img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí| SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 Cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 11:02 26/08/2024 9,272 Tag Lớp 12

Trong bài viết này, VUIHOC sẽ hướng dẫn các bạn cách để soạn bài Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí để nắm rõ được phong cách sáng ký của nhiều tác giả cũng như những điểm giống và khác nhau của các tác phẩm kí.

Soạn bài Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí| SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 Cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm ký l SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 Cánh diều: Phần chuẩn bị 

Câu trả lời chi tiết:

Các vấn đề được đặt ra ở trong đề bài:

- Đối tượng so sánh được đưa ra: Nghệ thuật trần thuật

- Phạm vi được đưa ra so sánh: Hai đoạn trích “Nhật kí Đặng Thùy Trâm” (Đặng Thùy Trâm) và  đoạn trích“Một lít nước mắt” (Ki-tô A-ya)

- Chi tiết liên quan đến những sự kiện, miêu tả, nghị luận được miêu tả trong hai đoạn trích của hai tác giả

a. Đoạn trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm:

- Sự kiện được nhắc đến: 20/7/1968; 1/1/1970; 19/5/1970

- Miêu tả về đoạn trích: Công việc bận rộn, đầy rẫy khó khăn; nỗi buồn, nỗi đau ẩn chứa trong tâm trạng; tình yêu thương giữa hai mẹ con

- Nghị luận của đoạn trích: Sự hấp dẫn của thanh xuân, tuổi trẻ; sự hiện hữu của những nỗi buồn, những khát vọng và hy vọng trong cuộc sống

b. Đoạn trích “Một lít nước mắt”( Ki-tô A - ya):

- Sự kiện diễn ra: Thời gian trở nên hạn hẹp vì tình hình bất khả kháng

- Miêu tả về đoạn trích: Sự sợ hãi cùng với đó là cảm giác của sự cô đơn; sự đau đớn, mệt mỏi về cả thể xác lẫn tinh thần

- Nghị luận của đoạn trích: Sự tuyệt vọng, nhưng vẫn nỗ lực vượt qua những khó khăn, lòng kiên nhẫn và hy vọng hơn vào cuộc sống

>> Xem thêm: Soạn văn 12 cánh diều 

2. Soạn bài Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí l SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 Cánh diều: Phần thực hành viết 

2.1. Thực hành viết theo các bước

Câu hỏi bài tập: Hãy so sánh nghệ thuật trần thuật của các tác giả qua hai đoạn trích “Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm” (Đặng Thuỳ Trâm) và “Một lít nước mắt”(Ki-tô A-ya)

a) Phần chuẩn bị

- Đọc kĩ lại đề bài và xác định rõ các vấn đề được đặt ra ở trong đề bài.

- Đọc lại hai đoạn trích Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm và Một lít nước mắt đã nêu ở trên đề bài. Tìm và ghi lại những chi tiết có liên quan đến những sự kiện, được miêu tả, nghị luận, tình tiết trữ tình ở trong đoạn trích của hai tác giả.

- Đọc kĩ các yêu cầu khi thực hiện viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học đã được nêu ra

b) Tìm ý và lập dàn ý cho đề bài

- Tìm ý cho bài viết bằng cách nêu ra các câu hỏi và trả lời chúng theo ý sau:

+ Trong cuốn nhật kí của hai tác giả, người tham gia kể chuyện là ai? Nội dung của câu chuyện gồm những sự việc và trải nghiệm nào? Có điểm gì giống và khác nhau ở trong công việc, mối quan hệ xã hội, tâm trạng, tình cảm, ước mơ và lẽ sống của hai người tác giả?

+ Thủ pháp của việc trần thuật kết hợp giữa việc kể chuyện với việc miêu tả, nghị luận, trữ tình trong cuốn nhật kí của hai tác giả được biểu hiện như thế nào? Có những điểm gì giống và khác nhau trong cách mà hai tác giả đã sử dụng kết hợp sử dụng các thủ pháp nghệ thuật đó?

+ Em có đưa ra những nhận xét, đánh giá như thế nào về những lời lẽ trần thuật và hiệu quả của việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật kết hợp giữa trần thuật với nghệ thuật miêu tả, nghị luận, trữ tình của hai tác giả?

- Lập dàn ý cho bài viết bằng cách khéo léo lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục của ba phần chính của bài văn:mở bài, thân bài, kết bài.

c) Thực hành viết

Dựa vào dàn ý đã chuẩn bị đã chuẩn bị để thực hành viết theo những yêu cầu khác nhau.

- Viết một đoạn mở bài hoặc một đoạn ở trong phần thân bài.

- Hoàn thành một bài văn hoàn chỉnh.

Sổ tay ngữ văn chính là bí kíp giúp các em học văn dễ dàng hơn. Rất nhiều tips học văn hiệu quả chỉ được bật mí trong cuốn sổ tay này thôi đấy. Đăng ký ngay để nhận thật nhiều ưu đãi nhé!

*Bài viết mẫu tham khảo:

Trong thể loại nhật kí, đã có không ít những tác giả đã bắt tay vào khám phá và tạo ra những tuyệt tác mang nặng những nỗi niềm sâu lắng và ý nghĩa nhân văn đầy cao đẹp. Đặng Thùy Trâm cũng là một điển hình như vậy, mặc dù đã mãi mãi ra đi nhưng cô đã để lại cho văn học một áng văn đẹp đẽ chứa đựng nhiều cảm xúc và hơi thở của một thời kỳ đã qua, đó chính là tác phẩm“Nhật kí Đặng Thùy Trâm”. Đoạn trích “Một lít nước mắt” của cô bé Ki-tô A-ya, cũng đáng để đưa ra so sánh với tác phẩm của Đặng Thùy Trâm. Cả hai đoạn trích đều là những hơi thở cuối cùng còn vương lại của cả hai tác giả đối với cuộc đời. Xuyên suốt ở trong tác phẩm, không chỉ là những dòng cảm xúc vô cùng sâu lắng và ý nghĩa nhân văn đầ những nét cao đẹp mà còn nổi bật lên trong đó chính là nghệ thuật trần thuật đầy những đặc sắc.

Nghệ thuật trần thuật được thể hiện qua người kể chuyện thường là chính tác giả, nhân vật chính cũng là tác giả, cuốn nhật ký gắn liền với ngôi kể thứ nhất. Mọi việc được tác giả ghi chép đều được ngắm kỹ bởi tác giả. Qua ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện đã chứng kiến sự việc qua tất cả các giác quan của mình. Thể loại nhật ký chủ yếu dùng hình thức theo ngôi kể thứ nhất xưng hô “tôi”, “mình”. Vì vậy nên yếu tố tâm tình, và trò chuyện là yếu tố quan trọng nhất trong viết nhật ký. Đặc biệt, đó cũng là những lời tâm sự, trò chuyện của người viết với chính họ.

Từ góc nhìn của người kể chuyện là tác giả mà nội dung câu chuyện được trần thuật cũng chính là những sự việc và trải nghiệm của cá nhân. Ở “nhật kí Đặng Thùy Trâm” nói đến những công việc hằng ngày và câu chuyện về những thanh niên hiếu học, sống mạnh mẽ, kiên cường – những người anh hùng vô danh, không ai biết đến. Đó là sự hi sinh, mất mát của những ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ nguyện cống hiến hết mình cho chiến trận. Cuối cùng là nỗi nhớ nhà da diết ở trong tim tác giả và sự kiên cường mạnh mẽ vượt qua cảm xúc cá nhân và bao khó khăn trên chiến trận. Trong “Một lít nước mắt” xoay quanh cô bé A-ya đang phải chống chọi với căn bệnh quái ác nhưng vẫn lạc quan, đầy hi vọng. Cô bé phải một mình xoay sở với mọi thứ thường ngày. Một kí ức chứa đựng nhiều cảm xúc nhất có lẽ là lúc cô bé nói với mẹ rằng mình không thể đi được nữa. Cuối đoạn trích là những mặc cảm của cá nhân, những cảm xúc tiêu cực nhưng chúng nhanh chóng được xóa bỏ bởi tinh thần lạc quan của cô bé.

Thêm nữa, ta có thể thấy rằng cả hai tác giả đều mang những dòng cảm xúc tự sự giống nhau, họ đều mang những nỗi khát vọng giống nhau, đó là có được tự do. Đặng Thùy Trâm mong muốn giành độc lập cho Tổ quốc. Còn A-ya khao khát giành tự do cho chính bản thân mình, cô có thể đi, đứng, chạy nhảy, làm bất cứ điều gì mà cô muốn. Đặc biệt là họ cùng đều có một sự mạnh mẽ, lạc quan đến phi thường.

Đều là những người mang trong mình nhiều cảm xúc, cũng có đôi lúc yếu lòng, nhưng sau tất cả, họ nhanh chóng vượt qua những cảm xúc tiêu cực, cùng nhìn về phía trước, tiếp tục tiến bước về phía trước trên con đường đấu tranh của mình.

Giống nhau cả về tâm trạng lẫn cảm xúc và lẽ sống nhưng hai tác giả cũng có sự khác nhau về công việc và mối quan hệ xã hội. Một bên là cô bé A-ya chỉ biết ở trong vòng tay mẹ, một bên là nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm một ngày phải tiếp xúc với rất nhiều người. Cũng chính điều này đã tạo ra một sự khác biệt khá lớn về tình cảm. Nếu A-ya chủ yếu bày tỏ tình cảm mẹ thì ở Đặng Thùy Trâm, cô không chỉ có tình cảm gia đình, nỗi nhớ quê hương, mà còn rất nhiều sự yêu thương và mến mộ những bạn trẻ, nào Liên, nào Thuận - những người anh hùng vô danh.

Ngoài ra, một nét đặc biệt trong nghệ thuật trần thuật đó là trong cả hai tác phẩm đều có sự kết hợp đặc biệt giữa kể chuyện với miêu tả, nghị luận, trữ tình. Trong nhật kí Đặng Thùy Trâm, sự kết hợp đó được thể hiện cụ thể qua một số đoạn văn: “Thuận vừa mới khóc cha chết, hai chiếc tang còn nặng trên ngực nhưng nụ cười đã trở lại trên đôi môi nhợt nhạt...cũng là một hình ảnh mà mình cần học tập”; “Từ hàng lim xào xạc trên đường Đại La, từ tiếng sóng sông Hồng dào dạt vỗ đến cả âm thanh hỗn tạp của cuộc sống thủ đô vẫn vang vọng trong con không một phút nào nguôi cả.”. Ở tác phẩm một lít nước mắt, sự kết hợp của các thủ pháp nghệ thuật được thể hiện nổi bật qua các đoạn văn: “Mùa xuân rồi cũng qua đi, những cánh hoa bay lả tả lọt qua cửa xe hơi, mình đưa tay đón lấy, chợt một cảm giác ấm áp như tình yêu thương của mẹ dâng tràn, cảm giác thật an lành.” Hay trong đoạn “mình cứ liên tục trồi lên ngụp xuống trong bồn tắm. Nhưng kì lạ thật, mình không hề có cảm giác là mình sẽ chết. Thay vào đó, mình được nhìn thấy một thế giới trong suốt, có lẽ thiên đường cũng như vậy chăng?.”. Có thể thấy được, những sự kết hợp của các thủ pháp nghệ thuật ở cả hai tác phẩm đều đem đến hiệu quả cao trong việc cung cấp thông tin, đặc điểm tính cách và tăng thêm tính biểu cảm cho câu chuyện.

Thông qua hai đoạn trích trên, bên cạnh những dòng cảm xúc sâu lắng ở trong những dòng tự thuật của tác giả, ta còn nhận thấy được nghệ thuật trần thuật đặc sắc thể hiện qua từng lời tự thuật, ngôi kể chuyện,….Đặc biệt là thủ pháp kết hợp giữa trần thuật với miêu tả, nghị luận và trữ tình. Giữa hai tác giả đều có những điểm giống và khác nhau, nhưng họ đều cùng mang đến những áng văn tự sự độc đáo và đầy cảm xúc, những áng văn ấy như một ánh sáng diệu kì, soi sáng tâm hồn độc giả, đưa đến những dòng cảm xúc tuy buồn nhưng cũng vô cùng đẹp đẽ.

2.2. Rèn luyện thêm kĩ năng viết: Vận dụng và tổng hợp các thao tác trong bài nghị luận

a) Cách thức viết

   Trong viết văn nghị luận, để làm rõ vấn đề và thuyết phục với người đọc, người viết cần phải tiếp cận vấn đề từ nhiều góc nhìn khác nhau. Điều này đồng nghĩa với việc phải đề ra các câu hỏi và trả lời chúng như: Vấn đề đó là gì?, Có những khía cạnh nào?, Mang những ý nghĩa gì?, Được thể hiện như thế nào ở trong cuộc sống?...

Trả lời các câu hỏi ấy là đang dùng các thao tác nghị luận để viết bài văn. Tuy nhiên, không phải bài văn nghị luận nào cũng đều sử dụng phối hợp các thao tác nghị luận với nhau. Tuỳ thuộc vào từng vấn đề nghị luận và đối tượng mà người viết lựa chọn và phối hợp với một số thao tác nghị luận để có thể đạt được hiệu quả mong muốn.

   Để có thể vận dụng tổng hợp các thao tác nghị luận với nhau:

   - Hiểu rõ những đặc điểm và công dụng qua từng thao tác.

   - Xác định đúng những yêu cầu  của đề bài.

   - Thao tác đóng vai trò nòng cốt nhằm tạo mạch lập luận của vấn đề.

b) Bài tập: Đọc đoạn văn sau đây và cho biết người viết đã phối hợp những thao tác lập luận nào.

“Tôi đã đọc cuốn nhật kí của An-nơ Phrăng (Anne Frank) khi đang là sinh viên, mà giờ tôi đã 52 tuổi. Nhật kí An-nơ Phrăng thời điểm đó là tác phẩm bắt buộc các sinh viên Mỹ phải đọc. Tôi đã thật sự bị lay động khi đọc được nó. Tôi thấy rằng có nhiều điểm tương đồng giữa cuốn nhật kí của Phrăng và của Thùy Trâm. Chúng đều viết về những tình yêu và nỗi buồn, về sự tức giận cũng như sự cam chịu. Tuy nhiên, từ góc nhìn của một người Mỹ, hai tình huống này có đôi nét khác biệt. Có lẽ người Mỹ sẽ cảm thông với An-nơ Phrăng hơn, vì phát xít Đức đã từng là kẻ thù của người Mỹ và họ đã gây ra những cuộc tàn sát lớn nhất trong lịch sử. Còn đối với cuốn nhật kí của Thùy Trâm, sẽ có rất ít người Mỹ, có thể sẽ gặp đôi chút khó khăn khi xúc động vì một người đã từng là đối thủ của mình. Nhưng tôi tin rằng hầu hết những người Mỹ đã từng đọc qua cuốn nhật kí này đều nhận ra rằng tất cả chúng ta đều là con người, cùng một tình yêu với cuộc sống, gia đình và đất nước. 

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết Soạn bài bài Viết bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí SGK Ngữ Văn lớp 12 tập 1 Cánh diều . Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính của bài học cũng như trau dồi được thêm nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm:

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0914890900