img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo)

Tác giả Minh Châu 15:03 30/11/2023 4,382 Tag Lớp 12

Bài soạn diễn đạt trong văn nghị luận trước đã giúp các em nắm được các kỹ thuật về cách dùng từ ngữ và kết hợp kiểu câu. Vậy nên bài viết này sẽ hướng dẫn các em về việc xác định giọng điệu phù hợp. Các em cùng theo dõi Soạn bài diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo) để hoàn thiện cách diễn đạt của mình khi viết một bài văn nghị luận nhé!

Soạn bài diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo)
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo): Xác định giọng điệu phù hợp 

1.1 Câu 1 (trang 155 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2):

Tìm hiểu các đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu ở phía dưới:

(1) Thế mà hơn 80 năm nay … nòi giống ta suy nhược.

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)

(2) Trong tình cảnh ấy, những lời thơ

Mỗi lời thơ đều dính não cân ta."

(Nguyễn Minh Vỹ, Con người Hàn Mặc Tử qua thơ anh, trong Thơ văn Hàn Mặc Tử (Phê bình và tưởng niệm), NXB Giáo dục, 1993)

Gợi ý:

a) Đối tượng nghị luận xuất hiện trong hai đoạn trích khác nhau tuy nhiên giọng văn lại có điểm tương đồng? Ngoài điểm tương đồng đó ra, giọng điệu của mỗi đoạn trích ấy có nét riêng biệt gì?

Điểm giống:Cả hai đoạn trích đều sử dụng giọng điệu khẳng định chắc chắn về vấn đề nghị luận: tội ác của bọn thực dân Pháp đối với dân tộc ta và tư tưởng yêu đời ham sự sống của Hàn Mặc Tử. Lời văn vô cùng trang trọng, nghiêm túc, dứt khoát và sử dụng giọng điệu khẳng định.

Điểm khác:

- Đoạn 1: giọng điệu sôi nổi, có phần mạnh mẽ và hùng hồn. 

- Đoạn 2: giọng điệu trầm lắng và thiết tha.

b) Cơ sở chủ yếu giúp tạo nên sự khác biệt đó về giọng điệu trong lời văn của đoạn trích trên là gì?

Đoạn (1): là một đoạn văn viết về những tội ác của bọn thực dân Pháp để lên án trước toàn thể đồng bào và dư luận thế giới từ đó có thể khẳng định lại việc giành độc lập của dân tộc Việt Nam.

Đoạn (2): viết về thơ của Hàn Mặc Tử, lý giải được cái gọi là "thơ điên, thơ loạn" thực chất là để thể hiện sức sống hết sức phi thường, lòng ham sống 

c) Chỉ rõ ra cách sử dụng các từ ngữ hoặc cách kết hợp các các kiểu câu, các phép tu từ từ vựng hoặc cú pháp có vai trò chủ yếu vào việc biểu hiện giọng điệu trong từng đoạn trích.

Đoạn 1: sử dụng nhiều các từ ngữ thuộc lớp từ ngữ liên quan đến chính trị và xã hội (tự do, bình đẳng, dư luận, chính trị, dân chủ, bác ái, luật pháp, chính sách..), sử dụng thêm phép lặp cú pháp, phép song hành và cả phép liệt kê.

Đoạn 2: sử dụng nhiều các từ ngữ thuộc lĩnh vực về văn chương và cuộc đời (lời thơ, ý thơ, bài thơ, thơ loạn, thơ điên, ham sống ước mơ, những bài thơ văn, sức sống, ý thức, sống, chết...) sử dụng kết hợp giữa các kiểu câu, các biện pháp tu từ với nhau như câu cảm thán hay câu lặp cú pháp...

>> Mời bạn tham khảo: Soạn văn 12

1.2 Câu 2 (trang 156 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2)

Tìm hiểu những đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

(1) Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta phải đứng lên!

                                                                    (Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến)

(2) Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dào dạt … vũ trụ, cái bi đát của kiếp người.

(Hoài Thanh- Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội, 1993)

Gợi ý: 

a) Nhận xét về giọng điệu trong lời văn nghị luận của các đoạn trích trên. Chỉ rõ ra những phương tiện từ ngữ và kiểu câu được sử dụng để biểu hiện giọng điệu đó. 

Đoạn 1: được viết nhằm kêu gọi "đồng bào toàn quốc" nên người viết đã lựa chọn giọng điệu thích hợp. Giọng thể hiện sự hùng hồn, cái mạnh mẽ và có phần thúc giục. Sử dụng ngôn ngữ, câu văn để hô gọi, cầu khiến và khẳng định mạnh. Sử dụng thêm các biện pháp trùng lặp cú pháp.

Đoạn 2: là lời bình về thơ Xuân Diệu. Đoạn văn được viết với một giọng điệu ngợi ca, tha thiết và say mê. Người viết đã sử dụng rất nhiều tính từ chỉ trạng thái và mức độ (dào dạt, lặng lẽ, tha thiết, vội vàng, cuống quýt, say đắm, ngắn ngủi,  thê lương, vui, buồn, nồng nàn, náo nức, xôn xao, bi đát...) sử dụng kết hợp cùng với các kiểu câu dài, ngắn, câu nhiều tầng, câu lặp cú pháp và phương pháp liệt kê.

b) Phân tích ngắn gọn về những cơ sở hình thành nên sự khác biệt trong giọng điệu ấy của từng trường hợp cụ thể.

- Đoạn 1 hướng tới đối tượng chính là đồng bào nước ta với mục đích là khích lệ, kêu gọi toàn dân phải đứng lên để chống thực dân Pháp.

- Đoạn 2 hướng tới đối tượng là thơ của Xuân Diệu với mục đích là ca ngợi lên cái tôi yêu đời, say mê trong cuộc sống của Xuân Diệu.

Combo sổ tay kiến thức các môn học giúp các em học tập dễ dàng hơn bao giờ hết. Nhanh tay đăng ký để nhận ưu đãi từ vuihoc nhé! 

1.3 Câu 3 (trang 157 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2)

Từ những nội dung đã được tìm hiểu ở các mục 1 và 2, anh (chị) hãy xác định ra những đặc điểm quan trọng nhất trong giọng điệu của văn nghị luận.

Gợi ý: 

* Từ những nội dung đã được tìm hiểu, những đặc điểm quan trọng nhất trong giọng điệu ngôn từ của văn nghị luận là:

- Giọng điệu chủ yếu được sử dụng trong lời văn nghị luận là giọng điệu trang trọng và nghiêm túc.

- Các phần của bài văn có thể thay đổi giọng điệu để phù hợp với nội dung cụ thể: sôi nổi, trầm lắng, mạnh mẽ, hài hước...

2. Soạn bài diễn đạt trong văn nghị luận ( tiếp theo): Hướng dẫn luyện tập 

2.1 Câu 1 (trang 157 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2):

Phân tích rõ những đặc điểm trong việc sử dụng từ ngữ, sử dụng kết hợp các kiểu câu và biểu hiện giọng điệu trong lời văn của đoạn trích sau.

1) Sự thật là từ mùa thu năm 1940 … chế độ Dân chủ cộng hoà.

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)

(2) Con người thơ Tú Xương

Còn toan trang điểm má hồng chôn ai.

(Nguyễn Tuân, Thời và thơ Tú Xương, trong Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1982)

(3) Nhưng nếu Kiều là một người yếu đuối … nguyên hình của mối ác cảm tự tôn.

(Vũ Hạnh, dẫn theo Nguyễn Thị Ngọc Diệu, Giáo trình Ngữ pháp văn bản, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2004)

Gợi ý:

Đoạn 1: Hồ Chí Minh đã sử dụng những từ ngữ một cách chính xác và phù hợp với việc tuyên bố sẽ thoát li mọi quan hệ đối với thực dân Pháp, đặc biệt là việc sử dụng nhiều từ ngữ liên quan đến chính trị trong câu, điểm nổi bật là các đoạn có sử dụng kiểu câu lặp cú pháp và kiểu câu song hành, kết hợp với những câu ngắn để nhấn mạnh về những điều khẳng định. Vì vậy, giọng điệu cũng như ngôn từ trong đoạn văn vô cùng rắn rỏi, dứt khoát, thể hiện sự mạnh mẽ và cương quyết.

Đoạn 2: nói về thời và thơ của Tú Xương, Nguyễn Tuân đã khéo léo sử dụng những từ ngữ (lưu đãng hão huyền, cái tâm hồn thèm chan hòa, con người khái, con nhà nho khái, lần hồi đắp đổi, lại xoay ra ba dọi...) Tác giả còn sử dụng các kiểu câu như điệp cấu trúc, song hành cú pháp (ở đoạn đầu), tạo nên một chất riêng trong giọng điệu, một giọng điệu (rất Nguyễn Tuân) vừa tài hoa, uyên bác lại đầy khả năng biến hóa trong việc sử dụng ngôn từ.

Đoạn 3: Tác giả đã viết theo lối so sánh nhằm làm nổi bật lên điểm khác biệt ở trong tính cách, tâm hồn, phẩm chất, tình cảm... của nhân vật Kiều và Từ Hải. Vì vậy mà đoạn văn đã sử dụng rất nhiều cặp tính từ tương phản nhau. Như vậy đoạn văn mang một âm hưởng vừa nhịp nhàng lại cân đối.

Khóa học PAS THPT sẽ giúp các em lên lộ trình ôn tập phù hợp với học lực của mình. Đăng ký ngay để được học thử hoàn toàn miễn phí nhé! 

2.2 Câu 2 (Trang 158 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Anh (chị) hãy lựa chọn ra một trong những đề bài dưới đây và viết một bài văn nghị luận ngắn có sử dụng các từ ngữ và kiểu câu phù hợp

a) Suy nghĩ của các anh chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên ở thời điểm hiện nay

b) Một số các bạn trẻ cho rằng: "trước hết là phải sống cho mình" theo anh chị, trách nhiệm với bản thân khác biệt gì với tính vị kỷ?

c) "giá trị của con người không ở chân lý người đó sở hữu hoặc cho rằng mình sở hữu, mà ở mỗi gian khó chân thành người đó nhận lãnh trong khi đi tìm chân lý"

Từ những đề bài trên, anh chị suy nghĩ gì về việc thành công và thất bại trong hành trình tìm tòi những giá trị cao đẹp của con người?

Gợi ý:

Chọn đề bài b) Một số các bạn trẻ cho rằng: "trước hết là phải sống cho mình" theo anh chị, trách nhiệm với bản thân khác biệt gì với tính vị kỷ?

Cuộc sống càng ngày càng phát triển, con người thì càng bận rộn hơn, nhu cầu về chăm sóc bản thân cũng nhiều hơn. Nhất là với tầng lớp thanh niên, vì ảnh hưởng bởi rất nhiều luồng tư tưởng khác nhau nên cho rằng sống trước tiên là phải sống cho mình. Lối suy nghĩ ấy khiến cho chúng ta suy nghĩ về sự trách nhiệm với bản thân và tính vị kỷ. Vậy có trách nhiệm với bản thân với vị kỷ có sự khác nhau như thế nào?

Trước hết, chúng ta phải hiểu câu nói ấy như thế nào? “Sống” là như thế nào? Sống là việc mà chúng ta được sinh ra và lớn lên ở trong một giai đoạn nhất định. Sống còn bao hàm cả việc cống hiến và hưởng thụ. Nếu chúng ta chỉ biết cống hiến không thì chẳng khác gì con robot, máy móc chỉ biết làm việc mà cống hiến cho cuộc sống con người. Nhưng chỉ hưởng thụ không thì nó sẽ khiến ta trở thành một con người với tính ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho mình mà không quan tâm đến bất cứ ai. Vậy chúng ta phải sống như thế nào cho đúng và phù hợp với thời buổi xã hội hiện nay?

Với ý nghĩa tích cực thì sống cho mình chính là mỗi người chúng ta phải có trách nhiệm với bản thân, tức là có một sự ràng buộc trong lời nói, hành vi của mình. Người xưa đã có câu: Thương người như thể thương thân. Như vậy, mình cũng cần phải thương thân mình trước rồi mới đến thương người. Có khả năng tự lo liệu cho bản thân thì mới có thể lo được cho người khác. Thương thân ở đây đồng nghĩa với việc có trách nhiệm với chính bản thân mình. Người có trách nhiệm với bản thân sẽ thường sống có lý tưởng và mục đích đúng đắn, tốt đẹp phù hợp với chuẩn mực đạo đức; biết yêu thương gia đình, yêu quê hương và đất nước; luôn có ý thức cần phải tu dưỡng, rèn luyện thêm phẩm chất, sức khỏe để có thể trở thành một công dân có ích. Họ có nếp sống vô cùng nghiêm túc, quy củ; biết kiềm chế trước những ham muốn vật chất; biết tránh xa những thói hư tật xấu; không cho phép bản thân có những lời nói và hành động sai lệch.

Họ luôn biết kính trên nhường dưới, luôn có lòng tự trọng, có ý chí và nghị lực để phấn đấu, vươn lên, vượt qua những khó khăn thử thách trên con đường đời để biến những ước mơ thành hiện thực, tạo dựng cho bản thân một cuộc sống ổn định, một tương lai sáng lạn. Đó cũng chính là những biểu hiện cụ thể trong lối sống có trách nhiệm với bản thân mình. Người xưa đã đề cao tu thân rồi mới đến lập nghiệp là như thế.

Bên cạnh đó, sự phát triển một cách nhanh chóng của nền kinh tế cũng tạo cơ hội cho lối sống vị kỷ lên ngôi. Đó là lối sống mà chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, luôn muốn mọi lợi ích đều thuộc về mình mà không cần quan tâm đến người khác ra sao và suy nghĩ như thế nào. Họ thường là những con người sở hữu lối sống thực dụng, luôn luôn dành phần dễ và thuận lợi cho bản thân, đồng thời đẩy người khác vào khó khăn. Khi hưởng thụ thì họ là những người luôn có mặt đầu tiên nhưng khi xã hội gặp khó khăn hay cần họ giúp thì họ lại lùi lũi như những con rùa nuôi trong xó. Người xưa đã có câu: “Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa” hoặc câu “ Ăn thì ăn những miếng ngon/ Làm thì chọn việc cỏn con mà làm”. Đây là một lối sống chỉ biết mình và rất cần bị phê phán. Lối sống chỉ biết mình ấy đồng nghĩa với một cuộc sống vị kỷ, luôn cô đơn mà không có ai chia sẻ lúc vui buồn. Dần dần tự nhiên họ sẽ thấy cuộc sống của mình thật là nhàm chán. Và họ luôn nghĩ cuộc sống này chẳng có gì tốt đẹp nhưng thực chất thì cuộc sống lại vô cùng tươi đẹp và tràn đầy ánh sáng của những niềm vui. Khi tính vị kỉ được đưa lên ở một mức độ cao thì con người sẽ trở nên lạnh lùng và vô cảm hơn với chính bản thân và cuộc đời xung quanh. Có những người vì lợi ích của bản thân mà dùng  đủ các âm mưu thủ đoạn để hãm hại người khác mà không bận tâm người khác ra sao.

Như vậy lối sống đó là không nên bởi khi sống trong cả một cộng đồng người thì chúng ta cần phải biết quan tâm và thương yêu lẫn nhau, giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn, gian khổ. Vì thế mới có câu: “ Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương”. Như vậy thì tại sao chúng ta không cùng yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau để đạt được rất nhiều thứ quan trọng và quý giá trong cuộc đời. Khi ấy bạn sẽ thấy rằng cuộc sống của bạn thực sự tươi đẹp, cuộc sống có vô vàn niềm vui từ những người xung quanh và cuộc sống ấy sẽ có thêm phần ý nghĩa hơn. Nhất là với tuổi trẻ hiện nay, những mầm non tương lai của đất nước hãy cùng phấn đấu vươn lên, làm giàu một cách chính đáng và hưởng thụ những gì tự mình đã làm được. Không nên giành giật hoặc chà đạp lên người khác chỉ để lấy những lợi ích riêng cho bản thân mình. Các bạn à, đất nước sẽ luôn cần những con người thành đạt như thế để xây dựng một đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh và vươn mình lên để sánh vai với các cường quốc năm châu. Như Tố Hữu cũng đã từng nói như sau:

"Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình"

Ôn thi THPT Quốc Gia cùng khóa học PAS THPT, các em sẽ được lên lộ trình ôn tập theo năng lực cá nhân - lộ trình hoàn hảo để đạt điểm 9+ các môn thi. Nhanh tay đăng ký để không bỏ lỡ cơ hội ôn tập tốt nhất nhé! 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Nối tiếp bài học trước, VUIHOC hướng dẫn các em Soạn bài diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo). Cách sử dụng từ ngữ và cách kết hợp các kiểu câu rất quan trọng trong văn nghị luận và việc xác định giọng điệu phù hợp cũng quan trọng không kém. Bởi vậy bài viết này chủ yếu hướng dẫn các em trả lời những câu hỏi về phần xác định giọng điệu trong văn nghị luận. Ngoài ra, nếu các em muốn học thêm những kiến thức hay về ngữ văn và các môn học khác, hãy nhanh tay truy cập website vuihoc.vn hoặc đăng ký các khoá học với thầy cô VUIHOC ngay nhé!

>> Mời bạn xem chi tiết: 

 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0963345212