img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Ôn tập trang 76 sách chân trời sáng tạo 11 tập 2

Tác giả Hoàng Uyên 14:38 30/11/2023 5,519 Tag Lớp 11

Luyện tập và ôn luyện những kiến thức đã học sẽ giúp các em có thể nắm chắc những kiến thức đó và ứng dụng vào bài làm của mình. Bởi vậy, hãy theo dõi bài viết dưới đây để Ôn tập trang 76 sách chân trời sáng tạo để củng cố kiến thức chưa hiểu hoặc còn thiếu sót của bản thân. Tham khảo ngay bài soạn cùng VUIHOC nhé!

Soạn bài Ôn tập trang 76 sách chân trời sáng tạo 11 tập 2
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Ôn tập trang 76 sách chân trời sáng tạo 11 tập 2

1. Câu 1 trang 76 sách chân trời sáng tạo 11 tập 2

So sánh một số nét đặc sắc có trong ba bài thơ đã được học (làm vào vở):

Phương pháp giải:

Dựa vào những giá trị về nội dung và giá trị về nghệ thuật của ba bài thơ đã được học để hoàn thành bảng đề bài đưa ra

Lời giải chi tiết:

  Nguyệt cầm Thời gian Gai
Cấu tứ - Cấu trúc mỗi câu có chứa 7 chữ kết hợp với biện pháp lặp cấu trúc cùng việc sử dụng những từ ngữ tinh tế, chính xác và mang đậm tính hình ảnh.
- Sự hòa nhập giữa tiếng đàn ở hiện tại với những kiếp nghệ sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh ở trong quá khứ.

 
- Cấu trúc bao gồm 3 đoạn, mỗi đoạn lại chứa 3 câu
- Những từ ngữ xuất hiện trong bài thơ được sắp xếp hết sức khoa học, tinh tế và nhẹ nhàng cùng với những hình ảnh tượng trưng về thời gian. 

 
- Cấu trúc câu vô cùng ngắn gọn chỉ một chữ đi cùng với câu dài, đi lên rồi lại đi xuống, rất nhịp nhàng như bước đi trên đường đời của mỗi con người: có lúc trầm lặng lại có lúc bay bổng.
→ làm cho mạch bài thơ có sự lên xuống và ngắt quãng, nhấn mạnh vào những hình ảnh để lại ấn tượng đặc biệt.
- Hình ảnh “gai” đã được xuất hiện ở dòng thơ đầu cùng với dòng thơ kết thúc.

 
Yếu tố tượng trưng Nguyệt cầm, biển,  trăng, chiếc đảo,....
- Hình ảnh về nguyệt cùng cây đàn cầm.
- Nguyệt tượng trưng cho những gì nhẹ nhàng, mộng mơ và thể hiện sự hoàn hảo, trong khi đó đàn cầm lại tượng trưng cho sự tinh tế, trang nhã và hết sức nghiêm trang.
- Nương tử trong câu hát/ đã chết đêm rằm theo nước xanh: Tượng trưng cho những người nghệ sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh, sự lẻ loi và cô đơn, luôn bị xã hội lãng quên.
- Sao Khuê: Biểu tượng cho văn chương và nghệ thuật.
- Bài thơ khai thác được mối quan hệ giữa những rung cảm của con người, sự tương giao giữa các giác quan và khung cảnh con người với tiếng đàn trong đêm trăng.

 
- Hình ảnh vô cùng đặc biệt xuất hiện trong bài thơ là “những bài hát”, “những câu thơ” và “đôi mắt em”, tượng trưng cho sự trường tồn, sự bền bỉ của những cái đẹp và những hình thức nghệ thuật. 
- Tác giả đã khẳng định rằng cho dù thời gian có thay đổi thì những giá trị về nghệ thuật hay những cái đẹp đều vẫn luôn vĩnh cửu và trường tồn mãi mãi.

 
- Hoa hồng: Tượng trưng cho những cái đẹp.
- Gai: Tượng trưng cho nỗi đau đớn, sự gian khổ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật.
- Những hình ảnh  “gai”, “bông hoa hồng”, “sẹo”,... thể hiện rằng mọi thử thách và trải nghiệm mà con người sẽ gặp phải trong cuộc sống.
→ Từ những hình ảnh ấy, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc một thông điệp vô cùng sâu sắc: đường đời đôi khi sẽ có những khó khăn và thử thách buộc chúng ta phải trải qua được bởi vì chỉ khi trải qua được thì ta mới thực sự nhận được những thành quả như cây cối đơm hoa, kết trái.

 

>> Xem thêm: Soạn văn 11 Chân trời sáng tạo 

2. Câu 2 trang 76 sách chân trời sáng tạo 11 tập 2

Chỉ ra sau đó nêu tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc xuất hiện trong đoạn thơ dưới đây

Phương pháp giải:

Dựa vào những kiến thức đã học để có thể tìm và chỉ ra được biện pháp lặp cấu trúc đã sử dụng trong đoạn thơ, đồng thời hãy nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp lặp cấu trúc ấy.

Lời giải chi tiết:

Biện pháp lặp cấu trúc được sử dụng trong bài thơ đó là “Buồn trông…” ở những dòng thơ sau đây:

(1) Buồn trông cửa bể chiều hôm

(2) Buồn trông ngọn nước mới sa,

(3) Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

(4) Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

→ Tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc là để giúp cho đoạn thơ trở nên có vần điệu và nhịp nhàng hơn, có sự liền mạch cùng như sự kết nối giữa dòng trước với dòng sau. Đồng thời nhấn mạnh về nỗi buồn da diết, khôn nguôi và day dứt của nhân vật Thuý Kiều khi ở nơi xa nhưng luôn nhớ về quê nhà. Thêm vào đó, còn thể hiện được tài năng quan sát và miêu tả hết sức tinh tế của Nguyễn Du trong việc nhìn và hình dung ra cảnh vật.

Lộ trình khóa học PAS THPT sẽ được thiết kế riêng cho từng bạn học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm cao trong mọi kỳ thi chung và riêng.

3. Câu 3 trang 76 sách chân trời sáng tạo 11 tập 2

Hãy nêu ra ít nhất hai bài học kinh nghiệm trong việc cách viết văn bản nghị luận về một bài thơ hay bức tranh/ pho tượng.

Phương pháp giải:

Từ kinh nghiệm viết bài cũng như chuẩn bị bài nói trình bày cảm nhận về một bài thơ hay bức tranh/ pho tượng mà mình yêu thích, hãy viết ra những bài học kinh nghiệm.

Lời giải chi tiết:

Bài học kinh nghiệm trong cách viết văn bản nghị luận về một bài thơ hay bức tranh/ pho tượng đó là: 

- Trước khi viết, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng về bài thơ hay bức tranh/ pho tượng mà mình đang muốn viết. Đọc và xem lại tác phẩm ấy một vài lần để có thể hiểu rõ hơn về nội dung cũng như giá trị, cấu trúc, yếu tố tượng trưng và cả thông điệp của nó. Đồng thời kết hợp với việc tìm kiếm thêm những tài liệu liên quan để có được một cái nhìn toàn diện hơn về bài thơ hay bức tranh/ pho tượng.

- Để viết được một bài văn chất lượng, cần phải phân tích và giải thích những yếu tố nghệ thuật trong bài thơ hay bức tranh/ pho tượng như ý nghĩa của những hình ảnh, tình tiết, từ ngữ hay phong cách đã sử dụng của tác giả. Hãy sử dụng nhiều ví dụ cụ thể nhằm minh hoạ cho ý tưởng độc đáo của mình.

- Cần phải đi sâu vào những chi tiết và phân tích thật chính xác những nguyên tắc mà tác phẩm ấy đại diện. Nên có sự hiểu biết sâu sắc về kỹ thuật hay phong cách và những khía cạnh khác trong tác phẩm để có thể đưa ra được nhận định sáng suốt và chính xác nhất.

- Trình bày ý kiến cá nhân tùy thuộc theo quan điểm của người viết một cách hợp lý nhất. Người viết nên có được sự hiểu biết thật sâu sắc và khả năng tường minh ý kiến của bản thân một cách thông suốt nhằm thuyết phục được người đọc.

4. Câu 4 trang 76 sách chân trời sáng tạo 11 tập 2

Làm thế nào để có thể giới thiệu về một bài thơ hay một bức tranh/ pho tượng hấp dẫn người nghe?

Phương pháp giải:

Từ những kinh nghiệm viết bài và chuẩn bị bài nói trình bày cảm nhận của mình về một bài thơ hay bức tranh/ pho tượng mà mình yêu thích, sau đó liệt kê những cách giới thiệu trở nên hấp dẫn cho người nghe.

Lời giải chi tiết:

Để giới thiệu về một bài thơ hay một bức tranh/pho tượng thật hấp dẫn cho người nghe, ta cần:

- Bắt đầu bằng một câu nói thú vị hay một câu hỏi nào đó: Bạn đã bao giờ thấy một bức tranh hay pho tượng hoặc bài thơ với những màu sắc, điệu nhạc và động tác hết sức đặc biệt hay chưa? Vậy hãy cùng tìm hiểu về một tác phẩm nghệ thuật mà tôi chuẩn bị giới thiệu đến các bạn nhé.

- Giới thiệu tổng quát về tác giả hoặc nghệ sĩ và lý do tại sao tác phẩm ấy đã nổi tiếng hoặc được đánh giá rất cao: Tác phẩm ấy là một tác phẩm nghệ thuật của nghệ sĩ hoặc tác giả nổi tiếng nào đó. Được xem là một tác phẩm vô cùng độc đáo và đáng chú ý ở trong thế giới nghệ thuật, tác phẩm ấy đã đạt được rất nhiều giải thưởng và đồng nghĩa với việc được đánh giá cao bởi những chuyên gia và cả công chúng.

- Tạo cảm xúc và sự thú vị cho người nghe bằng cách sử dụng những từ ngữ hình tượng hoặc các ví dụ: Hãy tưởng tượng rằng bạn đang đứng trước một bức tranh rực rỡ màu sắc cùng với những đường nét tinh tế và sắc nét. Hay cảm nhận cảm giác như đang đi lạc vào một thế giới ngập tràn màu sắc cùng với cảm xúc khi đọc được một bài thơ thể hiện tình cảm và tinh tế.

- Tham khảo những yếu tố nghệ thuật như là kỹ thuật sáng tác, hình ảnh và màu sắc hay biểu tượng giúp làm nổi bật lên tác phẩm trước người nghe.

- Kết thúc bằng việc nêu cảm nghĩ: Kết thúc bằng một lời nhận xét, nhận định nào đó hoặc suy tư cá nhân về tác phẩm ấy, để có thể tạo ấn tượng cuối cùng cho những người nghe.

- Nếu cảm thấy mình bị cuốn hút bởi tác phẩm này thì hãy cố gắng chia sẻ cảm xúc lúc đó với nhiều người nghe. Từ những cảm xúc ấy, có thể truyền tải được chính xác tinh thần của tác phẩm tới cho người nghe.

Sổ tay ngữ văn chính là bí kíp giúp các em học văn dễ dàng hơn. Rất nhiều tips học văn hiệu quả chỉ được bật mí trong cuốn sổ tay này thôi đấy. Đăng ký ngay để nhận thật nhiều ưu đãi nhé!

5. Câu 5 trang 76 sách chân trời sáng tạo 11 tập 2

Giải thích thế nào gọi là kĩ thuật PMI khi tương tác với người thuyết trình và nêu tác dụng của nó.

Phương pháp giải:

Tìm hiểu về định nghĩa của kĩ thuật PMI thông qua những tài liệu sách vở hoặc nguồn tin tham khảo trên mạng.

Lời giải chi tiết:

Kỹ thuật PMI khi tương tác với người thuyết trình: Kỹ thuật PMI (bao gồm Plus, Minus, Interesting) là một phương pháp giúp tương tác giữa người nghe với người thuyết trình trong quá trình trình bày những thông tin hoặc ý tưởng. Kỹ thuật đó yêu cầu người nghe phải đưa ra được ba đánh giá: cộng (tiếng Anh là plus), trừ (tiếng Anh là minus) và thú vị (tiếng Anh là interesting) về những thông tin hoặc ý tưởng được trình bày:

- Plus (cộng): Đánh giá về những điểm tích cực của những thông tin hoặc ý tưởng đã được trình bày, về những mặt thuận lợi, ưu điểm và lợi ích của chúng.

- Minus (trừ): Đánh giá về những điểm tiêu cực của những thông tin hoặc ý tưởng đã được trình bày, về những mặt khó khăn, nhược điểm và rủi ro của nó.

- Interesting (thú vị): Đánh giá về những điểm hấp dẫn, nổi bật, đáng chú ý hoặc gợi mở ra ý tưởng của những thông tin hoặc ý tưởng đã được trình bày.

- Tác dụng của kĩ thuật PMI chính là để giúp cho người nghe tập trung hơn và đánh giá thông tin một cách khách quan, giúp cho người thuyết trình nhận được phản hồi từ những người nghe về mọi mặt tiêu cực, tích cực và thú vị của nhiều thông tin hoặc ý tưởng mà mình đã trình bày. Từ đó, người thuyết trình có thể cải thiện được phần trình bày của bản thân, đồng thời cũng giúp người nghe có thêm những hiểu biết và nhận thức sâu sắc hơn về chủ đề đã được trình bày.

6. Câu 6 trang 76 sách chân trời sáng tạo 11 tập 2

Bạn hiểu thế nào về “cái tôi” ở trong nghệ thuật và ở trong cuộc sống? “Cái tôi” ấy có mối quan hệ như thế nào đối với “cái ta”

Phương pháp giải:

Bằng những cảm nhận và nhìn nhận của bản thân em về “cái tôi” và “cái ta” ở trong nghệ thuật và ở trong đời sống, đưa ra những ý hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết:

- "Cái tôi" ở trong nghệ thuật và trong cuộc sống thường được hiểu như là cái nhìn hoặc cái nhận thức của một cá nhân nào đó về bản thân mình, tức là ý thức về cá nhân cũng như về những phẩm chất, kỹ năng, tài năng, giá trị, ước mơ cùng với mong muốn của mình. "Cái tôi" thường có liên quan tới sự tự tin, tự trọng và cả tự giác của cá nhân.

- "Cái tôi" và "cái ta" có mối quan hệ tương đối phức tạp ở trong cuộc sống. "Cái tôi" thường được coi như là trung tâm của ý thức con người, nơi tập trung những khát vọng, nhu cầu lẫn mong muốn của cá nhân. Tuy nhiên, để có một cuộc sống thành công và hạnh phúc, ta cũng luôn cần phải có sự tôn trọng, cảm thông và sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau. Do đó, cần phải giữ cân bằng giữa "cái tôi" và "cái ta", tức là sự cân bằng giữa sự tự trọng của cá nhân với sự tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Thông qua phần hướng dẫn soạn bài Ôn tập trang 76 sách chân trời sáng tạo 11 tập 2, các em có thể nắm được nội dung của bài ôn tập muốn truyền tải và ghi nhớ chúng lâu hơn. Đây đều là những kiến thức rất quan trọng, ôn tập không bao giờ là thừa cả nên các em hãy cố gắng theo dõi để củng cố những kiến thức ấy. Để học thêm bài ôn tập khác có trong chương trình ngữ văn 11 nói riêng hay các phần kiến thức trong môn Ngữ Văn hoặc những môn học khác nói chung, các em hãy nhanh chóng truy cập vào website vuihoc.vn sau đó đăng ký khoá học của VUIHOC để có thể học nhiều kiến thức hay nhất cùng các thầy cô nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 11
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0914890900