img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Quá trình văn học và phong cách văn học

Tác giả Minh Châu 15:26 30/11/2023 16,788 Tag Lớp 12

Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn nắm được kiến thức về khái niệm quá trình văn học và phong cách văn học. Tất cả những phần này đều đề cập thông qua bài hướng dẫn đọc hiểu và soạn bài Quá trình văn học và phong cách văn học. Các em hãy cùng tham khảo cách soạn bài mà VUIHOC hướng dẫn nhé!

Soạn bài Quá trình văn học và phong cách văn học
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Hướng dẫn đọc hiểu bài Quá trình văn học và phong cách văn học

1.1 Quá trình văn học 

a. Khái niệm 
- Văn học là một thể loại nghệ thuật, một dạng hình thái ý thức xã hội đặc thù luôn có sự vận động và biến chuyển.

- Quá trình văn học hay còn được biết là sự vận động của văn học trong tổng thể.

b. Quá trình văn học luôn luôn tuân theo những quy luật chung dưới đây:

  • Thứ nhất: Văn học phải gắn liền với đời sống, thời đại nào thì văn hoá ấy, những chuyển biến trong lịch sử của xã hội thường kèm theo những biến động ở trong lịch sử phát triển của nền văn học.
  • Thứ hai: Văn học sẽ phát triển một cách có kế thừa và cách tân: Văn học dân gian chính là cội nguồn của nền văn học viết, người sau sẽ kế thừa những giá trị văn học của người đi trước và tạo thành những giá trị mới có nét đột phá hơn.
  • Thứ ba: Nền văn học của một dân tộc luôn tồn tại vận động trong sự bảo lưu, giữ gìn và cũng có tiếp biến, đó là một dòng chảy của nền văn học trên thế giới.

c. Trào lưu văn học 

- Những hoạt động nổi bật trong quá trình văn học được gọi là các trào lưu văn học.

Trào lưu văn học được hiểu là một hiện tượng mang tính chất lịch sử, nó hình thành và mất đi vào một khoảng thời gian nào đó nhất định. Đó đượccho là một phong trào sáng tác tập hợp được nhiều tác giả, tác phẩm gần gũi lại với nhau về cả cảm hứng và tư tưởng để hình thành nên một dòng chảy rộng lớn có bề thế ở trong đời sống văn học của cả một dân tộc.

- Các trào lưu văn học chủ yếu trên thế giới:

+ Văn học thời kỳ Phục hưng (Châu  u vào thế kỉ XV và XVI):

Đặc trưng: giải phóng được con người, đề cao chủ nghĩa cá tính, chống lại sự khắc nghiệt trong thời kỳ Trung cổ

Tác giả tiêu biểu: sếch-xpia (tác giả người Anh), Xéc-van-tét (tác giả người Tây Ban Nha),…

+ Chủ nghĩa cổ điển (ở Pháp vào thế kỉ XVII)

Đặc trưng: lấy văn hoá cổ đại là hình mẫu lí tưởng, luôn luôn đề cao về lí trí, sáng tác dựa trên một quy luật chặt chẽ 

Tác giả tiêu biểu phải kể đến như Cooc-nây, Mô-li-ê (tác giả người Pháp)

+ Chủ nghĩa lãng mạn:

Có nguồn gốc từ các nước Tây  u sau cách mạng Pháp năm 1789 

Đặc trưng: đề cao lên những nguyên tắc mang tính chủ quan, lấy đề tài từ trong thế giới tưởng tượng của nhà văn, hình tượng nghệ thuật thường có một vẻ đẹp vô cùng khác biệt.

Tác giả tiêu biểu phải kể đến như V. Huy-gô (tác giả người Pháp), F. Sin-le (tác giả người Đức)

+ Chủ nghĩa hiện thực phê phán (ở Châu  u vào thế kỉ XIX).

Đặc trưng: thiên hướng về những nguyên tắc tôn trọng có tính khách quan, thường lấy những đề tài từ hiện thực của đời sống, xây dựng lên những tính cách điển hình vừa mang tính khái quát lại mang tính cụ thể, tính cách phát triển thích hợp với logic cuộc sống

Tác giả tiêu biểu phải kể đến như H. Ban-dắc (tác giả người Pháp), L. Tôn-xtôi (tác giả người Nga)

+ Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa.

Thời điểm hình thành: vào thế kỉ XX, sau cuộc Cách mạng tháng Mười Nga 

Đặc trưng: miêu tả cuộc sống trong thời kỳ phát triển của cách mạng, đề cao vai trò lịch sử của người dân.

Người khởi xướng: M. Gor-ki (người Nga)

+ Chủ nghĩa siêu thực: (ở Pháp vào năm 1924) với đặc trưng quan niệm về một thế giới mới trong hiện thực là một mảnh đất sáng tạo của những nghệ sĩ. Tác giả tiêu biểu phải kể đến là A. Brơ-tôn.

+ Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo (ở Mĩ La – Tinh, thời điểm sau Thế chiến thứ hai), coi hiện thực bao gồm cả thế giới tâm linh, cũng có niềm tin tôn giáo, tin vào các huyền thoại và truyền thuyết. Tác giả tiêu biểu phải kể đến là G. Mác-két

- Ở Việt Nam, các trào lưu thường xuất hiện vào khoảng từ những năm 30 của thế kỉ XX.

+ Trào lưu lãng mạn (giai đoạn 1932 – 1945): (Thời kỳ của thơ mới và tiểu thuyết lãng mạn). Tác giả tiêu biểu phải kể đến như: Thế Lữ, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Tuân

+ Trào lưu hiện thực phê phán (bao gồm các thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết về hiện thực phê phán). Tác giả tiêu biểu phải kể đến như Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Ngô Tất Tố…

+ Trào lưu về văn học hiện thực thời xã hội chủ nghĩa (Gồm rất nhiều thể loại, bao gồm những tác phẩm trước và sau Cách mạng Tháng Tám, đặc biệt phát triển và lớn mạnh trong thời kỳ kháng chiến cũng như xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc).

1.2 Phong cách văn học 

a. Khái niệm 

- Phong cách chính là những nét riêng biệt và độc đáo của một tác giả nào đó xuất hiện trong cả quá trình nhận thức và phản ánh về cuộc sống, những nét độc đáo ấy luôn được bộc lộ trong tất cả những yếu tố cả nội dung lẫn hình thức của mỗi tác phẩm cụ thể

- Nói cách khác, phong cách chính là sự thể hiện tài năng nghệ thuật của một người nghệ sĩ trong việc đưa ra cho người đọc, người nghe một cái nhìn thật sự mới mẻ về cuộc đời thông qua việc sử dụng những phương thức hoặc phương tiện nghệ thuật in đậm dấu ấn cá nhân của người sáng tác.

b. Biểu hiện 

- Cách nhìn và cách cảm nhận mang tính chất khám phá, giọng điệu riêng biệt, độc đáo của tác giả.

- Sự sáng tạo ra các yếu tố thuộc về phần nội dung của tác phẩm.

- Phương thức biểu hiện cũng như thủ pháp kĩ thuật ghi lại đậm nét cá tính sáng tác của tác giả.

- Tính thống nhất thể hiện trong sự đa dạng của một sáng tác.

- Có tính chất thẩm mỹ cao, giàu tính nghệ thuật.

Với cuốn sổ tay bí kíp hack điểm môn Văn thì học văn sẽ trở lên dễ dàng hơn bao giờ hết. Nhanh tay đăng ký để được nhận ưu đãi từ vuihoc không chỉ môn văn mà tất cả các môn luyện thi THPT Quốc Gia và kỳ thi đánh giá năng lực nhé! 

 

2. Hướng dẫn soạn bài Quá trình văn học và phong cách văn học 

Câu 1: Trang 178 sgk ngữ văn 12 tập 1

- Khái niệm: Quá trình văn học chính là sự vận động của nền văn học trong tổng thể. Nó bao gồm những yếu tố sau đây: tất cả những tác phẩm văn học, tất cả những hình thức đã và đang tồn tại của nền văn học, những yếu tố trong đời sống văn học (tác giả, độc giả, các hình thức để tổ chức hội đoàn, các hoạt động về nghiên cứu, hoạt động phê bình, hoạt động dịch thuật, hoạt động xuất bản, ảnh hưởng qua lại giữa những loại hình nghệ thuật khác nhau, các hình thái về ý thức xã hội khác…).

- Quá trình văn học là việc diễn tả những diễn biến khi hình thành, khi tồn tại và phát triển, những sự thay đổi của nền văn học thông qua các thời kỳ lịch sử.

- Quá trình văn học luôn cần tuân theo một số quy luật chung.

+ Văn học phải gắn liền với đời sống, thời đại nào thì văn học theo như thế.

+ Phát triển vừa có sự kế thừa, lại có sự cách tân: văn học dân gian chính là nguồn gốc của văn học viết, người thế hệ sau sẽ tiếp thu những giá trị văn học tốt đẹp của người trước và thậm chí phải tạo ra những giá trị mới.

+ Văn học của một dân tộc cần tồn tại, vận động trong sự bảo lưu, giữ gìn và tiếp biến: giữ gìn và phát huy được những tinh hoa trong văn học truyền thống, tiếp thu nhưng cần chọn lọc tinh hoa văn học nghệ thuật nước ngoài.

Câu 2: Trang 179 sgk ngữ văn 12 tập 1

- Trào lưu văn học chính là những hoạt động nổi bật của quá trình văn học, thuật ngữ này để chỉ phong trào sáng tác của tập hợp những tác giả, tác phẩm gần gũi với nhau về cả cảm hứng, tư tưởng lẫn nguyên tắc miêu tả hiện thực để hình thành nên một dòng chảy rộng lớn trong đời sống của nền văn học.

- Trào lưu văn học chính là những hoạt động mang tính chất nổi bật của quá trình văn học, thuật ngữ này để chỉ một số phong trào sáng tác tập hợp nhiều tác giả, tác phẩm gần gũi với nhau về mặt cảm hứng, tư tưởng để hình thành luồng trong đời sống văn học của một thời đại

- Một số trào lưu văn học trong lịch sử của thế giới:

+ Văn học thời phục hưng: đề cao con người, giải phóng phong cách cá tính, chống lại những hệ tư tưởng cổ hủ và khắc nghiệt vào thời kỳ Trung Cổ
VD: Đôn-ki-hô-tê (tác giả Xéc-van-tec); Ro-me-o & Giu-li-et(tác giả Sếch-xpia)

+ Chủ nghĩa cổ điển: luôn đề cao những lí trí, tư tưởng và sáng tác theo một quy phạm chặt chẽ nhất định

Ví dụ: Hóa thân Kafka hay Lão hà tiện của tác giả Mô-li-e

+ Chủ nghĩa lãng mạn: đề cao những nguyên tắc mang tính chủ quan, đề tài và phong cách cách xây dựng hình tượng nghệ thuật đều bắt nguồn từ việc tác giả tưởng tượng ra để đề cao sự tự do, hạnh phúc và những mộng tưởng.

VD: Chiến tranh và hòa bình (tác giả L. Tôn-x tôi), Tội ác và trừng phạt (tác giả Đôn-tôi-ep-xki)

- Văn học Việt Nam cũng xuất hiện những trào lưu: trào lưu lãng mạn và trào lưu hiện thực phê phán (giai đoạn 1930 – 1945), trào lưu về văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa (thời kỳ Cách mạng tháng Tám 1945)

  + Chủ nghĩa siêu thực

  + Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo

  + Chủ nghĩa hiện sinh

Câu 3: Trang 183 sgk ngữ văn 12 tập 1

Khái niệm về phong cách văn học:

+ Phong cách văn học chính là những độc đáo mang nét riêng biệt của nghệ sĩ thể hiện ra trong việc sáng tác

+ Phong cách ăn học cũng bắt nguồn từ chính những nhu cầu và đòi hỏi về sự xuất hiện điều mới và nhu cầu trong quá trình sáng tác văn học

+ Quá trình văn học sẽ được đánh dấu bằng những nhà văn vô cùng kiệt xuất kèm theo những phong cách độc đáo

+ Phong cách ghi đậm dấu ấn của thời đại và dân tộc

Câu 4: Trang 183 sgk ngữ văn 12 tập 1

Những biểu hiện trong phong cách văn học:

- Giọng điệu phải thật riêng biệt, cách nhìn cũng như sự cảm thụ phải mang tính khám phá

- Sự sáng tạo độc đáo về mặt nội dung

- Phương thức biểu hiện hay thủ pháp nghệ thuật cần tạo được dấu ấn riêng

- Thống nhất về cốt lõi, nhưng phải có sự triển khai một cách đa dạng và có đổi mới

- Có tính chất thẩm mĩ cao, giàu nét nghệ thuật

 

3. Soạn bài Quá trình văn học và phong cách văn học: Hướng dẫn phần luyện tập 

Câu 1: Trang 183 sgk ngữ văn 12 tập 1 

* Văn học lãng mạn thể hiện qua Chữ người tử tù - tác giả Nguyễn Tuân:

- Gặp gỡ tình huống éo le, mâu thuẫn xảy ra giữa người tử tù với viên quản ngục. Cảnh cho chữ cũng là một khung cảnh cả xưa và nay chưa từng xuất hiện với nhiều ý nghĩa độc đáo và nét đẹp riêng

- Nguyễn Tuân đã xây dựng lên hình tượng Huấn Cao rất phù hợp với lí tưởng và sự sáng tạo hình thức nghệ thuật của tác giả

* Văn học hiện thực phê phán được thể hiện thông qua Hạnh phúc của một tang gia (Tác giả Vũ Trọng Phụng)

- Xoáy sâu vào đời sống hiện tại, ghi lại một cách chân thực những khía cạnh đồi bại, lố lăng và vô đạo đức của thời kỳ xã hội tư sản lúc bấy giờ.

- Mâu thuẫn trào phúng được đặt ngay trong nhan đề, thể hiện thái độ mỉa mai, hài hước nhưng lại đau xót, đám con cháu vô cùng hạnh phúc trước cái chết của cụ cố vì chúng đã phải chờ đợi quá lâu để có thể được hưởng phụ tài sản thừa kế.

Câu 2: Trang 183 sgk ngữ văn 12 tập 1

* Phong cách nghệ thuật của tác giả Nguyễn Tuân:

- Khẳng định cái tôi một cách độc đáo và khác lạ.

- Tiếp cận với thế giới về mặt phương diện văn hoá và thẩm mĩ, tiếp cận con người về mặt phương diện tài hoa của người nghệ sĩ.

- Nghệ thuật được sử dụng điêu luyện, thành công trong các thể tùy bút kết hợp với cách sử dụng ngôn từ hợp lý, chính xác.

* Nét chính trong phong cách nghệ thuật của tác giả Tố Hữu

- Nội dung thường được viết là về chủ đề cách mạng nên mang đậm chất trữ tình và chính trị

- Tính dân tộc được bộc lộ vô cùng rõ nét và sâu đậm

Ôn thi THPT Quốc Gia cùng khóa học PAS THPT - các em sẽ được lên lộ trình ôn tập theo năng lực cá nhân - một lộ trình hoàn hảo để đạt điểm 9+ các môn thi. Nhanh tay đăng ký để không bỏ lỡ cơ hội ôn tập tốt nhất nhé! 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Soạn bài Quá trình văn học và phong cách văn học sẽ giúp các em hiểu hơn về lịch sử nền văn học trong và ngoài nước. Bởi vậy, việc nắm bắt những khái niệm, biểu hiện hay vận dụng nó vào trong văn học là điều vô cùng cần thiết. Các em hãy cùng tham khảo và chia sẻ bài viết này cho mọi người xung quanh để cùng nhau tìm hiểu phần kiến thức thú vị này nhé! Ngoài ra, các em có thể luyện tập thêm những kiến thức hay về môn ngữ văn 12  và các môn học khác bằng cách nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký những khoá học bổ ích với thầy cô VUIHOC ngay nhé!

>> Mời các bạn xem thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0963345212