img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài tổng kết phần tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ - Ngữ Văn 12

Tác giả Minh Châu 14:14 30/11/2023 10,856 Tag Lớp 12

Tổng kết phần tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là một bài thuộc chương trình Ngữ văn 12. Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn luyện tập nhằm giúp các em nắm bắt được kiến thức cơ bản của bài hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ để các em có sự chuẩn bị tốt trước khi đến lớp.

Soạn bài tổng kết phần tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ - Ngữ Văn 12
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài tổng kết phần tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ phần lý thuyết

a. Giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người thông qua phương tiện ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết để nhằm tiến hành, hoàn thành mục đích tác động đến ý thức, tình cảm, nhận thức, hành động. Nhờ vậy mà con người trở nên trưởng thành  và ngày càng phát triển hơn về mọi mặt.

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ gồm hai quá trình chính như sau:

  • Quá trình tạo lập văn bản chủ yếu là do người viết hoặc người nói thực hiện

  • Quá trình tiếp thu, lĩnh hội văn bản là do người nghe thực hiện 

→ Hai quá trình này có mối quan hệ tương tác cho nhau đồng thời diễn ra có thể cùng thời điểm, cùng địa điểm, hay cùng trong cuộc hội thoại..

b. Ngôn ngữ được sử dụng trong hoạt động giao tiếp ở hai dạng viết và nói. Sự khác nhau giữa hai dạng này là:

  • Điều kiện nhằm tạo lập văn bản và lĩnh hội được thông tin của văn bản.

  • Cách thức giao tiếp, đường kênh sử dụng phương thức giao tiếp.

  • Các loại tín hiệu (ví dụ điển hình như âm thanh, chữ viết,..)

  • Các yếu tố, phương tiện phụ trợ trong hoạt động giao tiếp như nét mặt, cử chỉ, ngữ điệu nói, ngữ điệu câu văn, ngắt nhịp dấu các câu, các kí hiệu văn tự, mô hình bảng biểu trong ngôn ngữ viết.

  • Phương tiện ngôn từ, cách dùng câu và tổ chức văn bản, bố cục văn bản.

c. Ngữ cảnh giao tiếp là bối cảnh ngôn ngữ là tiền đề cho việc sử dụng ngôn ngữ hay tạo lập văn bản trong hoạt động giao tiếp, cũng là làm cơ sở để lĩnh hội tường tận văn bản. Những nhân tố ảnh hưởng đến ngữ cảnh: nhân vật giao tiếp, bối cảnh và văn cảnh.

d. Nhân vật giao tiếp chính là người nói, người nghe, người đọc có tác động không nhỏ tới quá trình tạo lập và lĩnh hội văn bản. Với vị thế, quan hệ, đặc điểm cá nhân, vốn sống, văn hóa,.. đối với nhau luôn chi phối nội dung, hình thức lời nói của nhau.

>> Mời bạn tham khảo: Soạn Ngữ văn 12

e.  Người giao tiếp dùng ngôn ngữ chung của xã hội để tạo ra sản phẩm cụ thể của cá nhân là lời nói.

f. Các câu trong hoạt động giao tiếp đều có nghĩa. Nghĩa của câu là chủ đích ý muốn diễn đạt, truyền tải trong hoạt động giao tiếp. Mỗi câu thường trong hoạt động giao tiếp thường mang hai thành phần nghĩa một là nghĩa sự việc, hai là nghĩa tình thái. Nghĩa sự việc mang ý nghĩa sự việc mà câu nói giao tiếp nhắc tới còn nghĩa tình thái ứng với thái độ, cảm xúc, cách nhìn nhận của người nói biểu đạt với người nghe hoặc với sự việc.

g. Trong hoạt động giao tiếp vẫn phải chú ý và rèn luyện thói quen, kỹ năng giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:

  • Bản thân mỗi cá nhân học được cách nắm vững các chuẩn mực ngôn từ để biết cách sử dụng sao cho đúng chuẩn mực.

  • Vận dụng, ứng dụng một cách đa dạng, linh hoạt và sáng tạo ngôn ngữ theo các phương thức chung.

  • Có thể mượn từ nước ngoài khi cần thiết với mục đích tiếp cận tích cực, tuy nhiên tránh lạm dụng để giữ gìn được sự trong sáng của Tiếng Việt.

>>> Combo sổ tay các môn học đã có mặt trên kệ sách nhà bạn chưa? <<< 

2. Soạn bài tổng kết phần tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ phần luyện tập 

2.1 Câu 1 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 181

a. Sự luân phiên đổi vai giữa hai nhân vật Lão Hạc và ông giáo:

Lão Hạc Ông giáo

“Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!”

“Cụ bán rồi?”

“Bán rồi! Họ vừa bắt xong”

“Thế nó cho bắt à?”

“Khốn nạn...Ông giáo ơi!...Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng....”

“Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt!...”

“Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó…’”

“Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?”

“Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?”

...

b. Các đặc điểm giao tiếp của hai nhân vật được biểu đạt trong đoạn trích:

- Lượt lời: Lão Hạc luân phiên đổi vai tới lượt lời của ông giáo trong cuộc đối thoại của hai người với nhau thì lão Hạc là người bắt đầu nói trước, rồi đến tới lượt ông giáo nói, cuộc hội thoại diễn biến với sự luân phiên tuần tự. Ta thấy trên bảng trên, lời ông giáo có 4 lượt lời, trong khi lão Hạc có tới 5 lượt lời.              

- Từ ngữ: được sử dụng linh hoạt, có chọn lọc và gần gũi với cuộc sống đời thường. Đặc biệt tác giả còn dùng các hư từ, khẩu ngữ, từ ngữ đưa đẩy, chêm xen độc đáo của lối nói khẩu ngữ như đi đời rồi, cu cậu, khốn nạn, hóa kiếp,... thêm vào đó tác giả có sử dụng các câu tỉnh lược “Bán rồi”, “Khốn nạn..”                  

- Giọng điệu của nhân vật cũng được biến đổi phù hợp với tâm trạng của nhân vật nói: ban đầu là lời thông báo của lão Hạc, sau tiếp là sự ngạc nhiên của ông giáo, rồi giọng điệu dằn vặt, đau khổ, chua chát, tuyệt vọng của lão Hạc đến thái độ của ông giáo từ lơ đãng , không quan tâm đến an ủi, động viên lão Hạc.                                                                                                                       

 - Bên cạnh đó tác giả còn biểu lộ cảm xúc của nhân vật qua cử chỉ, hành động, biểu cảm: cười như mếu, đôi mắt lão ầng ậc nước, mặt lão đột nhiên co rúm lại, những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu máo như con nít. Lão hu hu khóc...

2.2 Câu 2 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 181

- Các nhân vật giao tiếp có vị thế xã hội, quan hệ thân sơ và sự chi phối đến các đặc điểm như nội dung, cách nói của lão Hạc:

+ Vị thế xã hội: Ông giáo là người tri thức nghèo có hoàn cảnh sống bi đát, vị thế được coi trọng hơn lão Hạc một chút. Lão Hạc chỉ là một nông dân nghèo khổ, vợ mất, con trai bỏ đi làm ăn xa, chỉ có “Cậu Vàng ” là người thân duy nhất.

+ Tuổi tác: ông giáo kém lão Hạc nhiều tuổi.

+ Quan hệ thân sơ: không phải họ hàng hai người có quan hệ thân mật tin cậy lẫn nhau, coi nhau như người bạn, người hàng xóm láng giềng lâu năm.

=> Dù ở vị thế, chênh lệch tuổi tác như thế nào nhưng hai người luôn nể trọng, quý mến nhau.

- Trong lượt lời đầu tiên của lão Hạc đã bộc lộ:

+ Dù cao hơn tuổi ông giáo nhưng Lão Hạc gọi nhân vật này bằng “ông’ – “ông giáo”để bày tỏ lòng kính trọng, quý mến đối với ông giáo.

+ Sự tin tưởng, gần gũi, thân mật được bộc lộ qua sự kiện bán chó xong, lão Hạc chạy sang nhà ông giáo để thông báo với ông giáo đầu tiên. Dù không nói “con chó” mà nói “Cậu Vàng” nhưng ông giáo vẫn hiểu, ông hiểu sự quý mến của lão ta dành cho “cậu Vàng ” như thế nào.

>> Chiến thắng kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia - vượt qua giới hạn của bản thân với khóa học PAS THPT 

2.3 Câu 3 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 181 

Câu “Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết” được đề cập tới trên đề bài mang hai thành phần nghĩa tình thái và nghĩa sự việc:

- Nghĩa sự việc: Thông báo việc con chó biết việc nó bị chết. "cu cậu mới biết là cu cậu chết”

- Nghĩa tình thái: 

  • Sự xót thương, dằn vặt bộc lộ rõ trong lời nói của lão Hạc (gọi con chó là “cu cậu” thể hiện sự yêu quý, lời thông báo nghẹn ngào như một tiếng khóc).

2.4 Câu 4 SGK Ngữ Văn 12/2 trang 181 

- Sự khác nhau giữa hoạt động giao tiếp giữa các nhân vật và giữa nhà văn và độc giả là:

+ Có sự luân phiên liên tục đổi vai, tức thì trong hoạt động giao tiếp dạng nói giữa hai nhân vật sự hỗ trợ bởi ngữ điệu, cử chỉ, biểu cảm có gì chưa hiểu, hai nhân vật có thể đào sâu để chia sẻ, trao đổi.

+ Hoạt động giao tiếp ở dạng viết hay còn gọi là gián tiếp khi gọi tên hoạt động giao tiếp giữa nhà văn Nam Cao và người đọc tác phẩm của mình.Hay còn được gọi là giao tiếp một chiều Nhà văn tạo lập văn bản tại thời điểm và không gian cách biệt. Vì thế những thông tin và thông điệp tác giả gửi gắm không phải lúc nào cũng được người đọc có thể lĩnh hội trọn vẹn. 

Khóa học PAS THPT giúp xây dựng lộ trình ôn tập từ mất gốc đến 27+ điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia. Đăng ký ngay để được lên lộ trình càng sớm càng tốt bạn nhé! 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài tổng hợp này, VUIHOC hy vọng các em có thể nắm bắt được kiến thức về bài học này. Mong rằng Soạn bài tổng kết phần tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ sẽ giúp ích với các em học sinh lớp 12 trong quá trình học tập. Để học nhiều hơn các kiến thức môn Ngữ Văn và các môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0963345212