img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thị Mầu lên chùa sách văn 10 Chân trời sáng tạo + cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 14:41 15/01/2024 4,174 Tag Lớp 10

Dưới đây là phần Soạn bài Thị Mầu lên chùa trong hai cuốn sách Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo và cánh diều mà VUIHOC đã chuẩn bị. Văn bản “Thị Mầu lên chùa” này kể về việc Thị Mầu lẳng lơ đi lên chùa và ve vãn tiểu Kính Tâm. Cùng tham khảo phần soạn bài này để biết thêm về nghệ thuật và nội dung tác giả muốn gửi gắm.

Soạn bài Thị Mầu lên chùa sách văn 10 Chân trời sáng tạo + cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Thị Mầu lên chùa sách văn 10 Chân trời sáng tạo

1.1 Soạn bài Thị Mầu lên chùa sách văn 10 Chân trời sáng tạo: Trước khi đọc 

Câu 1: Bạn đã bao giờ nghe nói tới thành ngữ “Oan Thị Kính” hay chưa? Bạn hiểu ý nghĩa của câu thành ngữ này như thế nào?

Phương pháp giải:

Chia sẻ về quan điểm của bản thân.

Lời giải chi tiết:

- Em đã từng nghe tới câu thành ngữ “Oan Thị Kính”.

- Theo em, thành ngữ ở trên ý muốn chỉ những nỗi oan khuất cùng cực mà không thể nào giãi bày ra hay được minh oan.

>> Xem thêm: Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo

Câu 2: Quan sát hình ảnh dưới đây ở trong vở chèo Quan Âm Thị Kính sau đó dự đoán về tính cách và thái độ của hai nhân vật.

Phương pháp giải:

- Quan sát thật kỹ hình ảnh (ở trang 113, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

- Đưa ra lời dự đoán của chính mình.

Lời giải chi tiết:

- Thị Mầu: tính cách vô cùng mưu mô và xảo quyệt; thái độ hết sức vui vẻ khi đã đạt được mục đích của bản thân.

- Thị Kính: tính cách hết sức hiền lành và chấp nhận với số phận; thái độ vô cùng cam chịu

1.2 Soạn bài Thị Mầu lên chùa sách văn 10 Chân trời sáng tạo: Trong khi đọc 

Câu 1 (trang 113, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Đọc lướt sau đó cho biết nhân vật nào có nhiều lời thoại nhất ở trong đoạn trích này?

Phương pháp giải:

- Đọc lướt toàn bộ đoạn trích.

- Chú ý vào cái tên của các nhân vật có lời thoại.

Lời giải chi tiết:

Đoạn trích ở trên gồm có 2 nhân vật có lời thoại đó là Thị Mầu và Kính Tâm. Trong đó, nhân vật Thị Mầu là nhân vật có nhiều lời thoại nhất.

Câu 2 (trang 114, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Từ câu trả lời của câu hỏi 1, bạn hình dung như thế nào về sự khác biệt ở trong thái độ của hai nhân vật này?

Phương pháp giải:

Tham khảo những lời thoại của hai nhân vật có trong đoạn trích.

Lời giải chi tiết:

Số lời thoại của nhân vật Thị Mầu chiếm số lượng lớn, nhiều hơn khi so với nhân vật Thị Kính, từ đó cho thấy rằng:

- Kính Tâm: ít nói và kiệm lời, dường như luôn có thái độ né tránh và không muốn tiếp chuyện với Thị Mầu.

- Thị Mầu: nhiều lời, nói chuyện không có điểm dừng, thái độ vô cùng hài lòng với những mục đích mà mình đạt được.

Câu 3 (trang 114, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Tìm ra những từ ngữ nhằm miêu tả nhân vật Kính Tâm trong lời thoại của nhân vật Thị Mầu. Việc sử dụng những từ ngữ ấy cho thấy được điều gì trong tính cách của nhân vật Thị Mầu?

Phương pháp giải:

- Đọc thật kĩ văn bản.

- Chú ý vào những từ ngữ nhằm miêu tả nhân vật Kính Tâm thông qua lời thoại của nhân vật Thị Mầu.

Lời giải chi tiết:

- Những từ ngữ nhằm miêu tả nhân vật Kính Tâm trong lời thoại của nhân vật Thị Mầu.

+ Đẹp như sao băng.

+ Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang.

→ Từ việc sử dụng những từ ngữ phía trên cho thấy Thị Mầu là một người hám sắc và lẳng lơ, có những lời lẽ không thích hợp ở nơi cửa chùa.

Lộ trình khóa học PAS THPT sẽ được thiết kế riêng cho từng bạn học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm cao trong mọi kỳ thi chung và riêng.

Câu 4 (trang 115, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Đoạn hát ghẹo tiểu của Thị Mầu đã cho thấy nhân nhân vật quan niệm như thế nào trong tình yêu? Chú ý vào những từ ngữ và hình ảnh thể hiện nên quan niệm trong tình yêu của Thị Mầu.

Phương pháp giải:

- Đọc thật kĩ đoạn hát ghẹo tiểu của nhân vật Thị Mầu.

- Chú ý vào những từ ngữ và hình ảnh.

Lời giải chi tiết:

Đoạn hát ghẹo tiểu của nhân vật Thị Mầu cho thấy được quan niệm về tình yêu của nhân vật Thị Mầu đó là: tình yêu đối với cô chỉ như một trò đùa, không biết phân biệt những thứ sai trái (ghẹo tiểu ở nơi chùa Phật).

1.3 Soạn bài Thị Mầu lên chùa sách văn 10 Chân trời sáng tạo: Sau khi đọc 

Câu 1 (trang 117, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Điền vào bảng dưới đây một vài câu đối thoại, độc thoại và bàng thoại của nhân vật Thị Mầu, Thị Kính cùng với tiếng đế ở trong văn bản trên (làm vào vở):

Từ ngôn ngữ và giọng điệu trên, hãy nhận xét tính cách của nhân vật Thị Mầu và Thị Kính?

Phương pháp giải:

- Đọc lại toàn bộ đoạn trích và chú ý vào những câu đối thoại, độc thoại và bàng thoại của các nhân vật nêu trên.

Lời giải chi tiết:

Nhân vật

Đối thoại

Độc thoại

Bàng thoại

Thị Mầu

- Đây rồi nhé!
- Tên em ấy à?
- Là Thị Mầu, con gái phú ông...Chưa chồng đấy nhá!.
- Đưa chổi đây em quét rồi em nói chuyện này cho mà nghe!

- Phải gió ở đâu! Chạy từ bao giờ rồi!
- Người đâu mà đẹp như sao băng thế nhỉ?

- Lẳng lơ ở đây cũng chẳng mòn.
- Đẹp thì người ta khen chứ sao!
- Nhà tao còn ối trâu!

 

Thị Kính

Tiếng đế (người xem)
 

- A di đà Phật! Chào cô lên chùa!.
- Cô cho biết tên để tôi vào lòng sớ!
- Tôi đã đèn nhang xong, mời cô vào lễ Phật.
- Cô buông ra để tôi quét chùa kẻo sư phụ người quở chết!
- Mười tư, rằm!
- Ai lại đi khen chú tiểu thế cô Mầu ơi!
- Mầu ơi mất bò rồi!
- Mầu ơi nhà mày có mấy chị em? Có ai như mày không?
- Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi!

- Nam mô A di đà Phật!.
- Khấn nguyện thập phương ...Quỷ thần soi xét!

Ngẫm oan trái nhiều phen muốn khóc ... Chứ có biết đâu mình cũng chỉ là...

Từ ngôn ngữ cùng với giọng điệu phía trên cho thấy:

- Thị Mầu là người vô cùng táo bạo và phóng khoáng.

- Thị Kính thì trầm lặng, nhẹ nhàng, e dè, mang đậm chất của một người con gái đã quy y cửa Phật.

Câu 2 (trang 117, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Lời thoại của nhân vật Thị Mầu cho thấy tình cảm và cảm xúc của nhân vật đã có sự thay đổi như thế nào từ đầu tới cuối đoạn trích? Điền những từ ngữ chỉ tình cảm và cảm xúc cùng với những lời thoại tương ứng vào sơ đồ dưới đây (làm vào vở):

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ lại toàn bộ văn bản.

- Chú ý vào những lời thoại của nhân vật Thị Mầu.

Lời giải chi tiết:

Câu 3 (trang 117, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Lời thoại của nhân vật Thị Mầu cho thấy nhân vật đó quan niệm như thế nào về tình yêu và sự hạnh phúc?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ lại toàn bộ văn bản.

- Chú ý vào lời thoại và ngôn ngữ của nhân vật Thị Mầu để thấy được quan niệm trong tình yêu và sự hạnh phúc của cô.

Lời giải chi tiết:

Lời thoại của nhân vật Thị Mầu cho thấy nhân vật này quan niệm về tình yêu và sự hạnh phúc vô cùng đơn giản, chủ yếu là đi theo sở thích của chính mình. Thị Mầu khá phóng khoáng và vô cùng thoải mái trong chuyện tình yêu cũng như sự hạnh phúc, bỏ qua những rào cản về mặt giáo lý, lễ nghi hoặc gia đình. Với cô, chỉ cần bản thân mình cảm thấy thích người ta là quá đủ, không hề bận tâm tới bất cứ vấn đề gì, có duyên là sẽ đến. “Phải duyên thời lấy/ Chớ nghe họ hàng”.

Câu 4 (trang 117, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Trong đoạn trích Thị Mầu lên chùa, tiếng đế đã thể hiện quan điểm như thế nào về nhân vật Thị Mầu? Em có đồng tình với quan điểm ấy hay không? Tại sao?

Phương pháp giải:

- Đọc thật kỹ những lời thoại của tiếng đế.

- Đưa ra quan điểm của bản thân.

Lời giải chi tiết:

- Trong đoạn trích Thị Mầu lên chùa, tiếng đế đã thể hiện trực tiếp quan điểm về nhân vật Thị Mầu thông qua những câu từ:

+ “Ai lại đi khen chú tiểu thế cô Mầu ơi!”.

+ “Mầu ơi nhà mày có mấy chị em? Có ai như mày không?”

+ “Dơ lắm! Mầu ơi!”.

+ “Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi!”.

→Qua cách gọi cũng như cách sử dụng từ ngữ để nói về nhân vật Thị Mầu, tiếng đế đã coi cô như một người phụ nữ không có gia giáo, không biết lễ nghĩa và vô cùng lẳng lơ. Có lẽ, tiếng đế có một cái nhìn hết sức tiêu cực về nhân vật Thị Mầu.

→ Theo quan điểm của bản thân em, nếu xét vào thời kì đó, em cũng đồng tình với quan điểm của tiếng đế bởi vì những tính cách như vậy của Thị Mầu hoàn toàn không phù hợp với nét đẹp truyền thống của những người phụ nữ thời xưa.

Câu 5 (trang 117, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Ứng xử của nhân vật Thị Kính đã thể hiện quan điểm gì của tác giả dân gian? Quan điểm ấy có còn vẹn nguyên giá trị ở trong xã hội ngày nay hay không?

Phương pháp giải:

- Chú ý vào những lời thoại thể hiện lên tính cách của nhân vật Thị Kính.

- Đối chiếu những tính cách ấy với xã hội ngày nay.

Lời giải chi tiết:

- Ứng xử của nhân vật Thị Kính đã thể hiện được quan điểm của tác giả dân gian về người phụ nữ xưa đó là sự hiền lành, hiểu lễ nghĩa, có tài sắc vẹn toàn, luôn biết nghe theo lời gia đình.

- Theo em, quan điểm ấy ở một vài nơi vẫn còn giữ nguyên được giá trị. Bởi đấy là những đức tính vô cùng tốt đẹp và cần có ở một người phụ nữ.

Câu 6 (trang 117, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Những dấu hiệu nào giúp cho bạn nhận biết được Thị Mầu lên chùa là một văn bản chèo?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ lại toàn bộ văn bản.

- Đọc kĩ phần lý thuyết về văn bản chèo trong phần Tri thức Ngữ văn.

Lời giải chi tiết:

Những dấu hiệu để nhận biết Thị Mầu lên chùa là một văn bản chèo:

- Đề tài: văn bản xoay quanh vấn đề về giáo dục cách sống, cách ứng xử giữa con người với con người trong dân gian.

- Tích truyện (cốt truyện): được trích ra từ vở chèo Quan Âm Thị Kính.

- Nhân vật: có đào thương với đào lệch (đào lẳng).

- Cấu trúc: cấu trúc của văn bản chứa rất nhiều màn và cảnh, mỗi cảnh lại đóng một vai trò nhất định khác nhau.

- Lời thoại: bao gồm cả lời thoại của nhân vật lẫn tiếng đế cùng với 3 hình thức: đối thoại, độc thoại và bàng thoại. Đồng thời, lời thoại của những nhân vật trong văn bản có bao gồm cả lời nói lẫn lời hát.

Câu 7 (trang 117, SGK Ngữ Văn 10, tập một)

Đề bài: Trong hai nhân vật Thị Kính và Thị Mầu, nhân vật nào đã để lại ấn tượng sâu sắc hơn đối với em? Tại sao?

Phương pháp giải:

Đưa ra quan điểm của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Theo quan điểm bản thân em, nhân vật để lại nhiều ấn tượng sâu sắc hơn với em là Thị Mầu. Nhân vật ấy đã mang tới một làn gió mới cho hình tượng người phụ nữ Việt Nam bởi tính cách vô cùng mạnh mẽ và tự tin thể hiện được cái tôi của mình, dám nói lên tình cảm của bản thân mặc cho những lễ nghĩa giáo nghi có ngăn cấm.

2. Soạn bài Thị Mầu lên chùa sách văn 10 Cánh diều

2.1 Soạn bài Thị Mầu lên chùa sách văn 10 Cánh diều: Chuẩn bị 

Hình ảnh Thị Mầu lên chùa ở trong bức ảnh phía trên đã gợi cho em ấn tượng như thế nào?

Trả lời: 

Hình ảnh Thị Mầu lên chùa ở trong bức ảnh phía trên gợi cho em đây là một người con gái xinh đẹp và dịu dàng, thoát ra nét đoan trang nhưng lại có thêm phần hờ hững và lẳng lơ.

2.2 Soạn bài Thị Mầu lên chùa sách văn 10 Cánh diều: Đọc hiểu 

Câu 1 (trang 75 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Chú ý vào ngôn ngữ và hình ảnh của những nhân vật cùng với chỉ dẫn sân khấu.

Trả lời:

- Chỉ dẫn sân khấu:  

(Thị Mầu: ra nói; đế; hát; xưng danh; đế; đế; đế; đê; hát ghẹo tiểu; nói; Tiểu Kính bỏ chạy; nấp; xông ra, nắm tay tiểu kính; Tiểu Kính bỏ chạy; đế; hát; hạ

Tiểu Kính: tụng kinh; ra, nói)

- Hành động của nhân vật Thị Mầu: xông ra để nắm tay chú tiểu

- Ngôn ngữ thể hiện nhân vật Thị Mầu: ngôn ngữ của một người lẳng lơ, thấy chú tiểu đẹp thì mê, mà đã mê thì ghẹo, mà ghẹo thì phải ghẹo cho tới nơi tới chốn. Thị mầu ghẹo chú tiểu được diễn tả thông qua chính hai điệu hát “Cấm giá” và “Bình thảo”

+ “Cấm giá” vì nhân vật Thị Mầu mới ve vãn nên câu thơ còn có sự e ấp tế nhị:

“Tôi lên chùa thấy tiểu mười ba

Thấy sư mười bốn vãi già mười lăm

Tôi muốn cho một tháng đôi rằm”

+ “Bình thảo” khi sự ve vãn bên ngoài không mang lại kết quả, khi mà Thị Mầu đã bốc lửa, Thị Mầu muốn đốt cháy với chú tiểu thì lời ca ở trong điệu hát không còn sự ngọt ngào:

“Người đâu ở chùa này

Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang

Ấy mấy thầy tiểu ơi”

“Thầy như táo rụng sân đình

Em như gái rở, đi rình của chua                        

- Ngôn ngữ và hành động của Tiểu Kính: Giữ khoảng cách, luôn tìm cách từ chối và lẩn tránh, luôn luôn tụng kinh “Niệm Nam mô A Di Đà Phật!”

Câu 2 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

- Thị Mầu lên chùa có gì khác so với lệ thường?

- Chú ý vào những con số trong lời nói cùng với câu hát của Thị Mầu. 

Trả lời:

- Thị Mầu lên chùa có sự khác biệt so với lệ thường đó là: Người ta sẽ lên chùa vào mười tư hoặc rằm; còn Thị Mầu lên chùa vào mười ba.

- Các con số ở trong lời nói và câu hát của nhân vật Thị Mầu đó là: mười ba, mười bốn và mười lăm.

Câu 3 (trang 76 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Trong lời giới thiệu với nhân vật chú tiểu, Thị Mầu đã đặc biệt nhấn mạnh vào thông tin gì?

Trả lời:

- Trong lời giới thiệu với nhân vật chú tiểu, Thị Mầu đã đặc biệt nhấn mạnh vào thông tin “chưa chồng”

“Tuổi vừa đôi tám, chưa chồng đấy thầy tiểu ơi!

Chưa chồng đây nhá!”

Câu 4 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): 

- Thị Mầu có quan tâm tới việc vào lễ Phật hay không?

- Chú ý vào hành động và ngôn ngữ bày tỏ tình cảm của nhân vật Thị Mầu.

Trả lời:

- Thị Mầu không hề quan tâm tới việc vào lễ Phật.

- Hành động và ngôn ngữ bày tỏ tình cảm của nhân vật Thị Mầu đã được thể hiện thông qua câu:

“Người đâu ở chùa này

Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang

Ấy mấy thầy tiểu ơi”

“Thầy như táo rụng sân đình

Em như gái rở, đi rình của chua”.

 

Câu 5 (trang 77 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Phép so sánh có trong lời của Thị Mầu có điểm gì độc đáo?

Trả lời:

Lối nói ví von so sánh đã thể hiện được khát khao yêu đương của nhân vật Thị Mầu.

“Thầy như táo rụng sân đình

Em như gái rở, đi rình của chua”

+ Cây táo mọc tại sân đình thường cao, sau mùa xuân sẽ chín rụng. Vì ít được chăm sóc lại già cỗi cho nên táo vừa chua lại vừa chát.

+ Còn người phụ nữ nghén, người đời sẽ gọi là gái rở, thường thèm của chua, có khi thèm đến xót lòng.

→ Người đàn bà ăn dở mà gặp phải quả táo, hơn nữa lại là táo rụng mà còn rụng ở sân đình thì nỗi khát khao thèm muốn lại càng tăng thêm gấp bội phần. Nhặt quả táo lên chắc chắn người con gái ăn dở đó phải nhai nuốt ngấu nghiến.

→ Việc Thị Mầu ví mình như gái rở, ví tiểu Kính như trái táo rụng ở sân đình thì hình ảnh vừa thật lại vừa rõ nét mà cũng vô cùng dễ hiểu cho những người xem.

Câu 6 (trang 78 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): 

- Những câu hát ở trong phần này đều tập trung thể hiện một điều gì? 

- Câu “Trúc xinh [...] chẳng xinh!" có điểm gì khác với ca dao

Trả lời:

- Những câu hát ở trong phần này tập trung thể hiện về nỗi lòng, nỗi khát khao được hạnh phúc của nhân vật Thị Mầu nhưng luôn bị chú tiểu ngó lơ.

- Câu ca dao:

“Trúc xinh trúc mọc đầu đinh

Em xinh em đứng một mình cũng xinh.”

→ So sánh hình dáng của cây trúc với người phụ nữ Việt Nam vừa trẻ trung, mong manh lại xinh đẹp cho dù có đứng ở đâu, dù ở bất cứ góc độ nào vẫn xinh.

+ Trong vở chèo Thị Mầu lên chùa có câu:

“Trúc xinh trúc mọc sân đình

Em xinh em đứng một mình chẳng xinh.”

→ Ở trong câu ca dao phía trên, người phụ nữ dù đứng một mình, hay dù đứng ở đâu, bất cứ góc độ nào cũng xinh; còn trong vở chèo Thị Mầu thì nó đã được biến tấu đi, nhằm ghẹo chú tiểu, ẩn ý muốn nói người phụ nữ xinh đẹp cần phải có đôi có cặp thì mới xinh, còn đứng một mình sẽ không thể nào xinh được.

Câu 7 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Đoạn trích có những chỉ dẫn sân khấu như thế nào? Tác dụng của những chỉ dẫn ấy đối với người đọc là gì?

Trả lời:

(Thị Mầu: ra nói; đế; hát; xưng danh; đế; đế; đế; đê; hát ghẹo tiểu; nói; Tiểu Kính bỏ chạy; nấp; xông ra, nắm tay tiểu kính; Tiểu Kính bỏ chạy; đế; hát; hạ

Tiểu Kính: tụng kinh; ra, nói)

- Hành động của Thị Mầu đó là xông ra để nắm tay chú tiểu

- Ngôn ngữ thể hiện Thị Mầu là ngôn ngữ của một người lẳng lơ, thấy chú tiểu đẹp thì mê, mà đã mê thì ghẹo, mà đã ghẹo thì ghẹo tới nơi tới chốn. Thị mầu ghẹo tiểu đã được diễn tả thông qua chính hai điệu hát “Cấm giá” cùng “Bình thảo”

+ “Cấm giá” do nhân vật Thị Mầu mới ve vãn nên những câu thơ còn có sự e ấp tế nhị:

“Tôi lên chùa thấy tiểu mười ba

Thấy sư mười bốn vãi già mười lăm

Tôi muốn cho một tháng đôi rằm”

+ “Bình thảo” khi mà sự ve vãn bên ngoài không mang lại kết quả, khi mà Thị Mầu đã bốc lửa, Thị Mầu muốn đốt cháy cùng với chú tiểu thì lời ca ở trong điệu hát không còn sự ngọt ngào:

“Người đâu ở chùa này

Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang

Ấy mấy thầy tiểu ơi”

“Thầy như táo rụng sân đình

Em như gái rở, đi rình của chua                   

- Tác dụng: Giúp cho người đọc hiểu được ý nghĩa của những từ mới, giúp cho người đọc hiểu được cách thức cùng với trình tự trình diễn của các nhân vật, từ đó có thể theo dõi và hiểu rõ được nội dung của toàn bộ vở chèo.

Sổ tay ngữ văn chính là bí kíp giúp các em học văn dễ dàng hơn. Rất nhiều tips học văn hiệu quả chỉ được bật mí trong cuốn sổ tay này thôi đấy. Đăng ký ngay để nhận thật nhiều ưu đãi nhé!

2.3 Soạn bài Thị Mầu lên chùa sách văn 10 Cánh diều: Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): 

Thị Mầu đã sử dụng ngôn ngữ và hành động như thế nào nhằm bày tỏ tình cảm với chủ tiểu? Tiếng gọi “thầy tiểu ơi!" được lặp lại nhiều lần có tác dụng gì trong biểu lộ nỗi lòng Thị Mầu? Em thấy ấn tượng nhất với lời bày tỏ tình cảm nào của nhân vật Thị Mầu? Tại sao?

Trả lời:

- Ngôn ngữ và hành động của nhân vật Thị Mầu khi bày tỏ tình cảm với chú tiểu: 

+ Khen “đẹp như sao băng”, đôi mắt thì sắc như dao bổ cau liếc đi rồi liếc lại, đôi môi đỏ mọng lúc nào cũng nở nụ cười như hoa và nhất là những lời bóng gió, ẩn ý đầy chất dân gian nhằm “đánh” đi những lượng tin cần thiết mà vô cùng da diết về phía chú tiểu

+ Đợi cơ hội Tiểu Kính ra sau đó nắm tay Tiểu Kính, đòi quét chùa thay cho Tiểu Kính, lại còn mời mọc. Ta thấy được sự táo bạo, mãnh liệt và quyết tâm; không hề có sự e thẹn, do dự hay ngại ngùng.

- Tiếng gọi “thầy tiểu ơi” được lặp đi lặp lại rất nhiều lần đã bộc lộ về nỗi lòng say mê và yêu thương tha thiết của nhân vật Thị Mầu. Mầu khao khát có được tình yêu, được đáp lại tình yêu một cách chân thành, Mầu dám phơi bày ruột gan tình cảm của chính mình ra trước mặt tất cả mọi người, dám thổ lộ và dám tấn công. 

- Em ấn tượng nhất với tỏ tình của Thị Mầu như sau: 

“Một cành tre, năm bảy cành tre

Phải duyên thời lấy, chớ nghe họ hàng

Ấy mấy thầy tiểu ơi!...

Mẫu đơn giồng cạnh nhà thờ

Đôi ta chỉ quyết đợi chờ lấy nhau”

 - Bởi đây chính là lời tỏ tình da diết chứa chan những mong ước về sự tự do yêu đương, tự do được lựa chọn hôn nhân. Dám yêu và dám lên tiếng vì tình yêu - giữa một xã hội phong kiến chỉ có duy nhất một Thị Mầu. Mầu cất lên tiếng nói nữ quyền nhằm lật đổ thành trì lễ giáo cũ kỹ đã trở thành giáo điều, dám đạp đổ những lệ làng và những đạo đức giả, những quan niệm hết sức cổ hủ đã chà đạp lên thân phận và tước đoạt sự hạnh phúc con người. Trong dòng nghĩ suy thông qua lời hát ghẹo của Thị Mầu đã ẩn chứa niềm khát khao chung tình – khao khát chính đáng về một tình yêu.

Câu 2 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Thông qua ngôn ngữ và hành động của nhân vật Tiểu Kính ở trong đoạn trích, em có nhận xét như thế nào về nhân vật này?

Trả lời:

- Nhận xét: Nhân vật Tiểu Kính có vẻ đẹp trai ngời ngời mà lòng dạ lại thẳng băng, trơ trơ tựa như gỗ đá, người tĩnh tọa đều đều, liên hồi gõ mõ và niệm Nam mô A di đà Phật, vẻ mặt cố tỏ ra sự bất động, lạnh lùng, cam chịu và giỏi nhẫn nhịn.

Câu 3 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): 

Thông qua một số trích dẫn ngôn ngữ của tác giả dân gian và của nhân vật Thị Mầu: Em có đồng tình với cách đánh giá phái trên của tác giả dân gian (qua tiếng đế) về nhân vật Thị Mầu cùng với thái độ và suy nghĩ của nhân vật Thị Mầu không? Tại sao?

Trả lời:

- Em đồng tình với cánh đánh giá phía trên của tác giả dân gian. Vì: 

Từ đâu mà Thị Mầu đã được xây dựng là một người con gái lẳng lơ, không phải là một người con gái theo quan niệm “tam tòng tứ đức” thời xưa cho nên, thông qua lời đề thì những cái dở hay cái xấu của Thị Mầu đã được bộc lộ rõ ràng hơn. Cái dở ở đây chỉ duy nhất đó là sự mù quáng; mà đã yêu đương say đắm và dữ dội đến như thế rồi thì có mù quáng cũng là điều dễ hiểu, do đó có thể dễ thông cảm, và hơn thế nữa, chỉ thấy dễ thương mà thôi. Cái mù quáng của nhân vật Thị Mầu nằm ở chỗ cô không nhận biết đối tượng của chính mình… Thầy Tiểu mà cô mê thực chất chính là Thị Kính giả trai. Sự mù quáng của nhân vật Thị Mầu cùng với cơn yêu đương. Những lời đế đó không chỉ giúp cho Thị Mầu thể hiện được rõ bản thân của mình mà còn khiến cho giá trị của những yếu tố trong vở chèo dân gian là cách sử dụng gậy ông lại đập lưng ông mà văn học dân gian hết sức thiện nghệ nhằm phê phán, hơn nữa, bóc trần được cái đạo đức giả của đạo đức quan trong phong kiến.

Câu 4 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Theo em, nhân vật Thị Mầu là một người như thế nào? Hãy viết một đoạn văn (độ dài khoảng 8 - 10 dòng) nêu ra nhận xét của bản thân về nhân vật này.

Trả lời:

Thị Mầu là một người con gái có cá tính riêng biệt, dám vượt qua những khuôn khổ vốn có của Nho Giáo để có thể bày tỏ và thể hiện bản thân, Thị Mầu như đại diện cho biết bao nỗi khát vọng của những người phụ nữ xưa. Tuy những hành động của Thị Mầu ở trong chùa là điều không được phép làm nhưng bởi sự hối thúc và khao khát có được tình yêu mà lý trí đã bị lu mờ.

Nhân vật Thị Mầu trong vở chèo cổ biểu hiện cho một phẩm chất rất khác của người phụ nữ Việt Nam đó chính là khát khao yêu đương. Đây là quyền cơ bản của những người phụ nữ nói riêng và của con người nói chung. Khi lớn lên cần phải được tự do tìm hiểu và yêu đương cũng như phải lấy được người mình yêu. Nhưng đối lập với cái quyền ấy ở trong xã hội phong kiến chính là một lớp sơn đạo đức giả tạo của chế độ hà khắc nhằm trói buộc biết bao người phụ nữ đã phải tuân theo “tam tòng” cũng như “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” chứ không được phép lựa chọn tình yêu và sự hạnh phúc cho riêng mình. Cô ý thức được tự do trong tình yêu bộc lộ trong lời nhủ mình và khuyên chị em chớ có nghe họ hàng. Thị Mầu là một con người của nghệ thuật.

Câu 5 (trang 79 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Em biết những tác phẩm văn học nào đã lấy cảm hứng từ hình tượng của nhân vật Thị Mầu trong vở chèo Quan Âm Thị Kính?

Trả lời:

- Thị Mầu, Lẳng lơ Thị Mầu, Cãi,... (Ở trong tập Cưới thơ của Hoàn Nguyễn)

- Thị Màu (của Anh Ngọc)

- Này em Thị Mầu (của Ngân Vịnh)

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Sau khi đọc phần Soạn bài Thị Mầu lên chùa ở trên, các em có thể thấy cá tính của nhân vật Thị Mầu là một người con gái lẳng lơ, có cá tính riêng và dám vượt qua khuôn khổ của Nho Giáo để được bày tỏ và thể hiện bản thân. Ngoài bài soạn này ra, khi các em muốn học thêm bất cứ bài soạn khác thuộc chương trình ngữ văn nói riêng và những kiến thức của môn học khác nói chúng, các em phải nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn để đăng ký ngay khoá học và trải nghiệm phần giảng dạy của các thầy cô giáo nhiệt huyết VUIHOC nhé!
>> Mời bạn tham khảo thêm: 

 

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0914890900