img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Soạn bài Xúy Vân giả dại sách kết nối tri thức + cánh diều

Tác giả Hoàng Uyên 14:50 27/12/2023 7,661 Tag Lớp 10

Bài viết dưới đây Vuihoc sẽ gửi đến các em Soạn bài Xúy Vân giả dại sách kết nối tri thức + cánh diều. Hai bộ sách khác nhau sẽ không chỉ tiếp thêm cho các em những tri thức chọn lọc nhất mà còn giúp các em có cách nhiều đa chiều nhất về tác phẩm.

Soạn bài Xúy Vân giả dại sách kết nối tri thức + cánh diều
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

1. Soạn bài Xúy Vân giả dại sách kết nối tri thức

1.1 Trước khi đọc 

Câu 1: Giữa sự nở rộ của muôn vàn phương tiện nghe nhìn và các hoạt động giải trí hấp dẫn, bạn nghĩ như thế nào nếu ai đó đề nghị bạn bỏ chút thời gian xem một vở chèo cổ?

- Có thể không phải là đam mê sở thích nhưng nếu có cơ hội em cũng muốn có thể một lần trải nghiệm trực tiếp khi xem một vở chèo cổ.

Câu 2: Bạn có thấy tò mò khi nghe đến tên lớp chèo Xúy Vân giả dại hay không? Hãy tận dụng các điều kiện hiện có của mình để xem lớp chèo này hoặc toàn bộ vở chèo Kim Nham.

- Khi nghe thấy tên lớp chèo là Xúy Vân giả dại em có cảm giác khá tò mò. Tiêu đề này có sức gợi khá tốt khiến cho người đọc không hiểu câu chuyện đơn thuần kể về một con người bình thường hay đằng sau đó có bài học gì. Em đã nghe khá nhiều về tên Xúy Vân nói riêng và vở kịch Xúy Vân giả dại nhưng em chưa có cơ hội được xem trong thực tế.

1.2 Trong khi đọc 

Câu 1: Hình dung khi thể hiện lời thoại này, diễn viên sẽ có động tác diễn xuất tương ứng như thế nào?

Em có thể hình dung được khi thực hiện lời thoại này, diễn viên chính sẽ có những động tác phù hợp như biểu cảm đau khổ, hối hận với những hành động ôm đầu bứt tóc, vật vã, đi lại loạng choạng,...

Câu 2: Lời thoại này thể hiện trạng thái tâm lý gì của nhân vật

- Lời thoại này đã thể hiện được tâm trạng bi ai, buồn rầu của nhân vật.

- Nhân vật đã bật khóc, những giọt nước mắt tủi hờn xuất hiện ngay sau tiếng hét trách móc.

- Nhân vật chính đã cầu xin lạy mọi người để tìm sự đồng tình của mọi người, mong muốn mọi người có thể hiểu được cho mình

Câu 3: Chú ý cách nhân vật chèo xưng danh, tự giới thiệu trước khán giả

Nhân vật chèo đã xưng danh kể về lai lịch, xuất thân và giới thiệu sơ qua về bản thân mình, sở thích, gia cảnh hay là tính cách của mình. Nhân vật Xúy Vân đã miêu tả chi tiết bản thân mình với những cụm từ như “Tài cao vô giá”, “Hát hay đã lạ” chứng tỏ cô nàng vốn dĩ rất tự tin về bản thân mình nhưng rồi lại có thêm cả những sự “dại dột” khi nói về bản thân trong thực tế hiện tại.

Câu 4: Hình ảnh vợ chồng quấn quýt xuất hiện ở đây có ý nghĩa gì?

- Hình ảnh vợ chồng quấn quýt chính là ước mơ về một gia đình hạnh phúc của Xúy Vân. Cô có những khát vọng tưởng chừng rất đơn giản đó là một mái ấm gia đình, một nơi để về, một gia đình bình dị và đầm ấm. Ở trong ngôi nhà đó có có hai vợ chồng cùng nhau cấy cày, khi đến mùa lúa chín thì chồng ra đồng gặt lúa, vợ ở nhà chuẩn bị cơm nước. 

- Chính hình ảnh hạnh phúc tốt đẹp này lại càng nhấn mạnh sự đau khổ hối hận trong thực tế của nàng khi chỉ trong một giây nhẹ lòng mà nàng đã lựa chọn sai lầm mà mất đi tất cả những gì mình đang có kèm theo tất cả những gì mà tương lai đang đón chờ.

Câu 5: Chú ý sự ý thức của nhân vật về chính mình

- Chính Xúy Vân đã có những nỗi niềm tâm trạng của một người con gái bị mất đi tình yêu quan trọng nhất cuộc đời mình, vì thiếu vắng hạnh phúc mà bao đêm trằn trọc mất ngủ.

- Cô tự nhận thức được cuộc đời mình, ví mình như một con cá nhỏ bé nằm giữa vũng chân trâu để rồi năm bảy cái cần câu thay nhau tiến đến.

- Cuộc đời của Xúy Vân luôn vô định không biết phải đi đâu về đâu và rồi bị dính vào những cạm bẫy đen tối của cuộc đời khiến cho cô phải mang theo biết bao tai tiếng. 

- Những lời thoại về ý thức này cho ta thấy sự cô đơn, hối hận khi nhận ra mình đã bị tên sở khanh bội bạc cũng như đau khổ trước những sai lầm không thể cứu chữa của bản thân.

Câu 6: Lưu ý ngôn ngữ và cách liên hệ bất thường của người điên hoặc giả điên 

- Với những người bị điên hoặc cố tình giả điên sẽ có lối tư duy ngược cũng như lựa chọn sử dụng ngôn ngữ kỳ lạ như:

  • Ở trên biển - đi đốn gỗ - xây nhà
  • Cưỡi con gà - đi đánh giặc
  • Quả trứng gà  - tha con quạ đi - ngồi trên cành cây
  • Dưới dòng sông - đi bán bát

- Lúc này Xúy Vân đã diễn quá chân thật sự “điên” của mình khi nói những điều hoàn toàn vô lý, không có trong thực tế. Không thể rõ là lúc này này Xúy Vân đang giả điên hay trong tâm lý đã dần dần mất tỉnh táo, chính cô cũng không biết lúc này mình đang điên thật hay điên giả nữa. 

Sổ tay Ngữ Văn tổng hợp các tips học văn hiệu quả giá chỉ bằng một cốc trà sữa. Nhanh tay đặt hàng thôi bạn ơi!!!

1.3 Sau khi đọc 

Câu 1 trang 131 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức 

Nêu nguyên nhân dẫn đến hành động giả dại của Xúy Vân

- Nguyên nhân chính dẫn đến hành động giả điên giả dại của Xúy Vân bắt nguồn từ khi cô nàng ở nhà chờ chồng là chàng thư sinh Kim Nham chỉ một lòng với đèn sách thi cử bỏ nàng cô đơn. Đúng lúc đó Xúy Vân bị tên Trần Phương hứa hẹn, tán tỉnh bằng lời ngon ý ngọt. Xúy Vân mủi lòng và chọn cách giả khùng giả điên để Kim Nham bỏ mình rồi cô sẽ đi theo hạnh phúc mới. 

Câu 2 trang 131 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức

Trong lớp chèo Xúy Vân giả dại, đoạn lời thoại nào thể hiện rõ nhất “ngôn ngữ điên” của nhân vật? Vì sao bạn xác định như vậy?

- Theo em, đoạn lời thoại đã thể hiện rõ nhất ngôn ngữ điển của Xúy Vân là đoạn lời hát “Nên tôi phải lụy đò”, Ai ơi giữ lấy đạo hằng chớ quên”...Bởi khi đọc đoạn này em có thể nhận ra được tâm trạng bi thương tủi khổ mà xấu hổ nhục nhã của nàng. Lúc này nàng không những phải “lụy đò”, “lụy cô bán hàng” mà còn bị mọi người chê cười. Khi thể hiện lời hát này người đọc cảm nhận được như một câu chuyện vừa nghe kể, vừa nghe lời than vãn xen lẫn hối hận bởi mình đã phụ lòng Kim Nham xiêu lòng trước Trần Phương.

Câu 3 trang 131 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức

Hãy chọn phân tích một đoạn lời thoại để làm rõ những mâu thuẫn giằng xé trong nội tâm của nhân vật Xúy Vân.

- Theo em một trong những đoạn thoại có thể làm rõ nhất những mâu thuẫn giằng xé trong nội tâm của nhân vật Xúy Vân từ “Bước chân vào tôi thưa rằng vậy” đến “Nên đến nỗi điên cuồng rồ dại”. Xúy Vân đã chọn cách xưng hô chị em với mọi người cũng như là đang tự nói với chính bản thân mình. Nàng tự xưng họ tên tự nhận mình là một người có nhan sắc, có “tài cao vô giá”, có khả năng “hát hay đã lạ” được mọi người gọi với cái tên “Cô ả Xúy Vân”. Có thể thấy qua lời giới thiệu này là một cô gái xinh đẹp, tài giỏi đáng được mọi người trân trọng. Nhưng cô lại mắc phải sai lầm lớn khi bỏ chồng theo trai, bỏ người đầu ấp tay gối theo một tên phục bạc. Khi nói về bản thân chính là cô đang tiếc cho tuổi xuân của mình, nhớ thương thời son sắc son thì mà giờ đây không còn gì hết vì cô đã phạm phải sai lầm không thể cứu chữa.

- Lúc này Xúy Vân đang bị giằng xé giữa hai con người là mình và đã từng là mình khi một bên là người con gái nhà quan đang độ xuân thì có sắc có tài tương lai sáng lạn với một bên là cô điên Xúy Vân biến mình thành phiên bản chính gia đình cũng không thể nhận ra. Chính sự đối lập này đã cho thấy sự thức tỉnh muộn màng, nàng đã nhận ra lỗi lầm của mình như đã quá muộn không thể sửa chữa khi đã tìm mọi cách bội bạc chồng mình.

Câu 4 trang 131 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức

- Đoạn lời thoại được thể hiện theo điệu “con gà rừng” cho biết những điều gì về cảnh ngộ đời sống cũng như niềm mong ước của Xúy Vân?

- Đoạn lời thoại được thể hiện theo điệu “con gà rừng” cho thấy thực tế cảnh đời đắng cay tủi nhục của Xúy Vân. Cô phải sống trong lời chê tiếng cười của hàng xóm láng giềng, bị mọi người loan tiếng xấu bỏ chồng gian díu với trai làm cho cả gia đình cô không thể ngóc đầu lên nhìn đời. Cô có lỗi với gia đình, với chính bản thân mình nên đau đớn mà không tìm được người thấu hiểu.

- Không chỉ là hiện thực cay đắng mà đây còn là những ước mơ, một viễn cảnh tương lai hạnh phúc của Xúy Vân. Nàng nhìn thấy một cuộc sống hạnh phúc có vợ có chồng, có bữa cơm giản dị nhưng sớm tối có nhau tràn ngập tiếng nói cười. Đây chính là cuộc sống trong mơ của không chỉ Xúy Vân mà còn là của đa số phụ nữ mọi thời đại.

Câu 5 trang 131 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức

Qua đoạn xưng danh của Xúy Vân, có thể nhận ra được những đặc điểm gì của sân khấu chèo (cách xưng danh, sự tương tác giữa người xem và người diễn…)?

- Những đặc điểm đặc trưng của sân khấu chèo đã được thể hiện qua đoạn danh xưng của Xúy Vân:

  • Cách xưng danh: Xưng “tôi” với “thiên hạ” ngay từ khi bước ra sân khấu. Lần lượt chủ động xưng danh, tên tuổi, đặc điểm của bản thân với mọi người.

  • Đặc điểm nhân vật: Xúy Vân là một người nông dân bình thường không một chút đặc biệt - đây là đối tượng chủ yếu hướng tới của nghệ thuật chèo.

  • Sự tương tác giữa người xem và người diễn: Diễn viên rất chủ động tương tác với khán giả khi đi xung quanh tự xưng danh với mọi người trước khi kể về câu chuyện đời mình.

Câu 6  trang 131 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức

Nêu một số đặc điểm của ngôn ngữ chèo mà bạn nhận biết được qua đoạn trích (thể thơ quen dùng; chất liệu ca dao, dân ca;…).

- Một số đặc điểm của ngôn ngữ chèo được thể hiện rõ qua đoạn trích đó là có sự liên kết đan xen hợp lý linh hoạt giữa lời nói và tiếng hát. Không chỉ sử dụng cách nói hàng ngày thông thường mà liên tục phối hợp cách nói lệch, hát quá giang, đế, điệu con gà rừng, hát ngược, hát sắp,...

- Cách lựa chọn lời thoại, ngôn ngữ vừa đa thanh vừa đa nghĩa như “Bông bông dắt, bông bông díu” hay “ Xa xa lắc, xa xa líu”,...

- Cách ví von trong tác phẩm cũng rất trữ tình mà giàu tính tự sự: “Con cá rô nằm vũng chân trâu/ để cho năm bảy cần câu châu vào” hay “Tôi không trăng gió gặp người gió trăng”,...

Câu 7 trang 131 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức

Qua lớp chèo này, bạn hiểu thêm được những điều gì về đời sống văn hóa làng xã Việt Nam thuở xưa?

- Chỉ qua lớp chèo này, có thể thấy được rất nhiều yếu tố nói về cuộc sống văn hóa làng quê Việt Nam xưa như:

  • Niềm tin vào tín ngưỡng tâm linh như: ông Bụt, bà Nguyệt,...

  • Tình làng nghĩa xóm luôn gắn bó thân thiết với nhau như gia đình. Xúy Vân thường xuyên gọi “Chị em”, thủ thỉ tâm sự với chị em láng giềng “Chị em ơi tôi than vài câu nhé”

>> Mời bạn xem: Soạn văn 10 Kết nối tri thức

Câu 8 trang 131 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức

Xúy Vân giả dại để che giấu điều gì? Bạn đánh giá như thế nào về hành động này của nhân vật?

- Xúy Vân giả dại nhằm mục đích che dấu sự thật bản thân mình đã thay lòng đổi dạ, tìm cách lấy lại tự do, ruồng bỏ Kim Nham chạy theo Trần Phương.

- Bất kỳ ai khi đọc vở kịch đều thấy được hành vi của Xúy Vân là hoàn toàn sai trái, nhất là trong thời đại phong kiến khắt khe với phái nữ. Xúy Vân đã phụ chồng, dối chồng, không đoan chính. Nhưng trong cái sai luôn có phần đáng thương khi trong tuổi xuân sắc xuân thì mà phải xa chồng, cô đơn lẻ bóng một mình có chồng như không đã khiến cho nàng xuất hiện phát vọng tìm lại hạnh phúc. Trong phút giây yếu lòng mà Vân đã có lựa chọn sai lầm.

Câu 9 trang 131 SGK Văn 10/1 Kết nối tri thức

Với văn bản lớp chèo Xúy Vân giả dại, ta chỉ cần khoảng 3 phút để đọc xong, nhưng để diễn trên sân khấu, cần tới gần 15 phút. Từ thực tế này, có thể rút ra được nhận xét gì về nghệ thuật chèo? (Gợi ý: chức năng của tích trò; tầm quan trọng của diễn xuất gồm hát, múa và các hình thức biểu cảm khác;…)

- Thực tế chứng minh được rằng khi mang văn bản chèo lên sân khấu không chỉ diễn y hệt từng câu từng chữ là xong mà còn có những sự chênh lệch thời gian so với văn bản gốc như thực tế tình huống chuyện, kỹ năng diễn xuất của diễn viên, tích trò, yếu tố múa hát hay những điều đạo diễn muốn gửi gắm thêm. (Tích trò được hiểu là khả năng ứng biến thêm thắt tình tiết của diễn viên)

- Khi đứng trên sân khấu biểu diễn, diễn viên có thể tích trò để thêm thắt nội dung cho vở chèo, điều hướng cảm xúc của khán giả. Cũng như múa hát để kéo dài thời gian cho vở kịch.

1.4 Kết nối đọc viết 

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về nỗi niềm của nhân vật Xúy Vân được thể hiện qua lớp chèo Xúy Vân giả dại.

Trong văn bản Xúy Vân giả dại ta có thể thấy được hình ảnh người con gái vừa đáng thương vừa đáng giận. Chính bản thân nàng đã bị nội tâm giằng xé không thể yên ổn khi sai lầm của mình đã để cho người đời chê cười cũng như ân hận vì những hành động, lựa chọn của mình. Xúy Vân hối hận khi trong một giây yếu lòng đã ruồng bỏ người chồng đầu ấp tay gối Kim Nham để rồi nhận được sự ruồng bỏ lạnh lùng của tên phụ bạc Trần Phương. Không chỉ trong thời phong kiến mà bất kỳ thời đại nào thì đây cũng là sự đau đớn tận cùng của người phụ nữ. Những lời thoại câu ca điên loạn thể hiện càng rõ hơn sự tuyệt vọng, thống hận của nhân vật, Xúy Vân lúc này đã mắc kẹt trong sự bế tắc không thể nào thoát ra được. Có thể nói Xúy Vân chính là đại diện cho những người phụ nữ số khổ, không dám quyết định tương lai của mình đến khi dám quyết thì lại là một lựa chọn sai lầm.

Lộ trình khóa học PAS THPT sẽ được thiết kế riêng cho từng bạn học sinh, phù hợp với khả năng của các em cũng như giúp các em từng bước đạt điểm cao trong mọi kỳ thi chung và riêng.

2. Soạn bài Xúy Vân giả dại sách cánh diều

2.1 Soạn bài Xúy Vân giả dại sách cánh diều: Chuẩn bị

Câu 1: Văn bản đã kể lại sự việc gì và diễn biến của sự việc đó diễn ra như thế nào?

- Văn bản đã kể về cuộc đời của nàng Xúy Vân có nhan sắc có tài năng nhưng một phút giây yếu lòng đã lựa chọn ruồng bỏ chồng mình theo tên sở khanh Trần Phương.

- Diễn biến văn bản:

  • Xúy Vân - con gái của huyện Tề là người con gái đẹp người đẹp nết. Nàng được cha gả cho chàng thanh niên nghèo ham học chờ khoa thi Kim Nham.

  • Nhưng khi chồng chỉ chú ý đến sách vở thi cử, xa nhà không quan tâm đến nàng thì tên nhà giàu sở khanh Trần Phương đã tán tỉnh hứa hẹn Xúy Vân, xui cô giả điên giả dại để lấy lý do ruồng bỏ chồng.

  • Khi cô giả điên, người chồng Kim Nham đã hết sức hết lòng tìm mọi cách cứu chữa nhưng không được nên đành dựa theo nguyện vọng thả cô đi.

  • Nhưng từ điên giả nhanh chóng biến thành điên thật khi cô biết được tên sở khanh đã lật mặt chối bỏ cô, phản bội lại lời thề non hẹn biển đã từng nói.

  • Khi Kim Nham thi cử thành công đỗ đạt vinh danh về làng, anh đã nhìn thấy Xúy Vân điên dại phải cùng đường ăn xin. Khi Kim Nham sai lính đưa nắm cơm và nén bạc cho Xúy Vân khiến cô tủi nhục nhảy sông tự vẫn.

Câu 2: Nhân vật chính ở trong văn bản là ai? Nhân vật được thể hiện qua những chi tiết ngôn ngữ, hành động và tâm trạng,… như thế nào?

- Dễ nhận thấy, nhân vật chính trong văn bản là nàng Xúy Vân.

- Nhân vật được thể hiện qua những chi tiết, ngôn ngữ, hành động và tâm trạng:

  • Xúy Vân là con gái của huyện Tề

  • Cô được giới thiệu là người con gái có nhan sắc, đảm đang hiền lành

  • Cha đã lựa chọn gả cô cho chàng học trò nghèo nhưng có tương lai sáng lạn Kim Nham

  • Xúy Vân lấy chồng nhưng luôn phải sống trong sự cô đơn khi chồng luôn chú ý đến học hành

  • Nàng bị tên Trần Phương dụ dỗ bỏ chồng và rồi bị hắn lừa dối chối bỏ

  • Để rồi sự xấu hổ đau đớn ập đến khiến nàng lựa chọn nhảy sông tự tử

Câu 3: Nhan đề của đoạn trích và hình ảnh vai diễn ở trên gợi cho em ấn tượng ban đầu về nhân vật Xúy Vân như thế nào?

- Ngay từ nhan đề em đã tưởng tượng ra cô nàng Xúy Vân vốn là cô gái bình thường như bao người khác nhưng vì lý do khó nói nào đó mà phải sống giả điên giả dại.

2.2 Soạn bài Xúy Vân giả dại sách cánh diều: Đọc hiểu

Câu 1: Chú ý tới các chỉ dẫn sân khấu (in nghiêng ở trong ngoặc đơn) và ngôn ngữ của nhân vật để hình dung ra hành động cảm xúc, tâm trạng của nhân vật Xúy Vân. 

- Các chỉ dẫn sân khấu: hát quá giang, nói lệnh, nói đế, vỉa,...

- Ngôn ngữ của nhân vật: Mang lại cho người xem tính truyền cảm, giản dị, sự mộc mạc và tính hình tượng.

Câu 2: Cách sử dụng từ ngữ trong lời hát của ở đoạn này Xuý Vân có gì độc đáo.

- Trong những lời hát của Xúy Vân độc đáo ở chỗ luôn xen lẫn giữa sự ngô nghê điên dại nhưng vẫn có những lúc rất tỉnh táo chân thật. Ngôn ngữ giàu hình ảnh cảm xúc, thể hiện chính xác tâm trạng giằng xé đau đớn của nhân vật. Tâm trạng Xúy Vân lúc này đau khổ khi cô nhận ra thân phận dở bẽ bàng, cuộc đời dở dang khi nhỡ lựa chọn sai lầm của mình.

Câu 3: Trong lời xưng danh, Xuý Vân đã kể điều gì về bản thân?

- Trong lời xưng danh Xúy Vân đã tự nhận mình là người dại dột, có sắc có tài nhưng lại sai lầm khi say đắm, tin nhầm tên sở khanh Trần Phương để rồi phụ bạc Kim Nham. Nghe lời xúi dại của hắn mà giả điên rồi biến thành điên thật.

Câu 4: Chú ý tới các hình ảnh thể hiện tình cảnh, mơ ước và tâm trạng của nàng Xuý Vân. 

- Hình ảnh thể hiện tình cảnh, mơ ước và tâm trạng của nàng Xuý Vân:

  • “Con gà rừng ăn lẫn với con công” “Đắng cay chẳng có chịu được, ức!” thể hiện tâm trạng lạc lõng cô đơn khi ở trong gia đình chồng của Xúy Vân. Mang tiếng là có chồng nhưng chồng cô lại dùi đầu vào học tập chỉ một lòng lo cho khoa cử, luôn xa nhà ôn thi không để ý quan tâm đến người vợ ngày ngày cô đơn lẻ bóng ở nhà.

  • Ước mơ về một gia đình hạnh phúc có “Để anh đi gặt, để nàng mang cơm” đối lập hoàn toàn với thực tế bị chồng lạnh nhạt chỉ chú tâm vào đèn sách bỏ quên vợ hiền  “Bông bông dắt, bông bông díu” - “Xa xa lắc, xa xa líu”

  • Tâm trạng của Xúy Vân cô đơn quẫn bách khi không tìm được sự sẻ chia của bất kỳ ai, uất ức khi “láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên”.

Câu 5: Hình dung điệu múa và lời hát của Xuý Vân trên sân khấu.

- Ta có thể hình dung ra nàng Xúy Vân khéo léo uyển chuyển trong “điệu múa bắt nhện, xe tơ, dệt cửi”. Từ điệu múa và lời hát của nàng cùng với những tràng cười vô dại không hề vô nghĩa mà có tác dụng lột tả nội tâm rối bời cùng với cốt truyện đầy kịch tính.

Câu 6: Xuý Vân than vãn về điều gì? Chú ý tới biện pháp ẩn dụ trong đoạn hát sắp.

- Xúy Vân than vãn vì nhớ người tình xưa, không ngủ được vì luyến lưu tình cũ. Xúy Vân đã kể về chính cuộc đời của mình khi mà cô tự nhận mình tài cao vô giá mà dại dột. Cô phụ Kim Nham mà đi say đắm tên nhà giàu phong lưu sở khanh Trần Phương để rồi chính mình điên cuồng rồ dại từ điên giả biến thành điên thật.

- Biện pháp ẩn dụ trong đoạn hát sắp “Con cá rô nằm trong vũng chân trâu – Để cho năm bảy cần câu châu vào” thể hiện sự bế tắc, quẫn bách mà ấm ức tủi hờn của Xúy Vân.

Câu 7: Chú ý đến những điều ngược đời, phi thực tế trong câu hát của nàng Xuý Vân.

- Trong câu hát của Xúy Vân thể hiện khá nhiều điều ngược đời như: 

“Cưỡi con gà mà đi đánh giặc”

“Chiếc trống cơm, ai khéo vỗ nên bông”

- Những sự phi lý này thể hiện sự rối bời, trạng thái tâm lý không ổn định của của Xúy Vân. Lúc này cô dường như không phân biệt được đúng sai, cái gì hợp lý hay không hợp lý nữa.

2.3  Soạn bài Xúy Vân giả dại sách cánh diều: Trả lời câu hỏi cuối bài 

Câu 1 trang 69 SGK văn 10/1 Cánh diều 

Tác giả dân gian đã sử dụng các lối nói, làn điệu, vũ điệu, chỉ dẫn sân khấu nào để kể lại sự việc “Xúy Vân giả dại”?

- Các lối nói, làn điệu, vũ điệu, chỉ dẫn sân khấu đã kể lại sự việc “Xúy Vân giả dại” là:

  • Lối nói: Giống như cách nói lệnh, nói vỉa, nói điệu sử rầu

  • Làn điệu: quá giang, con gà rừng, hát ngược, sa lệch, sắp…

  • Vũ điệu: Xe tơ, dệt cửi, múa điệu bắt nhện

  • Cách chỉ dẫn sân khấu: Đế

Câu 2 trang 69 SGK văn 10/1 Cánh diều

Chỉ ra những lời nói câu hát chỉ dẫn sân khấu chủ yếu thể hiện:

 a. Sự “nhập vai” là người bị điên dại của Xúy Vân.

- Tôi chắp tay lạy bạn đừng cười,

Tôi không trăng gió gặp người gió trăng,

Gió trăng thời mặc gió trăng

Ai ơi giữ lấy đạo hằng chớ quên.

- Chẳng giấu gì Xúy Vân là tôi

Tuy dại dột, tài cao vô giá, 

Thiên hạ đồn rằng tôi hát hay đã lạ,

Ai cũng gọi là cô là Xúy Vân

Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương

Nên đến nỗi điên cuồng rồ dại.

 b. Ước mơ về cuộc sống gia đình của nàng.

Chờ cho bông lúa chín vàng

Để anh đi gặt, để nàng mang cơm.

c.  Thực tế cuộc sống của nàng trong gia đình chồng.

- Con gà rừng ăn lẫn với công

Đắng cay chẳng có chịu được, ức!

Bông bông dắt, bông bông díu

Xa xa lắc, xa xa líu

Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên.

Câu 3 trang 69 SGK văn 10/1 Cánh diều

Tâm trạng của Xúy Vân được thể hiện như thế nào qua tiếng gọi chờ đò, trong lời hát điệu con gà rừng, trong lời than, lời hát ngược?

- Qua tiếng gọi chờ đò, trong lời hát điệu con gà rừng, trong lời than lời hát ngược đã thể hiện tâm trạng day dứt hối hận mà xót xa của Xúy Vân “Tôi kêu đò, đò nọ không thưa” - “Tôi càng chờ, càng đợi”

- Lúc này Xúy Vân không chỉ cảm thấy uất ức, cô đơn khi không tìm được người thấu hiểu mà còn là tâm trạng đau đớn khi muốn được hạnh phúc mà không được, lựa chọn nào cũng là đau thương tủi khổ không có một chút ánh sáng nào của tương lai.

Câu 4 trang 69 SGK văn 10/1 Cánh diều

Phân tích tác dụng của một yếu tố nghệ thuật trong văn bản mà em thấy thể hiện rõ các đặc trưng của sân khấu chèo.

- Một trong những yếu tố nghệ thuật trong văn bản mà em thấy thể hiện được rõ các đặc trưng của sân khấu chèo là nghệ thuật diễn tả. Tác giả đã khéo léo khi đan xen các lời nói lúc tỉnh táo với những lúc điên dại của Xúy Vân nhằm thể hiện chính những mâu thuẫn trong chính con người Xúy Vân lúc này. Tác giả dân gian còn sử dụng thêm lối nói, vũ điệu, làn điệu với đa dạng các cách chỉ dẫn sân khấu khác nhau để diễn tả quá trình thay đổi tâm lý của nhân vật chính Xúy Vân.

Câu 5 trang 69 SGK văn 10/1 Cánh diều

Theo em nhân vật Xúy Vân đáng thương hay đáng trách? Vì sao?

- Theo em, nhân vật Xúy Vân vừa đáng thương, vừa đáng trách

  • Cô đáng thương bởi cuộc đời éo le không thể đạt được hạnh phúc trọn vẹn, cô không có người đồng cảm không có người chịu thấu hiểu mình mà luôn phải sống trong sự cô đơn dù có chồng, dù đang sống trong chính gia đình mình.

  • Nhưng Xúy Vân cũng đáng trách khi đã quá nhẹ dạ cả tin, nghe theo lời ngon ngọt của tên sở khanh Trần Phương mà lựa chọn phản bội chồng mình, phản bội chính bản thân mình để rồi chịu cảnh nhục nhã khi sống và đau đớn mà chết đi.

Câu 6 trang 69 SGK văn 10/1 Cánh diều

Nếu nhân vật Xúy Vân trong vở chèo Kim Nham sống ở thời điểm hiện đại, theo em, nàng có thể chọn cách giải thoát bi kịch của bản thân như thế nào? 

- Nếu nhân vật Xúy Vân trong vở chèo Kim Nham sống ở thời điểm hiện đại, theo em, nàng có thể chọn cách giải thoát bi kịch là:

- Mạnh dạn, dũng cảm nói ra nỗi lòng mình, sai lầm của mình với chồng để cùng nhau tìm ra cách giải quyết.

- Tâm sự với gia đình mình, tìm kiếm sự đồng cảm và an ủi từ những người yêu thương nhất để không bị cảm giác lẻ loi đau khổ không có cách tiến lên phía trước.

PAS VUIHOCGIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:  

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+  

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích  

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô  

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

 

Vui học đã gửi đến các bạn Soạn bài Xúy Vân giả dại sách kết nối tri thức + cánh diều qua bài viết trên. Hy vọng không chỉ qua bài viết giúp các em hiểu thêm về tác phẩm chèo Xúy Vân giả dại mà còn giúp các em có điểm cao hơn khi vào đề phân tích này. Vui học sẽ thường xuyên đem tới những bài soạn mới với những môn học khác nhau, các em hãy cùng theo dõi nhé!

>> Mời bạn tham khảo thêm: 

Banner afterpost lớp 10
| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0914890900