img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Đồ gốm gia dụng của người Việt - Chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 14:18 30/11/2023 13,542 Tag Lớp 11

“Đồ gốm gia dụng của người Việt” cung cấp cho người đọc thấy được những thông tin bổ ích về lịch sử, công dụng của những đồ dùng truyền thống trong gia đình cùng sự phong phú trong vẻ đẹp của văn hóa dân tộc. Dưới đây là soạn bài Đồ gốm gia dụng của người Việt - Chân trời sáng tạo VUIHOC mang đến cho các em học sinh nhằm giúp các em hiểu rõ hơn về văn bản này.

Soạn bài Đồ gốm gia dụng của người Việt - Chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Đồ gốm gia dụng của người Việt:Tìm hiểu chung

1.1 Bố cục văn bản

Bố cục của văn bản bao gồm: 4 phần

  • Phần 1: Từ đầu … “tập tục ăn ở khác nhau”:  Giới thiệu về vấn đề cần thuyết minh

  • Phần 2: Từ “Tiền thân của cái bát” …“thế kỉ XVIII – XIX”: Nói về thông tin tiền thân của chiếc bát

  • Phần 3: Từ “Đồ gốm gia dụng thời Lý-Trần” … “chất lượng không tình, nhưng giá rẻ”: Miêu tả đặc điểm của đồ gốm thời Lý- Trần.

  • Phần 4: Còn lại: Xu thế riêng của đồ gốm gia dụng.

1.2 Tóm tắt 

Đằng sau đồ gốm sứ nhỏ dùng trong gia đình có cả một lịch sử phát triển không giống như những đồ sành như nồi niêu hay chum vại cả ngàn năm hầu như không thay đổi. Ở mỗi thời mỗi khác, riêng chỉ cái bát cũng đủ để phản ánh những tập tục ăn ở, sinh hoạt khác nhau. Tiền thân của những cái bát là do con người dùng vỏ hoa quả như vỏ những quả dừa hay vỏ trai, sò để đựng thức ăn. Tiếp sau đó là những chiếc bát bằng gỗ, và cuối cùng cái bát ra đời. Tuy nhiên, có vẻ như con người lại không ưa một sự mô phỏng thuần tuý như vậy, những chiếc bát men đen, men ngọc thời Lý hay những chiếc bát đàn thời Hậu Lê lại có hình dạng loe miệng và thót đáy như một cái nón. Bởi khả năng vuốt bàn xoay hình nón cũng dễ hơn vuốt hình tròn cong đều từ chân lên thành. Những cái bát cong đều như vậy có trong gốm hoa lam thời Trần đều có chân rất cao. Đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần quả thật thanh nhã, nó khiến chúng ta không thể tưởng tượng rằng có thời con người sống cao sang đến thế. Nếu như đồ gốm phản ánh lối sử dụng và mỗi món ăn chúng chứa đựng. Những chiếc âu, những chiếc chậu mà hôm nay chúng ta nâng niu như cổ vật quý hiếm thì ngày xa xưa chúng chỉ được để rửa ráy chân tay mà thôi. 

1.3 Giá trị nội dung và nghệ thuật 

- Giá trị nội dung: Văn bản Đồ gốm gia dụng của người Việt cung cấp cho con người ngày nay những thông tin về nguồn gốc và quá trình phát triển cũng như cách sử dụng đồ gốm qua từng thời kỳ.

- Giá trị nghệ thuật: 

  • Những hình ảnh, chú thích được sử dụng rõ ràng, mạch lạc theo từng thời kì.
  • Dẫn chứng đầy đủ, chi tiết, phù hợp.
  • Ngôn ngữ giản dị, gần gũi, dễ hiểu.

>> Xem thêm: Soạn bài Ngữ Văn 11 - Tổng hợp đầy đủ bài soạn theo chương trình sách mới 

2. Soạn bài Đồ gốm gia dụng của người Việt: Trước khi đọc 

Kể tên một số đồ gốm gia dụng trong gia đình bạn. Những đồ gồm ấy có thể “nói” với bạn về (những) điều gì?

Trả lời:

  • Một số đồ gốm gia dụng có trong gia đình em: bát đĩa, chén, cốc, lọ, thìa,.....

  • Điều mà những đồ gốm ấy có thể “nói” với em: 

+ Sự tỉ mỉ, khéo léo của những nghệ nhân gốm

+ Quá trình hình thành và phát triển của các giai đoạn hình thành sản phẩm gốm hoàn chỉnh

+ Hiểu rõ hơn về các giai đoạn lịch sử cùng những giá trị truyền thống của nghề gốm nói riêng và của  văn hóa dân tộc nói chung.

3. Soạn bài Đồ gốm gia dụng của người Việt: Trong khi đọc

3.1 Tìm trong đoạn văn ít nhất hai ý kiến/ quan điểm của tác giả và ít nhất hai dữ liệu.

Trả lời:

- Ý kiến/ quan điểm của tác giả Phan Cẩm Thượng:

  • “Chỉ riêng cái bát ăn cơm mỗi thời mỗi khác và phản ánh những tập tục ăn ở khác nhau”.

  • “Một cải tiến nữa kết hợp giữa bát hình nón và bát chân cao sinh ra cái bát chiết yêu duyên dáng”.

  • “Tiền thân của cái bát có lẽ do con người dùng….”

  • “hình như con người lại không ưa một sự mô phỏng thuần túy như thế…”

- Dữ liệu:

  • “Những chiếc bát men đen, men ngọc thời Lý và những chiếc bát đàn thời Hậu Lê có dạng loe miệng và thót đáy như một cái nón”

  • “ Cái bát thuyền trong các mộ thời Hán có dạng như một lòng bàn tay, có hai cạnh để cầm và nó cũng giống như hình một chiếc thuyền thúng”

3.2 Đoạn văn này trình bày một xu hướng riêng của đồ gốm gia dụng trong xã hội Việt Nam từ sau thế kỉ XV. Đó là xu hướng gì?

Trả lời:

Đoạn văn được tác giả trình bày về một xu hướng riêng của đồ gốm gia dụng trong xã hội Việt Nam từ sau thế kỉ XV, đó chính là xu hướng dùng đồ gốm gia dụng Trung Hoa và Nội phủ.

Đăng ký ngay khóa học PAS THPT để được lên lộ trình ôn thi tốt nghiệp sớm nhất!

4. Soạn bài Đồ gốm gia dụng của người Việt: Sau khi đọc 

Nội dung chính: Tác giả viết văn bản này nhằm giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của đồ gốm gia dụng. Bên cạnh đó nêu lên sự khác biệt của đồ gốm thời Lý – Trần và xu hướng chuộng đồ gốm sứ của Trung Hoa và Nội phủ từ sau thế kỉ XV.

4.1 Câu 1 trang 93 SGK 11/1 Chân trời sáng tạo:

“Chỉ ra bố cục của văn bản. Bạn đánh giá như thế nào về mối quan hệ giữa bố cục và nhan đề của văn bản?”

Trả lời:

Bố cục của văn bản được chia làm 4 phần: 

  • Từ đầu → “tập tục ăn ở khác nhau” : Giới thiệu về vấn đề của bài cần thuyết minh: Lịch sử phát triển và hình thành của đồ gốm gia dụng của người Việt.

  • Tiếp theo → “thế kỉ XVIII - XIX” : tiền thân của những chiếc bát.

  • Tiếp theo → “đất không tinh, nhưng giá rẻ”: Nói về sự khác biệt của đồ gốm gia dụng thời Lý - Trần.

  • Còn lại: Xu hướng ưa chuộng đồ gốm gia dụng Trung Hoa và Nội phủ từ sau thế XV.

→ Mối quan hệ giữa bố cục và nhan đề của bài viết này: Bố cục được tác giả sắp xếp và trình bày theo từng thời kỳ cụ thể. Tác giả đã đi theo đúng lộ trình thời gian từ xưa đến nay. Điều đó giúp cho người đọc có thêm những hiểu biết về lịch sử hình thành và phát triển của đồ gốm gia dụng Việt Nam theo một tiến trình lịch sử cụ thể, đồng thời dễ dàng tiếp cận những thông tin liên quan.

4.2 Câu 2 trang 93 SGK 11/1 Chân trời sáng tạo:

“Xác định cách trình bày thông tin của các đoạn văn dưới đây và đánh giá hiệu quả của (các) cách trình bày ấy.”

a. Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có một lịch sử phát triển.... cái bát chiết yêu duyên dáng thế kỉ XVIII-XIX.

  • Ý chính và nội dung chi tiết của đoạn: trình bày chi tiết về lịch sử của bát ăn cơm, làm rõ nội dung mà đoạn văn muốn truyền tải đến người đọc là đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có một lịch sử phát triển liên tục.

  • Đoạn văn trên được trình bày theo lối diễn dịch.

     → Hiệu quả của cách trình bày này: giúp cho người viết dễ dàng đưa ra các thông tin, và người đọc thì dễ dàng tìm hiểu về tiền thân của lịch sử đồ gốm gia dụng một cách chi tiết, đầy đủ, mà xúc tích, ngắn gọn nhất.

b. Đồ gốm dụng thời Lý - Trần quá thanh nhã .... bức tranh trừu tượng với bốn hoặc sáu ghế.

  • Ý chính của đoạn: trình bày đặc điểm của đồ gốm vào thời Lý - Trần. Bên cạnh đó phân biệt xu hướng dùng đồ gốm sau thế kỉ XV và làm rõ nội dung đặc điểm của đồ gốm gia dụng thời Lí - Trần. Tác giả kết hợp với so sánh, đối chiếu với phân biệt xu hướng sử dụng đồ gốm dân gian và triều đình, thành thị và nông thôn nhằm cho độc giả thấy sự phong phú của thị trường gốm gia dụng.

  • Đoạn văn trên được trình bày theo lối quy nạp.

    → Hiệu quả của cách trình bày này: giúp cho người viết dễ dàng bắt nối từ nội dung phần trên với nội dung phần tiếp theo. Làm cho bài thuyết minh không bị ngắt quãng và tăng tính mạch lạc hơn. Đồng thời, người đọc có thể tìm hiểu được lịch sử của đồ gốm gia dụng của thời Lý - Trần hiệu quả và không nhàm chán nhờ những dẫn chứng, lý lẽ được đưa ra chứng minh cho câu mở đầu đoạn.
Sổ tay Ngữ Văn tổng hợp các tips học văn hiệu quả giá chỉ bằng một cốc trà sữa. Nhanh tay đặt hàng thôi bạn ơi!!!

4.3 Câu 3 trang 93 SGK 11/1 Chân trời sáng tạo:

“Cách sử dụng các yếu tố hình thức của văn bản này có gì đặc biệt? Nêu tác dụng của chúng đối với việc biểu đạt thông tin chính của văn bản.”

Trả lời:

  • Cách sử dụng các yếu tố hình thức trong văn bản này đặc biệt ở chỗ: 

  • Không sử dụng hệ thống đề mục để tóm tắt các thông tin chính của văn bản.

  • Trong suốt văn bản chỉ sử dụng duy nhất một loại phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ, đó là hình ảnh và chú thích cho hình ảnh để nhằm giới thiệu cho người đọc về những sản phẩm đồ gốm gia dụng ở từng thời kỳ khác nhau.

  • Tác dụng của các yếu tố hình thức đối với việc biểu đạt thông tin chính của văn bản: 

  • Nhan đề đã khái quát được thông tin chính của văn bản, từ đó giúp người đọc nắm được dễ dàng.

  • Những hình ảnh và chú thích đi kèm góp phần giúp người đọc dễ dàng hình dung hơn, đồng thời có cái nhìn trực quan cho thông tin được trình bày.

  • Từ đó biến một bài thuyết minh khô khan thành một bài thuyết minh sinh động, cuốn hút, dễ truyền tải đối với người đọc.

4.4 Câu 4 trang 93 SGK 11/1 Chân trời sáng tạo:

“Xác định thông tin cơ bản và thông tin chi tiết của đoạn văn: “Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có cả một lịch sử phát triển ... cái bát chiết yêu duyên dáng thế kỉ XVIII – XIX". Chỉ ra mối liên hệ giữa các thông tin chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của đoạn văn.”

Trả lời:

  • Thông tin cơ bản: 

- “Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có cả một lịch sử phát triển không giống như những đồ sành như nồi niêu, chum vại cả ngàn năm hầu như không thay đổi”.

  • Thông tin chi tiết:

- “Tiền thân của cái bát có lẽ do con người có hoa như có quả dừa và vỏ trai......”

- “Cái bát thuyền trong các mộ thời Hán có dạng.....”

- “Song, hình như con người lại không ưa một sự mô phỏng thuần túy như thế..”

→ Mối liên hệ giữa các thông tin và vai trò của chúng: những thông tin chi tiết ấy bổ sung ý nghĩa và làm rõ, làm sáng cho những thông tin cơ bản. 

4.5 Câu 5 trang 93 SGK 11/1 Chân trời sáng tạo:

“Tác giả thể hiện thái độ như thế nào qua đoạn văn: “Đồ gốm gia dụng thời Lý - Trần quá thanh nhã ... bức tranh trừu tượng với bốn hoặc sáu ghế”? Dựa vào đâu bạn cho là như vậy?”

Trả lời:

- Qua đoạn văn: "Đồ gốm gia dụng thời Lý ... Trần quá thanh nhã .... bức tranh trừu tượng với bốn hoặc sáu ghế", tác giả đã thể hiện thái độ vừa ngạc nhiên, khó tin vừa trân trọng, ca ngợi về lịch sử của đồ gốm thời Lý - Trần. 

- Để xác định được điều đó, thông qua các chi tiết như “những chiếc chậu chiếc âu mà hôm nay chúng ta nâng niu như cổ vật quý hiếm thì ngày xưa chúng chỉ để rửa ráy chân tay mà thôi”, “không thể tưởng tượng rằng có thời con người sống cao sang như thế”...

4.6 Câu 6 trang 93 SGK 11/1 Chân trời sáng tạo:

“Những thông tin cơ bản của văn bản này gợi cho bạn (những) suy nghĩ gì về văn hoá dân tộc?”

Trả lời:

Những thông tin cơ bản của văn bản này đã gợi cho em những suy nghĩ về văn hóa dân tộc:

  • Văn hóa dân tộc ta nói chung và văn hóa đồ gốm sứ xưa của dân tộc Việt Nam nói riêng là một quá trình lịch sử hào hùng, vĩ đại khi phải trải qua nhiều khó khăn. 

  • Nó không chỉ mang giá trị to lớn về vật chất mà còn mang cả những giá trị to lớn về mặt tinh thần, bởi nó mở ra cho con người một giá trị mênh mông, thoáng đãng vô cùng vô tận về đời sống xã hội xa xưa. 

  • Ý nghĩa và cả giá trị hiện vật luôn được nối dài và sống thêm nhờ vào cách “Đọc” và cách thưởng thức của mỗi người ở mỗi thời đại. Đồ gốm sứ xưa đều là những đồ vật câm lặng, nhưng sâu bên trong chúng lại hàm chứa nội dung văn hoá, mỹ thuật trang trí cho dân tộc thêm phong phú. Đó là một phần “đời sống” của những người Việt còn lại, là chất men tạo nên sự đam mê cho giới chơi đồ gốm sứ xưa ở Việt Nam nói riêng và cũng như trên thế giới nói chung.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết soạn bài Đồ gốm gia dụng của người Việt - Chân trời sáng tạo Ngữ văn 11 tập 1 . Hi vọng rằng có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi thêm các nội dung kiến thức mà tác phẩm tuyệt vời này đem lại. 

Kho tài liệu phong phú của VUIHOC vẫn còn rất nhiều tài liệu hay chờ các bạn khám phá. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 11
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0914890900