img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương

Tác giả Hoàng Uyên 14:11 30/11/2023 15,648 Tag Lớp 11

Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương là một câu chuyện về hành trình vượt qua gian khó, vượt lên nghịch cảnh của những vận động viên khuyết tật. Để thấu hiểu hơn về nỗi đau và ý chí của họ, VUIHOC đem đến cho các em chi tiết phần soạn bài Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương.

Soạn bài Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương: Trước khi đọc 

Nguyễn Thị Ánh Viên sinh ngày 9/11/1996 tại thôn Ba Cau, xã Giai Xuân, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, là cựu vận động viên bơi lội trong đoàn thể thao quân đội và đội tuyển bơi lội quốc gia Việt Nam. Ở tuổi 19, cô đã giành 8 huy chương vàng, 1 huy chương bạc và 1 huy chương đồng cho Việt Nam, phá 8 kỷ lục và được vinh danh là nữ vận động viên xuất sắc nhất ngoài Singapore tại Đại hội thể thao Đông Nam Á 2015 ở Singapore. Với 8 huy chương vàng, Ánh Viên là vận động viên giành nhiều huy chương vàng thứ hai tại Sea Games 28, sau vận động viên bơi lội người Singapore Joseph Schooling. Cô cũng đứng thứ 25 ở nội dung 400m tự do nữ và đứng thứ hai thế giới và đứng thứ 9 trong cuộc thi hỗn hợp 400m thế giới. Năm 2015, cô trở thành nữ đại úy trẻ nhất của Quân đội Việt Nam và được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì. 

Dưới đây là một số lợi ích quan trọng của việc tham gia vào hoạt động thể thao:

  • Cải thiện sức khỏe vận động: Thể thao giúp tăng cường sức khỏe vận động bằng cách cải thiện sự linh hoạt, sức mạnh cơ bắp, và khả năng hô hấp. Nó cũng làm giảm nguy cơ bệnh tim, tiểu đường, và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

  • Tăng cường tâm lý: Tham gia thể thao giúp giảm căng thẳng và lo âu, cải thiện tâm trạng và tạo cảm giác phấn khích. Việc tập luyện thể thao thường kết quả trong sản xuất endorphin, "hormone của niềm vui."

  • Phát triển kỹ năng xã hội: Thể thao thường yêu cầu làm việc nhóm, giao tiếp hiệu quả và học cách làm việc cùng người khác. Điều này giúp cải thiện kỹ năng xã hội và tương tác xã hội.

  • Kiên nhẫn: Thể thao đòi hỏi kỷ luật cá nhân, kiên nhẫn và sự quyết tâm. Nó giúp bạn học cách đặt ra mục tiêu và làm việc hết mình để đạt được chúng.

>> Xem thêm: Soạn văn 11 đầy đủ và chi tiết theo chương trình sách mới

2. Soạn bài Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương: Trong khi đọc 

2.1 Dựa vào nhan đề và phần sa - pô, dự đoán về nội dung chính của văn bản. 

Với những gì đã được nêu lên ở nhan đề và sa - pô, nội dung chính của văn bản được dự đoán sẽ kể về nỗi đau của những con người tham gia thế vận hội Pa-ra-lim-pích. Trong đó, tác phẩm sẽ chủ yếu đề cập đến Gia-co Van Gát và cách anh sử dụng cơ thể không lành lặn của mình để trở thành người hùng trong thể thao, người hùng trong lòng những người hâm mộ.

2.2 Dựa vào đề mục, dự đoán về thông tin chính sẽ được trình bày.

Trước hết, văn bản Pa-ra-lim-pích: Một lịch sử chữa lành những vết thương gồm gồm có 2 đề mục chính:

  • Đề mục 1: Mục tiêu ban đầu. 

  • Đề mục 2: Vượt qua những nỗi đau. 

Thông qua 2 đề mục trên, ta có thể dự đoán rằng thông tin chính sẽ được trình bày đó là về sự cố gắng và vươn lên của những vận động viên khuyết tật. Ban đầu, sự ra đời của Paralympic dường như chỉ là một sân chơi nhằm cổ vũ tinh thần của những người khuyết tật. Nhưng với ý chí mạnh mẽ, chính những người khuyết tật đã khiến sân chơi này ngày càng phát triển và chuyên nghiệp hơn, để rồi nơi đây trở thành bệ phóng cho những tài năng thể thao, đồng thời thúc đẩy sự vươn lên của những vận động viên tật nguyền này.

Đăng ký ngay khóa học PAS THPT để được thầy cô lên lộ trình ôn thi tốt nghiệp ngay từ bây giờ nhé!

2.3 Chú ý các từ ngữ chỉ thời gian và các sự kiện chính.

Các từ ngữ chỉ thời gian trong bài được trình bày theo lối ngược dòng lịch sử nhằm kể về nguồn gốc sự ra đời của Pa-ra-lim-pích.

2.4 Xác định thông tin chính được trình bày.

Đoạn văn đã cho ta thấy về lịch sử hình thành của Pa-ra-lim-pích. Từ một cuộc thi nhỏ trong khuôn viên bệnh viện dành cho các cựu chiến binh khuyết tật, Pa-ra-lim-pích đã dần dần trở thành một thế vận hội lớn. Không chỉ tăng nhanh về số lượng vận động viên tham gia, chất lượng, quy mô và tính chuyên nghiệp của cuộc thi cũng dần được cải thiện, đưa Pa-ra-lim-pích dần sánh ngang với thế vận hội mùa hè Ô-lym-pích.

2.5 Tên đề mục gợi cho bạn suy nghĩ gì?

Tên đề mục trước hết gợi lên trong ta niềm cảm thông và sự xót thương cho nỗi đau mà những người khuyết tật từng gặp phải. Nỗi đau này không chỉ ở thể xác mà còn khắc sâu vào tinh thần của mỗi nạn nhân, khiến họ trở nên mặc cảm và tự ti. Pa-ra-lim-pích được sinh ra để chữa lành những nỗi đau đó. Pa-ra-lim-pích là liều thuốc giúp những người khuyết tật vươn lên trong cuộc sống, giúp họ vượt qua mặc cảm mà đạt được những vinh quang lớn lao. Vì vậy, Pa-ra-lim-pích chính là liều thuốc tinh thần giúp những người khuyết tật vượt qua những nỗi đau.

2.6 Xác định thông tin chính được trình bày.

Thông tin chính được trình bày ở đoạn văn này đó là tinh thần dám đối mặt với thực tại và ý chí vượt qua thực tại đó. Như Van Gát đã chia sẻ :"Tôi đã học cách thích nghi”. Chắc chắn rằng những người khuyết tật đều đã từng có lúc suy sụp, có lúc rơi vào hố sâu tuyệt vọng. Nhưng họ cần phải học cách thích nghi với điều đó. Cuộc sống không bao giờ diễn ra theo cách chúng ta muốn. Vì vậy việc chuẩn bị tinh thần, sẵn sàng đối mặt và thích nghi với hoàn cảnh là điều mà chúng ta cần ghi nhớ. Van Gát đã chấp nhận tình trạng khuyết tật của bản thân. Anh không còn chán nản mệt mỏi nữa mà chọn cách đương đầu với nó, chọn cách sống chung với nó. 

2.7 Chú ý đến các nhân vật và các câu chuyện được giới thiệu.

Đoạn trình bày đã cung cấp thông tin về hai nhân vật là Van Gát và Bret-ly Xnai-đơ. Sau khi trở thành người khuyết tật, Van Gát đã chọn trở thành vận động viên chuyên nghiệp ở hai môn là trượt tuyết và leo núi. Anh là người gốc Nam Phi đầu tiên chinh phục thành công ngọn Man-na-xlu ở dãy Hi-ma-lay-a. Anh cũng đã tham gia chuyến thám hiểm Nam Cực cùng hoàng tử Anh Ha-ry. Cuối cùng, với bộ môn xe đạp, Van Gát đã thành công giành được hai huy chương Vàng và một huy chương Đồng ngay trong lần đầu tham dự Pa-ra-lim-pích.

Bên cạnh Van Gát, Bret-ly Xnai-đơ cũng là một nhân vật thành công với vô số thành tích tại Pa-ra-lim-pích. Do từng luyện tập bơi lội chuyên nghiệp trước đây, nên sau khi bị khiếm thị bởi thám chiến tại Áp-ga-ni-xtan, Bret-ly Xnai-đơ vẫn duy trì được phong độ và nhanh chóng làm quen với cuộc sống mù lòa. Anh đã giành được hai huy chương vàng ở thế vận hội Pa-ra-lim-pích Luân Đôn 2012. Ba huy chương vàng ở Pa-ra-lim-pích Ri-ô đờ Gian-nê-rô. Với Pa-ra-lim-pích Tô-ky-ô 2020, anh giành được huy chường vàng thứ sáu trong sự nghiệp ở nội dung ba môn phối hợp (bơi, đạp, chạy).

3. Soạn bài Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương: Sau khi đọc 

3.1 Câu 1 trang 78 SGK Văn 11/2 kết nối tri thức 

Chủ đề của văn bản: đề cao tinh thần vượt lên chính mình, vượt qua nghịch cảnh của các vận động viên khuyết tật trong Pa-ra-lim-pích.

Các tiếp cận chủ đề của tác giả đặc biệt ở chỗ ông đã nêu lên các tiêu đề của từng phần giúp khiến người đọc dễ nắm bắt được bố cục văn bản. Phần sapo mở đầu văn bản trước khi vào bài có tác dụng dẫn dắn câu chuyện, đặc biệt gây sự tò mò thích thú cho các bạn đọc.

3.2 Câu 2 trang 78 SGK Văn 11/2 kết nối tri thức

Các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản đó là “tấm hình” chụp bác sĩ Gát mừn và những thế hệ vận động viên đầu tiên, cùng với những “dẫn chứng” qua lời kể của các nhân vật. Các phương tiện phi ngôn ngữ này giúp làm sáng tỏ hơn nội dung tác phẩm, giúp việc trình bày trở nên dễ hiểu và logic hơn, từ đó người đọc có thể dễ dàng nắm bắt được nội dung của tác phẩm hơn.

3.3 Câu 3 trang 78 SGK Văn 11/2 kết nối tri thức

Năm 1948: Luân Đôn: bác sĩ Gắt-mừn tổ chức cuộc thi đấu thể thao cho các cựu chiến binh Thế chiến II

Năm 1960: Roma: Kì thi Pa-ra-lim-pích đầu tiên được tổ chức

Năm 1988: Seoul: Pa-ra-lim-pích và Ô-lim-pích được tổ chức cùng nhau

3.4 Câu 4 trang 78 SGK Văn 11/2 kết nối tri thức

Yếu tố tự sự dùng chủ yếu trong việc trình bày một hoặc một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia để dẫn đến một kết quả, thể hiện một ý nghĩa là đó. 

Yếu tố tự sự có vai trò quan trọng dùng để trình bày về sự hình thành và phát triển của Pa-ra-lim-pích. Nó là một yếu tố quan trọng giúp cho người đọc hiểu rõ về nội dung mà tác giả gửi gắm vào văn bản. Tác giả cũng dùng yếu tố tự sự để kể về cuộc đời cũng như sự nghiệp của các vận động viên tham ra Pa-ra-lim-pích.

Sổ tay Ngữ Văn tổng hợp các tips học văn hiệu quả giá chỉ bằng một cốc trà sữa. Nhanh tay đặt hàng thôi bạn ơi!!!

3.5 Câu 5 trang 78 SGK Văn 11/2 kết nối tri thức

Quan điểm của tác giả đó là: Những người cựu chiến binh - họ là đại diện cho các cuộc chiến tranh khốc liệt nhưng cũng là khởi đầu cho phong trào thể thao cho người khuyết tật. Họ là những huyền thoại gây dựng lên những câu chuyện chữa lành vết thương cho nhân loại. Quan điểm đó được thể hiện qua hai nhân vật trong bài.

3.6 Câu 6 trang 78 SGK Văn 11/2 kết nối tri thức

Trước đây tôi thường nghĩ rằng con người là nhỏ bé và luôn yếu đuối, nhiều khi tôi cảm thấy rằng vốn dĩ cuộc sống của mỗi người đều được định sẵn, và chúng ta khó có thể vượt qua được sự sắp đặt của số phận. Nhưng sau khi đọc được câu chuyện về cách mà những người vận động viên cố gắng vượt qua số phận, tìm hiểu thêm về cách mà nhiều mảnh đời bất hạnh đã cố gắng vượt lên chính mình, tôi đã thực sự ngộ ra được nhiều điều.

Có lẽ nhiều người trong số chúng ta đang giữ một thái độ sống chưa đúng đắn, chúng ta vẫn quen đổi lỗi cho hoàn cảnh, đổ lỗi cho những người khác khiến cuộc sống của bản thân rơi vào bế tắc, cùng cực. Nhưng đã bao giờ chúng ta tự hỏi, chúng ta đã cố gắng hết sức để thoát ra khỏi thực tại không mấy vui vẻ này hay chưa? Hay là chúng ta chấp nhận nó, cho rằng do ta kém may mắn, cứ sống lay lắt qua ngày mà không có ước mơ, hoài bão nào cả? Những khi tinh thần suy sụp, gặp chuyện không may trong cuộc sống ta sẽ lại đưa ra những lý do từ bên ngoài, từ người khác để biện minh cho sự thất bại của bản thân. Có một câu nói mà tôi rất tâm đắc “Bạn đang sống chứ không phải đang tồn tại” , điều đó nhắc nhở tôi mỗi ngày phải biết nỗ lực và cố gắng vì bản thân mình, không bao giờ được đổ lỗi cho hoàn cảnh. Khi bạn đã cố gắng đạt được điều mình muốn, bạn sẽ nhận ra rằng khả năng của con người là vô hạn. Và chúng ta không hề yếu đuối như chúng ta tưởng, minh chứng chắc chắc hẳn thông qua văn bản bạn cũng nhận ra rồi đó. Những người kém may mắn về cơ thể, họ vẫn làm được những điều phi thường, vậy tại sao chúng ta - những người bình thường lại không làm được những cao cả.

3.7 Câu 7 trang 78 SGK Văn 11/2 kết nối tri thức

Văn bản đã giúp em hiểu thêm về nỗi đau dân tộc. Đó là những hi sinh, mất mát của con người trong thời đại chiến tranh ấy đã để lại cho về sau những đau thương khó có thể phai mờ. 

Đồng thời, em cũng hiểu rằng nỗi đau mà những người khuyết tật về thể chất phải trải qua là rất lớn và họ phải có nghị lực phi thường mới có thể vượt qua. Vì vậy, chúng ta cần cảm thông, chia sẻ và động viên họ bằng nhiều cách khác nhau, đặc biệt chúng ta không nên phân biệt đối xử với họ. Bởi họ là những người đã trải qua nhiều đau khổ và đang ở trong hoàn cảnh rất dễ bị tổn thương. Những sự quan tâm, chia sẻ của chúng ta đôi khi có thể bị nhầm lẫn là sự thương hại nên chúng ta phải thật sự khéo léo. 

Hơn nữa, văn bản này đã giúp tôi hiểu sâu sắc hơn về nỗi đau dân tộc. Đó là những hy sinh, mất mát của con người trong thời đại chiến tranh ấy đã để lại cho về sau những đau thương khó có thể phai mờ. Những ứng xử đối với người khuyết tật: 

Những ứng xử đối với người khuyết tật: Bạn không nên kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật:

  • Quan điểm thứ nhất: Cho rằng người khuyết tật là do luật nhân quả gây ra. Luật nhân quả là khi cha mẹ làm điều xấu, lỗi sẽ đổ lên đầu con cái và chúng bị coi là hình phạt tàn tật. Sự trừng phạt theo luật nhân quả.
  • Quan điểm thứ 2: Trong mắt người bình thường, người khuyết tật là những con người không bình thường, do đó họ coi người khuyết tật luôn là người phụ thuộc, là gánh nặng cho người khác, gia đình và xã hội. 
  • Quan điểm thứ 3: Quan điểm cho rằng người khuyết tật là hiện thân của sự bất hạnh. Ở góc độ này, người khuyết tật thường phải chịu nhiều thiệt thòi và chịu áp lực từ người khác. Đôi khi, nhận thức về sự áp đặt và phân biệt đối xử có thể nảy sinh ngay cả trong số những người làm việc trong các dịch vụ hỗ trợ người khuyết tật.

Một số cách đối xử với người khuyết tật mà ta nên ưng dụng trong đời sống:

  •  Không đối xử tình trạng khuyết tật của họ như là một cái gì đó đáng xấu hổ. Điều đó là xem như thiếu tính người, dù cố ý hoặc vô ý, thái độ đó giống như một “sự phân biệt đối xử với người khuyết tật.

  • Hãy đến với họ như đến với một người bạn.

  • Hãy hỏi trước khi giúp đỡHỏi người khuyết tật rằng họ có muốn được giúp đỡ hay không.
  • Hãy cho họ cơ hội thử sức làm mọi việc. Bởi vì tất cả chúng ta đều có quyền được bình đẳng.

4. Kết nối đọc - viết trang 78 SGK Văn 11/2 kết nối tri thức

Thể thao có khả năng chữa lành. Thể thao thực sự cần thiết vì tham gia các hoạt động này mang lại cho con người sức khỏe và trí tuệ. Các hoạt động ngoài trời như bóng đá, bóng chuyền, yoga và chạy có thể giúp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Tuy nhiên, một số môn thể thao trong nhà như trò chơi trí tuệ, cờ vua và Sudoku có thể giúp cải thiện khả năng tập trung. Thể thao và trò chơi rất tốt cho chúng ta vì chúng dạy chúng ta đúng giờ, kiên nhẫn, kỷ luật, tinh thần đồng đội và sự cống hiến. Tham gia hoạt động thể chất bảo vệ chúng ta khỏi nhiều bệnh như viêm khớp, béo phì, bệnh tim mạch và tiểu đường. Nó dạy chúng ta phải tiến lên phía trước và bỏ qua những điểm yếu. Nó làm cho chúng ta trở nên dũng cảm, mang đến niềm vui bằng việc xóa bỏ nỗi buồn hay giận giữ. Thể thao giúp chúng ta khỏe mạnh và thoải mái tinh thần làm cho chúng ta cũng sẽ giải quyết các vấn đề dễ dàng hơn.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết soạn bài Pa-ra-lim-pích: một lịch sử chữa lành vết thương sách kết nối tri thức 11 tập 2. Hi vọng rằng có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi thêm các nội dung kiến thức mà bài học này đem lại. Để học nhiều hơn các kiến thức của các môn học thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 11
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0914890900