img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội| Văn 12 tập 1 kết nối tri thức

Tác giả Hoàng Uyên 11:04 20/08/2024 1,269 Tag Lớp 12

Dưới đây là soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội| Văn 12 tập 1 kết nối tri thức mà Vui học mang đến cho các em. Hy vọng qua bài viết này các em sẽ có thêm kiến thức về các bước thực hiện một bài nghiên cứu về vấn đề tự nhiên xã hội bất kỳ.

Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội| Văn 12 tập 1 kết nối tri thức
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội: Bài viết tham khảo 

1.1 Câu 1 trang 149 sgk văn 12/1 kết nối tri thức

Nhan đề của bài báo cáo nghiên cứu cho chúng ta biết những thông tin gì về đề tài nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu?

- Đề tài nghiên cứu về chủ đề Mỹ thuật Việt Nam trong giai đoạn mở cửa.

=> Nội dung của bài nghiên cứu nói về các trào lưu mỹ thuật mới xuất hiện trong thời gian đó và những tác phẩm nghệ thuật có ảnh hưởng đến nền nghệ thuật quốc tế.

Phạm vi nghiên cứu: 

  • Thời gian: Mỹ thuật Việt Nam từ những năm 1986 cho đến ngày nay

  • Lĩnh vực: Hội họa

  • Địa bàn nghiên cứu: Trên toàn quốc

- Có thể đánh giá nhan đề “Mỹ thuật Việt Nam thời mở cửa” là một nhan đề tốt mà tác  giả Nguyễn Quân đã lựa chọn. Đây là một nhan đề ngắn gọn, súc tích nhưng lại có thể biểu đạt được đầy đủ nội dung của cả tác phẩm nghiên cứu. Nhan đề cũng có sức gợi tốt nên dễ dàng thu hút sự quan tâm và chú ý của người đọc.

1.2 Câu 2 trang 149 sgk văn 12/1 kết nối tri thức

Báo cáo nghiên cứu đã triển khai những luận điểm nào? Tìm câu chủ đề thể hiện nội dung chính của mỗi luận điểm. Các cứ liệu đã được sử dụng như thế nào để làm nổi bật từng luận điểm đó?

Bài báo cáo nghiên cứu đã được triển khai thành 3 luận điểm:

- Luận điểm 1 nói về những sự đổi mới về cả chủ đề lẫn nội dung sáng tác trong thời kỳ nền mỹ thuật Việt Nam mở cửa. Có thể thấy được điều này nhờ vào việc phân tích, lấy dẫn chứng cụ thể và so sánh các tác phẩm nghệ thuật trước và sau giai đoạn mở cửa.

- Luận điểm 2 nói về những trào lưu nghệ thuật mới xuất hiện trong giai đoạn đó. Sau khi phân tích các thể loại trào lưu tiêu biểu cũng như đánh giá sự ảnh hưởng của những trào lưu đó đến với nền mỹ thuật Việt Nam sẽ nhận ra luận điểm đó.

- Luận điểm 3 là những đánh giá của tác giả về sự hội nhập của nền mỹ thuật Việt Nam và sự nâng cao trong vị thế của mỹ thuật Việt Nam trên trường quốc tế. Có thể thấy được điều đó qua những phân tích về sự giao lưu nghệ thuật và đánh giá những ảnh hưởng của nghệ thuật quốc tế đến với nền mỹ thuật trong nước.

1.3 Câu 3 trang 149 sgk văn 12/1 kết nối tri thức

Hãy nêu các đặc điểm của ngôn ngữ được sử dụng trong báo cáo nghiên cứu.

Các đặc điểm của ngôn ngữ được sử dụng trong báo cáo nghiên cứu là:

- Tính chính xác cao:

  • Bài nghiên cứu đã sử dụng các thuật ngữ, từ ngữ chuyên ngành một cách chính xác

  • Do tính chính xác cao nên cần tránh sử dụng các từ ngữ mang ý nghĩa mơ hồ hoặc có nhiều ý nghĩa trong cùng một từ.

  • Cần đảm bảo độ xác thực của thông tin cũng như chọn lọc những tài liệu nghiên cứu uy tín.

- Tính logic chặt chẽ:

  • Bài nghiên cứu cần có bố cục rõ ràng, mạch lạc và có tính logic.

  • Các luận điểm và luận cứ được trình bày theo một bố cục chặt chẽ, hợp lý không sai sót.

  • Sử dụng đa dạng và khéo léo các liên từ nhằm liên kết các đoạn và các câu với nhau, xây dựng một bố cục chặt chẽ.

- Tính khách quan trong nội dung:

  • Những thông tin đưa ra cần phải là thông tin khách quan và trung thực với sự thật

  • Tránh tối đa việc đưa ra những quan điểm cá nhân, góc nhìn hẹp của một người.

  • Sử dụng đa dạng các dẫn chứng và tài liệu khoa học có độ tin cậy cao để làm căn cứ cho những thông tin nêu ra.

- Tính rõ ràng:

  • Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, có tính phổ cấp toàn quốc để phù hợp với mọi đối tượng người đọc.

  • Tránh việc sử dụng những từ ngữ, thuật ngữ mang tính khoa học khó hiểu.

  • Cần có thêm những giải thích cho những từ ngữ chuyên ngành cần kiến thức để hiểu.

  • Tính thuyết phục khi sử dụng các dẫn chứng và dữ liệu để làm căn cứ cho các luận điểm trong bài.

>> Xem thêm: Soạn văn 12 kết nối tri thức

1.4 Câu 4 trang 149 sgk văn 12/1 kết nối tri thức

Tranh minh họa có tác dụng gì?

Những tác dụng chính của tranh minh họa là:

- Giải thích rõ nội dung của văn bản

  • Việc có tranh minh họa sẽ giúp cho người đọc có thể hiểu rõ hơn về nội dung mà văn bản muốn nói tới. Đặc biệt là với các văn bản có chủ đề về khoa học, kỹ thuật hay với các văn bản có nhiều khái niệm mang tính trừu tượng.

  • Ví dụ như với những văn bản có chủ đề y khoa, nội dung bao quanh các cấu tạo trong cơ thể của con người thì một bức tranh minh họa có thể giúp cho người đọc nhìn thấy rõ những điều mà tác giả muốn nói đến tốt hơn là những dòng văn miêu tả dài dòng.

- Giúp kích thích sự sáng tạo và trí tưởng tượng của người đọc:

  • Những bức tranh minh họa sẽ giúp cho người đọc có thể hình dung rõ hơn về các nhân vật, các bối cảnh và sự kiện xuất hiện trong văn bản.

  • Ví dụ khi viết ra những câu truyện cổ tích chỉ có thật trong thế giới tưởng tượng thì những bức tranh minh họa sẽ giúp cả phụ huynh lẫn các bạn nhỏ có thể tưởng tượng và hình dung rõ hơn về cả nhân vật và thế giới có trong câu chuyện đó.

- Tăng sự thu hút và tính thẩm mỹ cho người đọc:

  • Những bức tranh minh họa có trong các văn bản khoa học, trong các bài giảng sách giáo khoa không chỉ giúp cho văn bản trở nên đẹp mắt hơn mà còn dễ dàng thu hút được người đọc.

  • Những bài học trong sách giáo khoa sẽ bớt phần nhàm chán hơn khi có thêm những hình ảnh phong phú, giúp học sinh có hứng học tập hơn.

- Giúp người đọc ghi nhớ thông tin tốt hơn:

  • Nhiều bài báo cáo đã chứng minh rằng, khả năng ghi nhớ thông tin qua hình ảnh thường sẽ tốt hơn là việc ghi nhớ qua những con số, những từ ngữ.

  • Ví dụ như với một bài giảng về lịch sử có các mốc con số cùng với mỗi sự kiện diễn ra thì một bức tranh minh họa sẽ giúp người đọc học và nhớ các sự kiện dễ dàng hơn.

- Tạo ra sự đa dạng và phong phú hơn cho văn bản: Những bức tranh minh họa giúp cho văn bản đa dạng hơn về hình thức và nội dung, khiến cho tác phẩm không còn bị nhàm chán và vô vị.

1.5 Câu 5 trang 149 sgk văn 12/1 kết nối tri thức

Bạn có nhận xét gì về tính chất của các tài liệu tham khảo?

Tài liệu tham khảo có tính chất:

- Tính chính xác

  • Tất cả các tài liệu có trong văn bản đều phải đảm bảo lấy từ các nguồn thông tin đáng tin cậy và có sự uy tín cao.

  • Những thông tin được đưa ra trong văn bản phải là những tài liệu chính xác, được cập nhập kịp thời, nhanh chóng và đầy đủ.

- Tính liên quan:

  • Các tài liệu tham khảo phải có nội dung và nguồn gốc liên quan trực tiếp đến chủ đề nghiên cứu.

  • Phải chọn lọc kỹ càng các nguồn tài liệu thông tin phù hợp và hữu ích với mục đích nghiên cứu.

- Tính đa dạng:

  • Nên sử dụng nhiều nguồn tài liệu tham khảo khác nhau để giúp tác phẩm tăng tính đa dạng và khách quan như các nguồn từ sách, báo chí, tạp chí, nghiên cứu khoa học, website,...

  • Khi sử dụng đa dạng các nguồn tài liệu tham khảo sẽ giúp cho bài nghiên cứu trở nên toàn diện hơn, có góc nhìn đa chiều và khách quan hơn.

- Tính cập nhập:

  • Nên lựa chọn những tài liệu tham khảo có thời gian cập nhập gần nhất, được xuất bản thời gian gần nhất tính đến ngày làm bài viết.

  • Tránh việc sử dụng các nguồn tài liệu quá cũ, có thời gian sử dụng đã lâu vì thông tin đó có thể đã lỗi thời và không còn đúng và phù hợp với thời điểm hiện tại.

- Tính dễ tiếp cận:

  • Nên lựa chọn sử dụng các nguồn tài liệu dễ có thể tìm kiếm, tiếp cận và truy cập. Đó chính là những nguồn tin có thể thấy dễ dàng ở trên mạng xã hội hay là các tài liệu có thể tìm kiếm trong mọi nhà sách trên toàn quốc.

  • Có thể lựa chọn sử dụng các tài liệu tham khảo miễn phí trên trang mạng xã hội hoặc các tài liệu phổ biến có sẵn ở trong thư viện.

Sổ tay tổng hợp kiến thức môn Ngữ Văn giúp các em đạt điểm cao thi tốt nghiệp THPT. Đăng ký đặt hàng để nhận ưu đãi giảm giá cực tốt từ VUIHOC nhé!

2. Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội: Thực hành viết 

Viết báo cáo nghiên cứu về lịch sử vương quốc Champa

- Đặt ra vấn đề:

Lịch sử của vương quốc Champa trong suốt thời kỳ Pháp thuộc là một đề tài thu hút rất nhiều nhà khoa học trên toàn thế giới. Họ đã lựa chọn nhiều cách để tiếp cận và nghiên cứu chi tiết, biến chúng thành những đề tài nóng hổi trong sách vở và báo chí. Đến khoảng thời gian sau năm 1975, nhiều nhà nghiên cứu ở đất nước Việt Nam ta cũng đã bắt đầu nghiên cứu và tìm hiểu thêm về chủ đề này, bổ sung thêm vào kho tàng tư liệu thế giới. Những thông tin đó sẽ ngày càng được hoàn thiện và lấp vào những khoảng trống mà các nhà nghiên cứu đi trước chưa làm được. Đây sẽ là những công trình nghiên cứu về tất cả các mảng của vương quốc Champa đến từ văn hóa, xã hội, đời sống, lễ hội hay từ mặt tín ngưỡng tôn giáo và sinh hoạt.

- Vấn đề được đưa ra:

  • Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy được một số thông tin cơ bản về Champa trong các tài liệu của lịch sử Trung Quốc như trong bộ sử Hán thư, Cựu đường thư, lương sử, Tân đường thử, Tống sử,...

  • Các nhà sử học, nhà nghiên cứu có thể dựa vào những nguồn lịch sử này để dựng lại lịch sử về Lâm Ấp-Hoàn Vương-Chiêm Thành.

  • Nhưng một nhược điểm lớn là  những nguồn tài liệu viết về phong tục tập quán của người Chăm xưa sẽ theo hướng viết tay rời rạc, không có tính hệ thống và có nhiều thông tin khó có thể xác thực được tính chính xác.

  • Với những thông tin đến từ bài nghiên cứu khảo sát thực địa của những nhà nghiên cứu người Pháp thì họ cho rằng những bài nghiên cứu về dân tộc được viết bởi một người gốc Italia tên là Marco Polo. Ông là một vị quan làm dưới triều đại Mông Nguyên của Hốt Tất Liệt.

  • Vào những năm 1298 ông đã được cử đi làm sử giả ở một số nước Đông Nam Á trong đó có đất nước Champa. Ông đã ghi chép rất nhiều về đời sống và những phong tục tập quán của người chăm. Ông đã ghi chép những thông tin đó trong cuốn  Le Livre de Marco Polo hay biết đến với tên Cuốn sách của Marco Polo được Phan Quốc Anh dịch vào năm 2006 trong trang 18.

  • Vào thế kỷ XIV, một số nhà linh mục đã đi truyền giáo tại đất nước Champa. Linh mục có tên là Odoric de Pordenone đã ghi chép về phong tục tập quán của người Champa trong cuốn sách Những cuộc viễn du sang châu Á được xuất bản tại Paris.

  • Tại Việt Nam ta, những tư liệu lịch sử của dân tộc Champa có thể được tìm thấy ở trong cuốn Đại Nam nhất thống chí, Đại Việt sử ký toàn thư hoặc một số nguồn tài liệu từ triều đại nhà Lý Trần đến triều Nguyễn. Những nguồn tài liệu này hay viết về lịch sử giao tranh, hòa hiếu triều cống của đất nước đó. Nhưng đó cũng là những ghi chép chính thống có giá trị quan trọng đến việc lưu giữ những ghi chép trên văn bia của Champa.

- Kết luận:

  • Các công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng và đời sống của nền văn minh Champa hầu hết đã được xuất bản thành đa dạng các thể loại khác nhau như  sách, báo và tạp chí. Đây là sự góp sức của nhiều nhà nghiên cứu đến từ những quốc gia khác nhau và những lĩnh vực khác nhau.

  • Nhưng do nhiều rào cản về thời đại, ngôn ngữ cũng như các vấn đề khác đã khiến cho thực tế chưa có một công trình nghiên cứu nào có đầy đủ những thông tin về người Champa và không một tài liệu nào được hệ thống khoa học và đầy đủ về chủ đề này. 

  • Các tài liệu tham khảo:

  • “Trường Pô Klong & Đặc san Ước vọng”. Do International Office of Champa (IOC-Champa) xuất bản ở Paris – San Jose do Báo Thị Hoa giới thiệu và trình bày vào năm 2007. 

  • Vấn đề giáo dục sinh viên học sinh các sắc tộc. Sài Gòn: Bộ Phát triển Sắc tộc ấn hành của tác giả Đỗ Văn Tú được phát hành vào năm 1973.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết trên, Vuihoc đã mang đến cho các em Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội Văn 12 tập 1 kết nối tri thức. Hy vọng qua bài soạn chi tiết này các em sẽ có thêm những gợi ý và biết được phương pháp để viết ra một bản báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên xã hội. Các em hãy thường xuyên theo dõi các bài viết mới nhất trên website vuihoc.vn để bổ sung thêm nhiều kiến thức văn học với các chủ đề cũng như nội dung khác nhau nhé.

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost tag lớp 12
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0914890900