img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc| Văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 16:54 12/08/2024 2,352 Tag Lớp 12

Dưới đây là phần soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc| Văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo mà VUIHOC đã chuẩn bị cho các em. Tác phẩm chính là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng lại vĩ đại của dân tộc, là bức tượng đài bất tử về người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã vô cùng dũng cảm chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc.

Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc| Văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: Trước khi đọc 

1.1 Tìm hiểu về nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu 

Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) sinh ra ở làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, thuộc tỉnh Gia Định, xuất thân ở trong một gia đình quan lại nhỏ. Ông học giỏi và giàu lòng hiếu thảo, cả cuộc đời sáng ngời nhân nghĩa cùng với tình yêu nước thương dân.

Cuộc đời riêng đầy sự bi kịch: bị mù và công danh dở dang... Tình chung đau xót đất nước ta đã bị giặc Pháp xâm lăng, đất Nam Bộ mất dần vào tay của giặc.

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của đất nước ta vào những năm tháng dài đau thương vào nửa sau của thế kỉ XIX.

Tác phẩm bao gồm có:

Các truyện thơ: "Dương Từ Hà Mậu", “Truyện Lục Vân Tiên", "Ngư tiều y thuật vấn đáp ".

Nhiều bài thơ và bài văn tế tuyệt tác: "Chạy giặc”, “Văn tế Trương Định”, "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", “Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh”, v.v...

Tất cả văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu đều được viết bằng chữ Nôm thấm đẫm tư tưởng nhân nghĩa và giàu lòng yêu nước thương dân cùng với sự căm thù giặc sôi sục.

1.2 Trả lời câu hỏi trước khi đọc

Bạn biết gì về vai trò của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu cùng với thơ văn của ông đối với phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Bộ vào cuối thế kỉ XIX? Hãy chia sẻ với các bạn cùng nhóm.

Phương pháp giải:

Tìm đọc thông tin về vai trò của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu ở trong phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Bộ vào cuối thế kỉ XIX

Lời giải chi tiết:

- Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện được tinh thần yêu nước nồng nàn và thể hiện được ý thức dân tộc sâu sắc.

- Ông ca ngợi những người anh hùng và nghĩa sĩ đã hy sinh vì đất nước, đồng thời muốn vạch trần tội ác của bọn thực dân Pháp.

- Những tác phẩm như "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", "Lục Vân Tiên", "Chạy giặc" đã khơi dậy được lòng căm thù giặc cùng với ý chí quyết tâm chiến đấu của nhân dân.

=> Thơ văn của ông đã thể hiện được khí phách anh hùng và ý chí quật cường của người Việt Nam. Ông khẳng định về niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước, cho dù đang ở trong hoàn cảnh khó khăn. Từ đó, kêu gọi lòng yêu nước và nâng cao tinh thần bất khuất.

>> Xem thêm: Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo 

2. Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: Đọc văn bản 

2.1 Đọc từ câu 3 tới câu 9. Nghĩa sĩ Cần Giuộc xuất thân từ đâu? Điều gì đã thôi thúc họ ra trận?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại phần đầu văn bản

Lời giải chi tiết:

- Là những người nông dân vô cùng cần cù lao động, vất vả, cuộc sống luôn gắn liền với đồng ruộng. Hoàn toàn xa lạ với những vũ khí như là khiên, mác, súng,...

- Họ là những người “cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó”: hoàn cảnh sống vô cùng cô đơn, thiếu người nương tựa và âm thầm lặng lẽ lao động mà vẫn cứ nghèo khó suốt đời.

- Lúc đầu người dân cảm thấy hết sức lo sợ khi thực dân Pháp tới xâm lược sau đó đến trông chờ tin quan rồi chuyển sang thành ghét và căm thù giặc, cuối cùng họ đã đứng lên để chống lại.

2.2 Đọc từ câu 10 tới câu 15: Bạn hình dung như thế nào về điều kiện cũng như tinh thần chiến đấu của những nghĩa sĩ Cần Giuộc?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại câu 10 - câu 15

Lời giải chi tiết:

- Tinh thần chiến đấu vô cùng cao đẹp: Họ vốn là người dân ấp hay dân lân không phải là người lính diễn binh thực sự mà chỉ thấy "mến nghĩa làm quân chiêu mộ" 

- Quân trang của họ được trang bị rất thô sơ: manh áo vải hay ngọn tầm vông... Điều đó càng làm nổi bật thêm về sự anh dũng cao đẹp của những người nông dân nghĩa sĩ... 

- Những chiến công rất đáng tự hào đã được họ lập nên: đốt nhà dạy đạo hay chém đầu quan hai.

2.3 Hai câu 24, 25 đã thể hiện tình cảm và cảm xúc của ai trước sự hi sinh của những người nghĩa sĩ?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại câu 24 và 25

Lời giải chi tiết:

+ Nỗi nuối tiếc và hận cho những người phải hi sinh sự nghiệp còn đang dang dở, chí nguyện còn chưa thành

+ Nỗi xót xa của gia đình bị mất đi người thân

+ Nỗi căm hờn của những kẻ gây ra khó khăn và đau khổ

+ Tiếng khóc uất nghẹn trước tình cảnh vô cùng đau thương của dân tộc

2.4 Hai câu 28 và 29 cho thấy tác giả đã quan niệm như thế nào về lẽ sống chết của người nghĩa sĩ?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại câu 28 và 29

Lời giải chi tiết:

- Người nghĩa sĩ sống đánh giặc và chết cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh và muôn kiếp nguyện được trả thù kia... 

- Dù đã ra đi nhưng Nguyễn Đình Chiểu vẫn khẳng định rằng linh hồn của những nghĩa sĩ vẫn còn sống mãi, vẫn phù hộ để có thể chống giặc ngoại xâm. Lời khẳng định cho thấy niềm tự hào hết sức sâu sắc, cho thấy Nguyễn Đình Chiểu đã đặt người nông dân đúng vào vị trí có thực của họ ở trong lịch sử, toát lên một vẻ đẹp tâm hồn vô cùng cao quý, lưu danh với hậu thế suốt ngàn thu. Họ sống một cuộc sống của anh hùng, chết một cái chết thật vinh quang. 

- Chết mà như sống, linh hồn nghĩa binh vẫn cùng với nhân dân đánh giặc, vẫn tiếp tục trung quân ái quốc. Ước nguyện được trả đền nợ nước, trở thành một lời thề thiêng liêng vang vọng khắp núi sông. Cái chết hóa thân vào núi sông và cái chết hóa thành bất tử.

- Quan niệm “chết vinh còn hơn sống nhục” lại được thắp sáng thông qua hình ảnh và cuộc đời của họ.

3. Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: Trả lời câu hỏi cuối bài 

3.1 Câu 1 trang 79 sgk Văn 12/1 Chân trời sáng tạo

Hình ảnh của người nghĩa sĩ đã được thể hiện khái quát ở trong hai câu đầu của văn bản như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại phần đầu văn bản

Lời giải chi tiết:

- Lòng yêu nước của nghĩa nhân dân đã được soi sáng khắp nơi

- Tác giả đã tái hiện được bối cảnh của thời địa với nhiều biến cố và bão táp: giặc được trang bị những vũ khí vô cùng tối tân, đã tàn sát biết bao nhiêu người dân vô tội. Chính trong hoàn cảnh đó đã thử thách tấm lòng của con người đối với đất nước của họ. Người dân Nam Bộ không hề sợ chết mà còn đem chính thân mình chiến đấu chống lại kẻ thù. Họ sẵn sàng từ bỏ và hy sinh những gì quý giá nhất như là tài sản hay tính mạng để đổi lại danh tiếng và tiếng thơm lưu truyền với muôn đời. Qua đó đã làm sáng tỏ được chân lý của thời đại: Chết vinh còn hơn sống nhục. 

3.2 Câu 2 trang 79 sgk Văn 12/1 Chân trời sáng tạo

Phân tích hình tượng của người nghĩa sĩ Cần Giuộc được miêu tả từ câu 3 tới câu 15 và làm rõ a) những đặc điểm nổi bật của hình tượng người nghĩa sĩ và b) những điểm đặc sắc ở trong cách miêu tả và thể hiện hình tượng người nghĩa sĩ.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại văn bản

Lời giải chi tiết:

a. Những đặc điểm nổi bật của hình tượng người nghĩa sĩ: 

a1. Xuất thân của những người nông dân nghĩa sĩ

- Từ nông dân nghèo khổ, những dân ấp hay dân lân (những người bỏ quê tới khai khẩn đất mới để kiếm sống): “cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó”: hoàn cảnh sống vô cùng cô đơn, thiếu người nương tựa, luôn âm thầm lặng lẽ lao động mà vẫn phải nghèo khó suốt đời

a2. Người nông dân nghĩa sĩ đã hiện lên với lòng yêu nước rất nồng nàn

- Khi thực dân Pháp xâm lược người nông dân đã cảm thấy: Ban đầu lo sợ rồi tới trông chờ tin quan - ghét - căm thù, cuối cùng là đứng lên chống lại.

Vốn là những người nông dân nghèo khó không biết tới việc binh đao, họ lo sợ là chuyện rất bình thường

Sự chờ đợi “quan”: như là việc “trời hạn trông mưa”

Thái độ đối với lũ giặc: “ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”, “muốn ra cắn cổ”, “muốn tới ăn gan”

- Thái độ căm ghét và căm thù tới tột độ được diễn tả bằng những hình ảnh cường điệu rất mạnh mẽ mà chân thực

- Nhận thức về tổ quốc: Họ không dung tha cho những kẻ thù lừa dối và bịp bợm. → Họ chiến đấu một cách rất tự nguyện: “nào đợi đòi ai bắt…”

a3. Người nông dân nghĩa sĩ cao đẹp vì tinh thần chiến đấu hi sinh của người nông dân

- Tinh thần chiến đấu vô cùng tuyệt vời: Vốn ban đầu không phải lính diễn binh, chỉ là dân ấp, dân lân nhưng lại “mến nghĩa làm quân chiêu mộ”

- Quân trang vô cùng thô sơ: một manh áo vải, lưỡi dao phay, ngọn tầm vông, rơm con cúi đã đi vào trong lịch sử → làm rõ nét hơn về sự anh dũng của những người nông dân nghĩa sĩ

- Lập được những chiến công rất đáng tự hào: “đốt xong nhà dạy đạo” hay “chém rớt đầu quan hai nọ”.

b. 

- Nghệ thuật tương phản như là “chưa quen - chỉ biết, vốn quen - chưa biết”.

- “đạp rào”, “liều mình”, “xô cửa”, “đâm ngang”, “chém ngược”…: động từ mạnh chỉ hành động rất mạnh mẽ với mật độ cao và nhịp độ khẩn trương sôi nổi.

- Sử dụng những động từ chéo “đâm ngang, chém ngược” → làm tăng thêm mức độ quyết liệt của trận đánh.

→ Tượng đài nghệ thuật sừng sững về những người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc cứu nước.
 

Sổ tay tổng hợp kiến thức môn Ngữ Văn giúp các em đạt điểm cao thi tốt nghiệp THPT. Đăng ký đặt hàng để nhận ưu đãi giảm giá cực tốt từ VUIHOC nhé!

3.3 Câu 3 trang 80 sgk Văn 12/1 Chân trời sáng tạo

Phân tích một đoạn hoặc một vài câu trong bài mà theo em là đã thể hiện một cách sâu sắc và thấm thía tình cảm của nhân dân hay của tác giả đối với sự hi sinh của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản sau đó lựa chọn những câu thơ thể hiện tình cảm của nhân dân hay của tác giả đối với sự hi sinh của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc

Lời giải chi tiết:

Từ “Ôi thôi thôi!” tới hết.

→ Tác giả luận về ý nghĩa vô cùng cao cả của sự hi sinh và bày tỏ về tình cảm xót thương của nhân dân đối với những người vì nước mà quên thân:

- Sự xót thương dành cho những người nghĩa sĩ, nỗi đau thương trùm lên cả đời sống và số phận người mẹ già đang ngồi khóc trẻ trong lều khuya leo lét ánh đèn.

- Cái chết của nghĩa binh đã đánh động người còn sống ý thức hơn về số phận của đồng bào, nhắc nhở rằng binh tướng giặc còn đấy đã làm cho bốn phía mây đen và phải tiếp tục vùng lên để có thể cứu nước, cứu nòi.

- Khẳng định họ mất đi về mặt thể xác nhưng sẽ luôn luôn sống trong tâm trí của những người dân Nam Bộ nói riêng hay nhân dân Việt Nam nói chung.

3.4 Câu 4 trang 80 sgk Văn 12/1 Chân trời sáng tạo

Phân tích tác dụng của ngôn ngữ và giọng điệu trong việc thể hiện tình cảm cũng như cảm xúc của tác giả trước hành động chiến đấu và sự hi sinh của người nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Phương pháp giải:

 Đọc kĩ lại văn bản

Lời giải chi tiết:

Tác giả đã khéo léo thay đổi giọng văn từ tráng lệ hào hùng qua đau xót tiếc thương trước sự ra đi của gần hai mươi người anh hùng ở đất Cần Giuộc. Chính giọng văn ngậm ngùi trầm lắng ấy đã thể hiện cảm xúc vô cùng xót thương.

3.5 Câu 5 trang 80 sgk Văn 12/1 Chân trời sáng tạo

Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo trong bài văn tế.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ lại văn bản

Lời giải chi tiết:

Ngợi ca, thương tiếc và kính phục những nghĩa quân đã vô cùng anh dũng đứng lên nhằm chống lại thực dân Pháp tại Cần Giuộc ở năm 1861.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Trên đây chính là phần Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo vô cùng đầy đủ. Qua bài viết, chúng ta sẽ thấy ngưỡng mộ và tự hào về tinh thần yêu nước và sẵn sàng chiến đấu của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc trong cuộc chiến tranh của dân tộc. Ngoài phần soạn này ra, nếu các em có mong muốn được tham khảo những bài soạn văn khác hoặc bài soạn trong các môn học khác thì hãy nhanh tay truy cập vào website chính thức của VUIHOC để đăng ký nhanh chóng khoá học cho mình và được giải đáp những thắc mắc trực tiếp từ các thầy cô giáo với trình độ chuyên môn cao và vô cùng nhiệt huyết của VUIHOC nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0914890900