img
Thông báo
Sắp bắt đầu năm học mới, lớp hiện tại của bạn đang là lớp {{gradeId}}, bạn có muốn thay đổi lớp không?
img

Muốn con học tốt cha mẹ hãy thay đổi thói quen của chính mình trước

Tác giả Cô An Di 11:25 26/09/2019 13,728

Hầu hết những học sinh đỗ vào các trường đại học elite của Nhật đều có điểm chung là họ được rèn luyện thói quen học tập ngay từ nhỏ, được thấy hình ảnh cha mẹ mình học tập và bắt chước theo, được đọc sách thường xuyên từ khi còn nhỏ. Và, một điểm chung nữa là thay vì luôn thúc giục con “Học bài đi” bằng câu nói “Đừng có suốt ngày học như thế, đi ngủ sớm đi con”

Muốn con học tốt cha mẹ hãy thay đổi thói quen của chính mình trước
Mục lục bài viết
{{ section?.element?.title }}
{{ item?.title }}
Mục lục bài viết x
{{section?.element?.title}}
{{item?.title}}

Hầu hết những học sinh đỗ vào các trường đại học elite của Nhật đều có điểm chung là họ được rèn luyện thói quen học tập ngay từ nhỏ, được thấy hình ảnh cha mẹ mình học tập và bắt chước theo, được đọc sách thường xuyên từ khi còn nhỏ.  Và, một điểm chung nữa là thay vì luôn thúc giục con “Học bài đi” bằng câu nói “Đừng có suốt ngày học như thế, đi ngủ sớm đi con”

1. Yếu tố Môi trường:

Nếu phòng khách nhà bạn, nơi trẻ hay ngồi nhất lại đối diện với cái tivi, thì sẽ rất khó để dẫn dụ trẻ hứng thú với học tập. Và khi quan sát cách bài trí phòng khách của người Việt Nam mình nhận thấy, đại đa số mọi gia đình đều bài trí chiếc tivi đối diện với chiếc ghế sofa, và xung quanh bàn nơi trẻ con hay ngồi chơi nhất không hề có sách vở, dụng cụ liên quan đến học tập, thế thì rất khó để nuôi dưỡng hứng thú với học tập, và dẫn dụ trẻ vào việc học.


Những năm gần đây ở Nhật cha mẹ đã chú trọng đến yếu tốt thiết kế phòng khách để nó là không gian thân thiện với việc học của con nhất, không gian sum vầy của cả nhà. Vì với trẻ tiểu học, học tại phòng khách chính là môi trường học trẻ yêu thích nhất. Một bài báo VN đưa tít rằng trẻ em Nhật không có phòng học riêng là thiếu chính xác. Vẫn có gia đình dành phòng học riêng cho con, nhưng ở giai đoạn tiểu học thì nuôi dưỡng hứng thú với học tập, và hình thành thói quen học tập quan trọng hơn việc nhồi nhét kiến thức và điểm số. Và học tại phòng khách chính là mọt bí quyết duy trì hứng thú với học tập của hơn 60% học sinh đỗ đại học Tokyo danh giá.

2. Thay đổi thói quen của chính cha mẹ:

Nếu như giai đoạn tiểu học, học tập không được rèn luyện như một thói quen, sẽ rất khó để giúp trẻ có hứng thú với học tập sau này. Vì thế hầu hết những học sinh đỗ vào các trường đại học elite của Nhật đều có điểm chung là họ được rèn luyện thói quen học tập ngay từ nhỏ, được thấy hình ảnh cha mẹ mình học tập và bắt chước theo, được đọc sách thường xuyên từ khi còn nhỏ.  Và, một điểm chung nữa là thay vì luôn thúc giục con “Học bài đi” bằng câu nói “Đừng có suốt ngày học như thế, đi ngủ sớm đi con”,

Thay vì nghĩ rằng cho con học ở phòng riêng để con có một môi trường yên tĩnh và ngồi kè kè bên cạnh kèm bài cho con mà cho con học ở phòng khách, hay phòng sinh hoạt nơi cả gia đình sum vầy. Vì sao bạn lại đánh răng hàng ngày mà chẳng cần nỗ lực gì và coi việc ấy như một điều hiển nhiên. Vậy thì học tập với con trẻ cũng thế, muốn không cần phải nỗ lực nhắc nhở con, không muốn con cái coi việc học như là “khổ ải” thì xây dựng “thói quen học tập tại gia đình” và “không gian học tập” được bài trí trong nhà dẫn dụ con vào việc học chính là bước vô cùng quan trọng để con trẻ coi “việc học tập là việc đương nhiên”.

3. Làm sao để con ngồi vào bàn học

Trước khi nhắc nhở con “Học bài đi” cha mẹ hãy thay đổi thói quen nói câu đó bằng những hành động thể hiện sự ủng hộ, khích lệ, kéo sự chú ý với trẻ. Những cách dưới đây có thể sẽ tốn một khoảng thời gian để con hình thành thói quen tự giác ngồi vào bàn học, nhưng đó là cách không cưỡng chế và hạn chế xung đột giữa cha mẹ và con cái rất hiệu quả.

– Không đối đầu trực tiếp: Ví dụ như thấy con ngồi trước ti vi thì dù có bực dọc sốt ruột đến mấy cũng đừng nói câu “Con có đi học bài không”, mà thay bằng câu “Bây giờ là mấy giờ rồi con nhỉ”, hay “Mình chuẩn bị tắt ti vi thôi con nhỉ”.


– Khen ngợi: Khen ngợi luôn là điều tốt nhưng đừng khen ngợi chung chung như con giỏi quá mà nên thay bằng “Con viết chữ này rất đẹp” hay “Con giỏi trong phép cộng hơn đúng không”…

– Học buổi sáng là thời gian học hiệu quả nhất: Thực tế có nhiều trẻ vì buổi chiều sau khi tan học còn mải chơi với bạn, thành ra phải học bài đến tối khuya. Vậy thì sao cha mẹ không thử chuyển thời gian học thành buổi sáng, ví dụ như từ 6 đến 7g sáng mỗi ngày và nghiêm túc thực hiện thời khóa biểu như thế.

 – Không hứa miệng: Trẻ con vẫn còn rất mải chơi nên nếu như lời hứa mà không được lưu thành “bằng chứng” thì sẽ sẽ rất dễ “chối bay”. Hãy thử để trẻ ghi lại thời gian học mỗi ngày và mục tiêu mỗi ngày lên tấm bảng để ở phòng khách nơi trẻ nhìn thấy dễ dàng nhất.

4.  Học ngay tại phòng khách

Kết quả điều tra gần đây gây được chú ý ở Nhật đó là 60% học sinh đỗ đại học Tokyo danh giá là những đứa trẻ thường xuyên học tập tại phòng khách hay phòng ăn nơi gần với mẹ khi còn nhỏ. Đối với trẻ lứa tuổi tiểu học, phòng khách có sức hấp dẫn đặc biệt, vì nơi đó trẻ sẽ được ở cạnh mẹ, có thể được nũng nịu mẹ lúc muốn. Nhất là trẻ mới đi học, tâm lí học cũng chính là chơi, nên môi trường phòng khách rất phù hợp cho tâm lí đó. Và động lực để trẻ học tập phần nhiều là “để mẹ vui” chứ chưa phải là “học vì bản thân mình”. Nên ngồi ở nơi nào gần có mẹ ở bên sẽ tạo cho trẻ cảm giác an toàn, và khi được mẹ khen trẻ sẽ lại càng có động lực để cố gắng. Khi lợi dụng phòng khách để hình thành thói quen học tập cha mẹ cần để tâm đến những điều sau:


– Bài trí phòng khách để trẻ hướng đến bàn học. Ví dụ như thay vì trước ghế sofa là tivi thì đặt bàn cao cho trẻ ngồi học. Bàn học và ghế phải vừa tầm để trẻ có thể chạm chân đến đất. Hãy để sách vở và dụng cụ học tập, bảng viết ở nơi trẻ dễ với tay lấy nhất ở phòng khách. Trên bàn không cần dọn sạch mà có thể để một vài thứ dẫn dụ trẻ với tay đọc.

– Không sợ âm thanh ồn ào ảnh hưởng đến khả năng tập trung vì những âm thanh hay mùi thơm của thức ăn là chất kích thích cho não hoạt động hiệu quả và khả năng ghi nhớ.

– Điều cần chú ý nhất là cha mẹ đừng can thiệp, đừng kè kè ngồi cạnh con khi học, hay thường xuyên nhòm con làm bài ra sao. Hãy thể hiện sự tin tưởng và tôn trọng để lúc nào cần tập trung thì tập trung và không có cảm giác bị giám sát. Thể hiện tâm thế học cùng con khi con muốn.

 5. “Đừng có suốt ngày học, đi ngủ sớm đi con”

Có thể nhiều cha mẹ cho rằng con càng học nhiều càng tốt, và khi thấy con vẫn miệt mài học đến khuya thì vui mừng và an tâm rằng con sẽ học tốt sau này. Nhưng các nhà giáo dục đã khuyên rằng nếu muốn con có đủ sức khỏe và tinh thần bền bỉ để chạy cuộc đua đường dài cho nhiệm vụ học tập suốt đời, thì việc hình thành thói quen sinh hoạt có quy tắc ngủ sớm, dậy sớm ngay từ những năm tháng đầu đời mới là điều quan trọng nhất.


Vì giấc ngủ buổi tối rất quan trọng với trẻ, ngủ đủ giấc sẽ giúp trẻ có tinh thần sảng khoái để bắt đầu cho một ngày mới vào hôm sau. Nếu thiếu ngủ đầu óc trẻ sẽ hoạt động kém đi, dễ sinh ra bực bội, cáu gắt, hoặc cảm giác hồi hộp. Trẻ vẫn cần được ngủ ngày 9-10 tiếng/ngày cho đến tuổi trưởng thành. Nhiều kết quả điều tra cho thấy trẻ ngủ đủ giấc luôn có thành tích học tập tốt hơn so với trẻ thức khuya và ngủ muộn. Hơn nữa việc bị quy định giờ đi ngủ còn là một động lực giúp trẻ biết tăng tốc sử dụng thời gian học hiệu quả hơn, và háo hức muốn học tiếp vào hôm sau. Giả sử hôm trước trẻ chưa làm xong bài mà vẫn bị bắt đi ngủ, thì chắc chắn hôm sau nếu không muốn bị tái diễn hậu quả hôm trước, trẻ sẽ nỗ lực tập trung học tốt hơn.

6. Đọc thật nhiều sách cho con và cả gia đình cùng nhau đọc sách

Những đứa trẻ có thành tích học tập tốt nhất, và ham muốn học tập nhất chính là những đứa trẻ được cha mẹ đọc sách cho nghe từ khi còn nhỏ, và được sống trong môi trường nhiều sách. Đặc biệt là việc thường xuyên nhìn thấy hình ảnh cha mẹ mình đọc sách sẽ khiến trẻ học tập theo. Và nuôi dưỡng tinh thần ham học. Chính bà Marie Curie, người từng 2 lần giành giải Nobel, đã kể lại rằng khi còn nhỏ, nơi bà thường xuyên học tập chính là ở phòng khách và phòng ăn, và cả gia đình bà thường ngồi cùng nhau đọc sách ở phòng khách.

7. Xây dựng cho con thói quen tra từ điển

Đọc đến đoạn nào có từ không hiểu thì ghi lại và tra từ điển ngay chính là cách học rất hiệu quả. Khi việc tra từ điển được thực hiện đều đặn mỗi ngày, ví dụ mỗi ngày chỉ tầm 4-5 từ mới nhưng cả 1 năm trẻ sẽ học được trên 1500 từ mới, đó chính là kết quả của việc chuyên cần và bền bỉ. Điều quan trọng hơn là thói quen tra cứu sẽ có tác dụng lâu dài cho trẻ khi càng học lên cao trẻ đã được rèn luyện tính tỉ mỉ, kiên trì và khả năng tư duy, khả năng ghi chép. Muốn con có thói quen tra từ điển thì việc cha mẹ khen ngợi, khích lệ khi thấy con tra từ, hoặc cùng con tra từ điển, cùng thiết lập một quy định nhỏ như mỗi ngày mình sẽ cố gắng tra 4-5 từ, chính là những bước đơn giản mà hiệu quả.

 Nguồn: FB Nguyen Thi Thu

| đánh giá
Bình luận
  • {{comment.create_date | formatDate}}

VNESCHOOL là nền tảng cung cấp các khoá học online, chất lượng cao cho học sinh tiểu học và THCS. Chúng tôi cam kết mang tới cho học sinh trải nghiệm học đầy hào hứng và hiệu quả, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc chương trình học trên lớp và đạt điểm cao trong các kì thi. Đồng thời chúng tôi cung cấp công cụ báo cáo cá nhân hoá nhằm hỗ trợ phụ huynh theo dõi sát sao và hiểu được năng lực của con trong quá trình học tập.


Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà Rivera Park , số 69 Vũ Trọng Phụng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Hotline: 0914890900