img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 116 cánh diều: Lỗi về thành phần câu và cách sửa

Tác giả Hoàng Uyên 14:49 30/11/2023 25,900 Tag Lớp 11

Để viết được một bài văn, các em học sinh phải sử dụng ngôn ngữ và năng lực tư duy của mình. Dưới đây, VUIHOC xin gửi đến các em bài soạn Thực hành tiếng Việt trang 116 cánh diều: Lỗi về thành phần câu và cách sửa nhằm giúp các em hiểu biết hơn về cách nhận diện và phân tích được thành phần trong câu. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 116 cánh diều: Lỗi về thành phần câu và cách sửa
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 116 cánh diều: Lỗi về thành phần câu và cách sửa 

1. Câu 1 trang 116 SGK Văn 11/1 Cánh diều

Trả lời:

a.

- Lỗi sai: Thiếu chủ ngữ do người viết nhầm lẫn giữa trạng ngữ và chủ ngữ.

- Sửa đúng: Qua hình tượng Chí Phèo, nhà văn Nam Cao không những đã miêu tả sâu sắc, cảm động cuộc sống đày đoạ của người nông dân bị đè nén, bóc lột đến cùng cực, mà tác giả còn dõng dạc khẳng định nhân phẩm của họ trong khi họ bị xã hội vùi dập mất cả hình người, tính người.

b.

- Lỗi sai: Thiếu chủ ngữ do người viết nhầm lẫn giữa trạng ngữ và chủ ngữ.

- Sửa đúng: Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, một hệ công dân toàn cầu được tạo nên. Họ không chỉ năng động, sáng tạo, có trách nhiệm mà còn dễ dàng thích ứng trước mọi biến động của thời đại.

c.

- Lỗi sai: Thiếu chủ ngữ do người viết nhầm lẫn giữa trạng ngữ và chủ ngữ.

- Sửa đúng: Với hình tượng Chí Phèo, tác giả đã thâu tóm mọi khát vọng nóng bỏng của thời đại vẫn còn kéo dài tới nay: đó là khát vọng hoàn lương, khát vọng đổi đời.

d.

- Lỗi sai: Thiếu chủ ngữ do người viết nhầm lẫn giữa trạng ngữ và chủ ngữ.

- Sửa đúng: Từ những ví dụ vừa dẫn, tác giả cho ta thấy Hàn Mặc Tử đi vào thơ ca mang theo phong cách trữ tình độc đáo và khác lạ hơn với các thi sĩ cùng thời.

Đăng ký ngay khóa học PAS THPT để được lên lộ trình ôn thi tốt nghiệp sớm nhất!

2. Câu 2 trang 116 SGK Văn 11/1 Cánh diều 

Trả lời:

a. 

- Lỗi sai: Thiếu chủ ngữ. 

- Nguyên nhân: người viết đã nói nhầm thành phần trạng ngữ là chủ ngữ của câu. 

- Sửa đúng: Trong thời kì văn học 1930 – 1945, văn học đã có sự phát triển rực rỡ với những tên tuổi nổi tiếng như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan.

b. 

- Lỗi sai: Thiếu vị ngữ

- Nguyên nhân: Do người viết nhầm lẫn thành phần biệt lập là định ngữ của câu.

- Sửa đúng: Hàn Mặc Tử là người đi vào thơ ca với phong cách trữ tình độc đáo, khác lạ, hoà nhập thần diệu trong thơ với các yếu tố lãng mạn, tượng trưng, siêu thực.

c. 

- Lỗi sai: Thiếu vị ngữ 

- Nguyên nhân: Do người viết nhầm lẫn thành phần biệt lập, định ngữ là vị ngữ của câu và thiếu chủ ngữ do nhầm vị ngữ thành chủ ngữ.

- Sửa đúng: Chế Lan Viên là người viết triết lý bằng thơ và triết lý về thơ. Ông là một trong những người làm thể thơ tứ tuyệt thành công nhất trong thơ ca Việt Nam hiện đại, kết hợp hài hoà giữa cái đẹp truyền thống và hiện đại.

d. 

- Lỗi sai: Thiếu vị ngữ 

- Nguyên nhân: Do người viết nhầm lẫn thành phần biệt lập, định ngữ là vị ngữ của câu. 

- Sửa đúng: Thứ tiếng Việt mà giới trẻ đang sử dụng, là thứ tiếng thiếu chuẩn mực, pha tạp, viết tắt tuỳ tiện trên các phương tiện truyền thông, không gian mạng.

3. Câu 3 trang 117 SGK Văn 11/1 Cánh diều 

Trả lời:

  • a1) Câu thiếu chủ ngữ do người viết, người nói nhầm lẫn thành phần trạng ngữ là chủ ngữ của câu.

  • a2) Đúng

  • a3) Đúng

  • b1) Đúng

  • b2) Đúng

  • b3) Câu văn thiếu chủ ngữ do người viết, người nói nhầm lẫn thành phần trạng ngữ là chủ ngữ của câu.

  • b4) Câu văn thiếu vị ngữ do người viết, người nói nhầm thành phần định ngữ là vị ngữ của câu.

  • c1) Câu văn thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ do người viết, người nói nhầm lẫn thành phần biệt lập là vị ngữ và thành phần trạng ngữ là chủ ngữ của câu.

  • c2) Đúng

  • c3) Câu văn thiếu chủ ngữ do  người viết, người nói nhầm lẫn thành phần trạng ngữ là chủ ngữ của câu.

  • c4) Câu văn thiếu vị ngữ do người viết, người nói nhầm thành phần biệt lập, định ngữ là vị ngữ của câu.

4. Câu 4 trang 117 SGK Văn 11/1 Cánh diều 

Trả lời:

Dạng lỗi Ví dụ Cách sửa
Thiếu chủ ngữ Qua tác phẩm “Tắt đèn” cho người đọc thấy hình ảnh người phụ nữ nông dân trong chế độ cũ.

- Cách sửa: Thêm chủ ngữ hoặc bỏ bớt từ làm cho cho trạng ngữ thành chủ ngữ.

+ Cách 1: Bỏ từ “Qua”:

Tác phẩm “Tắt đèn” cho người đọc thấy hình ảnh người phụ nữ nông dân trong chế độ cũ.

+ Cách 2: Thêm chủ ngữ

Qua tác phẩm “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố đã cho người đọc thấy hình ảnh người phụ nữ nông dân trong chế độ cũ

Thiếu vị ngữ Lòng tin sâu sắc của những thế hệ cha ông vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình.

- Cách sửa: Thêm vị ngữ hoặc biến một phần chủ ngữ thành vị ngữ.

+ Cách 1:  Thêm vị ngữ cho câu

Lòng tin sâu sắc của những thế hệ cha ông vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình là nguồn cổ vũ thế hệ trẻ tiến lên.

+ Cách 2: Biến một phần chủ ngữ thành vị ngữ

Lòng tin sâu sắc của những thế hệ cha ông được đặt vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình

Thiếu chủ ngữ, Thiếu vị ngữ

Từ những chị dân quân ngày đêm canh giữ đồng quê và bầu trời Tổ quốc, đến những bà mẹ chèo đò anh dũng trên các dòng sông

đầy bom.

Cách sữa: Bổ sung chủ ngữ và vị ngữ cho câu:

Từ những chị dân quân ngày đêm canh giữ đồng quê và bầu trời Tổ quốc, đến những bà mẹ chèo đò anh dũng trên các dòng sông đầy bom, tất cả đều thể hiện tinh thần chiến đấu bất khuất

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 116 cánh diều: Lỗi về thành phần câu và cách sửa. Hi vọng rằng có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi thêm các nội dung kiến thức mà bài học này đem lại. Để học nhiều hơn các kiến thức Ngữ Văn 11 thì các em hãy nhanh tay truy cập và website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

 

Banner after post bài viết tag lớp 11
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0914890900