img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát) - Chân trời sáng tạo

Tác giả Hoàng Uyên 14:18 30/11/2023 109,885 Tag Lớp 11

Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học hoặc nghệ thuật là quá trình phân tích, đánh giá và diễn đạt quan điểm cá nhân về giá trị, ý nghĩa và tác động của tác phẩm đó đối với độc giả hoặc người nghe. Tham khảo ngay soạn bài viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát) dưới đây.

Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát) - Chân trời sáng tạo
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát): Trả lời câu hỏi ngữ liệu tham khảo 1

1.1 Câu 1 trang 76 SGK 11/1 Chân trời sáng tạo 

Vấn đề được đưa ra bàn luận trong bài viết đó là giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật ẩn chứa trong truyện thơ Trê Cóc. Để thể hiện quan điểm, tác giả đã triển khai hai luận điểm. Luận điểm một là nội dung truyện thơ Trê Cóc. Luận điểm hai là nội dung tư tưởng, nghệ thuật ẩn chứa trong bài truyện thơ. Trình tự sắp xếp các luận điểm như vậy giúp bài viết rõ ràng mạch lạc, đơn giản dễ hiểu và có tính thuyết phục cao đói với người đọc, người nghe.

1.2 Câu 2 trang 76 SGK 11/1 Chân trời sáng tạo

Luận điểm Lý lẽ, bằng chứng 
Luận điểm 1: Nội dung truyện thơ Trê Cóc
  • Đàn nòng nọc mà Cóc sinh ra đã bị Trê cướp về nuôi.

  • Biết việc bị mất con, Cóc đã kiện Trê. Tuy nhiên, do Trê thông qua Lý Ngạnh mà lo lót lễ vật hối lộ quan khiến Cóc bị xử thua và bị bắt giam.

  • Ếch thấy chuyện bất bình nên tìm cách giúp Cóc. Ếch nhờ được Nhái Bén, và được Nhái Bén khuyên rằng hãy chờ đợi đến khi đàn nòng nọc đứt đuôi thì tự khắc sẽ trở về bên Cóc.

  • Khi đàn con trở về, Cóc lần nữa đến kêu oan. Trê thất thế đành phải thú nhận tội lỗi và bị kết án.

Luận điểm 2: Nội dung tư tưởng tác giả muốn truyền tải và hình thức nghệ thuật của bài
  • Về nội dung/tư tưởng: Thông qua hình tượng các loài vật, tác giả đã mô phỏng một tình huống có thật trong đời sống con người. Qua đó, tác giả muốn phản ánh thực tại xã hội loài người vẫn còn nhiều bất công, sai trái như ăn trộm, hối lộ, người giàu áp bức bóc lột kẻ yếu. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng là cái thiện sẽ luôn chiến thắng cái ác, kẻ ác sẽ bị trừng trị thích đáng. Cái kết khiến mọi người vững tin hơn về công lý và chính nghĩa, chung tay đẩy lùi cái xấu.

  • Hình thức/nghệ thuật: truyện được xây dựng theo hình thức truyện ngụ ngôn. Cách kể truyện đơn giản dễ hiểu, giúp người đọc dễ hình dung toàn bộ nội dung và hàm ý có trong câu truyện. Ngôn ngữ sử dụng là ngôn ngữ nói phổ biến và bình dị trong dân gian nên phù hợp với mọi lứa tuổi và mọi tầng lớp. 

 

Các lý lẽ và bằng chứng có tính thuyết phục cao vì thông qua câu truyện, tác giả đã mô phỏng lại những tình huống thực tế trong đời sống con người. Vì vậy, nó khiến người đọc người nghe cảm thấy thân thuộc và dễ tiếp cận hơn. 

>> Xem thêm: Soạn văn 11 chương trình mới

1.3 Câu 3 trang 76 SGK 11/1 Chân trời sáng tạo

Để có thể viết được một bài văn nghị luận tốt, trước hết ta cần chú ý đến những vấn đề sau:

- Nội dung câu truyện đề cập đến vấn đề gì, cốt truyện có đơn giản dễ hiểu không, nhân vật và tình huống truyện có những điểm đặc biệt nào?

- Chú ý đánh giá phân tích cả giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật mà tác phẩm đem lại.

- Lập dàn ý và lựa chọn các luận điểm phù hợp.

Cấu trúc một bài nghị luận về một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật:

Mở bài

Giới thiệu sơ qua về tác phẩm văn học / nghệ thuật, bao gồm: tên tác phẩm, tác giả, thể loại, một vài điểm đặc sắc nhất mà tác phẩm đem lại, những ảnh hưởng quan trọng đến đời sống xã hội, v.v.

Thân bài

- Tóm tắt sơ qua nội dung chính của tác phẩm
- Triển khai luận điểm 1, phân tích đánh giá những giá trị đặc sắc nổi bật về nội dung của tác phẩm
- Triển khai luận điểm 2, phân tích đánh giá những giá trị đặc sắc nổi bật về hình thức nghệ thuật của tác phẩm
=> Nêu lên cảm nhận, suy nghĩ và quan điểm của bản thân sau khi đọc tác phẩm. Liên hệ bản thân/xã hội và đưa ra những ý kiến cải thiện (nếu có).

Kết bài

- Tái khẳng định một cách tóm tắt về những đặc sắc trong giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật mà tác phẩm mang lại.
- Liên hệ để nêu lên ý nghĩa của tác phẩm đối với người đọc, bản thân và xã hội.

Kĩ năng trình bày, diễn đạt

- Lập luận phải chặt chẽ, hệ thống luận điểm mạch lạc dễ hiểu dễ theo dõi.
- Dẫn chứng cụ thể chi tiết, trích dẫn từ những nguồn uy.
- Diễn đạt đơn giản dễ hiểu. Không diễn đạt vòng vo lệch lại, sai chủ đề. Sử dụng từ ngữ đơn giản thông dụng. Không dùng những từ ngữ hoa mỹ đa nghĩa gây khó hiểu cho người đọc. 
- Các từ ngữ, câu văn phải có sự gắn kết để tạo mối liên hệ giữa các luận điểm, giữa các đoạn văn, giữa bằng chứng và lý lẽ.

 

Đăng ký ngay để được các thầy cô ôn tập kiến thức và xây dựng lộ trình ôn thi THPT Quốc gia sớm và phù hợp nhất với bản thân

2. Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát): Trả lời câu hỏi ngữ liệu tham khảo 2

2.1 Câu 1 trang 78 SGK 11/1 Chân trời sáng tạo 

Vấn đề được đưa ra bàn luận trong bài viết đó là giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật ẩn chứa trong tác phẩm “Những cánh chim chào đón tương lai” của nhạc sĩ Văn Ký. Để thể hiện quan điểm, tác giả đã triển khai hai luận điểm. Luận điểm một là sự xuất hiện của cánh chim. Luận điểm hai là ý nghĩa và lời nhắn nhủ của đôi cánh chim. Trình tự sắp xếp các luận điểm như vậy giúp bài viết rõ ràng mạch lạc, đơn giản dễ hiểu và có tính thuyết phục cao đói với người đọc, người nghe. 

Tuy nhiên, cần chú ý rằng cách phân chia luận điểm/bố cục của bài viết này khác so với bài phân tích truyện thơ Trê Cóc trước đó.

2.2 Câu 2 trang 78 SGK 11/1 Chân trời sáng tạo

Đối với bài phân tích này, tác giả không phân tách luận điểm về nội dung và giá trị nghệ thuật, mà lại lựa chọn cách phân tách theo trình tự nội dung của bài hát. Ở mỗi luận điểm đều có sự kết hợp giữa giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật. Điều này giúp ta hiểu rõ hơn về nội dung và nghệ thuật ẩn chứa trong từng câu hát.

2.3 Câu 3 trang 78 SGK 11/1 Chân trời sáng tạo

Bài viết đã đáp ứng những yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật (bài hát) chưa?

Trả lời:

Bài viết đã đáp ứng được những yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật (bài hát). 

Cách trình bày bố cục khác nhau giữa bài phân tích truyện thơ Trê Cóc và bài hát “Những cánh chim chào đón tương lai” chủ yếu là do các yếu tố chung và riêng ở giá trị nội dung và nghệ thuật. Đối với truyện thơ Trê Cóc, toàn bộ câu truyện, từng đoạn văn đều có chung một nội dung và hàm ý nghệ thuật. Vì vậy việc phân chia bố cục theo nội dung và nghệ thuật sẽ giúp người đọc dễ nắm bắt. Nhưng đối với bài hát của nhạc sĩ Văn Ký, mỗi câu hát lại ẩn chưa nội dung và nghệ thuật riêng rẽ. Bởi vậy việc chia bố cục phân tích theo từng đoạn câu hát sẽ hợp lý và mạch lạc hơn. 

3. Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát): Thực hành viết

Đề bài: Viết một bài văn nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của một truyện thơ hay bài hát mà bạn yêu thích

3.1 Bài viết 1

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà lãnh đạo kiệt suất của dân tộc Việt Nam, ông còn là một danh nhân văn hóa thế giới, là tác giả của rất nhiều những áng văn thơ nổi bật. Trong số các tác phẩm văn học của Hồ Chí Minh, bài thơ “Cảnh khuya” là một tác phẩm thơ văn tiêu biểu trong thời kỳ kháng chiến. Bài thơ là sự miêu tả bức tranh thiên nhiên vào đêm trăng đẹp, qua đó cho ta thấy tâm tư, tình cảm của một chiến sĩ cộng sản luôn hết mình vì nhân dân, vì đất nước.

Mở đầu bài thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên thật đẹp:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”

Với một thứ tiếng thơ dịu dàng, vẻ đẹp của phong cảnh được vẽ lên trong bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh tựa như một sáng tạo kết hợp cả ánh sáng và âm thanh. Thế giới thiên nhiên, với những cảnh quan núi rừng ở Việt Bắc, mang một vẻ đẹp vắng lặng nhưng đồng thời lại huyền ảo và đầy tương tư. Bằng cách sử dụng nghệ thuật nhân hóa, nhà thơ đã tài tình miêu tả cái tình cảnh đẹp của "tiếng suối trong như tiếng hát xa". Vào đêm, chỉ cần ánh trăng là đủ để nhà thơ cảm nhận được sự trong trẻo của dòng nước suối. Ánh trăng đêm thật sáng và thánh thiện. Đặc biệt, hình ảnh của "trăng lồng cổ thụ" bồng bềnh giữa những cây cổ thụ lớn đã làm nổi bật sự rạng ngời của ánh trăng, hòa quyện cùng âm thanh êm đềm của nước suối, tạo nên một phong cảnh thanh bình và kỳ ảo. Chỉ với hai câu thơ mở đầu mà bức tranh phong cảnh hiện lên vô cùng sinh động, với nhiều màu sắc huyền bí và những âm thanh êm dịu nhẹ nhàng.

Sau khi mô tả cảnh vật bằng hai câu thơ đầu tiên, bài thơ chuyển sang sự khắc họa hình ảnh của một người lính đầy trữ tình đang hòa vào với tự nhiên một cách thú vị.

“Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,”

Cảnh đêm trăng tuyệt đẹp đến mức khiến cho nhân vật trữ tình mải mê nhìn ngắm mà thao thức đến không thể chìm vào giấc ngủ. Có lẽ nhân vật trữ tình đang suy tư về một đêm trăng sáng với âm thanh trong trẻo vang vọng khắp núi rừng.

“Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Câu thơ cuối càng làm nổi rõ hơn nguyên nhân không thể chợp mắt được của nhân vật trữ tình đó là “lo nỗi nước nhà”. Câu thơ cuối nêu lên cái thực tế của nhân vật trữ tình và mở sâu và hiện thực tâm trạng của nhà thơ. Tác giả luôn luôn suy tư lo nghĩ cho tổ quốc nhân dân, dốc hết lòng hết sức vì độc lập tự do. Những suy tư trăn trở cứ đè nặng khiến tâm trí Bác nặng trĩu và không thể có được một giấc ngủ ngon. Bài thơ kết thúc bằng một lời giải thích ngắn gọn và thẳng thắn, nhưng cũng rất đáng trân trọng. Nghệ thuật này độc đáo, tinh tế và thẳng thắn, chạm đến trái tim của người đọc và chính vì thế mà nó trở thành một tác phẩm nghệ thuật quý báu và đáng để ngưỡng mộ."

Bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần miêu tả bức tranh thơ mộng đầy kỳ ảo của núi rừng Việt Bắc một đêm trăng thanh. Sâu hơn thế, bài thơ còn chứa đựng rất nhiều tâm tư tình cảm của một người chiến sĩ cách mạng luôn hết lòng vì nước vì dân, vì tổ quốc mà suy tư đến mất ngủ. Đây cũng chính là tinh thần trách nhiệm cao quý đáng trân trọng của người lãnh đạo mà chúng ta nên học tập và noi gương.

Sổ tay Ngữ Văn tổng hợp các tips học văn hiệu quả giá chỉ bằng một cốc trà sữa. Nhanh tay đặt hàng thôi bạn ơi!!!

3.2 Bài viết 2 

Theo nhiều nhà nghiên cứu đánh giá, bên cạnh những bài thơ bài văn nổi tiếng của cụ Nguyễn Đình Chiểu như: “Ngư tiều y thuật vấn đáp”, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, “Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh”… thì truyện thơ Lục Vân Tiên là một tác phẩm lớn của nền văn học Việt Nam, có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa dân gian các tỉnh phía Nam.

Tác phẩm “Lục Vân Tiên” được cụ Đồ Chiểu viết vào thời điểm trước khi Pháp Xâm lược Việt Nam. Tác phẩm được viết theo hình thức kể truyện văn vần (hay còn gọi là truyện thơ), gồm tổng cộng 2075 câu thơ. “Lục Vân Tiên” là tác phẩm được tác giả Nguyễn Đình Chiểu đặc biệt gửi gắm tình cảm và hệ tư tưởng vào trong. Mỗi nhân vật trong tác phẩm không chỉ thể hiện khát vọng sống mãnh liệt, lý tưởng sống cao cả, mục đích sống nhan văn, ý chí sống to lớn mà còn phần nào khắc họa chính cuộc sống của cụ Nguyễn Đình Chiểu. Thông qua các tuyến nhân vật, cụ đã phê phán mạnh mẽ những xấu xa của xã hội, nêu cao ngọn cờ chính nghĩa. Qua đó, truyện đã có những ảnh hưởng tích cực tới đời sống xã hội Việt Nam.

“Lục Vân Tiên” mang trong mình nhiều hình tượng nghệ thuật đẹp và lối văn chương đặc sắc nên được đông đảo nhân dân nhiệt tình đón nhận, yêu thích. Trong tác phẩm này, nam chính là một người hết mực hiếu thảo, sống có lý tưởng cao đẹp và cũng rất dũng cảm. Anh đã đánh bại lũ cướp Phong Lai để cứu dân, đánh bại giặc Ô Qua để cứu nước. Bên cạnh nam chính thì nữ chính Kiều Nguyệt Nga cũng sở hữu nhiều đức tính tốt. Kiều Nguyệt Nga là cô gái thủy chung son sắt với Lục Vân Tiên, luôn sống với chữ nghĩa làm gốc. Chính những đức tính cao đẹp của bộ đôi nhân vật chính mà truyện có được sức sống lớn trong đời sống tinh thần của nhiều thế hệ người Việt, nhất là người dân Nam bộ. 

Những câu thơ quen thuộc trong tác phẩm Lục Vân Tiên đã đi vào lòng nhiều thế hệ như: 

“Trước đèn xem chuyện Tây Minh

Gẫm cười hai chữ “nhơn tình” éo le

Hỡi ai, lẳng lặng mà nghe

Giữ răn việc trước, lành dè thân sau

Trai thì trung hiếu làm đầu

Gái thì tiết hạnh làm câu trau mình…”.

Truyện thơ “Lục Vân Tiên” sử dụng ngôn từ bình dị của những người dân lao động nghèo khó. Hơn thế, tình huống truyện cũng phản ánh những tâm tư tình cảm rất đỗi giản dị mộc mạc trong đời sống hằng ngày của nhân dân. Điều này là bởi cụ Nguyễn Đình Chiểu đã được tiếp thu những tinh hoa của văn hóa dân gian từ cách cảm, cách nghĩ đến lời ăn tiếng nói của người dân lao động. Vậy nên, khi chuyển tải vào tác phẩm Lục Vân Tiên, tác phẩm đã trở nên gần gũi với dân gian và sớm được nhân dân sử dụng như nguồn chất liệu cho các bài dân ca.

Lục Vân tiên không chỉ tồn tại ở dạng truyện thơ mà còn được biên soạn lại theo nhiều hình thức khác. Truyện đã được đưa vào đời sống dưới hình thức “ca ra bộ”, một tiền thân của hình thức đờn ca tài tử. Đây là một bước đệm để xây dựng nghệ thuật sân khấu cải lương. Đặc biệt, từ tác phẩm Lục Vân Tiên đã cho ra đời loại hình diễn xướng Nói thơ Vân Tiên. Hình thức diễn xướng Nói thơ Vân Tiên được xuất hiện tại tỉnh Bến Tre và sau này lan tỏa rộng rãi sang các khu vực lân cận. Điều này thể hiện vai trò và giá trị sâu sắc của tác phẩm trong đời sống cộng đồng. “Nói thơ Vân Tiên” hiện vẫn được một số người lớn tuổi lưu giữ và bảo tồn, và ngày càng truyền dạy cho nhiều thế hệ trẻ sau này.

Truyện thơ Lục Vân Tiên đã trở thành món ăn tinh thần quen thuộc trong các tầng lớp nhân dân cả xưa và nay, đặc biệt ở các tỉnh Nam Bộ. Hiện tại có thể ít người nhớ hết trọn vẹn truyện thơ nhưng các tuyến nhân vật như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, v.v đã đi sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ. Cho đến ngày nay, truyện thơ Lục Vân Tiên vẫn để lại những giá trị sâu sắc cả về nội dung và nghệ thuật, cho thấy sức ảnh hưởng to lớn của tác phẩm này.

 

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Qua bài viết này, VUIHOC đã cung cấp cho các em chi tiết cách soạn bài Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát) - Văn 11 Chân trời sáng tạo. Hi vọng rằng những gợi ý, hướng dẫn của bài soạn có thể giúp các em nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức. Để học nhiều hơn các kiến thức của những môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khóa học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner after post bài viết tag lớp 11
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0914890900