và đọc Truyện Kiều để chỉ ra sự khác biệt. 

Lời giải chi tiết:

Điểm khác biệt Truyện Kiều Kim Vân Kiều truyện
Độ dài Hơn 20 câu thơ Một Hồi truyện
Nội dung Thúy Kiều tới tìm Kim Trọng vào đêm khuya, mở lời thề nguyện đính ước.  Thúy Kiều tỏ ra vô cùng e thẹn, có vẻ khước từ, diễn ra rất ngắn gọn.
Vật đính ước Quạt và chén thề Quạt, khăn gấm cùng chiếc kim thoa

 

3. Soạn bài củng cố mở rộng trang 28 sách kết nối tri thức: Câu 3

Các văn bản đọc trong Bài 6 (Tác giả Nguyễn Du, Trao duyên – trích Truyện Kiều và Độc Tiểu Thanh kí) đã giúp em hiểu gì về những giá trị đặc sắc trong quá trình sáng tác của Nguyễn Du?  

Phương pháp giải:

Chú ý tới nghệ thuật được tác giả sử dụng vào các tác phẩm của mình. 

Lời giải chi tiết:

Những giá trị về nghệ thuật trong di sản văn học của Nguyễn Du, đặc biệt là tác phẩm Đoạn trường tân thanh (mà chúng ta còn quen thuộc gọi là Truyện Kiều) của ông là kết quả từ tài năng xuất chúng của cá nhân Đại thi hào, nhưng đó cũng là kết tinh của tiến trình mấy nghìn năm phát triển của nền văn hóa và văn học dân tộc kết hợp với những thành tựu từ văn hóa khu vực Đông Á và Đông - Nam Á...

Đặc biệt, Truyện Kiều bất hủ thể hiện một cách hết sức sinh động cao cả cùng lòng thương yêu con người tha thiết, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp về thể chất và tâm hồn của con người, khát vọng được giải phóng họ khỏi sự áp bức, bất công để có thể vươn tới tự do, bình đẳng và hạnh phúc.

Khát vọng tự do, công lý hay khát vọng chính nghĩa đều là những chủ đề to lớn của nền văn học thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX được thể hiện một cách hết sức mãnh liệt trong Đoạn trường tân thanh của tác giả Nguyễn Du, đặc biệt thông qua hai nhân vật là Từ Hải và Thúy Kiều. Những khát vọng ấy cũng là khát vọng từ bao đời, được thể hiện một cách vô cùng mãnh liệt trong nền văn học dân gian và trong văn học viết dân tộc, được thể hiện vô cùng tài hoa trong tác phẩm của Đại thi hào. 

Đăng ký ngay khóa học PAS THPT để được lên lộ trình ôn thi tốt nghiệp sớm nhất!

4. Soạn bài củng cố mở rộng trang 28 sách kết nối tri thức: Câu 4

Truyện Kiều đã nhiều lần miêu tả về cảnh Thuý Kiều đánh đàn. Hãy viết một đoạn văn (độ dài khoảng 150 chữ) bình luận về tiếng đàn của Thuý Kiều trong một cảnh được Nguyễn Du miêu tả. 

Phương pháp giải:

Dựa vào những hiểu biết của bản thân về Truyện Kiều để có thể trả lời câu hỏi này. 

Lời giải chi tiết:

Tiếng đàn em ấn tượng nhất của Thúy Kiều đó chính là khi Từ Hải chết, nàng đã bị bắt phải hầu rượu cho lũ Hồ Tôn Hiến. Lúc ấy, Kiều gảy lên khúc “Bạc mệnh” như đang muốn khóc thương cho số phận bất hạnh của chính mình. Đó là tiếng khóc đau thương cho cái chết của Từ Hải, oán hận tên Hồ Tôn Hiến, một kẻ xấu xa nhưng vẫn sống vui vẻ, nhởn nhơ ngoài kia. Sự nhục nhã và đau đớn khiến cho âm thanh của tiếng đàn vang lên như đang than khóc, đang nguyền rủa và muốn tố cáo kẻ độc ác. Đồng thời đó chính là tiếng đàn buồn thương về sự bất công trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ đã đẩy con người vào tận cùng của sự đau khổ mà không thể nào phản kháng được. 

5. Soạn bài củng cố mở rộng trang 28 sách kết nối tri thức: Câu 5 

Viết bài văn ngắn để giới thiệu một bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Sử dụng bài viết đó để lập dàn ý cho bài nói (Giới thiệu về một bài thơ chữ Hán của tác giả Nguyễn Du theo lựa chọn của cá nhân). 

Phương pháp giải:

Tìm hiểu về một bài thơ của tác giả Nguyễn Du và thực hiện yêu cầu. 

Lời giải chi tiết:

Tác giả Nguyễn Du đã có một loạt những bài thơ chữ Hán viết về những nhân vật lịch sử mà thông qua đó nhà thơ đã gửi gắm rất nhiều nỗi niềm tâm sự. “Độc Tiểu Thanh kí” (Đọc Tiểu Thanh kí) là một bài thơ như vậy. Bài thơ là tiếng nói tri âm vô cùng sâu sắc của tác giả với người con gái sống cách chúng ta trước đó 300 năm, Nguyễn Du đã mang những tâm sự về con người cùng cuộc đời vào trong bối cảnh vượt 300 năm để tìm được tri âm.

Tiểu Thanh là một người phụ nữ thông minh, xinh đẹp và tài sắc vẹn toàn nhưng bạc mệnh, cuộc đời của nàng ngắn ngủi và chất chứa đầy những trái ngang. Di cảo của nàng vẫn còn sót lại với những vẫn thơ đã bị đốt dở là một bằng chứng cho số phận đầy oan nghiệt ấy. Một người đa cảm như Nguyễn Du đã không thể nào cầm lòng khi đọc nó, nỗi thổn thức đó đã khiến cho thi nhân phải viết nên những dòng tuyệt tác ở trong “Độc Tiểu Thanh kí”. Bài thơ như nói lên tiếng lòng nhân đạo cao cả và rất sâu sắc của Nguyễn Du, cảm thương cho một cuộc đời thông qua những vần thơ đang cháy dang dở.

Hai câu mở đầu tác giả đã giới thiệu về khung cảnh tuyệt đẹp của vườn hoa bên Tây Hồ, nơi mà nàng Tiểu Thanh đã từng sinh sống:

“Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư

Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.”

Không gian Tây Hồ vẫn còn nơi đây, khuôn viên của một vườn hoa với những bông hoa tươi thắm giờ đã không còn nữa. Vườn hoa đã trở thành gò hoang, gò hoang vắng đã thay thế cho một vườn hoa. Cái “hữu” đã trở thành cái không, cái “đẹp” đã bị thay bởi cái “tàn tạ” hủy diệt. Từ “tẫn” mang ý nghĩa phủ định tuyệt đối; đã thay đổi hết không còn một dấu vết gì nữa. Đứng ở hiện tại Nguyễn Du bâng khuâng nuối tiếc cái đẹp trong quá khứ. Câu thơ vừa là lời cảm khái trước vẻ đẹp của Tây Hồ bị hủy hoại nhưng cũng là những chiêm nghiệm của nhà thơ đối với cuộc đời.

Cảnh đẹp Tây Hồ cũng đã gợi nhắc tới nàng Tiểu Thanh, một người tài hoa đã từng sống những năm tháng cuối đời ở đây và gửi thân mãi mãi tại nơi này. Nhà thơ đã từng ngồi một mình bên cửa sổ, lặng lẽ cảm thương cho số phận nghiệt ngã của Tiểu Thanh. Câu thơ đã khắc sâu vào lòng người một cảnh ngộ vô cùng đơn độc không có di sẻ chia phải tìm về quá khứ. Chính nỗi đau cùng sự cô đơn đã trở thành sợi dây giúp kết nối hai con người xa lạ, vượt cả thời gian và không gian để tri âm với nhau. Hình ảnh “mảnh giấy tàn” là một hình ảnh khơi gợi lên cảm hứng của Nguyễn Du tới số phận cuộc đời Tiểu Thanh:

“Chi phấn hữu thần liên tử hậu

Văn chương vô mệnh lụy phần dư”.

Son và phấn là những vật dụng dùng để trang điểm gắn liền với người phụ nữ, hình ảnh này ẩn dụ cho nhan sắc và vẻ đẹp của Tiểu Thanh. Nhà thơ đã mượn hai hình ảnh “son phấn” và “văn chương” nhằm diễn tả cho những đau đớn dày vò về mặt thể xác và tinh thần của Tiểu Thanh gửi gắm trong những dòng thơ. Hai câu thơ đã cho thấy nàng Tiểu Thanh vừa tuyệt sắc vừa tuyệt tài nhưng số phận ngang trái đồng thời tác giả cũng muốn lên án xã hội bất nhân đã không tạo được một môi trường thực sự nhân văn và tiến bộ. Điều quan trọng là Tiểu Thanh rất giỏi làm thơ nhưng thơ của nàng lại bị đem đốt và bản thân nàng thì yểu mệnh chết sớm. Thương cảm với nàng Tiểu Thanh rất giỏi làm thơ chính là Nguyễn Du trân trọng người nghệ sĩ, thấy được ý nghĩa xã hội thông qua sự cống hiến của người nghệ sĩ.

Từ câu chuyện về nàng Tiểu Thanh giỏi làm thơ 300 năm trước sang hai câu luận nó đã tỏa sáng được cuộc đời chung của những khách văn chương:

“Cổ kim hận sự thiên nan vấn

Phong vận kì oan ngã tự cư”.

Từ nỗi oan của nàng Tiểu Thanh đã tạo thành nỗi oan và nỗi hận của những người tài hoa. Hận là người có sắc và có tài đều không thể gặp may mắn, đều đoản mệnh không thì bị dập vùi. Nỗi hận đó là hóa thành câu hỏi muôn đời không có lời hồi đáp “thiên nan vấn”. Nguyễn Du cũng tự nhận thấy rằng mình là người có tài nhưng cuộc đời long đong, ông đã thể hiện ý thức cá nhân sâu sắc, đó là ý thức cả về tài năng và nỗi đau. Từ nỗi xót thương trong quá khứ tới hiện tại, trước nỗi đau của những người tài ba trong đó có mình, tác giả đã không tài nào kìm nén những tâm sự của riêng mình, những cảm xúc ấy được bật ra dưới hình thức câu hỏi tu từ và hướng về hậu thế.

Đến hai câu kết, đó là nỗi khát mong của một người nghệ sĩ muôn đời mong được tri âm để đồng cảm:

“Bất tri tam bách dư niên hậu

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”.

Ba trăm năm là khoảng thời gian được xác định nhưng quá dài. Nó là khoảng thời gian đủ để mọi việc có thể lùi về quá khứ cái còn cái mất. Cả câu thơ là hơn ba trăm năm sau liệu trên thế gian này còn có người nào khóc Tố Như. Ông khắc khoải mong chờ vào một sự cảm thông từ hậu thế. Vậy là từ số phận của nàng Tiểu Thanh, Nguyễn Du đã liên tưởng tới số phận của chính mình. Chiếc gạch nối xuyên suốt thời gian, không gian đó có ý nghĩa như một yêu cầu phổ quát được đặt ra cho mọi dân tộc và mọi thời đại về thái độ nhân hậu, trước hết chính là sự cảm thông với cái đẹp, sự hoàn thiện, hoàn mỹ về cả thể chất và tâm hồn con người. Nguyễn Du là một con người bị bế tắc, mong được giải thoát nhưng vẫn không thể tìm thấy đường ra. “Khấp” thể hiện đến tận cùng của sự đau thương. Khấp chính là khóc cho Nguyễn Du cũng như những con người tài hoa như ông.

Bài thơ là lời ký thác tâm sự của Nguyễn Du, con người có tài năng và hoài bão lớn nhưng luôn gặp hoạn nạn và trắc trở trên con đường đời vốn gập ghềnh giữa đêm đen của xã hội phong kiến. Con người đó giàu lòng yêu thương và nhân hậu, luôn khao khát nhận được sự cảm thông của người đời. Thời gian có thể xóa nhòa hoặc làm biến mất đi tất cả nhưng những bài thơ và vần thơ được chắt ra từ chính máu và nước mắt như “Độc Tiểu Thanh kí” lại như được tôi luyện bởi thiên tài văn học Nguyễn Du thì chắc chắn thời gian cũng không có cách nào làm lung lay vị trí của thi phẩm trong lòng của độc giả.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NH N HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Hy vọng sau đi tham khảo Soạn bài củng cố mở rộng trang 28 sách kết nối tri thức 11 tập 2, các em có thể nắm bắt được những kiến thức mở rộng và trả lời được những câu hỏi được thầy cô đưa ra. Ngoài ra, để học thêm những bài soạn khác thuộc chương trình ngữ văn 11 hoặc những môn học khác, các em hãy cùng nhanh tay truy cập website vuihoc.vn rồi đăng ký khoá học của VUIHOC để có thể tiếp thu được nhiều kiến thức nhất cùng các thầy cô nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 11
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0914890900