img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Ôn tập trang 124| SGK Ngữ Văn 12 lớp 12 tập 1 Chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 11:39 20/08/2024 1,290 Tag Lớp 12

Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Soạn bài Ôn tập trang 124 cùng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Chân trời sáng tạo 12 tập 1 để nắm rõ được nội dung và ý nghĩa của bài học, cùng theo dõi nhé!

Soạn bài Ôn tập trang 124| SGK Ngữ Văn 12 lớp 12 tập 1 Chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Ôn tập trang 124 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 Chân trời sáng tạo 

1. Câu 1 trang 124 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 chân trời sáng tạo

Em hãy nêu một số điểm tương đồng và điểm khác biệt giữa hai thể loại phóng sự và nhật ký.

Câu trả lời chi tiết:

- Điểm giống nhau:

+ Xét về tính chân thực: Cả hai thể loại phóng sự và nhật kí đều cùng hướng đến việc tái hiện một sự thật nào đó trong đời sống một cách sinh động và đầy chi tiết.

+ Phản ánh tính chất thời sự: Cả hai thể loại trên đều có liên quan đến việc phản ánh các sự kiện, tình hình xã hội, và trong cuộc sống hàng ngày.

- Điểm khác nhau:

+ Thể loại phóng sự:

  • Mục đích sử dụng: Phóng sự thường là thể loại được xuất hiện trên các phương tiện truyền thông báo chí và có một nhiệm vụ quan trọng không chỉ trong việc đưa tin mà còn nhằm mục đích dựng lại hiện trường để mọi người có thể quan sát và phán xét.

  • Ngôn ngữ và phong cách trong phóng sự: Phóng sự thường sử dụng loại ngôn ngữ trung lập, không mang tính chủ quan, trong khi đó nhật kí thường mang một tính chất cá nhân hơn, phản ánh những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả.

+ Thể loại nhật ký:

  • Mục đích sử dụng: Nhật kí thường mang tính chất của cá nhân, là nơi mà tác giả có thể được ghi lại những suy nghĩ, những cảm xúc và trải nghiệm của bản thân. Nó không nhất thiết phải phản ánh tính thời sự hoặc đưa tin cho độc giả.

  • Ngôn ngữ và phong cách của nhật ký: Nhật kí thường sử dụng thể loại ngôn ngữ có tính chủ quan, thể hiện lên những cảm xúc và tư duy của tác giả. Nó có thể được sử dụng linh hoạt hơn và không bị ràng buộc bởi quy tắc báo chí giống như phóng sự.

2. Câu 2 trang 124 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 chân trời sáng tạo

Văn bản

Một số yếu tố phi hư cấu

Chủ đề

Cảm hứng chủ đạo

Con gà thờ

- Văn bản đã ghi lại những sự việc diễn ra ở trong phong tục “lên lão" của một ngôi làng nọ, những tục lệ này có liên quan đến những tập quán, tín ngưỡng của cái làng này. 
- Có những số liệu xác thực về các chỉ số cân nặng của con gà mà dân làng dùng để thờ cúng.
- Miêu tả về hành động luộc gà đặc biệt nhưng cũng rất độc đáo.


Hủ tục đầy sự cổ hủ của một làng quê Việt Nam trong thời kỳ trước cách mạng tháng Tám


Cảm hứng của hành động lên án, phê phán, đầy giọng điệu của sự chế giễu

Trên những chặng đường hành quân

- Những sự kiện đặc biệt diễn ra
- Những số liệu của các hoạt động có thực
- Những địa danh được gắn liền với các sự kiện trong lịch sử

Chiến tranh ở Việt Nam

Cảm xúc tự hào, vui sướng xen lẫn vào những sự xao xuyến khôn nguôi khi đến tuổi phải đi nhập ngũ. 

Cái giá trị làm người

- Nạn thất nghiệp triền miên
- Số phận của người lao động trong thời kỳ trước cách mạng tháng Tám

Nói về tệ nạn buôn người và nghề đi ở


Cảm xúc xót thương, bi hài, bi đát

3. Câu 3 trang 124 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 chân trời sáng tạo

Em hãy viết một đoạn đối thoại (khoảng bốn đến sáu lượt lời) giữa em và các bạn cùng lớp về việc viết nhật kí, sau đó em hãy phân tích các đặc điểm ngôn ngữ thân mật trong đoạn hội thoại này.

Câu trả lời chi tiết:

* Đoạn đối thoại giữa em và các bạn cùng lớp về việc viết lên cuốn nhật ký:

Bạn A: Chào mọi người! Hôm nay mình muốn bàn luận về việc viết cuốn nhật ký. Cho mình hỏi lớp mình có ai trong các bạn đã từng viết cho mình những cuốn nhật ký chưa?

Bạn B: Có mình! Mình thường viết nhật ký trong hàng ngày đấy. Thường thì mình sẽ ghi lại những sự kiện quan trọng hoặc những cảm xúc trong cuộc sống hàng ngày của mình.

Bạn C: Mình cũng giống như B này. Việc viết nhật ký mỗi ngày giúp mình cảm thấy thư giãn và tập trung hơn vào trong cuộc sống hàng ngày. Nhất là mỗi khi mình cảm thấy vô cùng căng thẳng.

Bạn A: Đúng vậy! Bản thân mình thấy việc viết nhật ký còn giúp cho mình có thể cải thiện thêm cho bản thân khả năng viết và sáng tạo nữa. Vậy trong số các bạn ở đây, có bạn nào có cách viết nhật ký nào có thể đem đến hiệu quả nhất không?

Bạn B: Mình thì thường viết nhật ký vào cuối mỗi ngày, sau khi kết thúc mọi chuyện. Ghi lại những điều mình bản thân mình đã làm, để từ đó có thể cảm nhận sâu sắc hơn và ghi rõ những mục tiêu cần phải hoàn thành cho ngày mai.

Bạn C: Mình thì lại cảm thấy thích nhất việc viết nhật ký vào mỗi buổi sáng. Như vậy, mình có thể dễ dàng đặt kế hoạch cho các hoạt động mà mình sẽ làm trong ngày hôm đó và ghi lại những suy nghĩ vào đầu mỗi ngày.

* Phân tích các đặc điểm ngôn ngữ thân mật được sử dụng ở trong đoạn hội thoại trên:

- Cách sử dụng ngôn ngữ rất gần gũi, gắn liền với cuộc sống: Các bạn ở trong đoạn hội thoại trên đã sử dụng các ngôn ngữ vô cùng thân thiết, gần gũi như “mình,” “các bạn,” “mình thấy,” “mình cảm thấy,” tạo ra một sự thân mật và gần gũi.

- Sử dụng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu: Các từ ngữ được sử dụng ở trong đoạn hội thoại có ý nghĩa đơn giản, dễ hiểu, không có sự phức tạp, phù hợp với ngữ cảnh đang diễn ra của cuộc hội thoại.

- Sử dụng tinh tế các câu hỏi và đáp án: Các câu hỏi và đáp án được sử dụng ở trong đoạn hội thoại tạo ra một sự tương tác rất tốt giữa các bạn, thể hiện lên tính chân thật và có sự tự nhiên.

Tổng cộng ở trong đoạn hội thoại trên đã thể hiện một sự thân thiết, chân thật và gần gũi giữa các bạn cùng lớp khi đang bàn luận về việc viết lên những cuốn nhật ký của bản thân.

Đăng ký ngay với VUIHOC để sở hữu cuốn sổ tay Ngữ Văn tổng hợp kiến thức và các tips học văn cực kỳ thú vị!

4. Câu 4 trang 124 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 chân trời sáng tạo

Tóm tắt các yêu cầu về nội dung, hình thức của văn bản thư để trao đổi về một vấn đề bằng sơ đồ hoặc bằng bảng biểu.

Câu trả lời chi tiết:

Nội dung của văn bản thư để trao đổi

Nêu được vấn đề cần phải quan tâm và trình bày được những ý kiến về vấn đề mà đã nêu ra

Hình thức của văn bản thư để trao đổi

Phần mở đầu

Nêu ra địa điểm, thời gian viết thư, danh tính của người nhận bức thư, lời chào mở đầu của bức thư.

Phần nội dung

Trình bày những ý kiến để trao đổi về một vấn đề nào đó trong bức thư.

Phần kết thúc

Lời cảm ơn, lời chào tạm biệt, danh tính của người viết bức thư.

 

5. Câu 5 trang 124 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 chân trời sáng tạo

Em hãy thiết kế một tờ rơi để thể hiện những điều cần phải lưu ý về vấn đề lựa chọn trường hoặc lựa chọn nghề, sau đó gửi đến những bạn cùng lớp.

Câu trả lời chi tiết:

Lựa Chọn Trường Đại Học Hay Lựa Chọn Nghề Nghiệp?

Những Điều Cần Lưu Ý Khi Đưa Ra những Lựa Chọn

a) Lựa chọn theo Trường đại Học:

* Ưu điểm của lựa chọn trên:

- Nền tảng kiến thức vô cùng đa dạng: Đại học là nơi cung cấp cho chúng ta những nguồn kiến thức rộng rãi và đa dạng trong rất nhiều lĩnh vực.

- Cơ hội mở rộng về nhiều mặt: Có cơ hội gặp gỡ được nhiều bạn bè, giáo viên, và nhiều mạng lưới hoạt động chuyên nghiệp trên mọi lĩnh vực.

- Bằng cấp khi theo đuổi đại học: Bằng đại học có giá trị vô cùng lớn, có thể sử dụng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Người có tấm bằng đại học và có năng lực sẽ được trọng dụng rất nhiều.

* Nhược điểm của việc lựa chọn theo học đại học:

- Chi phí khi theo học: Đại học đòi hỏi chi phí theo học cao, phải đóng đầy đủ mỗi kỳ.

- Thời gian của chương trình đào tạo đại học: Cần ít nhất 3-4 năm để có thể hoàn thành chương trình.

b) Lựa chọn theo đuổi nghề Nghiệp:

* Ưu điểm của việc lựa chọn nghề nghiệp:

- Nhanh chóng có thể bắt tay vào công việc: Học theo nghề nghiệp tập trung rất nhiều vào những kỹ năng của thực tế, giúp bạn có thể rèn luyện sớm hơn và có thể nhanh chóng bắt tay vào công việc.

- Chi phí theo đuổi thấp: Học nghề thường không tốn quá nhiều tiền.

- Tự do trong việc lựa chọn: Chọn nghề theo sở thích, đam mê và khả năng của bản thân.

* Nhược điểm của lựa chọn theo nghề nghiệp:

- Hạn chế kiến thức về nhiều mặt: Nghề nghiệp hạn chế rất nhiều kiến thức so với việc đi học đại học.

- Khó có cơ hội thăng tiến: Có thể gặp rất nhiều khó khăn trong việc thăng tiến trong công việc ở tương lai.

Hãy Đưa Ra Lựa Chọn Một Cách Cẩn Thận!

- Tư duy về cần đạt được mục tiêu: Xác định mục tiêu rõ ràng của bản thân trước khi đưa ra quyết định.

- Tìm hiểu để đưa ra sự lựa chọn: Khám phá, tìm hiểu kỹ các ngành nghề, trường đại học, và học viện có đào tạo nghề nghiệp.

- Thảo luận: Nói chuyện, tâm sự với người thân, bạn bè, và giáo viên để có thêm cái nhìn toàn diện hơn về sự lựa chọn của bản thân.

Hãy tự đặt ra câu hỏi cho bản thân: “Điều gì là phù hợp với tôi?”

>> Xem thêm: Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo 

6. Câu 6 trang 124 SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 chân trời sáng tạo

Trình bày ý kiến của bạn về tác hại của việc bóp méo sự thật.

Câu trả lời chi tiết:

Việc bóp méo sự thật có thể đem đến những tác hại đặc biệt nghiêm trọng đối với cá nhân và toàn xã hội. Trước hết, việc làm này có thể làm giảm đi niềm tin của bản thân với mọi người ở trong các mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể. Khi sự thật bị bóp méo, biến dạng, con người khó có thể có những sự tin tưởng lẫn nhau, gây ra những sự hoài nghi và bất an. Điều này sẽ đặc biệt gây ra những mối nguy hiểm ẩn chứa ở trong các mối quan hệ như gia đình, bạn bè, và công việc, nơi niềm tin chính là nền tảng vô cùng lớn để duy trì được sự ổn định và hòa hợp.

Ngoài ra, hành động bóp méo sự thật cũng gây những ảnh hưởng tiêu cực đến những quyết định và hành động của mỗi con người. Khi những thông tin bị sai lệch được lan truyền, nó có thể dẫn đến những quyết định sai lầm và đem lại những hệ quả mà bản thân không hề mong muốn. Ví dụ, ở trong lĩnh vực y tế, những nguồn thông tin đưa sai về sức khỏe có thể khiến cho người dân có thể thực hiện các biện pháp chữa bệnh không đúng đắn, gây hại nhiều đến sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

Trong bối cảnh xã hội, việc bóp méo sự thật còn gây hại rất lớn đến nền tảng của một xã hội dân chủ. Một xã hội dân chủ đòi hỏi mọi người phải được tiếp cận thông tin một cách chính xác để có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn người lãnh đạo và đưa ra chính sách phát triển của đất nước. Khi sự thật bị bóp méo, quá trình diễn ra này bị biến dạng, dẫn đến việc đưa ra những lựa chọn  sai lầm, tạo điều kiện cho sự trỗi dậy của các chế độ chính trị độc tài hoặc các thế lực có ý nghĩ phản động không chính đáng.

Hành động bóp méo sự thật cũng là nguồn gốc của nhiều cuộc xung đột và mâu thuẫn ở trong xã hội. Khi sự thật không được tôn trọng, không được gìn giữ thì các bên liên quan sẽ dễ dàng rơi vào những cuộc tranh cãi, hiểu lầm, và thậm chí có thể dẫn đến bạo lực. Điều này đặc biệt đúng ở trong thời đại mà công nghệ thông tin ngày càng phát triển, nơi mà thông tin được lan truyền với tốc độ vô cùng nhanh chóng, khiến cho việc có thể phân biệt đúng sai càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Tóm lại, việc bóp méo sự thật là một hành động gây rất nhiều thiệt hại, gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với cá nhân và xã hội. Để có thể xây dựng một xã hội công bằng, an toàn và tiến bộ, việc tôn trọng và bảo vệ sự thật là điều đặc biệt cần thiết. Chỉ khi mọi người cùng nhau chung tay bảo vệ sự thật, xã hội mới có thể phát triển một cách bền vững và hài hòa.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết bài Soạn bài Ôn tập trang 124 Ngữ văn Chân trời sáng tạo lớp 12 tập 1. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính của bài học cũng như trau dồi được thêm nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0914890900