img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài thực hành về hàm ý - Ngữ Văn 12

Tác giả Minh Châu 15:07 30/11/2023 8,232 Tag Lớp 12

Hướng dẫn soạn bài thực hành về hàm ý sẽ giúp các em nắm được các kiến thức về định nghĩa, cách tạo thành hàm ý, tác dụng của hàm ý và trả lời các câu hỏi đọc hiểu trong sách giáo khoa Ngữ Văn 12. Cùng tham khảo nhé!

Soạn bài thực hành về hàm ý - Ngữ Văn 12
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1.Soạn bài thực hành về hàm ý : Tóm tắt nội dung bài học 

1.1 Khái niệm hàm ý 

- Hàm ý là những điều mà người nói muốn thông báo cho người nghe nhưng không có trực tiếp nói ra mà sử dụng cách nói ngụ ý để người nghe tự suy ra từ nghĩa tường minh hoặc thông qua ngữ cảnh giao tiếp hay các phương châm hội thoại… 

1.2 Tác dụng của cách nói hàm ý 

- So với cách nói thông thường thì nói hàm ý sẽ đạt được những hiệu quả mạnh mẽ và sâu sắc hơn

- Giúp thể hiện sự lịch sự, ý nhị của người nói và tôn trọng thể diện của người đối thoại, người nghe.

- Giúp những điều nói ra hàm súc hơn

- Người nói đôi khi không phải chịu trách nhiệm trước lời nói của mình vì việc suy diễn ý nghĩa như nào là do người nghe suy ra.

1.3 Cách tạo thành hàm ý 

- Dùng hành động nói gián tiếp

- Vi phạm các phương châm hội thoại. 

>> Mời bạn xem thêm: Soạn Ngữ văn 12

2. Hướng dẫn soạn bài thực hành về hàm ý 

2.1 Câu 1 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 79 

a. Căn cứ vào ý nghĩa tường minh trong câu trả lời của A Phủ:

- Lời đáp của A Phủ thiếu thông tin: Số lượng con bò bị mất, A Phủ đã lờ đi câu hỏi của thống lý Pá Tra. 

- Lời đáp của A Phủ thừa thông tin: A Phủ không trả lời số bò bị mất sau câu hỏi của thống lí Pá Tra, thay vào đó anh nói về việc dự định đi bắt hổ của mình và niềm tin sẽ bắn được con hổ to này. 

- Cách trả lời của A Phủ thể hiện được sự khôn khéo của anh: 

  • A Phủ không trả lời về số bò bị mất nhưng cũng gián tiếp công nhận đã để mất số bò đó.

  • Anh đã nói ra dự định chuộc lỗi “đi bắn hổ” và thể hiện niềm tin sẽ bắn được con hổ đó khi nói rõ ràng “con hổ này to lắm”, “thể nào cũng bắn được”. Cách nói này vừa để “ lấy công chuộc tội” và cũng làm giảm cơn giận dữ của thống lí Pá Tra. 

b. Thông qua đoạn hội thoại giữa A Phủ và thống lí Pá Tra, ta hiểu được hàm ý là những nội dung và ý nghĩ mà người nói không nói trực tiếp cho người nghe hiểu mà dùng những cách khác để biểu đạt điều muốn truyền đạt. Người nghe phải dựa vào nghĩa tường minh của câu nói và tình huống giao tiếp để suy ra điều mà người nói muốn nhắc đến. 

Đoạn hội thoại trên, A Phủ đã vi phạm phương châm hội thoại về lượng khi không cung cấp câu trả lời về số bò bị mất cho người hỏi là thống lí Pá Tra. 

>> Đăng ký để sở hữu combo 12 cuốn sổ tay kiến thức các môn học thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia

2.2 Câu 2 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 80 

a. Hàm ý trong câu nói của Bá Kiến : Từ chối lời đề nghị xin tiền của Chí Phèo. 

Cách nói của Bá Kiến không đảm bảo phương châm cách thức khi cách nói không rõ ràng và rành mạch. 

b. Những dạng câu hỏi và hàm ý trong câu hỏi đó: 

- Câu hỏi 1 “ Chí Phèo đấy hở?” : Đây không phải là câu hỏi với mục đích hỏi. Đây là cách Bá Kiến dùng để chào hỏi với Chí Phèo. Hàm ý của câu hỏi này là không rõ Chí Phèo đến có chuyện gì. 

- Câu hỏi 2: “ Rồi làm ăn chứ cứ bám người ta mãi à” : Câu hỏi này mang hàm ý thúc giục Chí Phèo hãy làm mà ăn chứ đừng có suốt ngày kì kèo xin tiền, ăn vạ. 

c. Phần hàm ý được tường minh hóa ở lượt nói cuối cùng của Chí Phèo “ Tao muốn làm người lương thiện”

- Hai lượt lời đều vi phạm phương châm về lượng và cách thức đó là nói không đủ ý và không rõ ràng, rành mạch.  

2.3 Câu 3 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 80 

- Ở lượt lời nói thứ nhất của bà đồ mặc dù là hình thức câu hỏi nhưng thực chất đó lại là thực hiện hành động gợi ý 

- Ở lượt kế tiếp, bà đồ thực chất đánh giá tài năng văn chương của ông đồ, bà cho rằng với tài năng văn chương của ông thì việc viết văn chỉ lãng phí giấy mực. 

- Bà đồ không nói thẳng ra mà lựa cách nói như trong đoạn văn để thể hiện sự tôn trọng chồng và lịch sự, tránh vi phạm phương châm lịch sự. 

2.4 Câu 4 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 81 

Qua các bài tập trên, anh (chị) hãy xác định: Để nói một câu có hàm ý người ta dùng những cách thức nào? Chọn câu trả lời đúng và đầy đủ nhất?

Chọn đáp án D:  Để nói một câu nói hàm ý người ta phải tùy ngữ cảnh mà sử dụng một hay phối hợp với các cách thức: Chủ ý vi phạm phương châm về lượng, vi phạm phương châm cách thức và sử dụng các hành động nói gián tiếp. 

>> Khóa học PAS THPT đang được học thử hoàn toàn miễn phí, hãy đăng ký để trải nghiệm bạn nhé! 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Hy vọng qua hướng dẫn Soạn bài thực hành về hàm ý, các em có thể hiểu rõ hơn về cách nói hàm ý trong đời sống và văn học trong chương trình Ngữ văn 12. Để học thêm nhiều kiến thức môn văn cũng như các môn học khác, các em hãy truy cập trang web vuihoc hàng ngày nhé! 

>> Mời bạn tham khảo: 

 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0963345212