img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật sách văn 11 cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 14:44 30/11/2023 20,506 Tag Lớp 11

Soạn bài viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật sách văn 11 cánh diều dưới đây sẽ có bốn bài văn với chủ đề khác nhau, nói về cách viết hoàn thiện một bài nghị luận văn học về một tác phẩm nghệ thuật.

Soạn bài viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật sách văn 11 cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật: Thực hành viết

1.1 Đề số 1

Trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp của một bức tranh hoặc pho tượng mà em cho là có giá trị.

Bức danh họa nàng Mona Lisa chính là tác phẩm đánh dấu sự đa dạng trong phong cách hội họa của họa sĩ Leonardo Da Vinci. Bởi đây là một bức tranh hoàn toàn khác biệt so với các tác phẩm khác của ông về cả nội dung lẫn tính chất.

Danh họa đã lựa chọn hình mẫu cho tác phẩm là vợ của một thương gia Pháp tên là Francesco di Bartolomeo del Giocondo. Chính vì vậy bức tranh còn có tên gọi khác là “Phu nhân Giocondo” (La Gioconda) hay còn viết tắt là Madonna Lis.Trong tác phẩm này, họa sĩ Da Vinci đã tưởng tượng ra một người phụ nữ mặc trang phục theo thời trang Florence, cô ngồi khoanh tay nhìn thẳng về phía ông một cách tao nhã, thanh lịch. Thêm vào đó chính là nụ cười mỉm đầy quyến rũ cùng với đôi mắt sâu hun hút. Nụ cười này đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều khi chính nhà phê bình nghệ thuật Vasari cũng phải đánh giá đây là một nụ cười bí ẩn “phi nhân thế”. Chủ đề tranh khắc họa nhân vật không còn xa lạ với giới hội họa, thậm chí còn là đề tài quen thuộc của hầu hết các họa sĩ. Nhưng cách thể hiện nụ cười cũng như cách miêu tả nhân vật của nhà văn Leonardo Da Vinci một cách đầy sâu sắc, nữ tính, tinh tế đến động lòng người lại khó có thể tìm thấy bức thứ hai tương tự. Đó chính là thành công khi người họa sĩ đã đặt được cái thần vào trong nhân vật của mình vẽ ra mà không phải lúc nào họ cũng vẽ được dù là một danh họa lớn.

Để lên ý tưởng cho một bức tranh chân dung cũng là khó khăn cho mỗi người họa sĩ. Bởi lẽ không chỉ khuôn mặt hay cơ thể mà khung cảnh đằng sau người cũng là một vấn đề cần đắn đo suy tính rất nhiều. Thường thì các họa sĩ sẽ lựa chọn phông nền đơn giản như một bức tường trơn hoặc một tấm phông vải để có thể làm nổi bật cũng như có thời gian để trau chuốt cho từng chi tiết trên khuôn mặt. Một phần khác vì nếu như quá tập trung vào các cảnh vật xung quanh thì nó sẽ có thể lấn át chủ điểm chính của tác phẩm mà người họa sĩ muốn hướng người xem cảm nhận. Chính vì vậy, những danh họa dám vẽ một bức tranh phong cảnh đặc sắc để làm tôn lên nhân vật chính thật sự rất hiếm, có thể nói là đếm trên đầu ngón tay và người danh họa làm gần như tốt nhất điều đó chính là danh họa Leonardo Da Vinci. Trong bức tranh nàng Mona Lisa có một không gian thiên nhiên rộng lớn, nơi đó rộng lớn với bát ngát mây trời, có cả núi non trập trùng, có cả sông suối, có cả cây cỏ hoa lá,...Tuy rất nhiều chi tiết phức tạp nhưng họa sĩ lại có thể xử lý tinh tế trong từng chi tiết từ độ đậm nhạt của màu sắc đến độ sáng của cảnh vật trước sau. 

Chỉ bằng một bức tranh mà có thể khiến cho danh tiếng của danh họa Leonardo Da Vinci lên một tầm cao mới, có sức ảnh hưởng sau cả năm thế kỷ trôi qua. Đây là bức tranh hầu như ai cũng biết đến dù có phải là dân nghệ thuật hay khôn, cũng là bức tranh được bảo vệ nghiêm ngặt bậc nhất trên thế giới. Bức tranh này cũng góp phần vào nền kinh tế cho đất nước Pháp khi là bức tranh khiến cho số lượng du khách đến đất nước Pháp thăm quan tăng vọt. Ngoài ra danh họa Leonardo Da Vinci cũng để lại cho nền hội họa nước nhà nói riêng cũng như nền hội họa thế giới nói chung những kỹ thuật giúp cho bức tranh không những sắc nét mà còn bền với thời gian. 

COMBO sổ tay môn Ngữ Văn tổng hợp các tips học văn dễ nhớ và hiệu quả chỉ có ở vuihoc. Nhanh tay đăng ký thôi bạn ơi!!!

1.2 Đề số 2

Bàn luận về giá trị của một bộ phim, vở kịch hoặc một bài hát mà em yêu thích.

Một trong những bộ phim chiếu rạp có doanh số tốt nhất của nền điện ảnh Việt Nam là bộ phim điện ảnh Nhà bà Nữ. Nội dung chính của bộ phim chính là những vấn đề thực tế trong cuộc sống hàng ngày. Đó là sự ích kỷ của mỗi cá nhân, sự khó khăn khi mọi người không hiểu nhau và cao điểm chính là sự bùng nổ của nhân vật khi họ đã kìm nén cảm xúc của mình.

Thường thì những bộ phim chọn chiếu thời điểm Tết hầu hết sẽ mang chủ đề nhẹ nhàng, khai thác mặt tốt của cuộc sống và với mục đích mạng lại tiếng cười cho khán giả. Nhưng với bộ phim này lại khác khi mà biên kịch đã chọn góc nhìn của cô gái Ngọc Nhi, là một người con đã sống theo định hướng của gia đình từ nhỏ. Cô gần như không có quyền quyết định bất cứ điều gì trong cuộc sống của mình từ những việc nhỏ nhất như sắp xếp quần áo, đi chơi buổi tối,...Cho đến việc lựa chọn con đường sự nghiệp của mình khi mà cô biết mình có đam mê với làm gốm nhưng vẫn phải theo ý mẹ học ngân hàng và phụ mẹ chuyện buôn bán. Cô đã chịu đựng từ những cái nhỏ nhất cho nên sau thời gian dài kìm nén những bức xúc trong cô cứ tích tụ lại tạo nên vết nứt lớn trong tình cảm mẹ con. Bộ phim được đẩy lên cao trào khi mà Nhi đã cãi mẹ, quen với một Việt kiều mới về nước tên John. Họ đã lén lút bỏ nhà đi, sống chung với nhau và ngay sau đó Nhi đã có bầu.

Bộ phim cũng là thực tế của nhiều người khi mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh. Chuyện tình của Nhi với John quá mộng mơ thiếu thực tế, để rồi khi học trực tiếp đối mặt với cuộc sống đã bị cơm áo gạo tiền đánh gục. Còn câu chuyện của vợ chồng Ngọc Như - Phú Nhuận thì lại mang tính kiểm soát vì chàng rể này lại bị nhà vợ đàn áp, không có tiếng nói của mình. Ngọc Như yêu chồng nhưng chính vì yêu mà cô đã tuột mất hạnh phúc đời mình do cô đã kiểm soát chồng quá đà.

Bộ phim ban đầu theo lối hài sân khấu khi ở một phần ba thời lượng ban đầu có nhiều chi tiết khiến khán giả bật cười. Nhưng những câu chuyện cuộc sống dần dần hiện ra với các tình tiết dồn dập để rồi làm bàn đạp đẩy mâu thuẫn lên đỉnh điểm. Các lời thoại của nhân vật cũng rất đời, những câu nói, những trận cãi vã của mẹ con Nhi cũng rất quen thuộc trong cuộc sống thường ngày. Và rồi tất cả mọi triết lý cuộc sống đã được Nhi thốt lên "Trong một mối quan hệ, sợ nhất là không ai đúng cũng không ai sai, vấn đề chỉ khác nhau ở góc nhìn, rồi họ lặng lẽ tổn thương, rời xa nhau".

Nhưng thực tế quá cũng là một điểm trừ đối với khán giả khi mà càng về sau bộ phim càng xuất hiện nhiều tiếng chửi thề. Dù sao có điểm mạnh và điểm gây tranh cãi nhưng bộ phim “Nhà bà Nữ” cũng đã tái hiện được thực trạng cuộc sống cũng như gửi gắm nhiều bài học cho khán giả, giúp họ trưởng thành hơn và có góc nhìn đa chiều hơn về mọi vấn đề cuộc sống.

Đăng ký ngay khóa học PAS THPT để được thầy cô lên lộ trình ôn thi tốt nghiệp ngay từ bây giờ nhé!

1.3 Đề số 3 

Phân tích một đoạn trích tự chọn trong tác phẩm “Truyện Kiều” (Nguyễn Du).

Tác giả Nguyễn Du được coi là cây cổ thụ trong nền văn học Việt Nam, là người duy nhất gắn với danh xưng Đại thi hào. Trong cuộc đời cầm bút của mình, ông đã để lại cho nền văn học nước nhà rất nhiều tác phẩm hay nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến tác phẩm “Đoạn trường tân thanh” hay còn được biết đến nhiều hơn với tên “Truyện Kiều”

Một bài thơ rất dài nhưng trước hết để lại ấn tượng cho người đọc chính là đoạn thơ miêu tả về hai chị em Thúy Kiều - Thúy Vân. Qua bốn câu thơ đầu, tác giả Nguyễn Du đã khái quát được về hai chị em: 

"Đầu lòng hai ả tố nga

Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân.

Mai cốt cách, tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười."

Ngay từ danh xưng, ông đã gọi hai chị em là “hai ả tố nga”. Đây là cách gọi cũng những cô gái xinh đẹp, duyên dáng, thanh cao. Hai người, hai chị em, hai nét đẹp khác nhau nhưng tựu lại vẫn là “mười phân vẹn mười”. 

Tiếp theo đó chính là vẻ đẹp nhẹ nhàng thùy mị của Thúy Vân được tác giả tả rằng:  

"Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da."

Vẻ đẹp của Thúy Vân cũng là khó tìm, trăm năm có một khi Nguyễn Du sử dụng từ “khác vời”. Vẻ đẹp đó được ví với bức tranh thiên nhiên kiềm diễm, được so sánh với những điều đẹp nhất trong tự nhiên là hoa, trăng, tuyết, ngọc,...Thúy Vân hiện lên với khuôn mặt tròn trịa phúc hậu cùng với làn da mịn màng trắng như tuyết, với mái tóc đen dày bồng bềnh tựa mây, với cả khuôn miệng cười tươi tắn động lòng người và hàng lông mày sắc nét. Giọng nói của Thúy Vân càng gây ấn tượng khi thanh âm trong trẻo, từ ngữ đoan trang nhẹ nhàng. Những tính từ “đầy đặn”, “nở nang”, “đoan trang” với những danh từ được chọn lọc đã khắc họa rõ hơn vẻ đẹp của cô khi mây phải “thua”, tuyết phải “nhường”. Những từ ngữ cũng như ngoại hình này đã dự báo trước được cuộc sống bình yên, trôi qua nhẹ nhàng của cô.

Đến với Thúy Kiều, tác giả đã sử dụng đến sáu để có thể miêu tả chi tiết vẻ đẹp đó:

"Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn.

Làn thu thuỷ, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.

Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai."

Thúy Vân đã là nét đẹp sắc nước hương trời thì Thúy Kiều lại càng động lòng người hơn nữa với câu so sánh hơn “Kiều càng sắc sảo mặn mà”. Nếu nàng Vân xinh đẹp như hoa như ngọc, nhẹ nhàng hiền thục thì Kiều lại mang trong mình sự sắc sảo, tinh tế. Vẻ đẹp này được so sánh với làn nước mùa thu, với dãy núi mùa xuân. Thúy Kiều có đôi mắt long lanh có hồn như hút ánh mắt người nhìn, có cặp lông mày thanh tú sắc nét. Nét đẹp đó khiến cho “Hoa” phải “ghen”, “Liễu” phải “hờn”. Kiều xinh đẹp nhưng sự xinh đẹp này không nhẹ nhàng như Vân mà lại “nghiêng nước nghiêng thành” khiến cho thiên nhiên phải đố kỵ. Dường như vẻ đẹp trời xinh này cũng đã dự báo trước một tương lai không mấy êm ả của cô, một vẻ đẹp có thể mang lại nhiều sóng gió khó đoán.

Chỉ qua mười bốn câu thơ đầu, bức tranh với hai mỹ nhân tuyệt sắc đã được tác giả tái hiện lên một cách rõ nét. Dù là hai chị em, dù đều là mỹ nhân sắc đẹp có một không hai nhưng cũng là hai số phận khác nhau. Đại thi hào Nguyễn Du không chỉ thể hiện vẻ đẹp của họ mà còn có phần xót thương cho số phận các nhân vật.

2. Soạn bài viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật sách văn 11 cánh diều: Rèn luyện kĩ năng viết 

2.1 Đoạn văn có câu văn logic (trong bộ phim Triệu phú khu ổ chuột)

Một trong những bộ phim được giải thưởng Oscar mà gây lại cho em ấn tượng nhất chính là bộ phim được dựa trên tiểu thuyết cùng tên “Triệu phú khu ổ chuột”. Bộ phim viết về những người dân nghèo sống trong khu ổ chuột rách nát, đặc biệt là sự kiện về chàng trai mồ côi nghèo Jamal năm anh tròn mười tám tuổi. Khi tham gia vào chương trình “Ai là triệu phú” anh đã làm cho tất cả mọi người từ ban tổ chức đến khán giả bất ngờ vì một chàng trai nghèo không đủ tiền ăn chứ đừng nói là đi học lại có thể giành được giải cao nhất hai mươi triệu rupee. Tất cả mọi người đều mặc định cho rằng anh đã gian lận, cảnh sát đã bắt anh cũng vì lý do đó. Nhưng với mong muốn chứng minh sự trong sạch của mình, anh đã kể với mọi người thực tế mười tám năm qua của mình. Về cả câu chuyện cuộc sống trong khu ổ chuột, với những cuộc chạm trán với bọn xã hội đen, với những kiến thức anh đã góp nhặt được trong cuộc sống. Mỗi câu chuyện, mỗi câu hỏi của cảnh sát đều được Jamal trả lời rất logic, rất hợp lý và cuối cùng tất cả mọi người đã phải công nhận những kiến thức góp nhặt trong cuộc sống thường ngày còn nhiều và giá trị hơn những gì ta học được trên giảng đường.

2.2 Đoạn văn có câu văn mang tính hình ảnh (trong bộ phim Bố già)

Tác phẩm điện ảnh mang tên Bố già của MC Trấn Thành đã chạm được vào cảm xúc của khán giả khi trực tiếp lấy đi khá nhiều nước mắt của họ. Đây là câu chuyện cuộc sống của một gia đình, có niềm vui, có nỗi buồn, có những câu chuyện tình cảm. Đó là gia đình ông Sang, kể về một người cha đầy nỗi vất vả cuộc sống vẫn luôn cố gắng lo đầy đủ cho hai đứa con của mình mà không than vãn bất cứ điều gì. Là sự khắt khe của ông với hai con vì ông lo lắng hai con sẽ khổ giống mình cùng với mong muốn hai đứa sẽ cuộc sống ổn định hơn, có tương lai tốt đẹp sáng sủa hơn. Ông hy sinh vì con nhưng mỗi thế hệ mỗi suy nghĩ, hai con của ông lại không thể hiểu mà coi nó là sự áp đặt. Đây cũng là bài học cho cuộc sống thực tế khi những người càng thân càng phải chia sẻ với nhau nhiều hơn để có thể hiểu nhau hơn cũng như có thể cảm thông với nhau hơn.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

VUIHOC đã hướng dẫn chi tiết cách Soạn bài viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật. Bài soạn đã gợi ý cho các em các ví dụ về cách viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật trong chương trình Ngữ Văn 11 Cánh diều. Các tác phẩm nghệ thuật đó có thể là một bức tranh, một pho tượng hay một bộ phim, một tác phẩm văn học. Hãy cùng đồng hành cùng vuihoc.vn để cập nhật thật nhiều bài viết học tập hữu ích nhé! 

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 11
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0914890900